intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Triết học: Giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

30
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam những năm đổi mới, luận văn đưa ra những yêu cầu giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Triết học: Giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- PHẠM THỊ NHUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- PHẠM THỊ NHUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS DƢƠNG VĂN DUYÊN Hà Nội - 2015
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 6 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 7 6. Đóng góp của luận văn................................................................................ 7 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................ 7 8. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 7 Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ.................................................................... 8 1.1. Đạo đức trong gia đình, giáo dục đạo đức trong gia đình ở Việt Nam ....... 8 1.1.1. Đạo đức trong gia đình Việt Nam ........................................................... 8 1.1.2. Giáo dục đạo đức trong gia đình Việt NamError! Bookmark not defined. 1.1.3. Nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình hiện nay ......................................................................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Hội nhập quốc tế và tác động của nó đến đạo đức Việt Nam ..... Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Hội nhập quốc tế ở Việt Nam ................ Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Những tác động của hội nhập quốc tế đến đạo đức trong gia đình Việt Nam ................................................................. Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chƣơng 1 .......................................... Error! Bookmark not defined. Chương 2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .......... Error! Bookmark not defined. 1
  4. 2.1. Thực trạng và nguyên nhân giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế ...................... Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Thực trạng của giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay ..................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Nguyên nhân của giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay ......................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay ................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Mâu thuẫn giữa yêu cầu xác định các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội với sự dao động của các chuẩn mực đạo đức trong giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay ................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng cường vai trò của gia đình đối với trẻ em và những hạn chế của năng lực giáo dục đạo đức của nhiều bậc cha mẹ ......................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Mâu thuẫn giữa hội nhập quốc tế và những hậu quả tiêu cực, hệ luỵ xã hội của nó đối với giáo dục đạo đức trong gia đìnhError! Bookmark not defined. 2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay............... Error! Bookmark not defined. 2.3.1.Đổi mới nhận thức, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình ......................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2 Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình .... Error! Bookmark not defined. 2.3.3. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong quản lý nhằm tạo điều kiện cải thiện hiện trạng giáo dục đạo đức trong gia đìnhError! Bookmark not defined. 2.3.4. Xây dựng môi trường giáo dục đạo đức trong sạch lành mạnh .... Error! Bookmark not defined. 2
  5. 2.3.5. Phát huy tính tích cực, tự giác của trẻ em trong việc tự rèn luyện và tu dưỡng đạo đức................................................. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 9 3
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi trẻ em được chăm sóc cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức lẫn nhân cách để hòa nhập vào đời sống xã hội. Sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Gia đình không phải là nơi duy nhất có vai trò và trách nhiệm trong việc giáo dục trẻ em nhưng nó là môi trường đầu tiên tạo điều kiện tốt nhất và có vai trò quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách trẻ em. Cùng với những cơ hội đang thúc đẩy sự tiến bộ của gia đình Việt Nam thì sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế với những mặt trái của nó như hiện nay cũng đang đặt ra cho gia đình Việt Nam trước rất nhiều những thử thách trong việc giáo dục đạo đức. Thực tế cho thấy, trong quá trình hội nhập quốc tế, thang giá trị đạo đức của con người có nhiều biến đổi theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Tại đại hội X, Đảng ta chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ” [25, tr. 172 - 173]. Đây là một trong những thách thức lớn đang đặt ra đối với sự nghiệp giáo dục của nước nhà nói chung và giáo dục đạo đức trong gia đình nói riêng. Cùng với gia đình, nhà trường và xã hội là môi trường giáo dục quan trọng đối với sự hình thành phẩm chất đạo đức và nhân cách cho thế hệ trẻ. Song vai trò của các thiết chế xã hội ngày nay chỉ có thể được phát huy một cách có hiệu quả khi lấy giáo dục đạo đức trong gia đình làm cơ sở. Nhiều gia đình tỏ ra lúng túng, thậm chí bất lực trong việc giáo dục đạo đức cho con cái dẫn đến phó mặc việc này cho nhà trường và xã hội. Do đó việc định hướng giá trị văn hóa và hình thành các chuẩn mực đạo đức là yêu cầu cấp bách cho trẻ hiện nay. Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam đang đặt ra những yêu cầu bức thiết với sự nghiệp giáo dục nói chung và 4
  7. giáo dục đạo đức trong gia đình nói riêng nhằm góp phần tạo ra một thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, vừa có đức vừa có tài. Không có những đảm bảo về đạo đức và giáo dục về đạo đức thì gia đình không thể trở thành một tế bào lành mạnh, do đó cũng không thể đảm bảo cho sự phát triển bền vững cho Việt Nam trong tương lai. Nhận thức rõ vị trí và vai trò của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã khẳng định : “Gia đình là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [14, tr. 1]. Nói về xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta khẳng định: “ Sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [27, tr. 223]. Vì tất cả những lý do trên đã thúc đẩy tác giả chọn vấn đề “Giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề giáo dục đạo đức trong gia đình cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu theo những khía cạnh khác nhau như: Trong cuốn sách “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới” của GS. Lê Thi đã cung cấp cho chúng ta bức tranh toàn cảnh về gia đình Việt Nam hiện nay. Đó là những thay đổi về cấu trúc, quy mô, chức năng, cũng như các quan hệ giữa những thành viên trong gia đình. Hơn nữa, tác giả còn đề cập tới vấn đề giáo dục trẻ em vị thành niên và những khó khăn của các bậc cha mẹ. 5
  8. Trong cuốn “Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay: Phân tích các tài liệu nghiên cứu và điều tra về gia đình Việt Nam được tiến hành 15 năm gần đây (1990 - 2004)” [72] của tác giả Lê Ngọc Văn chủ biên đã phân tích tổng hợp về thực trạng gia đình Việt Nam, dự báo những xu hướng biến đổi của gia đình Việt Nam trong một tương lai gần. Trong cuốn “Việt Nam phong tục” (1915) của Phan Kế Bính, cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” (1938) của Đào Duy Anh, thông qua những khảo cứu mang dấu ấn dân tộc học, hai công trình nghiên cứu này đã ghi chép và miêu tả các quan hệ vợ - chồng, cha - con, việc giáo dục con trong gia đình Việt Nam truyền thống và những xu hướng biến đổi của nó trước ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu. “Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay” (Luận án Tiến sĩ Triết học) của Nghiêm Sĩ Liêm đã đề cập đến việc giáo dục cho trẻ một cách toàn diện và đặc biệt chú ý việc giáo dục cho trẻ ngay từ khi mới lọt lòng, khẳng định tính hiệu quả của hình thức giáo dục bằng tình thương chứ không phải bằng roi vọt. Cuốn “Nho giáo và gia đình” (1995) của Vũ Khiêu đã cung cấp một khối lượng tri thức rất sâu, rộng về văn hóa gia đình, những tác động, ảnh hưởng đậm nét của Nho giáo trong giáo dục gia đình, những mặt tích cực và tiêu cực của Nho giáo đối với việc củng cố gia đình, hình thành nhân cách trong gia đình và xã hội. “Khoa học giáo dục con em trong gia đình” năm 1979 do Đức Minh chủ biên đề cập đến một số quan điểm giáo dục trẻ em và những phương pháp giáo dục trẻ em trong gia đình. “Những vấn đề cấp bách trong giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay” (2001) do Nguyễn Thanh Bình chủ biên đề cập rất nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho con cái trong các gia đình nói chung và gia đình thành phố nói riêng. 6
  9. Vấn đề hội nhập quốc tế cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu theo các hướng tiếp cận khác nhau như: “Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế về giáo dục: Một chiến lược, hai kịch bản” (Phạm Đỗ Nhật Tiến); “Chính sách hợp tác với nước ngoài về đào tạo sau đại học của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế” (Luận án tiến sĩ của Chu Trí Thắng năm 2011); “Đổi mới giáo dục và hội nhập các nền giáo dục tiên tiến: Vấn đề nhìn từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” (Huỳnh Công Minh); “Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc” (Bộ Ngoại giao)… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau về vấn đề giáo dục đạo đức và hội nhập quốc tế. Đồng thời, các tác giả cũng đã làm sáng tỏ phần nào sự tác động hai mặt của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tới sự biến đổi của đạo đức xã hội nói chung và đạo đức gia đình nói riêng ở nước ta trong quá trình đổi mới, đưa ra được một số phương hướng, giải pháp để đẩy mạnh quá trình xây dựng đạo đức mới. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam những năm đổi mới, luận văn đưa ra những yêu cầu giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. - Nhiệm vụ: Luận văn phân tích lý luận chung về giáo dục đạo đức trong gia đình và hội nhập quốc tế. Phân tích giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội quốc tế ở Việt Nam hiện nay thực trạng – giải pháp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Luận văn tập trung nghiên cứu giáo 7
  10. dục của ông bà cha mẹ với con cái, không nghiên cứu giáo dục đạo đức chung trong gia đình. - Phạm vi nghiên cứu Giới hạn về không gian: hộ gia đình đang sinh sống ở Việt Nam. Giới hạn về thời gian: từ những năm đổi mới 1986 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về giáo dục đạo đức trong gia đình và hội nhập quốc tế. - Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử như: phân tích, tổng hợp, khái quát, lịch sử - cụ thể… 6. Đóng góp của luận văn Luận văn làm rõ những yêu cầu đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế, phân tích thực trạng công tác giáo dục đạo đức trong gia đình ở Việt Nam hiện nay. Từ đó luận văn đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Làm rõ giáo dục đạo đức trong gia đình và những yêu cầu của giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên, các bậc làm cha mẹ, các thành viên trong gia đình cũng như những người quan tâm tới lĩnh vực đạo đức trong gia đình với hội nhập quốc tế hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết 8
  11. Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. Đạo đức trong gia đình, giáo dục đạo đức trong gia đình ở Việt Nam 1.1.1. Đạo đức trong gia đình Việt Nam - Khái niệm gia đình Trong quan niệm của C. Mác và Ph. Ănghen gia đình là tế bào của xã hội, tham gia vào mọi quá trình sản xuất, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, từ việc tái sản xuất ra con người đến việc đào tạo, bồi dưỡng con người đó, từ việc tạo ra sự khác biệt về sở hữu đến chỗ giải quyết vấn đề sở hữu và ngược lại, các quá trình sản xuất, tiêu dùng, cải tiến và sử dụng công cụ lao động, giáo dục và đào tạo…đều tác động trở lại gia đình, củng cố hoặc làm biến đổi hình thức và kết cấu của gia đình. C.Mác và Ph.Ănghen đã xem xét gia đình với tư cách là một xã hội thu nhỏ, các hình thức lịch sử của gia đình, nhất là gia đình với sự xuất hiện của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Các ông không chỉ dừng lại ở một khái niệm gia đình thuần túy, mà còn khám phá nguồn gốc gia đình, tác động của gia đình tới xã hội và các ảnh hưởng của những biến đổi xã hội tới gia đình, đặc biệt là ảnh hưởng của sự biến đổi kinh tế, của tiến trình công nghiệp hóa, thông qua cách mạng kĩ thuật. Nghiên cứu quan hệ gia đình trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là mối quan hệ giữa gia đình và sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong di sản lí luận của Chủ nghĩa Mác không những giúp cho ta thấy được mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế - xã hội với sự phát triển của gia đình, đồng thời còn giúp chúng ta nhận thức được vị trí, vai trò của gia đình trong sự phát triển của xã hội loài người. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên 9
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A.M.Bắc - đi - an (1977), Giáo dục các con trong gia đình, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 2. A.Ma - ca - ren - cô ( 1978 ), Nói chuyện về giáo dục gia đình, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 3. Lê Ngọc Anh ( 2002 ) " Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hoá gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay", Tạp chí Triết học, số 1(128), tr. 17-21. 4. Lê Thị Tuyết Ba (2005), " Tình cảm đạo đức và vấn đề bồi dưỡng tình cảm đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường nước ta hiện nay", Tạp chí Triết học (1) tr. 43 - 49. 5. Lê Thị Tuyết Ba (2010), Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, Nxb Thống kê, Hà Nội. 7. Đỗ Tuyết Bảo (2001), Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mớ hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội. 8. Dương Văn Bóng (2003), Đổi mới việc thực hiện chức năng giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ trong gia đình nông dân Việt Nam hiện nay, Luận án iến sĩ Triết học, Hà Nội. 9. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc ( UNICEF) (2008), Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006, Hà Nội. 10. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2012): Thực tại và tương lai của gia đình trong thế giới hội nhập, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 11. Mai Huy Bích (2003), Xã hội học gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 10
  13. 12. Đỗ Thị Bình, Lê ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt Nam và Phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 13. Nguyễn Thanh Bình (2002) Những vấn đề cấp bách trong giáo dục con ở tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tấm nhìn 2030, Thủ tướng chính phủ phê duyệt 29/05/2012, tr.1, Hà Nội, http://www.chinhphu.vn/. 15. Phạm Khắc Chương ( Dịch 1991), 142 Tình huống giáo dục gia đình, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Phạm Khắc Chương (1993), Giải pháp tình huống trong giáo dục gia đình, Nxb Chính trị Quốc gia , Hà Nội 17. Phạm Khắc Chương (1998), Giáo dục gia đình, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Phạm Khắc Chương ( 2005), Mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con cái trong giáo dục gia đình, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Võ Thị Cúc (1997), Văn hoá gia đình với việc hình thành nhân cách trẻ em, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 20. Phạm Thị Dung, Nguyễn Thu Hà, Phạm Minh Thảo, Từ Thu Hằng, Phạm Thị Hảo, Từ điển văn hoá gia đình, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ Hai Ban chấp hành trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11
  14. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX ,Nxb Sự thật, Hà Nội. 25. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012),Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội. 28. Thiên Giang (Trần Kim Bảng) (2001), Giáo dục gia đình, Nxb trẻ, Hà Nội. 29. Nguyễn Thị Ngân Hà: Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay, Luận văn Thạc sỹ xã hội học, H, 2012, tr.18. 30. Nguyễn Thị Hảo (2013 ), Giáo dục trẻ vị thành niên trong gia đình Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tuyên giáo, số 8. 31. Lê Như Hoa(2001), Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, Nxb Văn Hóa Thông tin, Hà Nội. 32. Nguyễn Phương Hòa (2008), Những sai lầm của bố mẹ trong giáo dục gia đình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 33. Học viện Chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2011-2012): Khảo sát thực trạng giáo dục hành vi văn hóa TVTN trong các gia đình ở thành phố Hà Nội (khảo sát 1000 TVTN). 34. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 35. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1998), Báo cáo đề tài nghiên cứu vai trò của gia đình trong việc giáo dục xã hội hóa trẻ em, Hà Nội. 36. Nguyễn Văn Huân (2002), Giáo dục gia đình giúp con người thành đạt, Nxb Văn Hóa thông tin, Hà Nội. 12
  15. 37. Đặng Cảnh Khanh – Lê Thị Quý (2009 ), Gia đình học, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội 38. Trần Hậu Kiêm (1997), Đạo đức , Nxb Giáo dục Hà Nội. 39. Nghiêm Sĩ Liêm (2000), Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội. 40. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Luật phòng chống bạo lực gia đình Việt Nam(2008): Có hiệu lực từ ngày 01/07/2008, Nxb lao động xã hội, Hà Nội. 42. Nguyễn Đức Mạnh (2003), Vai trò của gia đình đối với việc giáo dục trẻ em hư ở thành phố: Qua nghiên cứu ở Hà Nội, Luận án tiến sĩ xã hội học, Hà Nội. 43. Đức Minh (1976), Giáo dục gia đình với tuổi thiếu niên, NXb phụ nữ, Hà Nội. 44. Đức Minh (2008) 26 sai lầm của cha mẹ trong giáo dục gia đình, NXB lao động xã hội, Hà Nội. 45. Hồ Chí Minh (1995),Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Hồ Chí Minh (1995),Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Hồ Chí Minh (1995),Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Hồ Chí Minh (1995),Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Hồ Chí Minh (2009),Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Hồ Chí Minh (1995),Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Hồ Chí Minh (1996 ), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Hồ Chí Minh (1997), Về bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Đặng Thanh Nga – Trương Quang Vinh (2011), Người chưa thành niên phạm tội, Nxb Tư Pháp, Hà Nội. 13
  16. 55. Ngô Thị Thu Ngà (2010), “ Về vai trò của đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 6 (235), tr. 71-76. 56. Ngô Thị Thu Ngà (2011), Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Luận Án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội. 57. Trần Thị Minh Ngọc (2010), “Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thanh, thiếu niên”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số 1 +2,tr 58-61. 58. Nguyễn Ngọc Phú ( Chủ biên, 2006) Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân , Hà Nội. 59. Lê Thị Quý (2007), Bạo lực gia đình – một sự sai lệch giá trị , NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 60. Nguyễn Thị Tố Quyên (2010), Vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi trung học cơ sở ở địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Hà Nội. 61. Lê Thị Hoài Thanh (2003), Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học, Hà Nội. 62. Cục phòng chống tệ nạn xã hội: Tệ nạn xã hội với vị thành niên, Nxb. Thống kê, H, 2013, tr.7. 63. Lê Thi (1996) , Vai trò của gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 64. Nguyễn Thị Thọ (2011), Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 65. Lê Thị Thuỷ(2000) “ Giáo dục đạo đức với việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người trong sự nghiệp hóa, hiện đại hóa , hiện đại hóa”, Tạp chí Giáo dục lý luận ,số 3, tr.34-37. 14
  17. 66. Lê Thị Thủy (2001), Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội. 67. Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ (1994), Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình, Nxb khoa học xã hội , Hà Nội. 68. Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 69. Thái Duy Tuyên (1995), “ Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường”,Tạp chí triết học ,(1), tr.38. 70. Nguyễn Đình Tường (2002) , “ Một số biểu của biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiệ nay và giải pháp khắc phuc”, Tạp chí Triết học, số 6 (243), tr. 19-22. 71. Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh: Số TVTN phạm tội giai đoạn 2011-2012, Nxb. Thống kê, H, 2013, tr.22. 72. Lê Ngọc Văn ( Chủ biên (2004), Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam được tiến hành 15 năm gần đây (1990-2004), Nxb Ủy ban dân số -gia đình và trẻ em, Hà Nội. 73. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển xã hội học , Nxb Thế giới. 74. Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhâp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2010. 75. Viện Khoa học gia đình (2006) “ Những vấn đề cấp cấp bách trong giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay” Hà Nội. 76. Nguyễn Tiến Vững (2005), Gia đình trong quá trình đô thị hóa ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0