intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Biểu tượng hoa cau trong phong tục cưới của người Khmer Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung và hệ thống hóa các quan điểm, nguồn gốc, các lễ vật và nghi lễ trong hôn nhân của người Khmer ở một số vùng tiêu biểu như: Sóc Trăng, Trà Vinh, đặc biệt là hệ thống các tư liệu làm rõ biểu tuợng hoa cau - một biểu tượng không thể thiếu được trong phong tục cưới của người Khmer.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Biểu tượng hoa cau trong phong tục cưới của người Khmer Nam Bộ

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 KIÊN THỊ QUÝT THA BIỂU TƯỢNG HOA CAU TRONG PHONG TỤC CƯỚI CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN AN TRÀ VINH, NĂM 2016
  2. -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở nước ta người Khmer tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cũng như nhiều dân tộc anh em trong đại gia đình Việt Nam, dân tộc Khmer có truyền thống văn hóa lâu đời mang bản sắc riêng thật độc đáo. Họ thường sống trên những giồng đất cao nơi thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp. Ở miền Tây Nam Bộ người Khmer sống tập trung ở các tỉnh như: Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu,... Người Khmer vốn có truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng góp phần vào nền văn hóa chung của các dân tôc Việt Nam. Nét văn hóa đặc sắc của người Khmer không chỉ thể hiện trong đời sống sinh hoạt vật chất như: ăn, mặc, ở, đi lại…mà còn thể hiện trong đời sống tinh thần, qua phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng. Đặc biệt là trong nghi lễ cưới truyền thống của họ, đó là một phong tục mang đậm tính dân tộc được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Lễ cưới của người Khmer là hiện lên bức tranh văn hóa truyền thống của dân tộc thông qua các lễ vật và từng nghi thức được thực hiện trong ngày cưới. Các lễ vật được nhà trai đem sang nhà gái gồm trầu cau, nhiều loại trái cây…trong số đó có một loại lễ vật không thể thiếu trong các lễ cưới truyền thống của người Khmer đó là “hoa cau”.
  3. -2- Hoa cau là một lễ vật rất quan trọng được nhà trai nâng niu mang về trang trí khi được cắt từ trên cây xuống và đội trên đầu đưa sang nhà gái làm lễ vật, phải chăng nó đã trở thành một biểu tượng? Hay nó còn có liên quan đến một quan niệm sâu xa nào đó trong hôn nhân của người Khmer? Tại sao trong ngày cưới khi bên đàng trai đem hoa cau đến nhà đàng gái các vị Archa phải chọn từ người cắt đến người đội là một người có tính nết tốt, gia đình không đổ vỡ, con cái ngoan hiền, phải chăng đó là một vật linh thiêng? Đó là hàng loạt các nghi vấn mà bấy lâu nay chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm. Phần lớn các công trình nghiên cứu được công bố trước đây chỉ dừng lại ở việc miêu tả lễ cưới của người Khmer và về hoa cau chỉ được bàn đến nghi thức được thực hiện ở bên đàng gái đó là nghi thức cắt hoa cau “Pithi cat pka sla”, chưa quan tâm đến từng nghi thức trước khi hoa cau trở thành lễ vật mang ý nghĩa thiêng liêng và được sử dụng trong ngày cưới. Tác giả luận văn là một thành viên trong cộng đồng dân tộc Khmer,với mong muốn tìm hiểu về lễ cưới truyền thống của dân tộc và đặc biệt muốn hiểu rõ hơn về một biểu tượng quan trọng nhất được sử dụng trong nghi lễ cưới của dân tộc, đồng thời hệ thống lại các tư liệu, tài liệu của các nhà khoa học đi trước về hôn nhân của người Khmer.Chính vì thế tôi đã chọn đề tài “Biểu tượng hoa cau trong phong tục cưới của người Khmer Nam Bộ” với mong muốn được góp một phần cho việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer Nam Bộ.
  4. -3- 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Là một trong 54 dân tộc anh em góp phần làm nên sự đa dạng của Văn hóa dân tộc, văn hóa Khmer đã và đang có khá nhiều người quan tâm tìm hiểu và công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Song, các công trình tập trung vào nguồn gốc, phong tục, tập quán, lễ hội, chưa nhà khoa học nào đi sâu vào “Biểu tượng hoa cau trong phong tục cưới của người Khmer Nam Bộ”, để có được các tư liệu, tài liệu nghiên cứu đề tài trên chúng tôi dựa trên một số công trình nghiên cứu được công bố:Người Việt gốc Miên của Lê Hương (xuất bản năm 1969); Người Khmer Tỉnh Cửu Longcủa các tác giả Huỳnh Ngọc Trảng,Văn Xuân Chí, Hoàng Túc, Đặng Vũ Thị Thảo, Phan Thị Yến Tuyết (xuất bản năm 1987); Văn hóa người Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long của Trường Lưu (xuất bản năm 1993); Phum sóc người Khmer Đồng Bắng sông Cửu Longcủa Nguyễn Khắc Cảnh( xuất bản năm 1998); Dân tộc Khmer Nam Bộ của Phan An ( xuất bản năm 2001); Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của các tác giả Jean Chevalier, Alain Gheerbrant - nhóm dịch Phạm Vĩnh Cư chủ biên (xuất bản 2002); Nghiên cứu biểu tượng – một số hướng tiếp cận lý thuyết của Đinh Hồng Hải (xuất bản năm 2014); Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ của Trần Văn Bổn (xuất bản năm 2002); Hôn nhân và gia đình của người Khmer Nam Bộcủa Nguyễn Hùng Khu (chủ biên), Đặng Thị Kim Oanh – Nguyễn Khắc Cảnh, (xuất bản năm 2008).
  5. -4- Bên cạnh đó, tài liệu viết bằng chữ Khmer nói về phong tục cưới hỏi của người Khmer cũng được chúng tôi sưu tầm và dịch sang tiếng Việt cũng giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu đề tài của chúng tôi. Đặc biệt, trong số các tài liệu bằng tiếng Khmer cũng đã viết khá rõ về vấn đề sử dụng hoa cau trong ngày cưới. Qua đó, chúng tôi tập hợp lại để bổ sung cho việc nghiên cứu của mình. Trong đó, có cuốn: Ly Sovy (2001), អាពាហ៍ពិពាហ៍ខ្មែរ (Apea Pipea Khmer) - Lễ cưới Khmer (tập 1- 2). Một công trình tiếp theo của Ly Sovy (2010), អាពាហ៍ពិពាហ៍ខ្មែរ និយាយអំពីកាត់ខាន់ ស្លា(Apea Pipea Khmer nisyeay omphi Cat Khanhsla) - Cưới Khmer nói về tục cắt hoa cau, có thể nói đây là công trình được tác giả viết rất rõ từng nghi thức liên quan đến việc sử dụng hoa cau trong lễ cưới truyền thống của người Khmer. Từ nghi thức cắt hoa cau ở nhà đàng trai, đến nghi thức cắt hoa cau ở nhà đàng gái. Có thể nói, đề tài về văn hóa Khmer nói chung và về văn hóa Khmer Nam Bộ nói riêng đã thu hút khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, từ đó có các công trình rất có ý nghĩa đã ra đời như các công trình nghiên cứu về người Khmer như về nói phong tục tập quán của người Khmer, các nghi lễ vòng đời, về các sinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần của người Khmer. Việc nghiên cứu về biểu tượng hoa cau trong phong tục cưới của người Khmer nhìn chung còn khá nhiều hạn chế hầu hết các công trình đã nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố chỉ giới thiệu về lễ cưới của người Khmer và nghi thức cắt hoa cau
  6. -5- chứ chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về biểu tượng hoa cau. Trên cơ sở các tài liệu, tư liệu của các nhà nghiên cứu, đã giúp chúng tôi hệ thống được nội dung và các vấn đề để làm rõ về biểu tượng hoa cau trong phong tục cưới của dân tộc. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng Đề tài tập trung và hệ thống hóa các quan điểm, nguồn gốc, các lễ vật và nghi lễ trong hôn nhân của người Khmer ở một số vùng tiêu biểu như: Sóc Trăng, Trà Vinh, đặc biệt là hệ thống các tư liệu làm rõ biểu tuợng hoa cau - một biểu tượng không thể thiếu được trong phong tục cưới của người Khmer. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung vào các hình thức trong nghi lễ cưới, các lễ vật trong ngày cưới và đặc biệt là biểu tượng hoa cau trong phong tục cưới của người Khmer Nam Bộ nhưng chỉ tập trung vào một số vùng. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 4.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn Tìm hiểu nguồn gốc, giải mã biểu tượng hoa cau trong phong tục cưới của người Khmer, qua đó nhằm làm sáng tỏ quan niệm của dân tộc Khmer về việc sử dụng hoa cau trong ngày cưới. 4.2 Nhiệm vụ của luận văn Tập hợp các tài liệu về phong tục cưới của người Khmer đã được các nhà nghiên cứu đã công bố và xuất
  7. -6- bản từ trước đến nay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành điền dã nghiên cứu nhằm hệ thống lại các nghi lễ, tìm hiểu nguồn gốc của các lễ vật trong ngày cưới, đặc biệt là biểu tượng hoa cau, nguồn gốc, các nghi thức sử dụng hoa cau trong ngày cưới. Từ các nguồn tài liệu, tư liệu có sẵn chúng tôi tiến hành tập hợp giãi mã biểu tượng hoa cau. Từ đó đưa ra nhận định chung về việc sử dụng biểu tượng hoa cau trong ngày cưới của dân tộc Khmer ở Nam Bộ nói chung và ở một số vùng nói riêng. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 5.1 Phương pháp nghiên cứu Đề tài biểu tượng hoa cau trong phong tục cưới của người Khmer chủ yếu sử dụng phương pháp điền dã, phỏng vấn trực tiếp. Đối tượng chúng tôi phỏng vấn là các vị Archa, Mê ba, Maha là những người hiểu biết trực tiếp về phong tục, tập quán, lễ hội, đặc biệt là am hiểu sâu về tri thức dân tộc các nghi lễ, các lễ vật và việc sử dụng hoa cau trong ngày cưới. Bên cạnh đó, chúng tôi còn trực tiếp tham dự, quan sát để thu thập các hình ảnh về các hình thức sử dụng biểu tượng hoa cau khi tiến hành lễ xin cắt buồng hoa cau ở nhà trai và lễ cắt buồng hoa cau (Pithi căt Khanhsla) ở nhà gái. Vì đề tài “Biểu tượng hoa cau trong phong tục cưới của người Khmer Nam Bộ” có liên quan đến phong tục của dân tộc Khmer và muốn hiểu, giải mã được ý nghĩa của biểu tượng hoa cau ta cần vận dụng nhiều kiến thức của các ngành khoa học khác nên ngoài các phương pháp
  8. -7- kể trên chúng tôi con sử dụng phương pháp của nhiều ngành khoa học khác nhau đó là: dân tộc học, nhân học…. 5.2. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu thứ nhất là các tư liệu văn bản, các ghi chép hay có liên quan đến các khái niệm về biểu tượng, nghi lễ, phong tục, tập quán của người Khmer hiện đang lưu giữ. Nguồn tư liệu thứ hai là tài liệu khảo sát điền dã (chụp ảnh, phỏng vấn những người cao tuổi, cán bộ lãnh đạo trong phum, sóc). Nguồn tư liệu thứ ba là luận văn tham khảo các kết quả nghiên cứu về đời sống văn hóa, phong tục, tập quán, nghi lễ cưới truyền thống của người Khmer đã được công bố trên các sách báo , tạp chí, internet, kể cả công trình khoa học chưa được in ấn,… 6. Đóng góp của luận văn Đề tài về “Biểu tượng hoa cau trong phong tục cưới của người Khmer Nam Bộ” lần đầu tiên được nghiên cứu giải mã hi vọng sẽ đóng góp sự hiểu biết một phần nào đó vào nét văn hóa của dân tộc Khmer Nam Bộ. Với văn hóa vật thể luận văn cố gắng chứng minh, giải mã được hoa cau, và việc sử dụng biểu tượng này trong nghi lễ cưới của người Khmer. Với văn hóa phi vật thể luận văn muốn đóng góp một phần nào đó về ý nghĩa của biểu tượng hoa cau, quan niệm của người Khmer về biểu tượng này, và vai trò của nó trong tâm thức của người Khmer về việc sử dụng hoa cau trong ngày cưới là việc cần thiết.
  9. -8- 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài - Chương 2: Hoa cau – biểu tượng cho sự trong trắng của người con gái Khmer Nam Bộ - Chương 3: Hoa cau – biểu tượng cho lòng biết ơn của người con gái Khmer Nam Bộ.
  10. -9- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm biểu tượng Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do GS. Hoàng Phê chủ biên, biểu tượng có hai nghĩa, thứ nhất: biểu tượng là hình ảnh tượng trưng; thứ hai: biểu tượng là hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động vào giác quan đã chấm dứt”. Như vậy, có thể coi biểu tượng là là những hình ảnh tượng trưng do con người tạo ra, tồn tại trong đời sống của con người và có tác động đến đời sống văn hóa của con người. 1.1.2 Khái niệm biểu tượng Văn hóa Dưới gốc nhìn văn hóa biểu tượng là phương thức nhận thức của con người, nó biểu thị toàn bộ tâm cách cũng như tính cách của một dân tộc, tính phong phú của biểu tượng cũng là sự tương ứng với tính đa dạng của cuộc sống, mà con người cần truy tìm và nắm bắt lấy nó, nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của con ngưới trong đời sống xã hội Theo Nguyễn Thị Bích Hà khi nói về “Mã và mã văn hóa” tác giả đề cập đến biểu tượng văn hóa. Biểu tượng văn hoá là một loại tín hiệu riêng, có chiều sâu và phong phú hơn tín hiệu văn hoá.
  11. -10- 1.1.3 Quá trình hình thành biểu tượng Biểu tượng văn hóa có thể được hiểu là những kí hiệu mang ý nghĩa biểu trưng xuất phát từ hình ảnh cụ thể trong tự nhiên thông qua môi trường văn hóa chứa đựng nó, cùng với thái độ ứng xử, sự phát triển của tư duy con người tạo nên một giá trị cơ bản trong văn hóa vật thể, phi vật thể của một xã hội, cộng đồng người nhất định. Qua thời gian, cùng với sự tồn tại và tác động ngược lại của môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa, tiếp biến, giao thoa văn hóa mà nó - hình tượng, trở thành biểu tượng văn hóa của vùng văn hóa, của nền văn hóa chứa đựng nó. 1.1.4 Chức năng của biểu tượng Từ các khái niệm chung về biểu tượng và cuốn Từ điển Biểu tượng Văn hóa thế giới của Jean Chevealier, Alain Gheerbrant nêu lên các chức năng của biểu tượng như sau: - Chức năng thăm dò - Chức năng thay thế - Chức năng trung gian - Chức năng giáo dục - Chức năng xã hội hóa - Chức năng liên kết - Chức năng siêu nghiệm - Chức năng biến đổi 1.1.5 Khái niệm phong tục Theo từ điển tiếng Việt cho rằng “Phong tục là thói quen, tục lệ đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo”.
  12. -11- Phong tục được hiểu là những hoạt động sống của con người, được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử và ổn định thành nề nếp, được mọi thành viên trong cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện có tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cộng đồng nhất định. 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Người Khmer Nam Bộ Văn hóa Khmer Nam Bộ là một bộ phận của văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Theo thời gian, đã hình thành nên những nét riêng biệt trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nới đây. Tuy mỗi tộc người có những đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo riêng biệt nhưng vì cùng chung sống lâu đời trên một địa bàn nên đã có những thích nghi, ảnh hưởng, giao lưu và tiếp biến văn hóa, hình thành một diện mạo văn hóa có đầy đủ đặc điểm của vùng lịch sử, văn hóa. 1.2.2 Lễ cưới của người Khmer Nam Bộ Đám cưới truyền thống của người Khmer Nam Bộ có nhiều nghi thức phức tạp, mỗi nghi thức đều có một ý nghĩa rất đẹp. Người Khmer xem lễ cưới là một sinh hoạt thuộc lĩnh vực văn hóa dân gian, gắn liền với gia phong và phong tục tập quán của cộng đồng. Ngày nay cưới hỏi trong đồng bào dân tộc Khmer đã được tiết giảm hợp lý cho phù hợp với cuộc sống mới. Tuy vậy, vẫn bắt buộc phải có một số lễ chính như lễ hỏi, lễ cắt buồng hoa cau, lễ cột chỉ tay...và qua đó, cho thấy đám cưới của một gia đình luôn là một ngày hội của cả phum sóc, thể hiện tính cộng đồng của người Khmer rất cao.
  13. -12- 1.2.3 Cây cau, hoa cau Cây cau(ដើើ ើមើស្លាើ - Đờm Sla) Nguồn gốc: Cây cau là một loại cây thuộc nhóm cọ, một loại cọ mọc phần lớn vùng nhiệt đới. Hoa cau Hoa cau với vẻ đẹp thánh thiện và linh thiêng, khi hoa nở tỏa mùi hương thoang thoảng ngọt ngào được nở vào cuối xuân đầu mùa hạ, có hàng trăm cánh vươn dài, nối kết nhau thành những chùm hoa tuyệt đẹp mà như đã được ai đó đã dày công sắp sẵn trên lưng chừng gần cuối của ngọn cây. Hoa cau đặc biệt hơn các loài hoa khác ở chỗ hoa chỉ có nở chứ không có ngày tàn mà chỉ chờ đến ngày kết thành quả. 1.2.4 Cây cau trong văn hóa Việt Nam Từ lâu đời, Trầu cau đã gắn liền với đời sống của người Việt. Từ truyền thống xa xưa, trầu cau được dùng để tiếp khách hàng ngày, trầu có mặt trong mỗi cuộc vui buồn của làng quê. Trầu cau là vật lễ trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, hỏi, lễ mừng thọ. Ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân, cưới hỏi..., bởi miếng trầu tuy đơn giản nhưng mang bao ý nghĩa sâu đậm trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Tiểu kết chương 1 Nam bộ là một vùng thiên nhiên đa dạng , đồng bằng rộng lớn và trù phú. Với môi trường sinh thái phong phú, Nam Bộ đã là nơi hội tụ các nền văn hóa của các thành phần dân cư khác nhau, đặc biệt, văn hóa người
  14. -13- Khmer nơi đây đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Nét đặc thù của vùng đất Nam Bộ đã làm hình thành nên nét văn hóa Khmer Nam Bộ rất riêng, độc đáo thể hiện trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần. Phong tục cưới của người Khmer Nam Bộ đã có nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên họ chỉ miêu tả về các nghi lễ chưa đi sâu vào biểu tượng chính để minh chứng cho tình yêu lứa đôi. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn về biểu tượng, ta thấy biểu tượng là đề tài nghiên cứu được các nhà khoa học quan tâm theo các khía cạnh khác nhau, và chức năng của nó trong các lĩnh vực nghiên cứu. Khi nghiên cứu về biểu tượng hoa cau trong phong tục của người Khmer ta cần hiểu sâu hơn về hình ảnh của cây cau và hoa trong đời sống tinh thần cũng như đời sống vật chất của dân tộc Khmer Nam Bộ nói riêng và trong văn hóa Việt Nam nói chung.
  15. -14- CHƯƠNG 2 HOA CAU – BIỂU TƯỢNG CHO SỰ TRONG TRẮNG CỦA NGƯỜI CON GÁI KHMER NAM BỘ 2.1 Quan niệm về trinh tiết ើើ ើ ើចា Trinh tiết với người Khmer (ព្ពហើ ែ ើរ ីើ - Phrum mchà rêy) được hiểu như là những gì còn mới, đó là sự tinh khiết, đẹp như một bông hoa trong còn trong bẹ được bao bọc không một loài ong loài bướm nào có thể đến gần và chạm vào hoa được. Người Khmer họ quan niệm về sự trong trắng của người con gái qua hình ảnh hoa cau còn trong buồng. Quan niệm đó liên quan đến việc cắt hoa cau từ trên cây, họ cho rằng hoa cau được cắt từ trên cây xuống còn nguyên vẹn, không bị nứt ra thì người con gái đó còn trong trắng. Ngược lại, nếu người được chọn lên cắt không cận thận vô tình làm hoa cau bị nứt lớp vỏ bên ngoài ra họ cho rằng người con gái ấy không còn nguyên vẹn và đã mất đi sự trong trắng. Họ không nghĩ đó chỉ là hành động bất cẩn của người cắt mà luôn quan niệm theo người xưa là hoa cau được đem xuống từ trên cây bị nứt thì người con gái ấy dường như mất làm mất đi bản sắc của dân tộc. Qua hai tình tiết trên ta thấy người Khmer rất quan trọng về trinh tiết của người con gái trước khi cưới. 2.2 Từ lễ vào bóng mát đến hoa nở trong buồng Lễ vào bóng mát được thực hiện khi cô thiếu nữ bước vào tuổi trưởng thành. Lễ được thực hiện nhằm mục đích giáo dục con gái trước khi bước vào hôn nhân. Cô thiếu nữ ở trong bóng mát là không được tiếp xúc với
  16. -15- người lạ. Bên cạnh được sự giáo dục truyền lại những kiến thức về văn hóa dân tộc còn để rèn luyện đức hạnh, phẩm chất và tâm hồn trong sáng mà còn được sự che chở của gia đình và người thân. 2.3 Nghi thức cắt hoa cau ở nhà trai 2.3.1 Nguồn gốc của hoa cau 2.3.2 Chọn người cắt hoa cau từ trên cây Theo truyền thống xa xưa, người ta xem rất kỹ lưỡng hành động của người cắt buồng hoa cau, người cắt hoa cau phải hội đủ các yếu tố sau: Người có cha mẹ còn sống, có gia phong dòng tộc tốt, là người kỹ lưỡng trong công việc và người thật sự biết trèo cây cau hoặc cây dừa và đặc biệt là người đã có gia đình, vợ hiền con ngoan, gia đình không đỗ vỡ. Khi cắt buồng hoa cau từ trên cây xuống, tránh làm hoa cau bị bung ra hoặc nứt. 2.3.3 Nghi thức cắt buồng hoa cau từ trên cây Nghi lễ đầu tiên trong lễ cưới của của người Khmer là lễ cắt buồng hoa cau từ trên cây. Ngày nay, nghi thức cắt hoa cau trong lễ cưới của người Khmer Nam Bộ dường như bị lãng quên, nhưng trong một số gia đình họ vẫn thực hiện nghi thức này trước khi chuẩn bị qua bên đàng gái. Đây là một nghi thức xin hoa cau từ trên cây và mong được sự giúp đỡ chúc phúc của P’ră In, P’rum cho đôi trai gái và có sự tham gia đầy đủ của ông bà, cha mẹ anh chị em họ hàng bên chú rể. 2.3.4 Nghi thức chuẩn bị hoa cau 2.3.5 Đội hoa cau sang nhà đàng gái Đó là người phụ nữ đã có gia đình, tốt nhất là chị gái hay dì, cô trong dòng họ bên đàng trai nếu không có
  17. -16- thì có thể chọn người ngoài nhưng người đó phải có đầy đủ các tố chất như: là người phụ nữ có cuộc sống gia đình hạnh phúc, có tính nết tốt, quan hệ tốt với hàng xóm, láng giềng và điều đặc biệt sinh con đầu lòng ngoan hiền, mẹ tròn con vuông. Bên đàng trai họ rất kỵ chọn những người phụ nữ mà khi sinh con đầu lòng không được thuận buồm xuôi gió. Vì họ cho rằng những người phụ nữ này khi đội hoa cau thì sẽ mang lại những điều không tốt trong việc sinh nở của cô dâu chú rể sau này. 2.4 Biểu tượng hoa cau trong ca dao, dân ca Khmer Nam Bộ Hoa cau suốt hiện trong suốt nghi lễ cưới của người Khmer, từ nghi thức xin cắt hoa cau từ trên cây và nghi thức chuẩn bị tiễn đưa chú rễ sang nhà đang gái làm lễ vật minh chứng cho cuộc hôn nhân đôi trai gái cũng được thể hiện trong từng câu ca dao êm ái và dịu dàng. Từng lễ thức được thực hiện trong lễ cưới truyền thống của người Khmer Nam Bộ đều gắn liền với từng câu ca dao, dân ca. Đặc biệt, trong lễ thức xin cắt buồng hoa cau (som căch pka sla) được nhà trai thực hiện lúc người cắt trèo lên cây xin cắt hoa cau về làm lễ vật cưới và nghi thức cắt hoa cau ở nhà đàn gái (pithi căch khanh sla) từng câu hát được tấu lên cùng với phần diễn tấu thực hiện nghi thức quan trọng này như tô thêm không khí trang nghiêm và đầy ý nghĩa trong lễ cưới truyền thống cũng như trong phong tục hôn nhân của người Khmer. Tiểu kết chương 2 Theo quan niệm của người Khmer, hoa cau tượng trưng cho trinh tiết, không có tỳ vết của người con gái, như
  18. -17- hoa cau còn nguyên trong bẹ được bao bọc bởi một lớp mo cau cứng bên ngoài, ví như người gái trong tuổi trưởng thành được sự che chở cha, mẹ. Cũng theo quan niệm đó, làm ta liên tưởng đến lễ vào bóng mát của người Khmer. Lễ được thực hiện khi con gái đến tuổi trưởng thành chuẩn bị bước vào hôn nhân. Qua lễ vào bóng mát ta thấy người Khmer rất coi trọng việc giáo dục con cái, việc truyền thụ những kinh nghiệm cho thế hệ trẻ phải biết giữ gìn phong tục tập quán của dân tộc. Hoa cau trở thành một lễ vật không thể thiếu trong lễ cưới của người Khmer Nam Bộ. Với yếu tố tâm linh trong quan niệm của người Khmer qua việc sử dụng hoa cau trong ngày cưới phải còn nguyên vẹn, không bị nứt thì cặp vợ chồng mới có cuộc sống hạnh phúc, răng lông đầu bạc nên nhà trai rất chú trọng trong việc chọn người cắt và đội hoa cau. Hình ảnh đẹp, dịu dàng, duyên dáng của người con gái Khmer trong ca dao dân ca luôn được ví như các loài hoa đặc trưng mà rất giản dị mộc mạc trong đời sống thường ngày của người Khmer như hoa Baty, hoa rau ngổ, hoa Đọt chiếc, hoa sen, hoa súng….Bên cạnh các loài hoa đó có hoa cau, với hình ảnh hoa cau trong buồng như vẻ đẹp của người con gái mới lớn cũng xuất hiện trong các bài ca dao dân ca Khmer được thể hiện qua các nghi thức như tô thêm phần không trí trang nghiêm, sinh động và mang đậm ý nghĩa trong phong tục cưới hỏi của người Khmer Nam Bộ.
  19. -18- CHƯƠNG 3 HOA CAU – BIỂU TƯỢNG CHO LÒNG BIẾT ƠN CỦA NGƯỜI CON GÁI KHMER NAM BỘ 3.1 Quan điểm về chữ hiếu Trong văn hóa Việt, quan niệm về chữ hiếu thể hiện qua việc thờ cúng tổ tiên. Theo quan niệm của người xưa những người đã khuất thường xuyên can dự vào cuộc sống của những người đang sống, họ hướng dẫn chỉ đạo, che chở cho chúng ta, bảo vệ chúng ta. Có thể nói rằng, người đã khuất luôn tồn tại trong kí ức trong ước mơ của người sống. Vì thế việc thờ cúng tổ tiên có một vị trí quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội Việt Nam. Thờ cúng tổ tiên là thông qua những lễ nghi để tỏ lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với những người đã khuất. Với người Khmer កតញ្ញូ : lòng biết ơn.Báo hiếu hay ka-ta-nhu thì phải đi từ những hành động cụ thể trong truyền thống của người Khmer. Trước hết việc hiếu đạo thể hiện trong việc đi tu. Đối với những người Khmer đi tu, họ quan niệm đi tu là báo hiếu là giúp cha mẹ thực hiện bổn phận dạy dỗ con cái. Như vậy đã làm cho cha mẹ được vui lòng. Mặc khác, đi tu có thể nâng cao uy tín cho gia đình. Sự hiếu nghĩa của con cái đối với cha mẹ không chỉ được thể hiện trong sự cung phụng về vật chất mà còn trong lĩnh vực tinh thần. Cha mẹ cần tình cảm và sự chăm sóc của con cái: “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Vì thế, bên cạnh việc lo chu đáo “miếng cơm, manh áo” cho cha mẹ, chúng ta cần
  20. -19- phải “sớm viếng, tối thăm”, trò chuyện, vấn an cha mẹ để cha mẹ thật sự vui vẻ an hưởng tuổi già. Nhất là khi cha mẹ đau yếu, phải “rước thầy, đổi thuốc: hết lòng chăm sóc từ miếng ăn, nước uống, trên sắc mặt lúc nào cũng vui tươi, cầu cho bệnh chóng khỏi. Bổn phận làm con, làm được như thế, gọi là báo hiếu trong muôn một”. 3.2 Nghi thức cắt hoa cau ở nhà gái 3.2.1 Nghi thức cắt hoa trong lễ cưới của người Khmer (pithi Cat Khanhsla) Lễ cắt hoa cau được xem là một lễ rất quan trọng, là nghi thức chính cho phép đôi trai gái thành vợ thành chồng. Lễ cắt hoa cau được người Khmer gọi là “Pithi Cat khanh sla”, được tổ chức tại nhà của cô dâu. Ông Achar thắp nhang đèn đọc kinh cầu ơn trên ban phước lành cho đôi tân hôn. Trước khi cắt buồng cau, ông Maha múa điệu “Rom bơk bai sây” có nghĩa là họ hàng thân tộc hai bên đã chính thức cho phép hai người kết hôn. 3.2.2 Nghi thức rải hoa cau Nghi thức này được thực hiện sau khi lễ buộc chỉ tay cho cô dâu chú rể. Trong nghi thức này ông Maha múa điệu “Rom bơk Phka sla” và lấy hai bó hoa cau (hoa cau giữa và hoa cau út) để rải hoa cau trên mình cô dâu chú rể và từ chỗ họ đến buồng tân hôn để chúc phúc cho họ sẽ sinh con đầy đàn. 3.3 Hoa cau – sự báo đáp công ơn của người con gái Trong lễ cưới của người Khmer còn thể hiện sự biết ơn tổ tiên ông bà qua các bày trí các lễ vật do bên nhà trai đem sang.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1