Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Biện chứng giữa nội dung – hình thức với vấn đề thương hiệu hàng hóa ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khái quát lý luận nội dung, mối quan hệ biện chứng giữa nội dung – hình thức. Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa nội dung - hình thức trong vấn đề phát triển thương hiệu hàng hóa ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất, giải pháp, kiến nghị cho vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu một số hàng hóa ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Biện chứng giữa nội dung – hình thức với vấn đề thương hiệu hàng hóa ở Việt Nam hiện nay
- ðẠI HỌC ðÀ NẴNG TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THÙY BIỆN CHỨNG GIỮA NỘI DUNG – HÌNH THỨC VỚI VẤN ðỀ THƯƠNG HIỆU HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.03.01 ðà Nẵng - 2019
- Công trình ñược hoàn thành tại TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ, ðHðN Người hướng dẫn KH: TS. Lâm Bá Hòa Phản biện 1: TS. Trịnh Sơn Hoan Phản biện 2: TS. ðoàn Công Mẫn Luận văn ñược bảo vệ trước Hội ñồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Triết học họp tại Trường ðại học Kinh tế, ðại học ðà Nẵng vào ngày 24 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, ðại học ðà Nẵng - Thư viện trường ðại học Kinh tế, ðại học ðà Nẵng
- 1 MỞ ðẦU 1. Lý do chọn ñề tài Trong xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt, nền kinh tế Việt Nam ñang từng bước chuyển mình, phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. ði cùng với ñó là sự phát triển và lớn mạnh của các thương hiệu Việt. ðúng vậy, thương hiệu không chỉ ñơn thuần là dấu hiệu ñể phân biệt hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp hay một tổ chức này với hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp và tổ chức khác, mà cao hơn ñó chính là cơ sở ñể khẳng ñịnh vị thế, uy tín của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam, giúp doanh nghiệp nâng cao thu nhập, duy trì và phát triển thị trường trong và ngoài nước. Việc tạo dựng một thương hiệu là cả một quá trình ñòi hỏi sự phấn ñấu không ngừng và sự ñầu tư thích ñáng của doanh nghiệp tư nhân cũng như doanh nghiệp nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ñầy quyết liệt hiện nay, hoạt ñộng kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm bên cạnh ñó các hoạt ñộng xây dựng, phát triển thương hiệu ñó trên thương trường. Các doanh nghiệp luôn trăn trở là làm thế nào ñể sản phẩm của mình luôn ñược người tiêu dùng hài lòng về hiệu quả sử dụng và mẫu mã tinh tế. Muốn có nhà ñầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì nhãn hiệu phải ñẹp, hấp dẫn sẽ gây ấn tượng và thu hút nhiều nhà ñầu tư hơn ngay từ ấn tượng ban ñầu vì vậy các doanh nghiệp phải liên tục cho ra mẫu mã sản phẩm mới. Khi thay ñổi hình thức của sản phẩm thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm ñến nội dung của nó bởi nội dung - hình thức phải luôn ñi kèm với nhau, không thể tách rời nhau, vì nội dung có vai trò quyết ñịnh còn hình thức thúc ñẩy nội dung phát triển. Tuy vậy, trong những năm gần ñây ñất nước ta ñã vươn ra thị
- 2 trường quốc tế lớn bằng việc ñàm phán, ký kết nhiều Hiệp ñịnh thương mại với các quốc gia trên thế giới. Hội nhập sâu rộng nhưng rất ít thương hiệu của nước ta ñược người tiêu dùng toàn cầu biết ñến. Nhiều mặt hàng khi xuất khẩu sang các nước lại có mang nhãn mác khác mà không phải là thương hiệu hàng hóa Việt Nam, cùng với ñó là việc chưa chú trọng việc ñăng ký thương hiệu, nhãn hiệu khiến doanh nghiệp bị chiếm ñoạt thương hiệu. Vấn ñề xây dựng thương hiệu ñang là việc làm cấp bách và rất cần có một chiến lược lâu dài nhằm tạo dựng uy tín cho những mặt hàng chủ lực của ñất nước. Thực tế hiện nay có nhiều trường hợp, sản phẩm của doanh nghiệp nước ta rất nổi tiếng và ñược ưa chuộng trên thế giới như cà phê Trung Nguyên, giày dép Bitis… do chưa chú ý ñăng ký nhãn hiệu nên ñã bị chiếm ñoạt thương hiệu tại một số thị trường nước ngoài, gây tổn thất lớn trong việc mở rộng thị trường và cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Chính vì lẽ ñó, cùng chung sự nghiệp công nghiệp hoá hiện ñại hoá, vấn ñề phát triển nội dung – hình thức trong thương hiệu hàng hoá Việt Nam hiện nay ñược trở thành một chiến lược trọng ñiểm của các doanh nghiệp góp phần thúc ñẩy nền kinh tế ñất nước phát triển. Xuất phát từ yêu cầu có tính cấp thiết trên ñây, tôi nhận thấy từ mối quan hệ giữa nội dung – hình thức trong chủ nghĩa Mác – Lênin ñể vận dụng vào thực tiễn nền kinh tế hàng hoá của nước ta là việc cần làm. Việc phân tích thực trạng vận dụng nội dung – hình thức trong một số thương hiệu hàng hoá cụ thể, tìm ra những ñịnh hướng, giải pháp cho doanh nghiệp trong giai ñoạn hiện nay là một vấn ñề cần thiết, có thể góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển nền kinh tế ñất nước nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Vì những lí do trên tôi chọn ñề tài “Biện chứng giữa nội dung – hình thức với vấn
- 3 ñề thương hiệu hàng hóa ở Việt Nam hiện nay” làm ñề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp, với mong muốn góp phần gắn lý luận với thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức, qua ñó vận dụng vào thực tiễn việc xây dựng và phát triển một số thương hiệu hàng hóa ở Việt Nam hiện nay. ðể ñạt ñược mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau. Thứ nhất, khái quát lý luận nội dung, mối quan hệ biện chứng giữa nội dung – hình thức. Thứ hai, làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa nội dung - hình thức trong vấn ñề phát triển thương hiệu hàng hóa ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, một số ñề xuất, giải pháp, kiến nghị cho vấn ñề xây dựng và phát triển thương hiệu một số hàng hóa ở Việt Nam hiện nay. 3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn + ðối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa nội dung – hình thức với vấn ñề thương hiệu hàng hoá ở Việt Nam hiện nay. + Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong một số thương hiệu hàng hoá ở Việt Nam hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu ðể thực hiện ñề tài, Luận văn dựa trên lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh ñó, Luận văn còn sử dụng các phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, ñối chiếu, so sánh, khái quát hoá…
- 4 5. Bố cục ñề tài Ngoài phần Mở ñầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có 3 chương 9 tiết 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong những năm qua, ñã có một số tài liệu, ñề tài nghiên cứu về vấn ñề nội dung – hình thức và sự vận dụng cặp phạm trù vào thực tiễn. Còn một số tài liệu viết về thương hiệu hàng hoá Việt Nam, hay những vấn ñề liên quan ñến việc xây dựng và phát triển thương hiệu Việt Nam. Tôi xin nêu một số tài liệu sau: Lịch sử phép biện chứng (1998), 6 tập do các nhà khoa học bao gồm Nguyễn Trọng Chuẩn, Lê Hữu Tầng, ðỗ Minh Hợp ñã biên dịch phân tích một cách hệ thống, làm rõ bản chất phép duy vật macxit có ý nghĩa to lớn về mặt giá trị lý luận và thực tiễn. Qua việc trên, vạch rõ vai trò ý nghĩa của nó trong ñiều kiện lịch sử Việt Nam. Sự phân tích quá trình hình thành và phát triển của phép biện chứng trong lịch sử triết học, các tác gải ñã rút ra tính phương pháp luận nhằm chỉ ñạo việc xây dựng lý thuyết khoa học và cải tạo hiện thực. - “Bách khoa toàn thư các khoá học triết học I: Khoa học logic”, G.W.F. Hêghen, Nxb Tri thức, 2008, Hà Nội. Tác phẩm này ñề cập ñến những vấn ñề của lôgíc học trở thành trung tâm của việc nghiên cứu về Hêghen và chính trong bối cảnh các cuộc thảo luận của triết học ñương ñại về ngôn ngữ ñã khiến cách ñặt vấn ñề của Hêghen trở nên lý thú: những phạm trù trong tư duy và lời nói của ta là bất tất hoặc tuân theo một “tính logic” nội tại, vượt lên khỏi những dị biệt về văn hoá và lịch sử. - “Bút kí triết học”, V.I. Lênin, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. Nội dung cuốn sách là những bài viết nghiên cứu sâu của tác giả về tác phẩm Bút ký triết học của Lênin như: bối cảnh lịch sử của
- 5 tác phẩm; về vấn ñề phép biện chứng trong tác phẩm; về vấn ñề nhận thức luận trong tác phẩm; về vấn ñề lôgic học trong tác phẩm; về vấn ñề thống nhất phép biện chứng, nhận thức luận và lôgic học; và bài viết quan trọng của Lênin về phép biện chứng. - Giáo trình triết học Mác- Lênin”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, trong chương 4 – chủ nghĩa duy vật tác giả ñã trình bày quan ñiểm về khái niệm nội dung - hình thức và mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức, một số kết luận về phương pháp luận. - Giáo trình “Tài liệu hướng dẫn học tập triết học Mác – Lênin”, chủ biên: Trần Ngọc Ánh, ðại học ðà Nẵng xuất bản, 2000. Tác giả ñã trình bày tóm tắt về khái niệm, mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nội dung - hình thức. - Giáo trình“Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin”, chủ biên: Lê Hữu Ái, ðại học ðà Nẵng xuất bản, 2013. Tác giả ñã trình bày tóm tắt khái niệm về nội dung - hình thức, mối quan hệ biện chứng, ý nghĩa phương pháp luận. - Giáo trình“Triết học dùng cho ñào tạo sau ðại học không chuyên ngành” ñồng tác giả Lê Hữu Ái & Nguyễn Tấn Hùng. Các tác giả ñã trình bày tóm tắt về khái niệm nội dung – hình thức, mối quan hệ biện chứng, ý nghĩa phương pháp luận về cặp phạm trù này. - Ngoài ra, còn một số công trình khác có ñề cập ñến sự phạm trù nội dung - hình thức dưới góc ñộ quan niệm của các triết gia như: “Triết học Hy Lạp cổ ñại” của ðinh Ngọc Thạch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1999; "Lịch sử triết học” của Nguyễn Hữu Vui, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; “Lịch sử phép biện chứng”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002;“Lịch sử Triết học phương Tây” của Nguyễn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh – 2009.
- 6 Nguyễn Quốc Thịnh, Thương hiệu với nhà quản lý, NXB chính trị Quốc gia 2004. Cuốn sách này cung cấp những kiến thức nhất ñịnh về xây dựng và quản trị thương hiệu. Tác giả cũng ñã phân tích những kinh nghiệm và những nhận ñịnh về chiến lược xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp thành ñạt ñể từ ñó ñưa ra mô hình khái quát nhất về xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên với tài liệu này chỉ khai thác ở khía cạnh giải pháp ñể phát triển thương hiệu. Nguyễn Bá Ngọc, WTO thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Lao ñộng – Xã hội. Cuốn sách ñã chỉ ra những khó khăn và thuận lợi của tất cả các thương hiệu hàng hoá Việt Nam như hàng nông sản; thuỷ sản; ngành công nghiệp; viễn thông… sau khi Việt Nam ra gia nhập WTO. ðây là tài liệu giúp em tìm hiểu ñược thực trạng hàng hoá Việt Nam khi gia nhập WTO. Paul Tempoal, Bí quyết thành công những thương hiệu hàng ñầu Châu Á, Nxb trẻ. Ở cuốn sách này các thương hiệu nổi tiếng ñược phân tích bao gồm nhiều ngành nghề kinh doanh: Hàng không; Quản trị tài sản; Công nghiệp ô tô; Vật liệu xây dựng; Quần áo thời trang; Hàng tiêu dùng; Hàng ñiện tử; Khách sạn – Nhà hàng; Thực phẩm và ñồ uống; Công nghệ - Công nghệ thông tin; Truyền thông và du lịch…và rất quen thuộc với chúng ta như LG Electronics, Samsung, Tiger Beer, Nissan, Red bull… Tác giả ñã tìm ra những nguyên nhân, bí quyết xây dựng và phát triển thành công của các thương hiệu này. Cuốn sách này ñã trình bày một số thương hiệu nổi tiếng thế giới ñây là vấn ñề mà em có thể vận dụng vào một số thương hiệu hàng hoá ở Việt Nam. Viện nghiên cứu và ñào tạo về quản lý, Tạo dựng thương hiệu nổi tiếng, Nxb Lao ñộng – Xã hội. Công trình này ñã bao quát một số nội dung rất hữu dụng như sức mạnh và tác dụng của biểu tượng
- 7 doanh nghiệp và thương hiệu của sản phẩm; những thế mạnh của công nghệ và kỹ thuật, sử dụng hình vẽ, màu sắc, chữ viết, tên gọi và bao bì của thương hiệu; những sách lược quảng cáo, bảo hộ và phát triển mở rộng thương hiệu của doanh nghiệp. Với những ví dụ cụ thể, ña dạng, phong phú, tế nhị, khoa học ñã minh hoạ thành công trong việc sử dụng thương hiệu sản phẩm của những quốc gia nổi tiếng ở Mỹ, châu Âu, Trung Quốc… mà các nhà doanh nghiệp ngày nay có thể tham khảo rất hữu ích. Lê Xuân Tùng, Xây dựng và phát triển thương hiệu, Nxb Lao ñộng – Xã hội, Công trình này ñã nghiên cứu các vấn ñề về thương hiệu như: Khái niệm thương hiệu và chiến lược xây dựng thương hiệu. Và một số bài viết liên quan ñến vấn ñề này như: Tiểu luận “Cặp phạm trù Nội dung – hình thức với vấn ñề thương hiệu trong nền kinh tế thị trường ñịnh hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam” (Nguyễn Kim Chung). Tuy nhiên tiểu luận này chỉ trình bày ngắn ngọn chung chung; Luận văn “Biện chứng giữa nội dung – hình thức và sự vận dụng vào xây dựng thương hiệu của ngành du lịch ở thành phố ðà Nẵng hiện nay” (Lê Văn Học). ðó là những công trình nghiên cứu cũng là nguồn tài liệu quý giá liên quan tới vấn ñề em ñang nghiên cứu. Tuy nhiên vấn ñề Nội dung – Hình thức trong triết học và vận dụng trong việc phát triển thương hiệu hàng hóa ở Việt Nam ñã có một số ñề tài nghiên cứu nhưng chưa chuyên sâu, bỏ ngõ hoặc chỉ trình bày một khía cạnh riêng lẻ chưa ñi nghiên cứu sâu cụ thể. Việc chọn ñề tài này sẽ giúp em làm rõ ñược sự vận dụng cặp phạm trù nội dung hình thức vào việc phát triển thương hiệu hàng hóa ở Việt Nam hiện nay góp phần vào sự phát triển kinh tế Việt Nam trong giai ñoạn mới.
- 8 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẶP PHẠM TRÙ NỘI DUNG - HÌNH THỨC, THƯƠNG HIỆU HÀNG HOÁ 1.1. Quan niệm về nội dung – hình thức trong lịch sử triết học trước Mác Trong chiều dài lịch sử triết học, quan ñiểm về cặp phạm trù nội dung- hình thức luôn dược các triết gia, các trường phái triết học quan tâm, nghiên cứu. Vì vậy khi nghiên cứu, tìm hiểu về cặp phạm trù nội dung – hình thức cũng có những quan ñiểm khác nhau, thậm chí ñối lập nhau. Khổng Tử (551-479 tr.CN), Ông là một nhà tư tưởng lớn ở Trung Quốc thời bấy giờ là người sáng lập Nho giáo. Khi bàn tới các vấn ñề làm ổn ñịnh trật tự xã hội, ông cho rằng: mỗi vật và mỗi con người trong xã hội ñều có một công dụng nhất ñịnh. Nằm trong mối quan hệ nhất ñịnh mỗi vật, mỗi người ñều có một ñịa vị, bổn phận nhất ñịnh và tương ứng với nó là một danh nhất ñịnh. Mỗi danh ñều có một tiêu chuẩn riêng. Vật nào mang “danh” nào phải ñược thực hiện và phải thực hiện bằng ñược những tiêu chuẩn của danh ñó. Nếu danh và thực phải phù hợp với nhau, do danh và thực không phù hợp nên xã hội xảy ra lộn xộn. Tuân tử (298 - 238 tr.CN), ông cho rằng khái niệm chung (ông gọi là cộng danh) rút ra từ trong những vật thể khác nhau rồi trìu tượng hóa ñi. Ông khẳng ñịnh thực tại khách quan là cơ sở là tính thứ nhất, còn khái niệm, lời nói (Từ) là từ cở sở mà ra tính thứ hai. ðể phê phán những luận ñiểm duy tâm sai lầm ñưa ra kết luận duy vật ñúng ñắn về mối quan hệ giữa “Danh” và Thực. Nếu như Khổng tử cho rằng “Danh” có thể làm cho thực thay ñổi hay Công Tôn Long cho rằng “Danh” có thể ñộc lập ly khai “Thực” thì Tuân Tử cho rằng
- 9 “Thực” khách quan tồn tại là tính thứ nhất, Danh là tính thứ hai, là phục vụ cho “Thực” phản ánh “Thực”. Những nội dung cơ bản trong quan niệm về cặp phạm trù nội dung – hình thức ñã ñược ñề cập từ rất sớm trong lịch sử triết học phương Tây với những ñại diện tiêu biểu như: Arixtốt (384 -322 Tr.CN), ông ñược ñánh giá là “nhà tư tưởng vĩ ñại nhất thời kì cổ ñại”. Còn theo Ăngghen là “ khối óc toàn diện nhất” trong số triết gia cổ ñại Hy Lạp. Arixtốt là người ñầu tiên sử dụng danh từ phạm trù với tư cách là một thuật ngữ triết học; là người ñầu tiên dùng thuật ngữ accidentel (cái phụ); là người ñầu tiên khám phá ra những quy luật sơ ñẳng của tư duy biện chứng… Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, Arixtốt thừa nhận hình thức là bản chất của vật chất là tính thứ nhất so với vật chất. Hêraclít ( Heraclitus, 544 – 483Tr.CN), là người chiếm giữ vị trí trung tâm trong lịch sử phép biện chứng Hy lạp cổ ñại, theo ñánh giá của Lênin “một trong những người sáng lập ra phép biện chứng”. Hêraclít cho rằng, lửa là nguồn gốc sinh ra tất thảy mọi sự vật, “ mọi cái biến ñổi thành lửa và biến ñổi thành mọi cái…” Lửa không chỉ là cơ sở của mọi vật mà còn là khởi nguyên sinh ra chúng. Chuẩn mực của mọi sự vật theo Hêraclít ñó là logos – quy luật khách quan của vũ trụ, quy ñịnh trật tự và chuẩn mực của mọi cái. Dưới con mắt của Hêraclít, mọi sự vật trong thế giới chúng ta ñều thay ñổi, vận ñộng, phát triển không ngừng với luận ñiểm bất hủ: “Chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Học thuyết về dòng chảy là hệ quả ñược rút ra trực tiếp về quan niệm về sự thống nhất và ñấu tranh giữa các mặt ñối lập. Phơrăngxít Bêcơn (Francis Bacon, 1561- 1626), là nhà triết học vĩ thời cận ñại. Ông cho rằng, hình dạng của sự vật nằm trong
- 10 chính bản thân sự vật, là bản chất hoàn toàn khách quan của nó. Bêcơn khẳng ñịnh mọi “hình dạng” thực chất chỉ là “hình dạng” của vật chất, nhưng ñôi khi ông coi “hình dạng” là khái niệm chung, thuộc lĩnh vực tinh thần chứ không phải bản chất riêng lẻ của sự vật. Immanuel Kant (1724 - 1804), ñược xem là “ông hoàng của phúc âm mới”, một trong những triết gia quan trọng nhất của nước ðức có ảnh hưởng ñến thời kỳ cận ñại, của nền văn hóa tân tiến với nhiều lĩnh vực khoa học nhân văn khác. Qua tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy”, theo Kant người ta chỉ nhận thức ñược cái hiện tượng còn về “vật tự nó” thì tồn tại bên ngoài nhận thức của chúng ta, không thể với tới chúng ta: và về mặt nguyên tắc thì không thể hiểu ñược chúng tức là con người khồng thể biết ñược “vật tự nó”. Hêghen (1770 - 1831), là nhà triết học vĩ ñại nhất của nền triết học cổ ñiển ðức, triết học của Hêghen là ñỉnh cao của triết học tư sản và chủ nghĩa duy tâm thế kỷ XIX. Ông là ñại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa duy tâm khách quan. Như nhận xét của Lênin “ Hêghen tin tưởng và nghĩ một cách tuyệt ñối rằng, chỉ có chủ nghĩa duy tâm mới là triết học, bởi vì triết học là khoa học về tư duy, về cái chung, mà cái chung là tư tưởng”. Hêghen ñã có công trong việc phê phán tư duy siêu hình và ông là người ñầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình, nghĩa là trong sự vận ñộng, biến ñổi và phát triển không ngừng. Lần ñầu tiên trong lịch sử triết học, Hêghen ñã phát hiện ra các quy luật, các phạm trù cơ bản của phép biện chứng, xây dựng nó trở thành khoa học về sự phát triển của tất cả mọi sự vật và tư tưởng. Như vậy, có thể khẳng ñịnh, Hêghen chính là người ñầu tiên xây dựng một cách hoàn chỉnh các Phạm trù của Triết học và cặp phạm trù nội dung – hình thức là
- 11 một trong số ñó. 1.2. Biện chứng giữa nội dung – hình thức trong triết học Mác – Lênin 1.2.1. Khái niệm nội dung Theo quan ñiểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nội dung ñược hiểu là phạm trù dùng ñể chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng. Như vậy, nội dung chính là chất liệu ñể trên cơ sở ñó xây dựng nên các sự vật, hiện tượng. Do ñó, nó ñược xem là mặt bên trong của sự vật, cái ñược hình thức chứa ñựng hay biểu hiện. 1.2.2. Khái niệm hình thức Hình thức là phạm trù dùng ñể chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là cách thức tổ chức và kết cấu nội dung. Hay nói cách khác, hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật là hệ thống mối liên hệ tương ñối bền vững giữa các sự vật ñó.“Hình thức là toàn thể nói chung những gì làm thành bề ngoài của sự vật, cái chứa ñựng hoặc biểu hiện của nội dung. Hình thức là cách thể hiện, cách tiến hành một hoạt ñộng. Hình thức bao gồm hình thức bên trong và hình thức bên ngoài.” 1.2.3. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức - Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức Nội dung và hình thức là hai mặt gắn bó với nhau trong mỗi sự vật. Trong mỗi sự vật ñều có hai mặt: Nội dung và hình thức; không có sự vật nào chỉ có một mặt. Không có nội dung nào lại không gắn liền với một hình thức nhất ñịnh; ngược lại cũng không có một hình thức nào lại không chứa một nội dung nhất ñịnh. Nên nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất. Nội dung và hình thức không tồn tại tách rời nhau, nhưng không
- 12 phải vì thế mà lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau. Không phải một nội dung bao giờ cũng chỉ ñược thể hiện ra trong một hình thức nhất ñịnh, và một hình thức luôn chỉ chứa một nội dung nhất ñịnh, mà một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau. Nội dung giữ vai trò quyết ñịnh ñối với hình Hình thức là mối liên hệ giữa những mặt, những yếu tố, những bộ phận, cho nên hình thức chịu sự quy ñịnh của chính những mặt, những yếu tố, bộ phận ñó. Hình thức phải phù hợp với nội dung, tuy nhiên, sự phù hợp giữa hình thức và nội dung không cứng nhắc. Cùng một nội dung nhưng trong những ñiều kiện tồn tại khác nhau có thể có những hình thức khác nhau. Giữa nội dung và hình thức thì nội dung luôn biến ñổi trước, hình thức thức chưa biến ñổi ngay vì khuynh hướng chủ ñạo của nội dung là biến ñổi, còn hình thức là tương ñối bền vững, chậm biến ñổi hơn so với nội dung. Tuy nhiên do xu hướng chung của sự phát triển sự vật, hình thức không thể kìm hãm mãi nội dung phát triển mà phải thay ñổi cho phù hợp với nội dung mới. Ví dụ, nội dung là quảng cáo thương hiệu hàng hoá nhằm mục ñích nêu bật những tính năng vượt trội của hàng hoá. Doanh nghiệp sử dụng lặp ñi lặp lại một hình thức quảng cáo mà không có sự kết hợp những hình thức quảng cáo mới, gây sự chú ý khác thì sẽ làm cho người tiêu dùng ngán ngẫm và không gây sự hứng thú với sản phẩm hàng hoá. Vì vậy hàng hoá sẽ không bán ñược nhiều, không tạo ñược niềm tin với khách hàng, doanh nghiệp phải thường xuyên thay ñổi các hình thức quảng cáo khác nhau nhằm tăng mức ñộ tiếp cận của người tiêu dùng với sản
- 13 phẩm. Do ñó, hình thức lúc này thúc ñẩy nội dung phát triển. Hình thức có tác ñộng trở lại nội dung Hình thức do nội dung quyết ñịnh nhưng hình thức có tính ñộc lập tương ñối và tác ñộng trở lại nội dung. Sự tác ñộng của hình thức ñến nội dung thể hiện ở chỗ: Nếu phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo ñiều kiện thuận lợi thúc ñẩy nội dung phát triển; nếu không phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung. Ý nghĩa của phương pháp luận Vì nội dung quyết ñịnh hình thức cho nên khi xem xét sự vật, hiện tượng, trước hết cần căn cứ vào nội dung của nó. Trong nhận thức không ñược tách rời tuyệt ñối hoá giữa nội dung và hình thức vì nội dung và hình thức luôn gắn bó với nhau trong quá trình vận ñộng, phát triển của sự vật, cần chóng chủ nghĩa hình thức. Nếu xem trọng hình thức mà coi nhẹ nội dung thì sẽ rơi vào chủ nghĩa hình thức. Trong công tác quản lý nhà nước, chủ nghĩa hình thức sẽ dẫn ñến tình trạng quan liêu, tức chỉ coi trong các thủ tục giấy tờ, hành chính mà ít chú trọng ñến nội dung thực sự. Ngược lại, coi thường hình thức thì cũng sai lầm ở một khía cạnh khác. Ví dụ, một lễ hội văn hoá lớn của dân tộc nếu không có hình thức phù hợp thì nội dung sẽ không thực hiện tốt. 1.3. Một số vấn ñề lý luận chung về thương hiệu hàng hàng hoá ở Việt Nam hiện nay 1.3.1. Thương hiệu hàng hoá ðịnh nghĩa về thương hiệu, theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) ñặc biệt ñể nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào ñó ñược sản xuất hay ñược cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
- 14 ðối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng ñịnh chất lượng và xuất xứ. Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và ñối với các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần ñáng kể trong tổng giá trị của doanh nghiệp”. [18; 33]. Hay ta có thể hiểu như sau: Thương hiệu như là lời hứa, ñó là sự kỳ vọng hiện diện trong suy nghĩ của mỗi khách hàng về một sản phẩm, một dịch vụ hay một công ty nào ñó. Thương hiệu là những gì tạo nên những giá trị về mặt cảm xúc với người tiêu dùng. Thương hiệu là dấu ấn của sự tin cậy. Thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn tượng, thể hiện cái bên trong (cho sản phẩm hoặc cho doanh nghiệp). Thương hiệu tạo ra nhận thức về niềm tin của người tiêu dùng ñối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Vai trò của thương hiệu Khi hàng hoá ñược sản xuất ra càng nhiều, sự cạnh tranh của các nhà cung cấp ngày càng quyết liệt người tiêu dùng ngày càng nhận ra vai trò hết sức quan trọng của thương hiệu ñó là: Vai trò ñối với người tiêu dùng: Thứ nhất, thương hiệu tạo lòng tin, uy tín, giúp người tiêu dùng phân biệt nhanh chóng hàng hoá cần mua trong vô số hàng hoá cùng loại khác, góp phần xác ñịnh ñược nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, danh tiếng, sự tiện ích của sản phẩm hàng hoá. Thứ hai, thương hiệu sẽ góp phần bảo vệ lợi ích chính ñáng của người tiêu dùng. ðối với doanh nghiệp: Thứ nhất, xây dựng một thương hiệu
- 15 mạnh mang ñến cho doanh nghiệp lợi thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp, ñịa phương mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, giúp duy trì lượng khách hàng truyền thống, ñồng thời thu hút thêm khách mới, tiềm năng. Thứ hai, thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp giảm các khoản chi phí cho hoạt ñộng xúc tiến thương mại, marketing. Thứ ba, thu hút ñầu tư: thương hiệu nổi tiếng không chỉ tạo ra những lợi thế nhất ñịnh cho doanh nghiệp trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà còn tạo ñiều kiện và như là một sự ñảm bảo thu hút ñầu tư và gia tăng các quan hệ bán hàng. Thứ tư, một thương hiệu mạnh có thể thiết lập giá cao, ít lệ thuộc vào chương trình quảng cáo, khuyến mãi, làm tăng lợi nhuận và lãi cổ phần. Thứ năm, thương hiệu không chỉ là tài sản của một doanh nghiệp, một ñịa phương mà còn là tài sản quốc gia, khi thâm nhập thị trường quốc tế thương hiệu hàng hoá thường gắn với hình ảnh quốc gia thông qua nhãn hiệu, chỉ dẫn ñịa lý, ñặc tính của sản phẩm. Thứ sáu, thương hiệu mạnh sẽ tạo một nền tảng cho sự phát triển thông qua việc mở rộng thương hiệu Thứ bảy, nhờ có thương hiệu nổi tiếng mà quá trình phân phối sản phẩm của doanh nghiệp ñược tiến hành thuận lợi hơn, hiệu quả hơn. Giá trị thương hiệu Giá trị thương hiệu ñược hiểu là những giá trị ñặc thù mà thương hiệu mang lại cho những ñối tượng liên quan (bản thân doanh nghiệp, khách hàng, cổ ñông, nhân viên...). Khi nói về giá trị thương hiệu thì chúng ta lại quan tâm ñến hai khía cạnh. Thứ nhất, giá trị
- 16 cảm nhận là những cảm xúc, tình cảm của người tiêu dùng ñối với thương hiệu. Thứ hai, giá trị tài chính là hành vi của người tiêu dùng - họ chọn dùng thương hiệu của tổ chức hay là những ñối thủ cạnh tranh. 1.3.2. Mối quan hệ giữa cặp phạm trù nội dung – hình thức và vấn ñề xây dụng phát triển thương hiệu hàng hoá Việc nghiên cứu cặp phạm trù nội dung hình - thức ñối với xây dựng thương hiệu hàng hoá ở Việt Nam hiện nay cũng là yêu cầu thực tiễn cần nhận thức rõ rằng: bản chất của sự vật chính là nội dung và cách thức kết nối, liên kết thể hiện là hình thức của sự vật. Do ñó khi xem xét vận dụng cặp phạm trù nội dung và hình thức ñối với việc xây dựng thương hiệu cần phải nắm ñược: nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau, vai trò quyết ñịnh của nội dung so với hình thức. Tuy nhiên cũng cần thấy ñược sự tác ñộng tích cực của hình thức ñối với nội dung. Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức với việc xây dựng thương hiệu hàng hoá ở Việt Nam hiện nay cần nhận thức ñối vai trò của mối quan hệ này. Bởi vì, trong thương hiệu là bao gồm có cả nội dung và hình thức, mỗi một thương hiệu sản phẩm ñều có cả sự hội tụ hai yếu tố: 1 chất lượng sản phẩm (tốt, tác dụng,...) và hình thức (ñẹp, sang trọng, tiện lợi...), như vậy ñối với thương hiệu hàng hoá Việt Nam thì nội dung là (chất lượng của sản phẩm, cá tính của sản phẩm hàng hóa, chất lượng dịch vụ của hàng hoá, cách ứng xử doanh nghiệp với khách hàng với cộng ñồng; những hiệu quả và tiện ích ñích thực cho người tiêu dùng do hàng hoá và dịch vụ ñó mang lại). Hình thức của thương hiệu ñó là các yếu tố hữu hình (tên thương mại, nhãn hiệu, logo, slogan, bao bì, ñoạn nhạc, chỉ dẫn ñịa
- 17 lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá, chiến lược tiếp thị)…Thông qua những phương tiện này người tiêu dùng dễ dàng nhận biết hàng hoá của doanh nghiệp trong muôn vàn những hàng hoá khác. Bên cạnh ñó nó còn chuyển tải ñược yếu tố vô hình (chất lượng sản phẩm) tới người tiêu dùng. Các yếu tố hữu hình như là phương tiện, công cụ ñể khắc sâu hình ảnh của doanh nghiệp, của sản phẩm hàng hóa lên vỏ não của khách hàng. Các yếu tố hữu hình ñược xây dựng ñẹp, bắt mắt, sang trọng, màu sắc hài hoà, kiểu dáng hấp dẫn, càng ấn tượng, càng dễ nhớ thì cũng tựa như một phương tiện hữu hiệu, một công cụ sắc bén ñể khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng.
- 18 CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NỘI DUNG – HÌNH THỨC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM 2.1. Nội dung (chất lượng) hàng hoá quyết ñịnh hình thức hàng hoá Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong ñó nội dung quyết ñịnh hình thức. Khuynh hướng chủ ñạo của nội dung là biến ñổi, còn khuynh hướng chủ ñạo của hình thức là tương ñối ổn ñịnh, chậm biến ñổi hơn so với nội dung trong mỗi sự vật hiện tượng. Sự tác ñộng lẫn nhau của những mặt trong sự vật, hoặc giữa các sự vật, với nhau trước hết làm cho các yếu tố của nội dung biến ñổi trước; còn những mối liên kết giữa các yếu tố của nội dung, tức hình thức thì chưa biến ñổi ngay, vì vậy hình thức sẽ trở nên lạc hậu hơn so với nội dung và sẽ trở thành nhân tố kìm hãm nội dung phát triển. Do xu hướng chung của sự phát triển của sự vật, hình thức không thể kìm hãm mãi sự phát triển của nội dung mà sẽ phải thay ñổi cho phù hợp với nội dung mới. Như vậy ñối với việc phát triển thương hiệu hàng hoá ở Việt Nam hiện nay phải xác ñịnh chất lượng hàng hoá, chất lượng dịch vụ, cách thức tổ chức kinh doanh hàng hoá, các hình thức tạo ấn tượng, công tác quảng cáo, quảng bá, khuyến mại, kênh phân phối, các dịch vụ trước và sau khi bán phải thống nhất với nhau. Tóm lại, chất lượng, cá tính, chất lượng dịch vụ, những hiệu quả và tiện ích ñích thực cho người tiêu dùng mà thương hiệu hàng hoá ñưa lại là nguồn nhiên liệu ñể nuôi dưỡng phần vô hình của thương hiệu, là thức ăn nuôi nó lớn lên, trưởng thành lên và khắc sâu trong tâm trí người tiêu dùng hơn và không những thế doanh nghiệp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn