intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Triết học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tác động của nó tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn góp phần làm rõ quá trình CNH, HĐH và tác động của nó tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất những giải pháp để phát huy tác động tích cực và hạn chế tiêu cực của CNH, HĐH đến đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Triết học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tác động của nó tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ====================== NGUYỄN THỊ YẾN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ====================== NGUYỄN THỊ YẾN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lƣơng Thùy Liên Hà Nội - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn Thạc sỹ với đề tài “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tác động của nó tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay” được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Lương Thùy Liên là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Yến
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức trong những năm học qua, giúp tôi nắm vững những vấn đề lý luận và phương pháp luận để hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lương Thùy Liên đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian hoàn thành đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Yến
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TỚI ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ............................ Error! Bookmark not defined. 1.1. Khái quát chung về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt NamERROR! BOOKMARK 1.1.1. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt NamError! Bookmark not define 1.1.2. Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt NamError! Bookmark not defin 1.1.3. Thành tựu và hạn chế của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt NamError! Bookma 1.2. Đạo đức truyền thống và những nội dung cơ bản của đạo đức truyền thống Việt Nam. .................................................. Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái niệm đạo đức truyền thống ................ Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Những nội dung cơ bản của đạo đức truyền thống Việt NamError! Bookmark not de 1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nayError! Bookmark not defined. CHƢƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TỚI ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁPError! Bookmark not defined. 2.1. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay. ....................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Tác động tích cực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay ................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Tác động tiêu cực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay ................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra và giải phápError! Bookmark not defined. 2.2.1. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra ............ Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay: Một số giải pháp cơ bản....... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ......................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......... Error! Bookmark not defined.
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (sau đây chúng tôi xin được viết tắt là: CNH, HĐH) là vấn đề chung mang tính toàn cầu, là một xu thế tất yếu hợp quy luật của thời đại mà mỗi quốc gia muốn tồn tại và phát triển đều phải thực hiện. Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một điểm xuất phát thấp, đó là nền nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, kỹ thuật thủ công. Vì vậy, để xây dựng một nền sản xuất lớn với năng suất lao động cao, Đảng ta đã xác định phải xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta theo con đường CNH, HĐH. Vì vậy, ngay từ Đại hội lần III năm 1960 Đảng ta đã coi, CNH là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cho đến nay, Đảng và Nhà nước xác định, đất nước đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội và góp phần nâng cao mức sống nhân dân. CNH, HĐH là điều kiện căn bản nhất để tạo ra tiến bộ kỹ thuật, tiến bộ xã hội, thay đổi cơ cấu lao động chuyển từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ, tất cả vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực tiễn quá trình CNH, HĐH đã mang lại nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế, tác động cả tích cực và tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đạo đức truyền thống của dân tộc là di sản vô cùng quý giá, đó là tinh hoa, cốt lõi và là linh hồn của dân tộc. Dân tộc Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời và đã trải qua biết bao sự kiện biến động lớn lao. Sinh sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại luôn phải chống lại những kẻ ngoại xâm hung bạo và lớn mạnh, muốn tồn tại và phát triển, dân tộc ta không còn cách nào khác là phải khơi dậy và phát huy sức mạnh nội lực của chính mình. Trong những thử thách gay go, ác liệt của lịch sử, đạo đức truyền thống vừa là kết quả, vừa là động lực của quá trình đấu tranh gian khổ, lâu dài
  7. và quật cường của dân tộc ta chống lại thiên tai và địch họa, làm nên cốt cách, tinh thần, và sức mạnh Việt Nam. Do vậy, để xã hội phát triển lành mạnh, huy động sức mạnh của toàn dân phấn đấu thực hiện mục tiêu CNH, HĐH hiện nay, một mặt chúng ta phải quan tâm tới phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra cuộc sống vật chât đầy đủ cho nhân dân, mặt khác phải chăm lo xây dựng đạo đức xã hội lành mạnh, khắc phục sự suy đồi phẩm chất đạo đức của một bộ phận dân cư. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để trong quá trình CNH, HĐH chúng ta vừa thực hiện thành công, đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đây là vấn đề cần đặt ra cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, từ đó tìm ra con đường đúng đắn và phù hợp nhất cho đất nước. Chúng tôi thiết nghĩ việc tìm hiểu “CNH, HĐH và tác động của nó tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay” là rất cần thiết, cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn tốt nghiệp có thể chia làm 2 nhóm. * Nhóm những nghiên cứu về đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. - Nghiên cứu về đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam là một đề tài rộng lớn. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tiêu biểu là một số công trình: - Công trình của tác giả Trần Văn Giàu “Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam”, Nxb khoa học xã hội, 1998. Công trình đã nêu lên cơ sở hình thành những nội dung, và biểu hiện những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam mà chủ yếu là giá trị đạo đức được tác giả quan tâm nhất. - Đề tài Kx – 07 – 02 “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” do tác giả Phan Huy Lê và tác giả Vũ Minh Giang chủ trì. Đề tài đã nghiên cứu
  8. quá trình hình thành, phát triển, biến đổi của đạo đức truyền thống Việt Nam. Công trình đã nêu lên những truyền thống của con người Việt Nam, những mặt mạnh, mặt yếu từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp phát huy những giá trị, khắc phục những hạn chế của truyền thống Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Cuốn sách “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị” của tác giả Huỳnh Khái Vinh do nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2001. Trong cuốn sách các vấn đề như vai trò của đạo đức, lối sống, và chuẩn giá trị xã hội đối với việc phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đã được nêu ra rõ ràng, cuốn sách cũng xem xét tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, đạo đức của con người Việt Nam. - Cuốn sách “Đạo đức phật giáo với đạo đức con người Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Lan, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2006. Đây là cuốn sách đã bàn về ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam, trong cuốn sách này tác giả đã dành một chương khảo sát ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam. Tư tưởng từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn của đạo đức Phật giáo đã hòa quện với tấm lòng yêu nước, lòng nhân nghĩa trong đạo đức truyền thống của người Việt Nam đã tạo nên sức mạnh đoàn kết cho dân tộc Việt Nam để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. - Cuốn sách “Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong quản lý cán bộ và lãnh đạo của Việt Nam hiện nay” do tác giả Nguyễn Thế Kiệt chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001. Cuốn sách này tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả, đề cập đến nhiều nội dung khác nhau như: + Phân tích điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử đã tạo lên những nét đặc trưng của đạo đức truyền thống Việt Nam như tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng nhân nghĩa. + Phân tích sự khác nhau giữa đạo đức truyền thống Việt Nam với đạo đức Nho giáo, đạo đức phong kiến.
  9. + Phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo, đạo đức phong kiến đến đạo đức cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục những hạn chế. - Tạp chí triết học số 157 tháng 6 năm 2004 có các bài của các tác giả: Nguyễn Văn Lý “Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ đảng viên ở nước ta hiện nay”. Trong bài viết tác giả nêu lên sự cần thiết, những biện pháp để nâng cao đạo đức cho cán bộ các cấp các ngành nhằm đáp ứng được những yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn hiện nay. - Tạp chí triết học số 159 tháng 8 năm 2004 có bài của Minh Anh “Về học thuyết luân lý và đạo đức Nho giáo” tác giả đã phân tích quan niệm về ngũ luân và những yêu cầu của ngũ luân trong Nho giá - Tạp chí triết học số 163 tháng 12 năm 2004 có bài “Quan điểm mác xít về mối quan hệ giữa đạo đức - chính trị - pháp quyền, ba lĩnh vực này đều nhằm giữ cho xã hội trong vòng trật tự kỷ cương, nhưng chúng có vai trò, vị trí, cách thức khác nhau trong tác động tới việc hình thành con người theo mỗi chế độ xã hội. Chúng ta phải kết hợp chặt chẽ cả ba lĩnh vực trên. - Tạp chí triết học số 168 tháng 5 năm 2005 có bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa đạo đức và chính trị” của tác giả Phạm Văn Nhuận. Trong bài viết của mình tác giả đã làm rõ quan hệ giữa đạo đức và chính trị trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Người cho rằng đạo đức phải mang bản chất một giai cấp nhất định, gắn với lợi ích của một giai cấp. Ngược lại, đạo đức phục vụ cho chính trị, muốn hoàn thành được sự nghiệp cách mạng, cần phải quan tâm giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. - Về đạo đức truyền thống Việt Nam có bài “Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Hùng Hậu đăng trên tạp chí triết học số 172 tháng 9 năm 2005. Tác giả đã cho rằng Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước trên cơ sở đạo đức truyền thống. Sự tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin đã chuyển lập trường yêu nước của dân tộc Việt Nam sang chủ nghĩa yêu nước trên
  10. lập trường giai cấp công nhân kết hợp chặt chẽ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Tạp chí triết học số 182 tháng 7 năm 2006 có bài “Nhân ái – một giá trị văn hóa truyền thống cần kế thừa và phát huy trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Võ Văn Thắng. Tác giả cho rằng nhân ái là một giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam, cho nên chúng ta cần phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa ở Việt Nam hiện nay. * Nhóm những nghiên cứu về sự tác động của kinh tế, chính trị nói chung và CNH, HĐH nói riêng đến giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam Quá trình CNH, HĐH đã đặt ra thách thức đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức truyền thống. Cho nên, có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này: - Công trình của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện triết học do tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và tác giả Nguyễn Văn Phúc chủ biên, với tựa đề “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2003, đã phân tích những tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay. Các tác giả khẳng định kinh tế thị trường đang có những tác động tích cực và tiêu cực tới đời sống đạo đức xã hội Việt Nam. Tác động tích cực của kinh tế thị trường là làm cho con người chủ động, tích cực, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân không ngừng được nâng lên. Trong đó cũng nêu ra những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến đời sống đạo đức xã hội Việt Nam như: lối sống chạy theo đồng tiền, thực dụng, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng. - Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn trong bài viết: “Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự biến đổi các giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường”. Bài viết đã nêu ra sự biến đổi các giá trị đạo đức khi nền kinh tế đang có những bước phát triển mới.
  11. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Ngọc Anh (2002) Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tạp chí triết học (số 1). 2. E.A.Bale (1996), Tính kế thừa trong sự phát triển văn hóa, Nxb khoa học (tài liệu thư viện trường Đại học văn hóa Hà Nội) - Hoàng Vinh dịch, G.Banđzelaze, 1985, đạo đức học tập 1,2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận Trung ương (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 – 2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Hoàng Chí Bảo (1999), Quan niệm và đạo đức Hồ Chí Minh, Tạp chí sinh hoạt lý luận, (số 1). 5. Hoàng Chí Bảo (1998), “Sự biến đổi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường”, những thay đổi về văn hóa, xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở một số nước châu Á, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Hoàng Chí Bảo (2004), Văn hóa Hồ Chí Minh và sự rèn luyện nhân cách văn hóa cho thanh niên, Tạp chí lịch sử Đảng, (số 8). 7. Báo cáo về phát triển con người năm 1999 (2003), Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội. 8. Bài phát biểu của Đồng chí Đỗ Mười tại hội nghị khoa giáo toàn quốc (1997) Báo nhân dân ngày 15 – 2, Hà Nội. 9. Báo nhân dân (1995), Bài phát biểu của Đồng chí Đỗ Mười nhân dịp về dự giỗ tổ Hùng Vương, ngày 7/4/1995. 10. Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam. Đề tài Kx 07 - 02 (1994) Hà Nội. 11. Nguyễn Trọng Chuẩn (2001), Các giá trị truyền thống trước sự thẩm định và thách thức của thời đại trong bối cảnh toàn cầu hóa, báo cáo tại hội thảo quốc tế Giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa, Hà Nội.
  12. 12. Nguyễn Trọng Chuẩn (1995), Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự biến đổi các giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, Tạp chí triết học, (số 1). 13. Nguyễn Trọng Chuẩn (1997), Những biến động về giá trị trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo những biến động của giá trị trong thời kỳ đổi mới, Băng Kok Thái Lan. 14. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), Vấn đề khai thác những giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển. Tạp chí triết học (số 2). 15. Nguyễn Trọng Chuẩn (1999), Toàn cầu hóa: Những cơ hội và thách thức, Tạp chí triết học (số 3). 16. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực (1995), Nxb Thống kê, Hà Nội. 17. Võ Đình Cường (1986), Mấy suy nghĩ về tính nhân bản của Phật giáo. Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam. Viện triết học. 18. Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Vũ Trọng Dung (chủ biên) (2005), Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội. 20. Vũ Trọng Dung (2001), Quan niệm thiện ác trong lịch sử và trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường. Tạp chí triết học số 2, tr 38 - 42 21. Thành Duy (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 22. Giáo trình đạo đức học (2000), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 23. Quang Đạm (1999) Nho giáo xưa và nay. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 24. Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị trung ương lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương khóa (VII), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện hội nghị trung ương lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
  13. 27. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại Học KHXH và NV (2003), Toàn cầu hóa và tác động đối với sự hội nhập của Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. 31. Võ Nguyên Giáp (1998), Văn hóa Việt Nam - truyền thống và cốt cách dân tộc, Tạp chí cộng sản, (số 15). 32. Trần Văn Giàu (1998) Hệ tư tưởng yêu nước Việt Nam, Tạp chí triết học (số 16). 33. Phạm Minh Hạc (1994), Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới, Chương trình khoa học công nghệ các cấp nhà nước. KX,07, Hà Nội, 147 trang 34. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 35. Nguyễn Hùng Hậu (2005), Chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, Tạp chí triết học (số 9). 36. Nguyễn Đình Hòa, Khoa học công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh thế thị trường, Tạp chí triết học (số 6). 37. Mai Xuân Hợi (2001), Giá trị đạo đức và biểu hiện của nó trong đời sống xã hội, Tạp chí triết học (số 3). 38. Trần Đình Hươu (1995), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb, văn hóa, Hà Nội. 39. Vũ Khiêu (1974), Đạo đức mới, Nxb, khoa học xã hội, Hà Nội. 40. Vũ Khiêu (1993), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - truyền thống dân tộc và nhân loại, Nxb, khoa học xã hội, Hà Nội. 41. Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên) (2001), Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong quản lý cán bộ và lãnh đạo của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 42. V.I Lênin (1978), Toàn tập, t.37, Nxb tiến bộ Matxơcơva.
  14. 43. V.I Lênin (1977), Toàn tập, t.38, Nxb tiến bộ Matxơcơva. 44. V.I Lênin (1977), Toàn tập, t. 41, Nxb tiến bộ Matxơcơva. 45. Thái Kim Lan (1994), Thử so sánh vài nét cơ bản giữa đạo đức phương tây và đạo đức phương đông, đặc biệt là đạo đức học Việt Nam. Tạp chí triết học (số 2). 46. Nguyễn Ngọc Long (1987), Quán triệt mối quan hệ giữa quan hệ giữa kinh tế với đạo đức. Tạp chí nghiên cứu lý luận. 47. C. Mac.Tư bản (1984) Q.1,P.1, Nxb Tiến bộ Matxơcơva, 664 trang 48. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980) Tuyển tập, gồm 6 tập, T.1, Nxb, sự thật, Hà Nội. 883 trang. 49. C.Mác - Ph.Ăngghen (1982) Tuyển tập, gồm 6 tập, T.3, Nxb sự thật, Hà Nội. 782 trang 50. C.Mác - Ph.Ăngghen (1983) Tuyển tập, gồm 6 tập, T.5, Nxb sự thật, Hà Nội. 755 trang. 51. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, t.8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 52. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, t.13 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 53. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995) Toàn tập, t.20, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Hồ Chí Minh (1993), Về đạo đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 366 trang. 55. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, T.3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 56. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, T.4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 57. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, T.5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 58. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, T.8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 59. Vũ Ngọc Phan (2002), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Nxb Văn học. 60. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng. 61. Phan Thanh Phố (1997), Khoa học công nghệ và kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Thống kê Hà Nội. 62. Nguyễn Văn Phúc (1996), Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, Tạp chí triết học, (số 1). 63. Nhất Phương (2006), Ca dao, tục ngữ Việt Nam, Nxb Đà Nẵng.
  15. 64. Nguyễn Văn Phúc (1997), Đạo đức học Mác - Lênin bài giảng dùng cho PNCS, và cao học ngành triết học, Hà Nội. 65. Nguyễn Duy Quý (chủ biên) (2006) Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 66. Nguyễn Duy Quý (2003), Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Nxb, chính trị quốc gia Hà Nội. 67. Nguyễn Duy Quý (1996), Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con người đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 68. Bùi Văn Quyết (2005), (chủ biên) Giáo trình địa kinh tế, Nxb Tài chính, Hà Nội. 69. Phùng Chí Sĩ, Hiện trạng áp dụng khoa học công nghệ môi trường và một số định hướng nhằm phát triển công nghệ môi trường tại Việt Nam, www.urenco.com.vn 70. Nguyễn Tài Thư (1994), Bảo vệ giá trị truyền thống dân tộc, Tạp chí cộng sản (số 6). 71. Lê Đức Tiết (1998), Về hương ước lệ làng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 72. Tổng cục thống kê (24/12/2012), “Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội tháng mười hai và cả năm 2012”, www.gso.gov.vn. 73. Nguyễn Quang Uẩn – Mạc Văn Trang (1994), Giá trị, định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước Kx07, 04, Hà Nội. 74. Huỳnh Khái Vinh (chủ biên), Một số vấn đề về lối sống đạo đức, chuẩn mực xã hội, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội. 75. Nguyễn Hữu Vui (1997) Lịch sử Triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 76. Kinh tế học chính trị Mác – Lênin (2001) Nxb Giáo dục, Hà Nội. 77. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2000), Đại từ điển tiếng việt, Nxb văn hóa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0