intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Làn sóng văn hóa Hàn Quốc trong thanh niên ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

93
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nhằm thực hiện mục tiêu chính là đánh giá đặc trưng tác động của làn sóng văn hóa Hàn Quốc trong giới trẻ Việt Nam cùng những bài học cụ thể của quá trình giao lưu – tiếp biến văn hóa ở địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Làn sóng văn hóa Hàn Quốc trong thanh niên ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang hiện nay

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH  TRẦN TRƯƠNG THỊ THANH NHANH LÀN SÓNG VĂN HÓA HÀN QUỐC TRONG THANH NIÊN Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG HIỆN NAY Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Trà Vinh, tháng 9 năm 2015
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC THƠ Phản biện 1: PGS.TS PHAN THỊ THU HIỀN Phản biện 2: TS. MAI MỸ DUYÊN Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Văn hóa học họp tại Trường Đại học Trà Vinh vào ngày 01 tháng 11 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Thư viện trường Đại học Trà Vinh
  3. -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài Hậu Giang là vùng một đất trẻ đang hoà mình với dòng chảy văn hóa ấy qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử, của thời đại. Thành phố Vị Thanh, tỉnh lỵ tỉnh Hậu Giang, giống như nhiều vùng khác ở Nam Bộ, là nơi hội tụ đa tộc người, đa văn hóa, là vùng đất diễn ra quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa tuy âm thầm nhưng sâu sắc giữa yếu tố địa phương và yếu tố du nhập từ bên ngoài, trong đó có văn hóa Hàn Quốc. Tất cả các dòng văn hóa ấy cùng đan xen tồn tại và làm nền tảng cho sự xuất hiện của nhiều trào lưu văn hóa mới sản sinh và ngày càng được thanh niên hưởng ứng rộng rãi. Riêng bản thân chúng tôi, với vị trí là giáo viên trường Trung Cấp Nghề tỉnh Hậu Giang, trong quá trình công tác đã tiếp xúc thường xuyên với những tư tưởng, quan niệm mới mẻ và nhu cầu thị hiếu về việc tiếp nhận văn hóa ngoại lai, đặc biệt là làn sóng văn hóa Hàn Quốc trong thanh niên trường Trung Cấp Nghề Hậu Giang nói riêng và thanh niên ở Thành phố Vị Thanh nói chung. Với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm của thanh niên ngày nay trong việc định hướng tiếp nhận văn hóa ngoại đặc biệt là “làn sóng văn hóa Hàn Quốc” mà vẫn không quay lưng lại với văn hóa truyền thống của dân tộc; đồng thời, nhằm vận dụng những kiến thức đã được học ở chương trình cao học thấy có nhiều vấn đề mới lạ khiến tôi muốn đem những khả năng và tư duy khiêm tốn của mình để thực hiện đề tài cho luận văn tốt nghiệp xung quanh các vấn đề về sự du nhập và thực trạng về văn hóa Hàn Quốc trong thanh niên ở Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang hiện nay, nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Làn sóng văn hóa Hàn Quốc trong thanh niên ở Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang hiện nay” làm vấn đề nghiên cứu với mong muốn có thể đóng góp một phần tư liệu nghiên cứu trường hợp nhỏ nhặt vào công việc khoa học và nghiên cứu.
  4. -2- 2- Lịch sử nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về làn sóng văn hóa Hàn Quốc và tác động của nó đến văn hóa bên ngoài Hàn Quốc rất đa dạng, phong phú, song việc nghiên cứu có hệ thống những tác động của Hàn lưu trong văn hóa Việt Nam còn trống vắng. Dĩ nhiên, nghiên cứu trường hợp những ảnh hưởng của trào lưu Hàn Quốc trong giới trẻ Thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang tuyệt nhiên vẫn là vấn đề mới mẻ. Điểm qua các bài viết, công trình nghiên cứu làn sóng văn hóa Hàn Quốc và tác động của nó trong văn hóa Việt Nam, chúng ta dễ dàng nhận thức được tính rời rạc, manh mún của chúng, cụ thể có: Phan Thị Thu Hiền (2014) đã nghiên cứu về “Sự tiếp nhận và ảnh hưởng của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc trong giới trẻ hiện nay (qua khảo sát ý kiến học sinh, sinh viên)”, Tạp chí Inmunhak, Đại học Chonbuk; Tác giả Nguyễn Ngọc Thơ (2014) với bài “Hàn lưu và văn hóa Việt Nam đương đại”, Tạp chí Inmunhak, Đại học Chonbuk; Nguyễn Tiến Mạnh (2011). “Ảnh hưởng của văn hóa âm nhạc Hàn Quốc đến showbiz Việt”. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 328, tháng 2 Trần Văn Bình đã có bài biết “Hallyu và Design Hàn Quốc tại Việt Nam”, Bài viết tại Hội thảo Khoa học Quốc tế Tìm hiểu làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở châu Á tổ chức tại Đại học KHXH và NV TPHCM ngày 26/6/2012; Hà Thanh Vân (2012), “Sự tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc của các bạn trẻ Việt Nam hiện nay - những điểm nhìn từ một cuộc khảo sát xã hội học văn hóa”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai” (International Conference on Vietnam - Korea Relationship in the past, the present and the future). Các công trình nghiên cứu chung về văn hóa Hàn Quốc ít nhiều có đề cập đến làn sóng văn hóa Hàn Quốc có thể kể: Phan Thu Hiền: “Yếu tố nội và ngoại sinh trong quá trình hình thành, phát triển văn học mới (shin munhak) của Korea – Từ những phối cảnh nghiên cứu”. Tập san Khoa học Xã hội và
  5. -3- Nhân văn, Trường ĐHKHXHVNV Tp. HCM, 2010. Đăng lại trên TC Nghiên cứu Đông Bắc Á (ISSN: 0868-3646), số 6 (136) / 2012, tr 65-75. Và TC Văn học nước ngoài (ISSN: 1859-4670), số 7-2012, tr 120-135. Lê Chí Quế - Phan Thu Hiền: “Korean and Vietnamese Foundation legends” (Huyền thoại lập quốc của Koreavà Việt Nam). The magazine Vietnamese Studies, Seoul,Korea, 5 – 2004. Lê Chí Quế 1996, Tương đồng văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc Tương đồng văn hoá Việt Nam – Hàn Quốc (đồng tác giả). Nxb Văn hoá – Thông tin, 1996. Mai Quỳnh Nam (2000), Văn hóa đại chúng và văn hóa gia đình, Tạp chí Xã hội học. Nguyễn Bá Thành (1996), Tương đồng văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. Nhìn chung, các bài viết công trình nói trên cung cấp những cách tiếp cận cụ thể cùng các luận điểm có giá trị như đặc trưng làn sóng văn hóa Hàn Quốc, quá trình tác động của nó đến văn hóa các quốc gia và vùng lãnh thổ cùng các dự đoán về tương lai của nó. Các kết quả nghiên cứu, đánh giá của các công trình này được vận dụng trong quá trình phân tích, tổng hợp thành các luận điểm chính của luận văn. 3- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1- Mục tiêu nghiên cứu Luận văn này nhằm thực hiện mục tiêu chính là đánh giá đặc trưng tác động của làn sóng văn hóa Hàn Quốc trong giới trẻ Việt Nam cùng những bài học cụ thể của quá trình giao lưu – tiếp biến văn hóa ở địa phương. Để hoàn thành mục tiêu chính ấy, luận văn phải thể hiện các mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về văn hóa đại chúng. - Phân tích những hiện trạng và đặc trưng làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang hiện nay. - Định hướng tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc trong thanh niên ở Thành phố Vị Thanh nhằm góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị của văn hóa Việt Nam vừa giao lưu tiếp biến, vừa hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
  6. -4- 3.2- Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nhằm thực hiện các nhiệm vụ: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Hậu Giang. Khảo sát, đánh giá về thực trạng và các loại hình văn hóa Hàn Quốc trong thanh niên ở Thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang hiện nay. Đề xuất các biện pháp nhằm nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa truyền thống và góp phần định hướng tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc. 4- Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1- Khách thể nghiên cứu Thanh niên ở Thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang (độ tuổi 16-33 tuổi). 4.2- Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu “làn sóng văn hóa Hàn Quốc” 4.3- Phạm vi của đề tài Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 5- Hướng tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu 5.1- Hướng tiếp cận - Góc nhìn sinh thái văn hóa - Góc nhìn khu vực lịch sử dân tộc - Góc nhìn giao lưu tiếp biến văn hóa 5.2- Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện bằng phương pháp tổng hợp dưới cách tiếp cận liên ngành dùng trong Văn hóa học trên cơ sở kết hợp nghiên cứu định lượng (quantitative method) và định tính (qualitative method) cũng như kết hợp nhiều phương pháp cụ thể như phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp phân tích v.v. các tài liệu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp điền dã, phỏng vấn sâu v.v. để cung cấp tài liệu cấp 1 và các luận cứ cụ thể cho các lập luận được đề cập.
  7. -5- 6- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Nghiên cứu “làn sóng văn hóa Hàn Quốc” trong bối cảnh hiện nay nhằm góp phần làm cho nền văn hóa ở Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung đậm đà tính dân tộc hơn, khoa học hơn, đại chúng hơn, trở thành nền tảng tinh thần xã hội, tạo mục tiêu và động lực cho sự phát triển của tỉnh nhà. Góp phần định hướng tiếp nhận luồng văn hóa ngoại ( trường hợp văn hóa Hàn Quốc), giáo dục tình cảm quý trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và dần xóa bỏ một số yếu tố lạc hậu của thanh niên ở Vị Thanh trong bối cảnh hội nhập hóa như hiện nay, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại. 7. Đóng góp của đề tài Thông qua nội dung nghiên cứu, đề tài cũng góp thêm thông tin tư liệu mới, cập nhật về đặc trưng văn hóa trong nếp nghĩ và hành động của thanh niên ở vùng đất Vị Thanh trong quá trình tiếp nhận văn hóa ngoại ( trường hợp văn hóa Hàn Quốc), góp phần vào việc định hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa trong lòng người dân Thành phố Vị Thanh. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG VÀ LÀN SÓNG VĂN HÓA HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM 1.1. Khái niệm, đặc trưng và chức năng của văn hóa đại chúng 1.1.1. Khái niệm Khái niệm Văn hóa đại chúng (Popular Culture), theo nhà nghiên cứu Raymond Williams (1921-1988), về cơ bản, có 4 nghĩa, tương ứng với 4 nghĩa của từ “popular” [John Storey 2006: 4-11]: (1) Văn hóa đại chúng bao gồm những hiện tượng, sản phẩm / dịch vụ văn hóa được nhiều người ưa thích (Popular: well-liked by many people).
  8. -6- (2) Văn hóa đại chúng là hình thức văn hóa thấp hơn của đa số quần chúng phân biệt với văn hóa cao hơn của một thiểu số tinh hoa (Popular: inferior kinds of works). (3) Văn hóa đại chúng bao gồm những sản phẩm / dịch vụ văn hóa người ta chủ ý tạo ra (thường gắn với công nghiệp văn hóa, sản xuất hàng loạt) nhằm thỏa mãn thị hiếu của số đông (đại trà) (Popular: work deliberately setting out to win favor with the people). (4) Văn hóa đại chúng bao gồm những sản phẩm / dịch vụ văn hóa mà những nhóm xã hội (nhất là những nhóm thiểu số / bên lề) tự tạo nên để đáp ứng cho những nhu cầu đặc thù của riêng họ (vốn không được văn hóa thống lĩnh thừa nhận và quan tâm) (Popular: actually made by the people for themselves). Ở thời điểm hiện tại, trào lưu văn hóa đại chúng thẩm thấu chủ nghĩa hậu hiện đại trong cấu trúc tư tưởng. Hậu hiện đại không phải là trào lưu tư tưởng tiếp nối sau hiện đại mà là “bỏ qua hiện đại” dù lấy nền tảng từ hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại có nền tảng từ Âu Mỹ ở giữa thế kỷ XX nhưng thực sự phát triển mạnh vào đầu thế kỷ XXI với sự bùng nổ của âm nhạc giới trẻ (ví như điệu flashmob đường phố, các bản nhạc Gangnam Style, Harlem Shake, Gentlemen v.v.), các chương trình gameshow trên truyền hình (ví như sasuke, các gameshow về âm nhạc), nghệ thuật grafatti, chủ trương thể hiện chủ nghĩa nhân văn như là tính phổ quát văn hóa của nhân loại bằng những cách thức phi truyền thống (khác truyền thống), thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao theo đuổi những ý tưởng sáng tạo độc đáo, mới lạ, có cá tính. Theo các nghiên cứu gần đây của một số tác giả Việt Nam như Phan Thu Hiền (2014), Nguyễn Ngọc Thơ (2014), làn sóng văn hóa Hàn Quốc là sản phẩm của sự kết hợp có tương tác và sàng lọc giữa mô thức văn hóa truyền thống Hàn Quốc với chủ nghĩa hậu hiện đại phương Tây, hiển thị thành các đặc trưng hướng vào giới trẻ, hiện đại văn minh nhưng không mất đi nét dịu dàng, đằm thắm Á Đông.
  9. -7- 1.1.2. Đặc trưng của văn hóa đại chúng 1.1.3. Chức năng của văn hóa đại chúng 1.2. Một số lý thuyết tiếp cận 1.2.1. Lý thuyết chức năng 1.2.2. Lý thuyết lựa chọn duy lý 1.2.3. Lý thuyết biến đổi văn hóa và tương tác văn hóa Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đã là một bối cảnh mang tính đặc thù để từng nghiên cứu xây dựng cho mình một khung lý thuyết làm nền tảng lý luận. Trong các tiếp cận về biến đổi văn hóa tại địa phương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nổi lên một tiếp cận coi tiến trình biến đổi văn hóa phụ thuộc vào các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội. Tiến trình này lại mang tính đặc thù của từng khu vực, cộng đồng dân cư. Sự biến đổi đầu tiên và quan trọng nhất làm nên diện mạo mới ở Thành phố Vị Thanh hiện nay là do biến đổi về nếp nghĩ của thanh niên trong quá trình tiếp nhận làn sóng văn hóa Hàn Quốc. Hệ quả của quá trình biến đổi là: (1) Phát huy văn hóa truyền thống trong bối cảnh Thành phố Vị Thanh hiện đại; (2) Nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của thanh niên thời hiện đại. Đây là một trong những nghiên cứu điển hình về biến đổi của các cộng đồng dân cư nông thôn trong bối cảnh công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay, gợi ý nhiều cho tác giả luận án những ý tưởng về lý thuyết nghiên cứu. Đối với Thành phố Vị Thanh, về mặt lý luận, cần phải giải quyết các câu hỏi lớn sau: (1) xác định được các yếu tố tác động, trong đó lớn nhất là các kênh tiếp nhận làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã ảnh hưởng như thế nào đến đời sống văn hóa của thanh niên? (2) Trong bối cảnh đó, các hình thái văn hóa truyền thống và văn hóa mới đã tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau ra sao; (3) Trước các biến đổi này, cần xác lập những mô hình quản lý văn hóa thích hợp nào để đáp ứng với tiến trình biến đổi này. Chính vì thế, chúng ta cần có một góc nhìn động
  10. -8- khi nhìn nhận, đánh giá sự tiếp nhận làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Thành phố Vị Thanh hiện nay. 1.3. Trào lưu văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam 1.3.1. Cải cách mở cửa và bối cảnh văn hóa – xã hội đương đại Văn hóa Việt Nam vốn rất đa dạng, thâm thúy, chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm Hàn lưu để chủ động giới thiệu với thế giới bằng con đường truyền bá văn hóa. Việt Nam có thể xây dựng lộ trình để quảng bá về đất nước, con người và văn hóa thông qua các thế mạnh về ẩm thực, thời trang ....Với tính chất hiện đại nhưng gần gũi , Hàn lưu đã góp thêm một bậc thang cho người Việt Nam nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa (intercultural competence), mà đích đến cuối cùng chính là một thế giới hòa hợp đa sắc màu. Giới trẻ Việt Nam được Hàn lưu thổi vào luồng gió mới, thôi thúc họ trở nên trẻ trung, năng động hơn, chủ động hơn trong dòng chảy của trào lưu văn hóa đại chúng - trào lưu văn hóa nổi trội mang tính thời đại. 1.3.2. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin – kênh chuyển tải văn hóa Hàn Quốc chủ yếu Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là làn sóng văn hóa Hàn Quốc của giới trẻ hiện nay- Vấn đề đáng để chúng ta cùng suy nghĩ. Tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây nhằm đánh giá mức độ tiếp nhận của người Việt Nam đối với các sản phẩm Hàn Quốc đương đại như phim ảnh, ca nhạc v.v. một số nghiên cứu cho thấy số lượng bài báo, tin tức với chủ đề Hàn lưu chiếm gần một nửa tổng số bài báo về Hàn Quốc, qua đó phần nào chứng minh sự phổ biến của văn hóa đại chúng Hàn Quốc trên các phương tiện truyền thông nói chung. Thông tin về ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên Hàn Quốc là lĩnh vực được đưa tin nhiều nhất, xếp theo
  11. -9- sau là ca nhạc và phim ảnh Hàn Quốc. Các bài báo nói chung mang tính ôn hòa, cho thấy thái độ trung lập khi đăng tải về hiện trạng làn sóng văn hóa Hàn Quốc. Điều đó cho thấy viễn cảnh tương đối sáng sủa của sự lan tỏa làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam trong thời gian gần đây mà còn là sự trao đổi , giao lưu tiếp biến văn hóa giữa hai quốc gia Việt Nam - Hàn Quốc. 1.3.3. Quá trình truyền bá và tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam 1.3.3.1. Trong lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh – truyền hình Có thể nói, hơn 10 năm trở lại đây, Hàn Quốc đã trở thành "Hollywood của phương Đông", sản sinh ra hàng loạt ngôi sao ca nhạc, điện ảnh, truyền hình .v.v. khuấy đảo thị trường giải trí châu Á, với lượng fan khổng lồ ở khắp Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á. Mặc dù khác biệt về ngôn ngữ, nhưng nhiều nét phong tục tập quán tương đồng trong xã hội phương Đông, làm giảm rào cản văn hóa giúp cho các bộ phim Hàn Quốc dễ dàng được chấp nhận, thưởng thức và yêu thích tại các quốc gia trong khu vực. Những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên được truyền đến Việt Nam đã mang theo những yếu tố văn hóa mới mẻ, hiện đại. Sau đó một loạt phim Hàn được du nhập vào Việt Nam, cùng với âm nhạc đã tạo nên một làn sóng văn hóa Hàn Quốc thẩm thấu vào đời sống Việt Nam. Thanh niên là đối tượng đón nhận và chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Hallyu. 1.3.3.2. Trong lĩnh vực mỹ thuật – kiến trúc Việt Nam và Hàn Quốc đều thuộc khu vực châu Á nhiệt đới, có những nét tương đồng về tự nhiên, tuy nhiên thông qua phim ảnh sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, văn hóa cũng như mỹ thuật - kiến trúc Hàn Quốc được khắc họa một cách khá ấn tượng. Hàn Quốc khá đồng nhất và thuần chủng - một xã hội vừa truyền thống nhưng cũng vô cùng hiện đại, bên cạnh những khu phố sầm uất, những tòa nhà chọc trời hiện đại , thì vẫn còn có những con phố cổ yên tĩnh với những ngôi nhà truyền thống duyên dáng thể hiện sự giữ gìn bản sắc văn hóa khá mạnh mẽ.
  12. -10- 1.3.3.3. Trong lĩnh vực thời trang Có thể kể ra vô vàn xu hướng đã được giới trẻ Việt cập nhật từ các bộ phim Hàn Quốc như việc tặng bạn gái những chiếc vòng cổ biểu tượng tình yêu (phim Boys Over Flowers, The Heirs…), kiểu làm tóc xoăn như trai Hàn, mốt mặc áo bóng chày với giày thể thao khỏe khoắn v.v.. Thực trạng “cuồng” thời trang Hàn mà không hiểu sâu gốc rễ, đánh mất bản sắc này là vấn đề đáng suy nghĩ. Nên chăng có một sự định hướng rõ ràng hơn cho giới trẻ, để họ biết đâu là điểm dừng đúng chỗ để áp dụng thời trang Hàn Quốc đẹp và vẫn không “mất chất”. 1.3.3.4. Trong phong cách sống Hàn Quốc từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay đã có nhiều những sự “bùng nổ”. Bùng nổ từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp hiện đại trong khoảng thời gian rất ngắn, bùng nổ về kinh tế, bùng nổ về phim ảnh v.v. dẫn đến bùng nổ về lối sống. Đại bộ phận giới trẻ Việt Nam bị ảnh hưởng vào nhận thức và hành động của họ một cách tự giác như quan niệm về tình yêu, quan niệm về gia đình. Những giá trị đó vừa mang tính tích cực vì phù hợp với truyền thống văn hóa của người Việt Nam, nhưng vừa mang tính tiêu cực vì có phần không phù hợp với sự phát triển của xã hội Việt Nam hoặc xa rời truyền thống văn hóa Việt Nam . Nhưng nhìn chung một điều phải thừa nhận rằng , ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến những giá trị sống của giới trẻ Việt Nam thật không nhỏ. Tiểu kết chương 1 “Làn sóng văn hóa Hàn Quốc” đã và đang tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống, ứng xử, quan điểm thẩm mỹ v.v. của một bộ phận thanh niên Việt Nam. Tích cực cũng có mà kéo theo tiêu cực cũng nhiều. Tuy nhiên, đây chỉ là sự tác động, đan xen văn hóa chứ không phải là sự xâm lấn văn hóa. Chúng ta chỉ chấp nhận, tiếp nhận, cùng nhau lan tỏa, cộng hưởng những giá trị văn hóa có tính nhân văn hợp với truyền
  13. -11- thống, văn hóa và tương lai của mỗi nước. Đặc biệt là từng vùng, từng miền, từng địa phương có những định hướng trong việc tiếp nhận những làn sóng ấy trong giới trẻ Việt Nam sao cho phù hợp với đặc trưng và yếu tố văn hóa của địa phương mình. CHƯƠNG 2 ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA - XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN LÀN SÓNG VĂN HÓA HÀN QUỐC Ở VỊ THANH Ở chương này chúng tôi tập trung đi vào đặc trưng quá trình tiếp nhận làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Vị Thanh cùng những đặc trưng văn hóa của nó so với tổng thể những ảnh hưởng của làn sóng này trong văn hóa Việt Nam thông qua kết quả khảo sát bảng hỏi thực hiện ngẫu nhiên tại Thành phố Vị Thanh. 2.1. Đặc trưng văn hóa – xã hội Vị Thanh 2.1.1. Điều kiện địa lý, dân cư và đặc điểm cư trú Thành phố Vị Thanh được mệnh danh là "Thành phố Tây sông Hậu", đồng thời là thành phố trẻ bên dòng Xà No và là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang từ năm 2004, khi tỉnh được tái lập. Vị Thanh hiện tại là đô thị loại 3, cùng cấp với các đô thị Châu Đốc, Bạc Liêu, Sa Đéc, Cao Lãnh và thấp cấp hơn Cần Thơ (đô thị loại 1), Long Xuyên, Sóc Trăng, Rạch Giá, Cà Mau (đô thị loại 2). Với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, đặc biệt là nền văn hóa sông nước đã dẫn đến sự phát triển về kinh tế của con người nơi đây. Nhà cửa người dân trở nên khang trang, thanh thiếu niên đều được học hành, có khi được du học tiếp thu nền văn hóa nước ngoài;.…Chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp nhận làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Thành phố Vị Thanh hiện nay. Hơn nữa, hệ thống giao thông thuận lợi, nhất là giao thông đường bộ đã được nâng cấp là điều kiện để con người nơi đây giao lưu văn hóa giữa các vùng miền và người nước ngoài. Vì vậy, văn hóa ở Vị Thanh hiện nay trở nên đa dạng hơn. Bên cạnh việc giữ
  14. -12- gìn bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương thì cần “hòa nhập” chứ không “hòa tan” trước làn sóng văn hóa Hàn Quốc. 2.1.2. Đặc trưng đời sống vật chất Ngày nay, Thành phố Vị Thanh còn là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và là đầu mối giao thông của tỉnh Hậu Giang, là điểm tựa quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh Hậu Giang và tiểu vùng Tây sông Hậu, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng. Cơ cấu kinh tế của Thành phố Vị Thanh đang phát triển theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Trong quá trình phát triển, Thành phố Vị Thanh có nhu cầu vốn đầu tư lớn cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của một đô thị tỉnh lỵ đang phát triển. Chính điều kiện về kinh tế dẫn đến việc con người có cuộc sống đầy đủ, có điều kiện học hành và du học. Từ đó, nhận thức của con người ngày càng được nâng cao và mở rộng. Những tập tục lạc hậu của địa phương dần dần được xóa bỏ, những tư tưởng tiến bộ và thoải mái trong quá trình hòa nhập với văn hóa mới ngày càng phổ biến. Nhìn chung, diện mạo nền kinh tế của Thành phố Vị Thanh nói riêng và tỉnh Hậu Gang nói chung đã được nâng lên và thay đổi một cách rõ rệt. Một khi đời sống vật chất được nâng lên thì nhu cầu về đời sống tinh thần cũng được nâng lên. Vì vậy, làn sóng văn hóa Hàn Quốc được xem là một món ăn tinh thần với đầy đủ hương vị và màu sắc cho người dân vùng đất này. Tuy nhiên, đặc trưng của địa phương vẫn là kinh tế nông nghiệp, là yếu tố sông nước nên khi làn sóng văn hóa Hàn Quốc tràn vào Việt Nam thì Vị Thanh tiếp nhận muộn hơn so với nhiều nơi khác, cùng những tác động của làn sóng này đối với thanh niên ở Vị Thanh hiện nay không ồn ào, sôi nổi mà diễn ra nhẹ nhàng nhưng âm ĩ. 2.1.3. Đặc trưng đời sống tinh thần Thành phố Vị Thanh nằm trong vùng Hậu Giang của khu vực Tây Nam Bộ, một khu vực lịch sử văn hóa có quá trình lịch sử hết sức đặc thù gắn liền với quá trình khai khẩn,
  15. -13- định cư và phát triển của ba cộng đồng tộc người chính yếu là Việt, Khmer và Hoa. Thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang cũng là vùng đất được khai khẩn muộn hơn so với nhiều vùng khác ở Tây Nam Bộ, nơi các chúa Nguyễn rồi triều đình nhà Nguyễn bắt đầu đào kênh (Thoại Hà) lập ấp vào cuối TK XVIII - đầu TK XIX, sau đến là kêng xáng Xà No chảy qua Thành phố Vị Thanh. Vùng đất này có vị trí, địa hình địa mạo và điều kiện tự nhiên - sinh thái đặc thù có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến việc hình thành và tồn tại của các loại hình văn hóa trong vùng. Nét đặc thù ấy của Vị Thanh nằm ở các điểm (1) nằm giữa vùng tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau; (2) sự tổng hòa của ba yếu tố đồng - sông nước, kênh rạch, trong đó đặc biệt nhất là yếu tố nội đồng (Nguyễn Ngọc Thơ 2014). Chính vì những đặc trưng đó, nên việc tiếp nhận làn sóng văn hóa Hàn Quốc cùng những tác động của nó đối với thanh niên ở Vị Thanh hiện nay có ý nghĩa rất thiết thực, vừa có thể tiếp biến những giá trị văn hóa mới đan xen với văn hóa truyền thống của địa phương góp phần xây dựng một Thành phố Vị Thanh giàu đẹp, văn minh, hiện đại ở tiểu vùng tây sông Hậu, bên bờ kinh xáng Xà No. 2.2. Quá trình tiếp nhận làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Vị Thanh Cuộc khảo sát được tiến hành vào tháng 6 năm 2015 đối với 100 thanh niên được lựa chọn ngẫu nhiên. Trong đó có 80 thanh niên là học sinh ở độ tuổi 16 - 25, 20 thanh niên đã đi làm ở độ tuổi 26 – 33 với tỉ lệ nam 50% , nữ 50%. Hầu hết, tất cả các bạn đều hiện đang sinh sống học tập và làm việc tại Thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang. Kết quả khảo sát cho thấy ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến thanh niên ở Thành phố Vị Thanh là một ảnh hưởng có thật và chiếm đa số, trừ trường hợp thời trang Hàn Quốc do chưa phù hợp với bối cảnh đô thị nhỏ miệt đồng Hậu Giang. Các bạn trẻ từ độ tuổi 16 đến 20, tức là phần đông ở độ tuổi đi học, có tỉ lệ thích văn hóa Hàn Quốc nhiều hơn các bạn trẻ ở
  16. -14- độ tuổi 26 đến 33, tức là phần đông ở độ tuổi đi làm. Đó là tỉ lệ 64% so với 36%. Kết quả này khá phù hợp với xu hướng thịnh hành của chủ nghĩa hậu hiện đại và làn sóng văn hóa đại chúng tập trung vào giới trẻ hiện nay ở Việt Nam. Kết quả cũng cho thấy việc tiếp xúc, tiếp thu những ảnh hưởng của làn sóng văn hóa ở Hàn Quốc ở Vị Thanh là điều tất yếu, song do đặc trưng nội đồng và tính chất sông nước (đặc trưng tự nhiên) của địa phương vùng sâu, quá trình truyền bá và tác động của làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến muộn hơn, tần suất không thường xuyên và mạnh mẽ như ở các đô thị phát triển; đồng thời kênh tiếp nhận cũng hạn chế hơn. 2.2.1. Tiếp nhận qua báo chí - truyền hình Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu xem báo chí - truyền hình của thanh niên ở Vị Thanh là khá cao. Phần đông thanh niên Thành phố Vị Thanh dành thời gian cho việc cập nhật thông tin trên báo chí - truyền hình, bên cạnh là việc tìm hiểu nét đẹp kiến trúc, mỹ thuật Hàn Quốc như là hệ quả kéo theo của làn sóng âm nhạc và điện ảnh Hàn Quốc ở địa phương. Điều đó chứng tỏ rằng thanh niên ở Thành phố Vị Thanh tiếp nhận làn sóng văn hóa Hàn Quốc chủ yếu qua báo chí – truyền hình, trong khi với vị trí vùng sâu, vùng xa, kênh giao lưu nhân dân hầu như không tồn tại. 2.2.2. Tiếp nhận qua internet – mạng xã hội Số lượng các trang báo mạng phát triển với tốc độ “như nấm sau mưa” mang tới tin tức nóng hổi về điện ảnh, thời trang, âm nhạc, ẩm thực Hàn Quốc v.v.. Một số trang còn dành riêng một chuyên mục kiểu “sao Hàn” để thỏa mãn trí tò mò của các fan. Chuyên trang giải trí của hầu hết các trang báo điện tử đều dành “đất” khá rộng rãi cho các bài viết về xứ kim chi, đặc biệt là về hậu trường các bộ phim và âm nhạc với nội dung phong phú, hình ảnh sống động, bắt mắt v.v.. Điều này lý giải tại sao văn hóa Hàn Quốc có thể nhanh chóng lan tỏa và “bám rễ” trong thanh niên Thành phố Vị Thanh nhanh đến vậy.
  17. -15- 2.2.3. Tiếp nhận qua giao lưu nhân dân Thực trạng việc tiếp nhận làn sóng văn hóa ở Thành phố Vị Thanh qua giao lưu nhân dân là 0/%. Điều này cho thấy rằng, Vị Thanh là một thành phố trẻ nên điều kiện giao lưu nhân dân bị hạn chế nhiều so với các thành phố khác của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Công nghiệp hóa ở Vị Thanh chưa được đẩy mạnh, chưa thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài, nên việc tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài trước giờ vẫn chưa được thực hiện ở địa phương; Phần lớn thanh niên Vị Thanh là con em nông dân, vùng sâu vùng xa, vẫn còn nặng tính “sợ giao lưu” ngoài người nước ngoài nên không dám tiếp xúc nhiều với người ngoại quốc. 2.2.4. Các kênh tiếp nhận khác Qua kết quả khảo sát của bảng 3 và 4 làn sóng văn hóa Hàn Quốc tràn vào Vị Thanh ngoài hai kênh tiếp nhận chủ yếu là báo chí – truyền hình và Internet – mạng xã hội thì vẫn còn một phần tiếp nhận qua các việc lấy chồng Hàn Quốc, đi du lịch và xuất khẩu lao động. Việc lấy chồng Hàn Quốc hay đi xuất khẩu lao động với mong muốn và hy vọng đổi đời, vì lòng hiếu thảo muốn phụ giúp gia đình có thể “rũ bùn đứng dậy”, không phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Một số ít đi du lịch Hàn Quốc là để thăm người thân và được dịp chiêm nghiệm về cảnh sắc thiên nhiên, về ẩm thực, về con người Hàn Quốc. Nhìn chung, thanh niên ở Vị Thanh có ấn tượng tốt và hứng thú với làn sóng văn hóa Hàn Quốc. 2.3. Sự tương tác giữa văn hóa Hàn Quốc và văn hóa địa phương Văn hóa Hàn Quốc và văn hóa của người dân địa phương Thành phố Vị Thanh nói riêng và người miền Tây Nam bộ nói chung vẫn cần có sự tương tác, tiếp biến nhau, đặc biệt trong quá trình hội nhập như hiện nay. Làn sóng văn hóa Hàn Quốc tràn vào Thành phố Vị Thanh tuy muộn hơn so với các thành phố khác trong khu vực, tuy nhiên làn sóng văn hóa ấy đã thổi
  18. -16- vào một làn gió mới, mang màu sắc mới lạ, hiện đại đan xen vào văn hóa truyền thống vốn có của người dân Vị Thanh. Vì vậy, trong quá trình tiếp nhận của thanh niên ở Vị Thanh trong thời gian vừa qua vẫn không tránh khỏi những tương tác tích cực và tiêu cực. 2.3.1. Những tương tác tích cực - Văn hóa Hàn Quốc gần gũi với văn hóa Việt Nam, nhất là trong quan hệ, ứng xử, cho nên có tác dụng giáo dục, nhất là giáo dục thẩm mỹ theo định hướng văn minh, phù hợp với nếp sống hiện đại; - Văn hóa Hàn Quốc có tính giải trí cao, giúp thư giãn tốt trong khi những món ăn văn hóa tinh thần của địa phương còn nghèo nàn, đồng thời còn có tác dụng kích thích phát triển tư duy; - Việc tiếp thu văn hóa Hàn Quốc đối với mỗi cá nhân là dễ dàng và không tốn kém. 2.3.2. Những tương tác tiêu cực - Tính chất không thật, có phần lâm li, sướt mướt quá mức hay “lên gân” quá mức, giả tạo, nhất là trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc đã dẫn đến thói học đòi, “trưởng giả học làm sang” theo của một bộ phận giới trẻ, sống ảo tưởng, không thực tế ở Vị Thanh. - Chạy theo những giá trị ảo, tung hô quá mức thần tượng (có bạn trẻ còn dẫn thông tin trên mạng về một số hiện tượng “cuồng” thần tượng âm nhạc Hàn Quốc”. - “Sự lép vế” của văn hóa Việt Nam đối với văn hóa Hàn Quốc, nhất là trong tương quan ảnh hưởng qua lại (xem thêm Hà Thanh Vân, 2014). - Thói tùy tiện, thói thờ ơ, tính ù lì v.v...của thanh niên Vị Thanh trong quá trình tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc. Tiểu kết chương 2 Những con số dù chỉ trong một cuộc điều tra nhỏ đã cho thấy ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc tại Thành phố Vị Thanh là có thật, cho dù không đồng đều ở mọi lĩnh vực. Từ đó đặt ra nhiều
  19. -17- vấn đề cho chúng ta suy nghĩ, học hỏi, từ chiến lược xuất khẩu văn hóa, cho đến việc đánh động được tâm lý tiếp nhận của công chúng, nhất là công chúng trẻ tuổi. Sự ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc bao gồm cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực. Tích cực là khi chúng ta có sự giao thoa văn hóa, học hỏi những điều hay. Sự giao thoa này khiến chúng ta gần gũi và hiểu được phong tục, tập quán, các nét văn hóa truyền thống cũng như hiện đại của nhau. Nhưng nhìn từ khía cạhh khác, văn hóa Việt Nam đã lùi bước, nhường chỗ cho văn hóa Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực và thanh niên Vị Thanh bị cuốn theo làn sóng văn hóa ngoại lai, trong khi những giá trị văn hóa của dân tộc còn chưa được coi trọng. Nhìn nhận đúng cách thức mà Hàn Quốc đã phát triển tầm ảnh hưởng văn hóa của họ đối với đất nước, Vị Thanh sẽ rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc khai thác các tiềm năng kinh tế, xã hội do văn hóa mang lại, cũng như học hỏi được việc chiếm lĩnh được thị hiếu công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ, một đối tượng rất giàu tiềm năng trên mọi phương diện. CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG TIẾP NHẬN VĂN HÓA HÀN QUỐC Ở VỊ THANH 3.1- Kinh nghiệm tiếp nhận làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở các địa phương khác 3.1.1. Trường hợp Hà Nội Hà Nội là thủ đô Việt Nam, và trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước, là thành phố đầu tàu của khu vực phía Bắc, và là một “trạm” giao lưu văn hóa quan trọng giữa Việt Nam và thế giới, trong đó có làn sóng văn hóa Hàn Quốc. Khoảng vài năm trở lại đây, khi trào lưu văn hóa Hàn Quốc, phim Hàn, nhạc Hàn thực sự xâm nhập vào làng giải trí Việt Nam tạo điều kiện cho các sao Hàn thường xuyên có những tour diễn sang Hà Nội. Vì vậy, việc được gặp mặt các thần tượng bằng xương bằng thịt ở ngoài đời khiến nhiều fan Việt ở Hà Nội không thể giữ được cảm xúc của mình. Đối với mỗi sự vật, sự việc xảy ra
  20. -18- quanh ta đều có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tùy theo nhận thức của mỗi người mà họ sẽ hiểu được mặt tích cực và tiêu cực đó đến đâu. Người hâm mộ trào lưu Hàn Quốc ở Hà Nội cũng vậy, nó cũng có mặt tích cực và tiêu cực. 3.1.2. Tp. Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đầu tàu kinh tế, là trung tâm văn hóa – giáo dục sôi động nhất cả nước. Đây là một trong hai cầu nối giao lưu văn hóa quan trọng với Hàn Quốc. Làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ, thậm chí nó còn diễn ra mạnh mẽ, thường xuyên hơn ở Hà Nội. Làn sóng này đã tự phát, len lỏi vào đời sống văn hóa của giới trẻ ở Tp. Hồ Chí Minh từ lâu, ngày càng gieo ấn tượng, tác động mạnh mẽ làm thay đổi nhận thức và hành vi của giới trẻ theo hướng “Hàn Quốc hóa”. 3.2. Tác động của làn sóng văn hóa Hàn Quốc trong việc định hướng xây dựng nếp sống văn minh đô thị ở Vị Thanh hiện nay 3.2.1. Đời sống cá nhân Tác động tích cực Tác động tiêu cực (1) Có thể học hỏi Hàn (1) Một số thanh niên “mê” Quốc về tính hiện đại nhưng Hàn Lưu, đua đòi ăn diện, vẫn bảo tồn và phát huy văn chạy theo vẻ bề ngoài, “bắt hóa truyền thống. chước” phong cách Hàn Quốc. (2) Góp phần tăng cường hiểu (2) Mất nhiều thời gian, bỏ biết, nâng cao ý thức tôn trọng lẫn bê việc học hành. nhau và mối quan hệ bền vững (3) Ảo tưởng trong tình yêu, giữa Việt Nam và Hàn Quốc. mơ mộng hảo huyền, xa rời (3) Học hỏi phong cách sống thực tế. về tình yêu chân thành, chung (4) “Yêu thần tượng” một thủy và đề cao chữ hiếu. cách thái quá: xăm tên thần (4) Thanh niên học được cách tượng lên tay, lên ngực, đeo sống tự lập, độc lập. bông giống các ca sĩ nam, (5) Có nhiều sự lựa chọn trong đầu tóc nhuộm vàng, đỏ sao phong cách thời trang Hàn giống với thần tượng của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2