intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Triết học: Nhân sinh quan Phật giáo với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào, luận văn "Nhân sinh quan Phật giáo với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay" xây dựng các giải pháp nhằm phát huy các giá trị tốt đẹp, hạn chế những mặt tiêu cực của nó vào xây dựng đời sống tinh thần của con người Lào hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Triết học: Nhân sinh quan Phật giáo với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHITSAMONE PHAVISAY NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO vớiĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN CÁC BỘ TỘC LÀO HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.03.01 Đà Nẵng - Năm 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LÊ HỮU ÁI Phản biện 1 TS. Phạm Huy Thành Phản biện 2 TS Đoàn Công Mẫn Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Lý luận chính trị họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 9 tháng 3 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Lào, các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đã có những đóng góp nhất định cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ hòa bình và xây dựng đất nước Lào phồn thịnh. Mặc dù có những điểm khác biệt về thế giới quan chủ nghĩa Mác – Lênin nhưng hiện nay, giáo lý Phật giáo vẫn giữ một vai trò quan trọng trong xã hội Lào. Các chức sắc, tín đồ Phật giáo đã và đang cùng nhân dân các bộ tộc Lào chung sức xây dựng một đất nước Lào phát triển bền vững. Trải qua hơn 600 năm, kể từ khi vua Phạ Ngùm đưa Phật giáo từ Khơ-me vào Lào. Qua nhiều thời kì, giáo lí ấy đã phát triển rất rộng rãi. Nó không chỉ góp phần làm phong phú hơn đời sống tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào mà còn hướng thiện cho họ. Những giáo lí Phật giáo hướng con người tu thân, tích đức theo đức hạnh từ - bi - hỷ - xả. . Triết lý nhân sinh quan của Phật giáo làm cho lòng yêu nước, nhân ái, trung thực, tinh thần đoàn kết vốn có của con người Lào càng trở nên sâu sắc. Bởi thế, trong tâm thức của nhân dân, các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng luôn tồn tại và hiện hữu. Nó gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt hằng ngày của nhân dân các bộ tộc Lào. Trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay, sự toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang đem lại cho đất nước Lào những thuận lợi nhất định nhưng cũng không ít khó khăn. Trong số đó, phải kể đến sự du nhập của các dòng tôn giáo mới, các nền văn hóa ngoại lai đã làm mai một những nét văn hóa vốn có của nhân dân các bộ tộc Lào đồng thời làm thay đổi phần nào những giá trị tốt đẹp của Phật giáo. Nhận thức rõ tầm quan trọng của Phật giáo, đặc biệt là nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần nhân dân các bộ tộc
  4. 2 Lào, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nhân sinh quan Phật giáo với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào, luận văn xây dựng các giải pháp nhằm phát huy các giá trị tốt đẹp, hạn chế những mặt tiêu cực của nó vào xây dựng đời sống tinh thần của con người Lào hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ đề tài - Khái quát chung về lịch sử hình thành dân tộc Lào và sự truyền bá nhân sinh quan Phật giáo vào đời sống tinh thần của các bộ tộc Lào. - Phân tích ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào. - Đề xuất mốt số giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo trong giai đoạn hiện nay ở Lào. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đi vào nghiên cứu ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề chủ yếu của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần nhân dân các bộ tộc Lào. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
  5. 3 , Đảng nhân dân Cách mạng Lào về tôn giáo nói chung Phật giáo nói riêng. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn còn sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, lôgic - lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp trừu tượng hóa, điều tra xã hội học, khái quát, tổng hợp… 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 5.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần vào hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nhân sinh quan và ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần các bộ tộc Lào. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, trong học tập nghiên cứu vấn đề Phật giáo đối với người Lào nói riêng và tất cả những ai quan tâm đến Phật giáo nói chung. 6. Bộ cục đề tài Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. 7. Tổng quan lịch sử nghiên cứu Tại Lào, nghiên cứu về Nhân sinh quan Phật giáo với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay là một vấn đề rộng lớn. Trên đất nước Lào cũng đã có những bài viết, sách báo đề cập đến như: Bunthạvy Vilaychack với bài viết Giáo lý Phật giáo ở Lào; Trong bài viết này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu những giáo lý của Phật giáo, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng Phật giáo tại Lào. Hua Chun Mi Ảnh hướng của Phật giáo đối vời đời sống xã hội Lào, Đại học Quốc gia Lào, năm 2001; Đây có thể được xem là đề tài nổi bật nhất nói về ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống của con người Lào. Khămliên Laophăcdi (1997) Ảnh hưởng
  6. 4 của đạo Phật đối với người Lào, tạp chí nghiên cứu Phật học, số 2, tr 59-60; trong bài viết này, tác giả đã đi vào tìm hiểu có hệ thống những ảnh hưởng của Phật giáo đối với các dân tộc Lào. Trình bày những giá trị nổi trội của Phật giáo đối với con người Lào, đồng thời rút ra những hạn chế hiện nay mà Phật giáo đang vướng mắc trong việc tiếp cận với nhân dân các bộ tộc Lào. SuNet Phôthisan (2006) Lịch sử hình thành Phật giáo ở Lào, trung tâm nghiên văn hóa Trường Đại học Mahasalakham. Trong cuốn sách này tác giả đi sâu nghiên cứu về quá trình du nhập của Phật giáo vào Lào. Văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp ở Lào, Bộ nghi lễ Lào 1969, trình bày khái quát những đặc điểm về văn hóa, phong tục tập quán Lào từ hàng ngàn đời nay cần được giữ gìn và phát triển. BunHeeng SêngPaSơt (1991) Lịch sử nghệ thuật và kiến trúc ở Lào, Là tác phẩm nổi bật trình bày về Nghệ thuật và kiến trúc của các ngôi chùa Lào. Nguyễn Lệ Thi (1993) Vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị văn hóa và xã hội Lào (từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIX), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Trong bài viết này, tác giả đi vào nghiên cứu những ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống chính trị xã hội ở Lào, nhất là các triều đại phong kiến Lào từ vua PhạNgùm thế kỷ thứ VIII. Nguyễn Văn Thoàn (2007) Phật giáo Lào dưới góc nhìn văn hóa, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là cuốn sách có ý nghĩa to lớn khi nghiên cứu Phật giáo tại Lào. Tất cả những bài viết, những công trình nghiên cứu đó đã phần nào đề cập đến đạo Phật tại đất nước Lào, nhưng chưa có công trình cụ thể nào đi sâu vào nghiên cứu ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần nhân dân các bộ tộc Lào.
  7. 5 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO 1.1. NHÂN SINH QUAN VÀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO 1.1.1. Nhân sinh quan Nhân sinh quan là quá trình con người đẩy nhận thức của mình quay về đánh giá chính cuộc đời, về xã hội, con người. Nhân sinh quan có sự phát triển từ thấp đến cao. Mỗi con người chúng ta sinh ra, lớn lên và mất đi đều có cái nhìn riêng biệt về sự tồn tại của bản thân. 1.1.2. Nhân sinh quan Phật giáo * Sự ra đời và phát triển của Phật giáo Phật giáo là một trường phái triết học - tôn giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên ở miền bắc Ấn Độ. Phật giáo ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ phân biệt đẳng cấp. Phật giáo ra đời nhằm lý giải căn nguyên nỗi khổ và tìm con đường giải thoát con người khỏi nỗi khổ đó. Người sáng lập Đạo Phật là Siddharha (Tất Đạt Đa) họ là Gautama (Cù Đàm), con trai đầu của vua Suddhodana (Tịnh Phạn) dòng họ Sakya. Năm 29 tuổi, Ngài quyết định xuất gia. Sau nhiều năm tu hành khổ hạnh, Ngài nhận ra rằng, lối tu hành khổ hạnh đó không giúp cho con người tìm đến sự giải thoát cho con người. * Triết lý nhân sinh Phật giáo Phật giáo thừa nhận thuyết “Luân hồi” và “Nghiệp”. Đặc biệt, Phật giáo chú trọng triết lý nhân sinh, đặt mục tiêu tìm kiếm sự giải thoát cho chúng sinh khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn.
  8. 6 Từ sự lý giải về căn nguyên nỗi khổ của con người, Phật giáo đưa ra thuyết “Tứ diệu đế” và “Thập nhị nhân duyên” để giải thoát chúng sinh ra khỏi nỗi khổ và kiếp nghiệp báo, luân hồi. “Tứ diệu đế” là bốn chân lý chắc chắn, hiển nhiên và cao cả, gồm: + Khổ đế (Duhkha – satya) + Nhân đế (hay Tập đế) + Diệt đế + Đạo đế * Quan điểm về Vô thường, vô ngã Nhân sinh qua Phật giáo còn quan niệm về “vô thường, vô ngã”. Quan niệm vô thường, vô ngã thuộc về bản thể luận Phật giáo, nhưng chung quy lại tất cả các quan niệm này cũng đều phục vụ vấn đề giải thoát con người. Phật giáo quan niệm thế giới là vô thường vì nó nằm trong dòng chảy không ngừng nghỉ, nó trải qua bốn thời kỳ: Sinh – Trụ - Dị - Diệt hay Thành – Trụ - Hoại – Không. Trong bốn thời kỳ này thì Trụ chính là sự tồn tại của con người trên thế gian. Sự tồn tại này chỉ là tạm thời, ngắn ngủi. Con người khi mất đi sẽ được đầu thai ở kiếp khác, nếu trong cuộc sống trần gian sống tốt sẽ được đầu thai thành người, nếu sống ác sẽ đầu thai thành súc vật. Trong thuyết ngũ uẩn, Phật giáo cho rằng con người được cấu tạo bởi năm yếu tố: 1. Sắc: vật chất, bao gồm tứ đại: địa, thuỷ, hoả, phong. 2. Thụ: những cái chỉ tình cảm, cảm giác. 3. Tưởng: là biểu tượng, tưởng tượng, tri giác, ký ức. 4. Hành: là ý chí, những yếu tố khiến cho tâm hoạt động. 5. Thức: ý thức, cái biết phân biệt. Năm cái này tác động lẫn nhau thành hai phần của con người là Thân và Tâm.
  9. 7 1.2. QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO TẠI LÀO 1.2.1. Quá trình du nhập và phát triển Phật giáo tại Lào * Phật giáo trong thời kỳ phong kiến Lào * Phật giáo ở giai đoạn chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1893-1975) * Phật giáo trong giai đoạn xây dựng Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 1975 đến nay. Từ khi đạo Phật du nhập và phát triển, nhiều cơ sở tự viện Phật giáo tại Lào đã đóng một vai trò thiết yếu như các trung tâm giáo dục (các trường học, chùa) và những vị tăng sĩ Phật giáo đã tiếp tục đóng vai trò giáo dục trong xã hội cho đến tận ngày nay. Sau khi thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vào ngày 02/12/1975, kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương, vai trò của Chư tôn đức Tăng gia Phật giáo Lào đối với sự phát triển có dấu hiệu hạn chế. Tuy nhiên, những giá trị Phật giáo vẫn còn duy trì, gắn bó trong phong cách sống, truyền thống và văn hóa Lào. Chư tôn đức Tăng gia Phật giáo Lào vẫn tiếp tục giữ vai trò trong sự nghiệp giáo dục của mình với phương châm “Duy tuệ thị nghiệp”. 1.2.2. Vai trò của Phật giáo trong đời sống kinh tế - xã hội Lào + Dấu ấn Phật giáo trong đời sống con người Lào Đến với đất nước Lào – xứ sở của hoa Chămpa, chúng ta có thể nhận thấy những dấu ấn rõ nét của Phật giáo lên đời sống người dân các bộ tộc Lào như thế nào. Không chỉ ở những nét đặc trưng của các chùa tháp cổ kính, không chỉ ở những bóng áo vàng của các sư tăng trên đường hành trì mà Phật giáo đã hiện diện trong từng hơi
  10. 8 thở của cuộc sống thường nhật, trở thành một phần tất yếu trong đời sống tâm linh của người dân đất nước Lào. Trong quá trình phát triển, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn trong đời sống của cư dân các bộ tộc Lào. Phật giáo đã đi vào đời sống, hiện hữu như một thực thể hữu cơ và tạo nên những nét truyền thống đặc biệt mà chỉ trong đời sống của con người Lào mới có. Đó cũng chính là lí do để Phật giáo có mặt, tồn tại và phát triển qua hàng ngàn năm trên đất nước của xứ sở hoa Chămpa. + Dấu ấn Phật giáo về văn hoá nghệ thuật ở Lào Nền văn hóa Lào được hình thành từ lâu đời không ngừng bồi tụ, phát triển theo thời gian phong phú, đa dạng. Văn hóa Lào nằm trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á nên cũng mang những nét đặc trưng của khu vực. Yêu nước là một trong những giá trị cơ bản nhất của văn hóa truyền thống nhân dân các bộ tộc Lào. Người Lào thường xem trọng văn hiến, giàu truyền thống yêu nước, yêu hòa bình và hòa hợp dân tộc… Lào đã tồn tại một nền văn hóa lâu đời với những nét truyền thống độc đáo, đó là văn hóa núi rừng, cao nguyên, văn hóa lúa nước đan xen với văn hóa ngư thủy; lễ đâm trâu đan xen với lễ hội té nước… nét văn hóa dân tộc độc đáo còn thể hiện qua trang phục, nhà ở, thủ công mỹ nghệ truyền thống hết sức phong phú. Phật giáo có được sức sống mạnh liệt và lâu bền ở Lào vì Phật giáo đã khéo léo hòa quyện cùng với tất cả các tín ngưỡng nông nghiệp cổ truyền của nhân dân Lào như: cầu mưa, hội mưa…Qua thời gian, trong hầu hết các lễ hội của nhân dân Lào, phần nghi lễ của Phật giáo giữ vai trò không thế thiếu được để mở đầu ngày hội. Phật
  11. 9 giáo không chỉ chiếm ưu thế tuyệt đối trên trường chính trị mà còn là một tôn giáo thân thiết và gần gũi nhất với quần chúng nhân dân Lào. + Dấu ấn Phật giáo trong đời sống tâm linh con người Lào Khi sự phát triển kinh tế được quan tâm đúng mức thì Phật giáo là một yếu tố quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển đó. Người Phật tử phải nhận ra một sự thật là nếu nền kinh tế không phát triển để đáp ứng các nhu cầu xã hội thì xã hội sẽ trì trệ và lạc hậu. Để tránh sự tụt hậu này con người phải xây dựng một nền kinh tế vững mạnh và phồn thịnh giống như các quốc gia văn minh trên thế giới. Sư sãi ở Lào là một tầng lớp đặc biệt trong xã hội, họ được coi trọng và có vị trí cao trong xã hội. Nếu như người dân chăm lo cho sư tăng về đời sống vật chất, thì ngược lại tầng lớp sư sãi là những người chăm lo về đời sống tinh thần cho mỗi người dân. Chính vì vậy, vai trò của sư sãi trong đời sống tinh thần của cư dân Lào là vô cùng sâu đậm, gắn bó như một phần hữu cơ của cuộc sống. Như vậy, có thể thấy dấu ấn tâm linh Phật giáo đã in sâu vào cuộc sống của con người Lào từ khi sinh ra lớn lên và mất đi. Phật giáo như một đức tin để con người Lào vượt qua tất cả. Tiểu kết chƣơng 1
  12. 10 CHƢƠNG 2 ẢNH HƢỞNG NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN CÁC BỘ TỘC LÀO 2.1. SƠ LƢỢC VỀ CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Lào là một quốc gia ở Đông Nam Á duy nhất không giáp biển, diện tích là 236.800 km2, phía Bắc giáp Trung Quốc, Tây Bắc giáp Myanmar, phía Tây giáp Thái Lan, phía Nam giáp Campuchia và phía Đông giáp Việt Nam. Địa thế đất Lào 90% là núi, có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh, đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817m so với mực nước biển. Diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên Khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Là một quốc gia không giáp biển, với 90% địa hình là đồi núi, khí hậu khô nóng rất khó khăn trong phát triển kinh tế. Trong quá trình khảo sát và phát triển nền kinh tế quốc gia, ở Lào được chia thành 3 vùng địa lý kinh tế nhằm khai thác và tận dụng những ưu thế vốn có của các vùng vào phát triển kinh tế. - Vùng Bắc Lào: Bao gồm 8 tỉnh (Phongsaly, Luongnamtha, Oudomxay, Bokeo, Xaynhabuly, LuongPrabang, Xiengkhoang và Huaphan), có diện tích tự nhiên 113.283 km2, chiếm 47,64% diện tích tự nhiên cả nước Lào; dân số 2.216.097 người, chiếm 35,40% tổng dân số.
  13. 11 - Vùng Trung Lào: Bao gồm 5 tỉnh (Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, Bolikhămxay, Savannakhet, Khammuon), có diện tích tự nhiên 79.426 km2, chiếm 33,74% diện tích tự nhiên cả nước Lào; dân số 2.795.640 người, chiếm 44,63% tổng dân số. - Vùng Nam Lào: Bao gồm 4 tỉnh (Saravan, Chămpasack, Sekong, Attapư) có diện tích tự nhiên 44.091 km2, chiếm 18,62% diện tích tự nhiên cả nước Lào; dân số có 1.244.460 người, chiếm 19,97% tổng dân số. Về cơ cấu kinh tế, đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông lâm nghiệp trong GDP đã giảm dần từ 60,7% năm 2015 xuống còn 52,1% năm 2017; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 14,4% lên 22,6%; dịch vụ tăng từ 24,9% lên 26,1%. 2.1.3. Dân cƣ các bộ tộc Lào Thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc có những nét riêng. Lào là một nuớc nằm ở trung tâm khu vực Ðông Nam Á, có dân số khoảng hơn 7 triệu nguời, với 49 tộc nguời sinh sống trên địa bàn cả nuớc. Diện tích 236.000 km2 và có 4.700 km đuờng biên giới tiếp giáp với 5 nuớc láng giềng. Tại Đại Hội Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ II năm 1970 các thành phần bộ tộc Lào đã được xác định gồm 3 nhóm dân tộc và 49 bộ tộc, đặt tên gọi theo vị trí địa lý, ngôn ngữ, quá trình chung lưng đấu cật dựng nước và giữ nước và ý nghĩa chính trị của nó như: Nhóm tộc người sống trên vùng thấp hay đồng bằng là Lào Lùm gồm có 12 tộc người, Lào Thơng là nhóm tộc người sống trên vùng sườn núi và nhóm tộc người sống trên vùng núi cao Lào Xúng.
  14. 12 Dân cư các bộ tộc Lào theo nhiều loại hình tôn giáo khác nhau. Hiện nay có khoảng 67% người Lào là tín đồ Phật giáo Thượng toạ bộ, 1,5% là tín đồ Cơ Đốc giáo, và 31,5% theo các tôn giáo khác hoặc không xác định theo điều tra nhân khẩu năm 2015. Phật giáo từ lâu đã là tôn giáo quan trọng tại Lào. Phật giáo Thượng toạ bộ tồn tại hoà bình với thuyết đa thần địa phương từ khi được truyền bá đất nước triệu voi. 2.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NHÂN DÂN CÁC BỘ TỘC LÀO 2.2.1. Quá trình hình thành đạo đức cho nhân dân các bộ tộc Lào Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Đạo đức được xem là một phạm trù để đánh giá nhân cách và giá trị của con người. Đạo là con đường đi, đức là tính tốt. Khi nói một người có đạo đức tức là nói người đó có sự rèn luyện, thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và tốt đẹp ở một cộng đồng một xã hội. Khi mới du nhập vào đất nước Lào, Phật giáo như một chỗ dựa tinh thần cho con người các bộ tộc Lào. Gắn với lịch sử đấu tranh thống nhất đất nước, Phật giáo đã trở thành quốc giáo của Lào. Những tư tưởng giáo lý Phật giáo, đặc biệt là nhân sinh quan Phật giáo đã hòa hợp cùng với những tín ngưỡng, văn hóa vốn có của các dân tộc Lào anh em, góp phần giáo dục những giá trị đạo đức tốt đẹp cho con người Lào trong quá khứ và hiện tại.
  15. 13 Có thể nói, đạo đức Phật giáo đã ăn sâu vào đạo lý truyền thống dân tộc, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, lối sống, phong tục, tập quán của con người Lào. Họ tiếp thu Phật giáo không phải với tư cách là một hệ tư tưởng với các giáo lý cao siêu, mà là những điều rất gần gũi, gắn bó mật thiết với cuộc sống hằng ngày, với tâm tư, tình cảm của mình. Phật giáo đã hòa nhập vào đời sống của nhân dân các bộ tộc Lào, những giá trị đạo đức tốt đẹp của Phật giáo đã gắn kết, hài hòa với tinh thần yêu nước của người Lào. Tư tưởng “c u khổ c u nạn” xuất phát từ tâm từ bi, hướng thiện của Phật giáo, tư tưởng này rất phù hợp với truyền thống giết giặc, trừ gian của dân tộc Lào. Không những thế, tư tưởng này còn được cụ thể hóa trong đạo đức của con người Lào, giải phóng con người khỏi những đau khổ trong cuộc sống thực tại, bảo vệ “quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc” của mỗi con người. Những giáo lý Phật giáo đã trở thành triết lý sống cho con người Lào, từ những người lãnh đạo đất nước cho đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Có thể nói, Phật giáo với những giá trị từ, bi, hỉ, xả, cứu khổ cứu nạn, thuyết nhân quả, nghiệp báo, luân hồi… Khi du nhập vào Lào gặp gỡ thế giới quan và nhân sinh quan của người dân bản địa, chứa đựng nhiều yếu tố tích cực đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đạo đức truyền thống của dân tộc. 2.2.2. Nhân sinh quan Phật giáo với việc hình thành lối sống cho dân tộc Lào Lối sống là những nét điển hình, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành thói quen, phong cách trong đời sống cá nhân, cộng đồng dân cư, xã hội, trở thành nét văn hoá đặc trưng của vùng miền. Lối
  16. 14 sống của con người trong mỗi quốc gia, dân tộc được hình thành trên cơ sở của điều kiện tự nhiên, bao gồm vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, hệ động thực vật cùng các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng, truyền thống... Lối sống của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay cũng có những nét đặc thù, đời sống nhân dân các bộ tộc Lào trong lịch sử cũng như hiện tại chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Nhân sinh quan Phật giáo ảnh hưởng rất nhiều đến lối sống của nhân dân các bộ tộc Lào. Trước hết nó được biểu hiện ở ăn, mặc, ở, đi lại, trong quá trình sản xuất, cuộc sống thường ngày của người dân. Tư tưởng Phúc và Đức trong giáo lý nhà Phật là một trong những đạo lý ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong lối sống của người dân Lào. Đây được coi là là một triết lý nhân sinh. Phúc đức của mỗi người hiện nay thường được giải thích là do ông bà, cha mẹ đã chịu khổ cực, hi sinh, thậm chí là cả tính mạng; hoặc con gái thì nhờ phúc cha, con trai thì nhờ phúc mẹ. Trong truyền thống dân tộc Lào, từ niềm tin vào phúc ấm nên người ta bảo vệ các phần mộ; gia đình, dòng họ có con em đỗ đạt thì vinh quy bái tổ, phải giữ nề nếp gia phong cho gia đình và dòng họ…. Trong suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo đã tác động mạnh mẽ đến lối sống, góp phần hình thành một bản sắc văn hóa rất đặc thù của dân tộc Lào, làm phong phú đa dạng nền văn hóa tinh thần của dân tộc Lào. Trong quá trình hình thành những phẩm chất đạo đức, lối sống hiện nay, chúng ta cần thấy rõ mặt tích cực của nó, phát huy nó để góp phần vào việc xây dựng nền đạo đức dân tộc cho phù hợp với yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước.
  17. 15 2.2.3. Nhân sinh quan phật giáo ảnh hƣởng đến phong tục tập quán nhân dân các bộ Lào Phong tục tập quán là những nét đặc sắc thể hiện những nét văn hóa riêng của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc. Thông qua tìm hiểu về phong tục tập quán mà người ta có thể tìm lại được những nét văn hóa được xem là bản chất, cốt cách của một dân tộc. Phong tục tập quán được hình thành từ các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên (trời, đất, sông, núi, cây cối,…); giữa con người với con người qua giao tiếp, ứng xử; giữa con người với quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất là cày, cấy, chăn nuôi, trồng trọt,… - Ảnh hưởng nhân sinh quan phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng dân gian, từ lâu đã thấm đượm và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào. Gần như gia đình nào trên khắp đất nước Lào cũng có bàn thờ tổ tiên. Tín ngưỡng này không chỉ chứa đựng những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp mà còn thể hiện quan niệm của người Lào về thế giới và nhân sinh. - Tục ăn chay, phóng sinh và bố thí : Ăn chay và thờ Phật là hai việc đi đôi với nhau của những tín đồ đạo Phật trên đất nước Lào. Ăn chay xuất phát từ quan niệm từ bi của đạo Phật. Những người theo Phật không muốn sát sinh, hại vật mà trái lại phải yêu thương mọi loài. Điều này không thể có được khi con người còn ăn thịt, uống máu chúng sinh. Quan niệm ăn chay của đạo Phật là để lòng Từ bi được mở rộng, tinh thần bình đẳng được lan xa, trí tuệ được tỏ ngộ, đạo quả được chóng viên thành, để nuôi dưỡng pháp thiện, tăng trưởng căn lành, phát triển tình thương rộng
  18. 16 lớn với mọi người và mọi loài. Chính điều đó đã có tác dụng ngăn ngừa con người làm điều bất chính, tạo thân tâm nhẹ nhàng, thanh khiết. Với lối sống này, người Lào loại bỏ được tham, sân, si, giữ được bình yên trong quan hệ với người xung quanh, cuộc sống nhờ đó mà tốt đẹp hơn. - Lễ hội truyền thống: Phong tục tập quán phổ biến nhất của nhân dân các bộ tộc Lào là lễ hội. Lào là xứ sở của lễ hội, tháng nào trong năm cũng có. Mỗi năm có 3 lần tết: Tết Dương Lịch, Tết Lào (Bun PiMay vào tháng 4) và Tết H'mong (tháng 12). Tất cả các lễ hội ở lào đều gắn với hình ảnh chùa tháp, các sư tăng đến cầu an. Là đất nước mà Phật giáo chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của người dân nên lễ hội ở Lào cũng mang dáng dấp của Phật giáo. 2.2.4. Ảnh hƣởng nhân sinh quan Phật giáo đến sản xuất và đời sống của nhân dân các bộ tộc Lào Sản xuất hay sản xuất ra của cải vật chất là những hoạt động chủ yếu của con người tác động vào giới tự nhiên làm ra của cải để nuôi sống con người. Đất nước Lào trải qua quá trình phát triển hàng ngàn năm. Là một đất nước không mấy thuận lợi về địa lý, khí hậu tài nguyên. Là đất nước với nhiều cao nguyên và đồi núi, dân cư phân bố không đều. Do vậy, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của người dân. Lào là một quốc gia kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nền nông nghiệp Lào có từ lâu đời trong lịch sử, song hành cùng với con người Lào. Trong các nghi lễ, lễ hội tại Lào đều mang dáng dấp cầu cho nông nghiệp, mong muốn mùa màng tốt tươi, đem lại cuộc sống no
  19. 17 đủ cho con người. Trong đó phải kể tới lễ hội Té nước. Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hoá cuộc sống của con người. Để tỏ lòng tôn kính, người trẻ tuổi té nước cho những người lớn tuổi để chúc sống lâu và thịnh vượng, còn thanh niên nam nữ té nước vào nhau... Vì người Lào tin rằng, nước sẽ giúp gột rửa những điều không may mắn, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, sạch sẽ và mạnh khỏe. Nhân sinh quan từ - bi - hỷ - xả không chỉ ảnh hưởng đến đạo đức, phong tục tập quán, quá trình sản xuất của nhân dân các bộ tộc Lào mà còn tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người nơi đây. Cuộc sống của nhân dân các bộ tộc Lào luôn gắn liền với các nhà sư tại các chùa chiền trên khắc đất nước. 2.2.5. Tác động đến lĩnh vực văn hoá nghệ thuật Phật giáo từ khi được du nhập vào Lào có tác động rất lớn đến nền văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc điêu khắc của Vương quốc Lào. Tất cả đều được thể hiện sinh động và cụ thể nhất là gắn với ngôi chùa Lào. Tất cả những ngôi chùa ở đất nước Lào được xây dựng đều gắn với cuộc sống con người, với truyền thống, tín ngưỡng, với văn hóa nghệ thuật ở Lào.. Phật giáo không chỉ ảnh hưởng đến đạo đức lối sống, phong tục tập quán mà văn hóa nghệ thuật của dân tộc Lào có từ ngàn đời xưa cũng chịu ảnh hưởng rất lớn. Từ ca hát, âm điệu mang dấu ấn rất rõ nét của đạo Phật, cách ăn mặc, ở sáng tác văn chương, đến kiến trúc điêu khắc đều mang hình dáng của Phật giáo. Phật giáo đã in đậm, ăn sâu, đi cùng và phát triển cùng dân tộc Lào. Tiểu kết chƣơng 2
  20. 18 CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ MẶT TIÊU CỰC CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN NHÂN DÂN CÁC BỘ TỘC LÀO HIỆN NAY 3.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO VỚI VẤN ĐỀ TÔN GIÁO HIỆN NAY. 3.1.1. Vấn đề tôn giáo ở Lào hiện nay Tôn giáo là một vấn đề có tính phức tạp và nhạy cảm nhưng là nhu cầu cần thiết trong đời sống tinh thần, tâm linh của người dân. Nhu cầu này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cá nhân và xã hội của một khu vực, một quốc gia. Chính vì vậy, hoạt động tôn giáo cũng cần phải được quan tâm nhất định. Bước sang thế kỷ 21, đất nước Lào tích cực mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu hợp tác về kinh tế văn hoá xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực của mở cửa hội nhập thì những mặt tiêu cực cũng kéo theo đó là sự du nhập những dòng văn hoá ngoại lai, những tôn giáo mới theo hội nhập vào đất nước Lào. Là lối sống thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất, đạo đức của dân tộc Lào vốn có đang dần bị lãng quyên. 3.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc Lào về tôn giáo Nghị Quyết số 315/NQ, ngày 16 tháng 8 năm 2016. Nghị Quyết về bảo vệ và quản lý hoạt động tôn giáo tại Lào. Tại Điều 4 của Nghị Quyết – Chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo ghi rõ: 1. Tôn trọng quyền và hòa bình trong tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân các bộ tộc Lào anh em. Không cho phép người hoặc nhóm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2