Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm của Karl Popper về xã hội mở
lượt xem 1
download
Đề tài "Quan điểm của Karl Popper về xã hội mở" trình bày cơ sở hình thành quan điểm của Karl Popper về xã hội mở, những quan điểm cơ bản của Karl Popper về xã hội mở, những giá trị và hạn chế trong quan điểm của Karl Popper về xã hội mở.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm của Karl Popper về xã hội mở
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHÙNG THỊ LANH QUAN ĐIỂM CỦA KARL POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.03.01 Đà Nẵng - Năm 2019
- Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN TẤN HÙNG Phản biện 1 TS. Trịnh Sơn Hoan Phản biện 2 TS Nguyễn Văn Quế Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Lý luận chính trị họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 9 tháng 3 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngoài triết học Mác-Lênin, triết học Phương Tây hiện đại cũng có nhiều thành quả và đóng góp nhất định. Nhiều trường phái và trào lưu triết học Phương Tây hiện đại đã có ảnh hưởng rất sâu rộng đến nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam trong thời kỳ trước đổi mới, việc nghiên cứu về triết học Phương Tây hiện đại chỉ là công việc của các viện nghiên cứu, chưa được phổ biến trong sinh viên, học viên. Công cuộc đổi mới đất nước được Đảng ta khởi xướng từ năm 1986 là một cuộc đổi mới toàn diện, cả trong lĩnh vực chính trị - tư tưởng. Nghị quyết của Bộ Chính trị khóa VII, ngày 28 tháng 3 năm 1992 đã chỉ ra: “Trong nhiều năm qua, nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận hầu như chỉ bó hẹp trong các bộ môn khoa học Mác - Lênin, chưa coi trọng việc nghiên cứu các trào lưu khác và tiếp nhận những thành tựu khoa học của thế giới”. Nghị quyết của Bộ chính trị ngày 9 tháng 10 năm 2014 về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” tổng kết, đánh giá và đề ra phương hướng: “Đối với những trào lưu tư tưởng, học thuyết, lý thuyết mới, tiếp tục mở rộng và đi sâu nghiên cứu trên quan điểm khách quan, biện chứng và tiếp thu những giá trị tiến bộ”. Một trong những khuynh hướng triết học Phương Tây có ảnh hưởng lớn đến trên thế giới, một ý kiến phản biện quan trọng đối với lý luận của triết học Mác về chủ nghĩa xã hội đó là triết lý về xã hội mở và sự phê phán chủ nghĩa lịch sử của nhà triết học Anh gốc Áo Karl Popper. Một trong những quan niệm độc đáo của ông là quan niệm về xã hội mở. Karl Popper chủ trương xây dựng một xã hội tự do, do
- 2 mọi người sáng tạo một cách tự do, không phụ thuộc vào tính tất yếu và quy luật lịch sử. Quan niệm “xã hội mở” lần đầu tiên được Henri Bergson đưa ra năm 1932 nhưng phải chờ đến mười năm sau đến năm 1943, khi Karl Popper cho xuất bản cuốn “Xã hội mở và những kẻ thù của nó” thì thuật ngữ này mới trở nên phổ biến. Công cuộc đổi mới ở nước ta gắn liền với việc từ bỏ những quan niệm và quy định cứng nhắc, giáo điều, phát huy tính tự do sáng tạo của mọi cá nhân và thành phần kinh tế; mở cửa, hội nhập để tiếp thu tất cả những thành quả của văn minh nhân loại. Do đó, việc nghiên cứu triết lý về xã hội mở của Karl Popper sẽ giúp giải đáp và bổ sung nhiều vấn đề quan trọng vào lý luận xây dựng xã hội mới ở nước ta hiện nay. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Quan điểm của Karl Popper về xã hội mở” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của Karl Popper về xã hội mở, tìm ra những giá trị và hạn chế của nó. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau đây: - Làm rõ hoàn cảnh lịch sử và tiền đề lý luận hình thành quan điểm của Karl Popper về xã hội mở. - Phân tích những nội dung cơ bản trong quan điểm của Karl Popper về xã hội mở. - Chỉ ra những giá trị và hạn chế trong quan điểm của Karl Popper về xã hội mở, qua đó kế thừa những yếu tố hợp lý để bổ sung
- 3 chủ nghĩa Mác, vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta; đồng thời phê phán những biểu hiện cực đoan, phiến diện của Karl Popper để bảo vệ những giá trị trong chủ nghĩa duy vật lịch sử của C. Mác. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan điểm của Karl Popper về xã hội mở. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong một số tác phẩm như: “Xã hội mở và kẻ thù của nó”, “Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử” và một số tác phẩm khác của K. Popper để rút ra những đặc trưng cơ bản của xã hội mở theo quan điểm của ông; xem xét một số tác phẩm của những nhà nghiên cứu về K. popper, so sánh với quan điểm duy vật lịch sử của C. Mác để thấy được những giá trị và hạn chế trong quan điểm của K. Popper; đồng thời cũng thấy được những giá trị đúng đắn của chủ nghĩa duy vật lịch sử của C. Mác. 4. Cở sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Nhưng chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống nhất giữa phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, logic và lịch sử, đối chiếu, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa…
- 4 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận Việc nghiên cứu quan điểm của Karl Popper về xã hội mở giúp chúng ta nhận thức được một cách toàn diện và đúng đắn quan điểm này, qua đó rút ra được những giá trị và hạn chế của nó. Những kết quả nghiên cứu có giá trị lý luận là bổ sung, làm phong phú thêm và phát triển triết học Mác – Lênin; đồng thời đập lại những luận điệu sai lầm là quá đề cao quan niệm về xã hội mở của K. Popper đi đến phủ nhận những giá trị của chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin. - Ý nghĩa thực tiễn Những nội dung nghiên cứu quan điểm của Karl Popper về xã hội mở có giá trị tham khảo cho việc đổi mới và phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội; có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy về triết học Phương Tây hiện diện. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có nội dung chính gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở hình thành quan điểm của Karl Popper về xã hội mở Chương 2: Những quan điểm cơ bản của Karl Popper về xã hội mở Chương 3: Những giá trị và hạn chế trong quan điểm của Karl Popper về xã hội mở
- 5 CHƢƠNG 1 ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM CỦA KARL POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ 1.1. BỐI CẢNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM CỦA KARL POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ 1.1.1. Tình hình kinh tế Vào cuối năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX trong thế giới tư bản đã diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế. Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng này là do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận nên quá trình sản xuất tăng nhanh trong một thời gian dài dẫn đến sự dư thừa hàng hóa, trong khi đó nhu cầu thị trường lại không nhiều, sức mua giảm sút vì nhân dân quá nghèo khổ dẫn đến cung cao hơn cầu, hàng hóa ngày càng trở nên dư thừa dẫn đến sự suy thoái trong nền sản xuất. Cuộc khủng hoảng diễn khắp ở các nước tư bản và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống ở các nước châu Âu. Karl Popper đã thuật lại qua “Tự tiểu sử” của mình rằng: “Việc trông thấy cảnh nghèo đói xơ xác ở Viên là một trong những vấn đề chính đã làm tôi xúc động ngay từ khi còn là một đứa trẻ - đến nỗi nó hầu như là mãi mãi nằm sâu trong đầu óc của tôi… đàn ông, đàn bà, trẻ con sống trong cảnh đói, rét và tuyệt vọng. Là trẻ con như chúng tôi không thể làm gì hơn là xin một vài đồng xu đề cho người nghèo”. 1.1.2. Tình hình chính trị - xã hội Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là cuộc chiến tranh bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến, sự tàn phá và ảnh hưởng của nó về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. Mục
- 6 đích của cuộc đại chiến này là nhằm phân chia lại thị trường và thuộc địa của các nước đế quốc. Trong thời gian này, ở Viên thủ đô nước Áo nổi lên phong trào xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Áo phát động phong trào đấu tranh cách mạng. Đây là thời kỳ “Viên đỏ”. K. Popper đã tham gia Hội sinh viên xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sau sự kiện đã xảy ra vào năm 1919 K. Popper từ bỏ chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản và chuyển sang lập trường chủ nghĩa tự do. Trước sự trỗi dậy của Đức Quốc xã và nguy cơ nước Áo bị Hitler sát nhập và nước Đức phát xít, năm 1937, K. Popper cùng vợ lánh nạn sang New Zealand và sau Thế chiến I ông di cư sang nước Anh và giảng dạy ở Trường Kinh tế và chính trị London. 1.2. TIỀN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN DẪN ĐẾN SỰ RA ĐỜI QUAN ĐIỂM VỀ XÃ HỘI MỞ CỦA KARL POPPER 1.2.1. Tiền đề về lý luận Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống đọc sách, Cha của ông có một tủ sách rất lớn trong đó có nhiều chủng loại bao gồm cả sách về triết học và chính trị - xã hội. Ngoài ra Karl Popper còn chịu ảnh hưởng của nhiều tư tưởng khác nhau: - Ảnh hưởng chủ nghĩa thực chứng lôgic nhóm Viên - Karl Popper tham dự các cuộc thảo luận của nhóm Viên dưới sự chủ trì của Moritz Schlick, nhưng ông phải là hội viên chính thức của nhóm này và do việc Karl Popper phê phán các luận điểm cơ bản của chủ nghĩa thực chứng lôgic nên về sau ông không còn được mời tham dự nữa. Karl Popper kế thừa quan điểm của các nhà thực
- 7 chứng lôgic về vai trò của quan sát, thực nghiệm trong sự phát triển của khoa học, nhưng ông phản bác quan điểm của Ludwig Wittgenstein và các nhà thực chứng lôgic lấy quan sát (kinh nghiệm) làm cơ sở của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý. Ông đề cao vai trò của quan sát và thực nghiệm nhưng chỉ để bác bỏ (chứng sai) mà không phải để chứng minh. Ông đưa ra “nguyên tắc khả phủ chứng” (nguyên tắc chỉ có thể chứng sai) đối lập với “nguyên tắc khả thực chứng” (nguyên tắc có thể chứng minh là chân thực) làm một nguyên tắc của nhận thức và làm tiêu chuẩn cho sự phân ranh giữa khoa học với phi khoa học. Nguyên tắc này được mở rộng thành nguyên tắc “Làm thử và loại bỏ sai lầm” (gọi tắt là „thử - sai) được ông áp dụng trong nhận thức và xã hội xã hội mở. - Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đầu tiên được ảnh hưởng bởi một người bạn thân của Karl Popper tên là rndt. rndt nói về những ý tưởng xã hội chủ nghĩa, nhưng, Popper nói, “Tôi cảm thấy không có điều gì quan trọng hơn là chấm dứt nghèo đói”. Từ lúc còn là thanh niên, Karl Popper đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tiếp thu chủ nghĩa Mác, năm 1919, ông tham gia hoạt động trong Hội Sinh viên xã hội chủ nghĩa ở Viên và trở thành một người cộng sản. Popper đã đọc những tác phẩm của C. Mác. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến cảnh những người đồng chí của mình bị cảnh sát Viên sát hại một cách dã man trong một cuộc biểu tình tay không, Karl Popper nhận thức rằng phương pháp đấu tranh bạo lực của những người cộng sản là sai lầm, từ đó ông từ bỏ chủ nghĩa cộng sản và phê phán lý luận về xã hội của chủ nghĩa Mác, coi đó là biểu hiện của
- 8 “chủ nghĩa lịch sử” tất yếu dẫn đến xã hội đóng và kìm hãm xã hội mở. - Ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do Chủ nghĩa tự do là một trào lưu triết học chính trị xuất hiện trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài phong kiến và gắn liền với sự phát triển của của chủ nghĩa tư bản thế kỷ XVIII. Chủ nghĩa tự do cổ điển đề cao vai trò của tự do cá nhân. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, một hình thức mới của chủ nghĩa tự do ra đời là “chủ nghĩa tự do mới” (new liberalism). Nguyên nhân sự thay đổi trong chủ nghĩa tự do là do tình hình nghèo đói của nhân dân trong những năm 30-40 buộc các nhà tự do chủ nghĩa phải thay đổi lập trường từ chủ trương tự do hoàn toàn của cá nhân và giảm thiểu vai trò của nhà nước thành việc ủng hộ sự can thiệp của nhà nước để giải quyết thất nghiệp và tình trạng nghèo đó của xã hội. Do vậy, hình thức này được gọi là “chủ nghĩa tự do xã hội” với lý thuyết can thiệp kinh tế của John Maynard Keynes. Từ những năm 70 lại xuất hiện một khuynh hướng khác của chủ nghĩa tự do mà đại biểu xuất sắc là Hayek. Karl Popper tham gia nhiều cuộc hội thảo do Hayek tổ chức. Tuy có chịu ảnh hưởng tư tưởng tự do của Hayek, nhưng K. Popper không hoàn toàn ủng hộ hình thức cực đoan trong chủ nghĩa tự do của Hayek. Trái lại, K. Popper ủng hộ “chủ nghĩa tự do xã hội”, trong đó thừa nhận vai trò can thiệp của nhà nước để hạn chế tình trạng nghèo đói, xóa bỏ bất công, tiêu cực. 1.2.2. Tiền đề về khoa học tự nhiên: - Ảnh hưởng của thuyết bất định Theo nguyên lý này, chúng ta không thể xác định được một cách chính xác cả vị trí lẫn vận tốc (hay xung lượng) của một hạt electron vào cùng một lúc. Nguyên lý “không biết chắc” trong vật lý
- 9 lượng tử được lấy làm cơ sở khoa học cho “thuyết bất định” hay “vô định luận” trong khoa học và sau đó được mở rộng trong phạm vi triết học, đối lập với “thuyết tất định” hay “quyết định luận”. Karl Popper chịu ảnh hưởng sâu nặng của thuyết bất định và ông là một người ủng hộ thuyết này một cách tích cực. - Ảnh hưởng của thuyết tiến hóa K. Popper kế thừa thuyết tiến hóa của Darwin, nhưng ông cải biến nó theo nguyên tắc “làm thử và loại bỏ sai lầm”. Ông áp dụng nguyên tắc này trong nghiên cứu sự tiến hóa của sinh vật, thậm chí trong sự tiến hóa của tri thức nhân loại. Tư tưởng về sự tiến hóa của xã hội cùng với nguyên tắc “làm thử và loại bỏ sai lầm” cũng được ông áp dụng trong tác phẩm: “Xã hội mở và những kẻ thù của nó” để nghiên cứu sự phát triển xã hội và phương pháp cải biến xã hội. - Ảnh hưởng của thuyết tương đối của Albert Einstein Karl Popper đã tiếp xúc với lý luận khoa học của Albert Einstein và đã bị khuất phục bởi chính những lý luận đó. Theo K. Popper, Einstein chưa bao giờ coi lý luận của mình là một giáo điều, tuyệt đối. Ông nhấn mạnh cần phải tiếp thu và kiểm nghiệm thực tiễn. Theo K. Popper, chỉ có học thuyết của Eíntein là khoa học thực sự. 1.3. VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC CỦA KARL POPPER 1.3.1. Về cuộc đời của Karl Popper Karl Raimund Popper sinh ngày 28 tháng 6 năm 1902 tại Viên, nước Áo trong một gia đình giàu có gốc Do Thái, nhưng cha mẹ ông đã chuyển đổi sang đạo Tin lành. Ông xuất thân từ một gia đình có truyền thống đọc sách và âm nhạc. Cha của Karl Popper là ông Simon Carl Seigmund (1856-1932), là một luật sư giỏi và là người tích cực tham gia các hoạt động xã hội và từ thiện. Mẹ của
- 10 Karl Popper là bà Jenny Schiff (1864-1938), xuất thân từ một gia đình có truyền thống âm nhạc. Karl Popper đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Ông tiếp thu chủ nghĩa Mác và trở thành một người mácxít. Tuy nhiên, do hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, đỉnh điểm là sự kiện xảy ra vào năm 1919, cuộc biểu tình này do Đảng Cộng sản lãnh đạo và họ đã bị sát hại một cách thê thảm. Và kể từ đây ông đã quyết định thay đổi lập trường chính trị của mình. Năm 1928 ông đã hoàn thành luận án tiến sĩ triết học. Năm 1937 Karl Popper đến New Zealand và giảng dạy triết học tại Đại học Canterbury. Năm 1949 ông đã trở thành một giáo sư lôgic và khoa học về phương pháp tại Trường Kinh tế London. Năm 1958, Karl Popper đã trở thành một thành viên của Học viện Anh và là Chủ tịch Hội Aristotle. Năm 1979, ông ngừng giảng dạy nhưng vẫn tiếp tục viết sách. Ông mất vào ngày 17 tháng 9 năm 1994 tại London. 1.3.2. Một số tác phẩm tiêu biểu của Karl Popper Hai tác phẩm tiêu biểu cho quan điểm chính trị - xã hội của Karl Popper là: 1. “The Poverty of Historicism” (Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử) viết từ năm 1936-1957 (Sách được Chu Đình Lan dịch, Nxb Tri thức) 2. “The Open Society and Its Enemies” (Xã hội mở và kẻ thù của nó) (Sách đã được Nguyễn Quang A dịch, công bố trên mạng). Ngoài các tác phẩm về xã hội, Karl Popper còn có một số tác phẩm thể hiện quan điểm triết học về khoa học của mình: 1. “Lôgic của khám phá khoa học”. 2. “Phỏng định và bác bỏ”. 3. “Tri thức khách quan, một cách tiếp cận từ góc độ tiến hóa”.
- 11 CHƢƠNG 2 NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KARL POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ 2.1. KHÁI NIỆM VỀ XÃ HỘI MỞ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NÓ 2.1.1. Khái niệm xã hội mở “Xã hội mở” là khái niệm không phải đến Karl Popper mới có mà nó đã được hình thành từ trước, trải qua quá trình phát triển, khái niệm xã hội mở được khái quát bởi những quan niệm khác nhau. 2.1.2. Quá trình phát triển khái niệm xã hội mở Khái niệm xã hội mở (Open Society), được Henri Bergson dùng đầu tiên trong tác phẩm Les Deux Sources de la morale et de la religion (Hai nguồn gốc của đạo đức và tôn giáo) [48] xuất bản năm 1932. Henri Bergson cho rằng: “Xã hội mở là một xã hội theo nguyên tắc bao trùm toàn bộ nhân loại. Cho đến năm 1943, khái niệm xã hội mở mới được phát triển rộng rãi bởi công trình triết học của Karl Popper trong tác phẩm “The Open Society and Its Enemies” (Xã hôi mở và kẻ thù của nó). Popper cho rằng, không thể đạt tới chân lý cuối cùng, lý tưởng về một xã hội hoàn hảo cũng không thể thực hiện, vì thế, nhân loại phải chấp nhận ưu tiên thứ hai, đó là mô hình xã hội không hoàn hảo nhưng nó có khả năng cải tạo khôn cùng, mà ông gọi là "xã hội mở", được đánh dấu bằng thái độ phê phán của ông đối với truyền thống. Sau này, khái niệm xã hội mở được George Soros phát triển trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
- 12 2.1. QUAN ĐIỂM CỦA KARL POPPER VỀ NHỮNG ĐẶC TRƢNG CỦA XÃ HỘI MỞ 2.1.1. Quá trình phát triển từ xã hội đóng đến xã hội mở K. Popper cho rằng xã hội đóng là xã hội đã được định trước với những quy định, ràng buộc cứng nhắc của tập tục, truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo. Trong xã hội đóng, cá nhân không có tự do sáng tạo, mà chỉ là con tốt trên bàn cờ, mọi hoạt động của họ đều theo một đường mòn có sẵn hoặc bị quy định bởi nhà nước, tôn giáo. Theo ông, đó là xã hội bộ lạc, xã hội phong kiến và những xã hội được xây dựng theo một lý luận đã vạch sẵn. Theo K. Popper, bước chuyển từ xã hội đóng lên xã hội mở diễn ra khi con người đã nhận thức được rằng các thiết chế xã hội không phải do thần thánh dựng nên, mà do con người tạo ra, và việc cải biến chúng xuất phát từ mục đích và lợi ích của con người. Tuy nhiên, K. Popper không nêu ra được những yếu tố kinh tế làm phá vỡ xã hội đóng và hình thành xã hội mở. 2.1.2. Một số đặc trƣng cơ bản của xã hội mở - Xã hội mở là xã hội do những cá nhân con người xây dựng nên một cách tự do và sáng tạo. Theo Karl Popper, xã hội mở là xã hội không bị ràng buộc hay bị quy định bởi bất cứ một điều cấm kỵ, một mô hình đã được dựng sẵn, hay tính tất yếu, quy luật đã được nhận thức. Tuy nhiên, K. Popper không nghiên cứu cơ sở kinh tế của xã hội đóng, điều kiện kinh tế của bước chuyển từ xã hội đóng sang xã hội mở, mà ông chỉ tập trung tấn công “kẻ thù của xã hội mở” là “chủ nghĩa lịch sử”. Do vậy, để hiểu rõ quan niệm của K. Popper về xã hội mở, chúng ta cần làm rõ quan niệm của ông về chủ nghĩa lịch sử và lý do vì sao nó là “kẻ thù” của xã hội mở.
- 13 Chủ nghĩa lịch sử là khái niệm được Karl Popper dùng để chỉ một khuynh hướng chung của nhiều tác giả, nhiều trường phái. Nó cho rằng có thể nhận thức được quy luật vận động của xã hội, nhờ đó con người có thể dự báo được tiến trình của xã hội tương lai. Trên cơ sở đó, nó cho rằng con người có thể cải biến toàn bộ xã hội cũ, xây dựng một xã hội hoàn toàn mới theo mô hình đã xây dựng và trên cơ sở tính tất yếu và quy luật đã nhận thức được. Từ việc bác bỏ khả năng nhận thức quy luật, Karl Popper đi đến bác bỏ khả năng tiên đoán lịch sử của chủ nghĩa lịch sử. Karl Popper đã chỉ ra các yếu tố làm cản trở sự phát triển của “xã hội mở”, đó là những tiên đoán và tiên tri về lịch sử. Trong tác phẩm “Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử” ông đã dùng lập luận logic gồm năm điểm để bác bỏ khả năng nhận thức quy luật, từ đó bác bỏ khả năng dự báo tương lai của chủ nghĩa lịch sử. Theo K. Popper, vì con người không nhận thức được quy luật nên vì thế việc xây dựng xã hội mới không phụ thuộc vào bất cứ tính tất yếu hay quy luật nào cả. Ông nói: “Tương lai phụ thuộc vào chúng ta, và chúng ta không phụ thuộc vào tính tất yếu lịch sử nào”. - Xã hội mở là xã hội dân chủ. Karl Popper chỉ ra những hạn chế trong quan niệm truyền thống rất mơ hồ về dân chủ, như cho rằng dân chủ là chính quyền của số đông, dân chủ là `chính quyền của nhân dân, v.v., ông đưa ra một quan niệm mới về dân chủ. Ông nói: “Tôi hiểu dân chủ không là một cái gì đó không xác định, giống như „quyền lực của nhân dân‟ hay là „quyền lực của đa số‟, mà là hệ thống các thiết chế, hệ thống cho phép thực hiện sự giám sát xã hội đối với những người cầm quyền và bãi miễn họ theo ý muốn của những người không cầm quyền, cho phép những người này đạt tới cải cách mà không cần sử dụng bạo lực, thậm chí là trái với ý muốn của người cầm quyền”.
- 14 - Xã hội mở được xây dựng theo một “công nghệ xã hội” nhất định. K. Popper định nghĩa: Công nghệ xã hội: “Là việc lập kế hoạch và xây dựng các thiết chế nhằm mục đích kiềm chế, điều tiết hay tăng tốc độ phát triển xã hội trong tương lai”. Karl Popper đã nêu ra hai phương pháp hay hai cách tiếp cận đối với các vấn đề xã hội: “cách tiếp cận từng phần” (xem xét, nghiên cứu từng bộ phận, hết bộ phận này đến bộ phận khác) và “cách tiếp cận toàn phần” (hay còn gọi là cách tiếp cận chỉnh thể), tức nắm bắt xã hội một cách toàn vẹn. 2.1.3. Quan điểm của Karl Popper về phƣơng pháp xây dựng xã hội mở Từ việc nêu ra đặc trưng của xã hội mở, phân tích và phê phán phương pháp cải biến toàn phần, Karl Popper đã đi đến xác định phương pháp xây dựng xã hội mở đó chính là áp dụng phương pháp cải biến xã hội từng phần. Karl Popper còn vạch ra những ưu điểm của phương pháp cải biến xã hội từng phần trong quá trình xây dựng xã hội mở. Theo ông, phương pháp cải biến xã hội từng phần là phương pháp tương đối đơn giản, có tính khả thi. Trong khi đó, phương pháp cải biến xã hội toàn phần là phương pháp phức tạp và không có tính khả thi. Phương pháp cải biến từng phần “nếu chúng sai thì thiệt hại không phải lớn lắm và một sự điều chỉnh lại không phải khó lắm. Chúng ít rủi ro hơn, và chính lý do này chúng ít gây tranh cãi hơn. Bằng sử dụng phương pháp từng phần, theo ông, chúng ta “có thể dùng lí trí thay cho dùng nhiệt tình và bạo lực”, có khả năng đạt được một thỏa hiệp hợp lí và vì thế “đạt được sự cải thiện bằng các phương pháp dân chủ”. Phương pháp cải biến từng phần dễ nhận được sự đón nhận của đại đa số nhân dân. Nó thoát ra khỏi sự tập trung quyền lực dẫn đến chế độ độc tài của phương pháp cải biến toàn phần, nó chống lại
- 15 việc cai trị chính quyền bằng cách áp dụng biện pháp cai trị bạo lực. Và ông cho rằng, đây là phương pháp đặc biệt nhằm để phát hiện và đấu tranh chống lại những tai họa lớn nhất và khẩn cấp nhất của xã hội chứ không phải dùng để phát hiện và đấu tranh cho một xã hội tươi đẹp vào chung cuộc. Đây chính là phương pháp mà trong đó cuộc chiến chống lại cái ác, chống lại những hình thức bất công hay bóc lột cụ thể chống lại nổi thống khổ của con người như nghèo đói, thất nghiệp. Và chính phương pháp này, việc thành công hay thất bại dễ dàng đánh giá hơn. 2.3. NHỮNG ĐÁNH GIÁ BƢỚC ĐẦU VỀ QUAN ĐIỂM XÃ HỘI MỞ CỦA KARL POPPER 2.3.1. Quan điểm ủng hộ quan điểm của Karl Popper về xã hội mở Người ủng hộ quan điểm của Karl Popper về xã hội mở phải kể đến George Soros. Với việc ông cho xuất bản cuốn sách “Xã hội mở cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu” được xuất bản năm 2000. Trên cơ sở kế thừa và phát triển quan điểm về xã hội mở của Karl Popper, Soros đã xây dựng quan niệm về xã hội mở của mình trên cả hai phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Nếu như Karl Popper coi lý luận về xã hội của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa lịch sử và đại diện cho xã hội đóng thì Soros coi thuyết thị trường chính thống như một mối đe dọa lớn cho xã hội mở ngày nay. “Tôi coi thuyết thị trường chính thống như một mối đe dọa lớn hơn cho xã hội mở ngày nay so với chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản và thậm chí chủ nghĩa xã hội đã mất tín nhiệm, nhưng thuyết thị trường chính thống đang lên” [44, 118]. 2.3.2. Quan điểm chống lại quan điểm của Karl Popper về xã hội mở
- 16 Các tư tưởng chống lại Karl Popper trong quan niệm về xã hội mở phải nói đến tư tưởng của Maurice CornForth. Trong tác phẩm “Triết học mở và xã hội mở”, chứa đựng sự đối lập sâu sắc về quan điểm giữa Popper và Cornforth. M. Cornforth đã đưa ra những luận điểm khác nhau để chống lại sự đã kích của Popper. M. Cornforth phê phán quan niệm của K. Popper xem triết học của Mác là triết học “đóng” . Phép biện chứng là biểu hiện của chủ nghĩa lịch sử, coi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là “xã hội đóng”. Theo M. Cornforth, chủ nghĩa Mác là một học thuyết sáng tạo, luôn phát triển, mở để tiếp thu những thành tựu mới của thực tiễn xã hội và khoa học, luôn làm phong phú các luận điểm lí luận của mình nhờ các kết luận rút ra từ đó. Chính chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là một chế độ xã hội “mở” theo nghĩa tính dân chủ đích thực với khả năng của nó luôn được hoàn thiện và tiến bộ vô hạn. Cornforth trả lời cho sự buộc tội của Popper về phép biện chứng là có thể tiên đoán tất cả mọi thứ. CornForth giải thích rõ rằng: “các nguyên lý và các quy luật chung của triết học không bao giờ tiên đoán một cái gì cụ thể cả, chúng không tham gia vào việc thi đua tiên đoán một cách bình đẳng với các lý luận khoa học cụ thể và nói về các đặc trưng của mọi đối tượng và quá trình hiện tồn hay có thể có. Song chúng không nói bất kỳ điều gì tùy ý về chúng. Phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật là cơ sở logic cho tiên đoán khoa học, và với tư cách mối liên hệ qua lại giữa các phạm trù triết học, các quy luật của chúng, mặc dù cũng có nghĩa là các tiên đoán, song có thể nói “ở một bậc cao hơn” so với tiên đoán trong khoa học cụ thể”. Cuối cùng, Maurice Cornforth phê phán quan điểm công nghệ xã hội của Karl Popper, công nghệ xã hội từng phần, mà ở đây Cornforth gọi là công nghệ xã hội tiên tiến.
- 17 CHƢƠNG 3 NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG QUAN ĐIỂM CỦA KARL POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ Trong quan điểm về xã hội mở của Karl Popper, ông đã có những đóng góp và hạn chế nhất định: 3.1. NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG QUAN ĐIỂM CỦA KARL POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ 3.1.1. Karl Popper đã đề cao tinh thần phê phán trong nghiên cứu các lý thuyết xã hội. Karl Popper đặt ra thuật ngữ “chủ nghĩa duy lý phê phán” để chỉ lập trường nhận thức luận của mình và được ông áp dụng trong nghiên cứu các vấn đề chính trị - xã hội. Theo ông, có một phương pháp có thể được coi là „một phương pháp của triết học và đồng thời là phương pháp của mọi khoa học” là “hãy nêu vấn đề một cách rõ ràng và xem xét những giải pháp khác nhau được đưa ra cho nó một cách có phê phán”. Ông nói: “Tôi đã gạch dưới những từ „tranh luận bằng lý tính‟ và „một cách có phê phán‟ nhằm để nhấn mạnh rằng tôi đánh đồng giữa thái độ lý tính với thái độ phê phán”. Theo K. Popper, thái độ phê phán không chỉ áp dụng đối với tư tưởng, lý luận của người khác, mà còn đối với lý luận, tư tưởng của chính mình, của học thuyết mà từ trước đến nay mình vẫn cho là đúng đắn. Phương pháp tư duy phê phán thật ra cũng là một phương pháp quan trọng của triết học Mác – Lênin. Mác và Ăngghen đã sáng lập ra hệ thống triết học của mình trên cơ sở phê phán Hêghen và các trường phái khác. Lênin đã từng căn dặn rằng chúng tôi không nên xem triết học Mác như là cái gì đã xong xuôi, hoàn chỉnh, bất khả xâm phạm. Do vậy, trong điều kiện hiện nay chúng ta cần áp dụng triệt để phương pháp này trong nhận thức và cải biến xã hội.
- 18 3.1.2. Karl Popper đã đƣa ra một số ý tƣởng quan trọng về những đặc trƣng và con đƣờng xây dựng xã hội mở. Nhờ ở việc nghiên cứu, phê phán chế độ toàn trị và cơ chế kế hoạch hóa tập trung ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, K. Popper đã đưa ra được một số nguyên nhân tư tưởng và cơ chế của xã hội đóng và những rào cản của xã hội mở. K. Popper cũng chỉ ra được mấy đặc trưng của xã hội mở, trong đó đặc trưng quan trọng nhất là hoạt động tự do sáng tạo của mọi cá nhân. Tuy nhiên, Karl Popper không đề cập đến cơ sở kinh tế và nguyên nhân kinh tế của xã hội mở và xã hội đóng. Đồng thời trong tư tưởng về xã hội mở, K. Popper đưa ra nhiều nhận xét chủ quan và tư tưởng cực đoan. Do đó, những đóng góp của K. Popper cũng chỉ là một số ý tưởng về xã hội đóng và xã hội mở, chúng ta cần phải nắm vững chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác mới có thể kế thừa được những yếu tố hợp lý, loại bỏ được những yếu tố cực đoan của K. Popper. Đường lối đổi mới ở nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ 1986 có được chính nhờ ở tinh thần phê phán, dám nhìn thẳng vào sự thật. Nghiên cứu kỹ các văn kiện Đại hội VI của Đảng và các văn kiện khác về sau, chúng ta thấy rằng Đảng ta đã mạnh dạn phê phán và từ bỏ kế hoạch hóa tập trung với chế độ quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một đóng góp lớn vào việc phát triển xã hội mở ở nước ta. Những thành quả có được sau gần 30 năm đổi mới phần lớn là nhờ Đảng ta đã phát huy được tinh thần sáng tạo của mọi cá nhân, mọi thành phần kinh tế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 109 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 103 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn