Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156<br />
Bộ luật hình sự năm 1999<br />
Nguyễn Thị Tố Uyên<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40<br />
Người hướng dẫn: GS.TS. Đỗ Ngọc Quang<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
Keywords. Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Buôn bán hàng giả<br />
Content<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của hàng giả trên thị trường đã trở thành hiện<br />
tượng phổ biến và mang tính toàn cầu. Sản xuất và buôn bán hàng giả là vấn nạn của xã hội. Đối<br />
với sản xuất và tiêu dùng nội địa, hàng giả ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và quyết tâm của<br />
các doanh nghiệp chân chính muốn phát triển bằng con đường cạnh tranh lành mạnh, ảnh hưởng<br />
đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân và gây hoang mang trong dư luận xã hội. Đối với quan hệ<br />
kinh tế - quốc tế, nạn hàng giả làm giảm sự hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng<br />
đến tiến trình thực hiện các chế định kinh tế quốc tế mà điển hình nhất là các quy định của Tổ<br />
chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo báo cáo từ tổ chức Hải quan thế giới, cứ 10 sản phẩm<br />
lại có 1 sản phẩm bị làm giả.<br />
Hòa chung với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, những năm qua kinh tế nước ta có những<br />
bước phát triển đáng kể, an sinh xã hội được đảm bảo. Bên cạnh đó, có một số vấn đề đáng quan<br />
ngại, trong đó dư luận bức xúc trước tình trạng hàng giả xuất hiện tràn lan trên thị trường. Hàng<br />
giả phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã và linh động về giá cả có mặt ở rất nhiều phân<br />
khúc của thị trường từ các phiên chợ ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn đến các chợ, các siêu<br />
thị ở các đô thị lớn. Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả cũng có chiều hướng gia tăng về số<br />
lượng, loại hàng hóa và có diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt trong điều kiện nước ta có<br />
chung đường biên giới với Trung Quốc , "một phân xưởng sản xuất của thế giới" và cũng là một<br />
trung tâm sản xuất, phát luồng hàng giả.<br />
Đấu tranh phòng, chống nạn hàng giả là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của<br />
toàn xã hội. Phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả được thực hiện bằng nhiều biện pháp,<br />
trong đó xử lý hình sự là một biện pháp hữu hiệu, nghiêm khắc nhất để bảo vệ trật tự quản lý<br />
kinh tế, quyền lợi của người tiêu dùng và các nhà sản xuất, phân phối chân chính. Xử lý hình sự<br />
đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định của Điều 156 Bộ luật hình sự (BLHS)<br />
là một trong những nội dung quan trọng về phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả. Trong<br />
cuộc đấu tranh đó, pháp luật hình sự cùng với hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật đóng<br />
vai trò hết sức quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, đấu tranh<br />
<br />
chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả các cơ quan bảo vệ pháp luật đã chủ động áp dụng<br />
nhiều biện pháp, xử lý nghiêm những trường hợp phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả và đã đạt<br />
được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, quá trình áp dụng pháp luật về tội sản xuất, buôn bán<br />
hàng giả còn phát sinh một số hạn chế bất cập: quy định của pháp luật có điểm chưa phù hợp với<br />
thực tiễn cuộc đấu tranh phòng chống hàng giả, thiếu tính thống nhất, đồng bộ trong thi hành và<br />
áp dụng pháp luật; chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật; biện<br />
pháp áp dụng của pháp luật chưa triệt để, nghiêm minh. Những hạn chế, bất cập ấy, đã ảnh<br />
hưởng đến kết quả thi hành pháp luật đối với tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả. Số vụ sản<br />
xuất buôn bán hàng giả được phát hiện trong những năm trở lại đây lên đến con số hàng nghìn,<br />
song số vụ được khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử là rất ít: Trong 05 năm (từ năm 2009 - đến năm<br />
2013) ngành Tòa án đã xét xử sở thẩm 67 vụ, 94 bị can, trung bình mỗi năm xét xử 13,4 vụ, 18,8<br />
bị can về tội sản xuất, buôn bán hàng giả - một con số rất ít ỏi so với tình hình thực tế hiện nay.<br />
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn của tội sản xuất<br />
hàng giả, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 156, BLHS năm 1999 để giúp nâng cao hiệu<br />
quả của công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này là một nhu cầu thực tế và thiết thực.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Trong lĩnh vực nghiên cứu, ở mức độ khái quát tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả<br />
được đề cập trong nhiều cuốn Bình luận khoa học BLHS năm 1999 như: Bình luận khoa học Bộ<br />
luật hình sự 1999 (phần các tội phạm), của tập thể tác giả TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn<br />
Luyện, LS,Ths. Phạm Thanh Bình, Ths. Nguyễn Đức Mai, Ths. Nguyễn Sỹ Đại, Ths. Nguyễn<br />
Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, 2001; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Phần các tội phạm,<br />
tập VI, do Ths. Đinh Văn Quế chủ biên, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003; Bình luận<br />
khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam đã được sửa đổi bổ sung năm 2009, do TS. Trần Minh<br />
Hưởng chủ biên, Nxb Lao động, 2009; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 2, Trường Đại học<br />
Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2012. Ở mức độ nghiên cứu chuyên sâu, tác giả Mai Thị<br />
Lan đã nghiên cứu về tội phạm này trong Luận văn thạc sỹ với đề tài "Tội sản xuất, buôn bán<br />
hàng giả theo pháp luật hình sự Việt Nam", năm 2008 tại Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội.<br />
Mặc dù, tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả đã được nghiên cứu cả ở góc độ lý luận và<br />
thực tiễn tuy nhiên về thời điểm nghiên cứu, các công trình nghiên cứu trên đây, đặc biệt là nghiên<br />
cứu của Thạc sỹ Mai Thị Lan đã được thực hiện từ năm 2008, với bối cảnh và trực trạng áp dụng<br />
pháp luật đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả năm 2008 và những năm trước đó đến nay đã có<br />
nhiều thay đổi. Nạn hàng giả vẫn tiếp diễn, gia tăng, diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh<br />
vi. Các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về tội sản xuất buôn bán hàng giả vẫn còn là<br />
vấn đề mang tính thời sự pháp luật, cần được nghiên cứu cụ thể, đầy đủ và toàn diện, phục vụ công<br />
tác điều tra, truy tố, xét xử và đấu tranh chống tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả ở nước ta<br />
hiện nay. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống cả về lý luận và<br />
thực tiễn về tội phạm này sẽ đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu của cuộc đấu tranh<br />
phòng chống hàng giả.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
* Mục đích:<br />
Làm rõ khái niệm, đặc điểm pháp lý, các vấn đề khác có liên quan, kết quả cuộc đấu<br />
tranh phòng, chống tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả. Trên cơ sở đó có thể để xuất một số<br />
kiến nghị hoàn thiện quy định của Điều 156 BLHS và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của<br />
cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm này.<br />
* Nhiệm vụ:<br />
<br />
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả, trong đó<br />
làm rõ khái niệm, đặc điểm của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, phân biệt tội phạm này với một<br />
số tội phạm khác có liên quan và với pháp luật hình sự của một số nước.<br />
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về<br />
tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả và thực tiễn áp dụng các quy định này từ đó tìm ra<br />
những mặt đạt được và những hạn chế.<br />
- Đề xuất một số giải pháp góp phần bổ sung, hoàn thiện quy định về tội sản xuất hàng<br />
giả, buôn bán hàng giả trong BLHS Việt Nam và nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng<br />
chống tội phạm về hàng giả.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Luận văn tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển các quy định về tội sản xuất<br />
hàng giả, buôn bán hàng giả trong luật hình sự Việt nam từ trước đến nay, các vấn đề liên quan<br />
đến việc định tội danh, trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả<br />
theo quy định tại Điều 156, BLHS năm 1999 cả ở góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật<br />
trong phạm vi cả nước, giai đoạn 2009-2013.<br />
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê<br />
Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tử tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng lãnh đạo, chỉ đạo<br />
cũng như chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và<br />
tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả nói riêng.<br />
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, thống kê, tổng hợp, phân tích, so<br />
sánh, đối chiếu, trao đổi với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và khảo sát thực tiễn.<br />
6. Ý nghĩa của luận văn<br />
- Đề tài là công trình chuyên khảo có hệ thống ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nghiên<br />
cứu làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả trong<br />
BLHS Việt Nam.<br />
- Kết quả của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, học tập, đồng thời cung cấp cho<br />
cán bộ làm công tác thực tiễn những hướng dẫn, chỉ dẫn cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả áp<br />
dụng pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn<br />
gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề chung về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả.<br />
Chương 2: Các dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả theo Điều<br />
156 Bộ luật hình sự hiện hành và thực tiễn áp dụng.<br />
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả<br />
điều tra, truy tố, xét xử về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156 Bộ luật hình sự.<br />
<br />
References<br />
1. Bộ Thương mại - Bộ Tài chính - Bộ Công an - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2000), Thông<br />
tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 hướng dẫn Chỉ thị số<br />
31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán<br />
hàng giả, Hà Nội.<br />
2. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa họ luật hình sự<br />
(Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
<br />
3. Nguyễn Ngọc Chí (2008), Hoàn thiện các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trước yêu cầu cải cách tư<br />
pháp, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 23/5.<br />
4. Chủ tịch Chính phủ lâm thời (1945), Sắc lệnh của Chủ tịch chính phủ lâm thời số 47 ngày 10/10/1945.<br />
5. Chính phủ (2006), Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 về nhãn hàng hóa, Hà Nội.<br />
6. Chính phủ (2012), Nghị quyết 10/NQ-CP ngày 24/4/2012 của Chính phủ về Chiến lược phát triển kinh tế<br />
xã hội từ năm 2011-2020, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015, Hà Nội.<br />
7. Chính phủ (2013), Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 về việc quy định xử phạt<br />
vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền<br />
lợi người tiêu dùng, Hà Nội.<br />
8. Thế Dương (2013) Lần đầu tiên xét xử vụ án làm hàng nhái tại thành phố Hồ Chí Minh, website:<br />
www.vtv.vn,<br />
http://vtv.vn/Kinh-te/Lan-dau-tien-xet-xu-vu-an-lam-hang-nhai-tai-TPHCM/69352.vtv,<br />
ngày 16/5.<br />
9. H.Giang - M.Quang (2013), Khu vực Đông Á – Thái Bình Dương: Tội phạm kiếm được nhiều tiền nhất<br />
từ hàng giả, website: tuoitre.vn, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/563847/toi-pham-kiem-duoc-nhieutien-nhat-tu-hang-gia.html, ngày 15/8.<br />
10. Thu Hiền (2013), Hàng giả - Tội phạm lớn nhất thế kỷ 21, website: vtv.vn, http://vtv.vn/Kinh-te/Hang-gia-Toipham-lon-nhat-the-ky 21/88160.vtv, ngày 06/11.<br />
11. Hội đồng Chính phủ Lâm thời Miền nam Việt nam (1976), Sắc lệnh số 03 ngày 15 tháng 3 năm 1976.<br />
12. Hội đồng Nhà nước (1982), Pháp lệnh số 07-LCT/HDDNN7 ngày 10/7/1982 về trừng trị các tội đầu cơ,<br />
buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, Hà Nội.<br />
13. Hội đồng Bộ trưởng (1983), Nghị định số 46/HĐBT ngày 10/5/1983 của Hội đồng Bộ trưởng về kiểm<br />
tra xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả, Hà Nội.<br />
14. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5<br />
năm 2006 về hướng dẫn áp dụng một số qui định của Bộ luật hình sự, Hà Nội.<br />
15. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định<br />
việc xử lý hành chính hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, Hà Nội.<br />
16. Thu Hương (2013), Thế gới nhức nhối với đại dịch hàng nhái, website: 24h.com.vn,<br />
http://hn.24h.com.vn/thoi-trang/the-gioi-nhuc-nhoi-voi-dai-nan-do-fake-c78a589617.html, ngày 23/11.<br />
17. Thịnh Hưng (2013), Báo động về hàng giả, website: www.thanhnien.com.vn,<br />
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121130/bao-dong-ve-hang-gia.aspx, ngày 09/6.<br />
18. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm),<br />
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
19. Nguyễn Thị Lâm (2013) - VKSND huyện Thuận Thành, Thuận Thành: Xét xử lưu động vụ án buôn bán<br />
hàng<br />
giả,<br />
website:<br />
vksbacninh.gov.vn<br />
http://vksbacninh.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1536:xet-xu-luu-dong-02vu-an-tang-tru-trai-phep-chat-ma-tuy-tai-luong-tai&catid=46:tin-phap-luat&Itemid=77, ngày 22/08.<br />
20. Nguyễn<br />
Long<br />
(2014),<br />
Buôn<br />
bán<br />
hàng<br />
giả,<br />
lĩnh<br />
án<br />
tù,<br />
website:<br />
www.anninhthudo.vn,http://www.anninhthudo.vn/Ky-su-phap-dinh/Buon-hang-gia-linh-antu/532542.antd, ngày 10/01.<br />
21. Đinh Văn Quế (2003), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm, Tập VI), Nxb. TP. Hồ<br />
Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh.<br />
22. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Hà Nội.<br />
23. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.<br />
24. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Hà Nội.<br />
25. Quốc hội, (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.<br />
26. Quốc hội (2001), Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001, Hà Nội.<br />
27. Quốc hội (2005), Luật sở hữu trí tuệ, Hà Nội.<br />
<br />
28.<br />
29.<br />
30.<br />
31.<br />
32.<br />
33.<br />
34.<br />
35.<br />
36.<br />
<br />
37.<br />
38.<br />
39.<br />
40.<br />
41.<br />
42.<br />
43.<br />
44.<br />
<br />
45.<br />
<br />
46.<br />
<br />
Quốc hội (2007), Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, ngày 29/6, Hà Nội.<br />
Quốc hội (2007), Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, ngày 21/11, Hà Nội.<br />
Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, Hà Nội.<br />
Quốc hội, (2010), Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,, Hà Nội.<br />
Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính, ngày 20/6, Hà Nội.<br />
Lê Sơn (2013), Mất niềm tin với tem chất lượng, website: tuoitre.vn, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xahoi/548001/mat-niem-tin-voitem%C2%A0-chat-luong.html#ad-image-0, ngày 13/5.<br />
Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Tập 1), Nxb. Công an nhân dân,<br />
Hà Nội.<br />
Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Tập 2), Nxb. Công an nhân dân,<br />
Hà Nội.<br />
Nguyễn Trường Thành (2013), Đề nghị xem xét vụ án Hà Minh Tuấn bị khởi tố điều tra về tội ''Sản xuất<br />
mua bán hàng giả", website: www.vanly.com.vn, http://www.vanly.com.vn/index.php/phap-luat/Denghi-xem-xet-vu-an-Ha-Minh-Tuan-bi-truy-to-ve-toi-San-xuat-mua-ban-hang-gia-Lan-2-2548,<br />
ngày<br />
27/9.<br />
Thủ tướng Chính phủ (1999), Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 về dấu tranh chống sản xuất<br />
và buôn bán hàng giả, Hà Nội.<br />
Thủ tướng Chính phủ (2008), Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ngày 08/9/2008 về một số biện pháp cấp bách<br />
chống hàng giả, hàng kém chất lượng, Hà Nội.<br />
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1970), Pháp lệnh 150-LCT ngày 21/10/1970 về trừng trị các tội xâm phạm<br />
tài sản riêng của Công dân.<br />
Ủy ban khoa học Nhà nước - Bộ Thương mại và Du lịch (1991), Thông tư liên tịch số 1254-TTLT ngày<br />
08/11/1991 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/HĐBT, Hà Nội.<br />
Phùng Thế Vắc - Trần Văn Luyện - Phạm Thanh Bình - Nguyễn Đức Mai - Nguyễn Sỹ Đại - Nguyễn<br />
mai Bộ (2001), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm), Nxb. Công an nhân dân.<br />
Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển bách khoa, Nxb. Tư pháp,<br />
Hà Nội.<br />
Viện Khoa học xét xử (1998), "Luật hình sự một số nước trên thế giới", Dân chủ và pháp luật (Số<br />
chuyên đề).<br />
Thế Vĩnh (2013), Hàng giả ngày càng tinh vi, website: baocongthuong.com.vn,<br />
http://baocongthuong.com.vn/thi-truong-sangtoi/46150/hang-gia-ngay-cang-tinhvi.htm#.U4RTj3ZGCho, ngày 06/12.<br />
Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hành sự về kinh tế và chức vụ - VKSND tối cao<br />
(2010), Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đối với các<br />
vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp (Đề tài nghiên cứu<br />
cấp bộ), Hà Nội.<br />
H.Vũ (2010), "Xuất ngoại" đặt làm hàng giả, website: www.cand.com.vn, www.cand.com.vn/viVN/phongsu/2010/9/141202.cand, ngày 19/12.<br />
<br />