Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa xã nông thôn mới ở Hậu Giang
lượt xem 5
download
Nghiên cứu sự tác động của sinh hoạt cộng đồng đến đời sống văn hóa của người dân; đồng thời nghiên cứu các yếu tố làm ảnh hưởng đến nhận thức xã hội về vai trò, vị trí, về phương pháp, nội dung và hình thức hoạt động nhà văn hóa. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà văn hóa xã nông thôn mới, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng trong bối cảnh mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa xã nông thôn mới ở Hậu Giang
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH NGUYỄN NGỌC TRÂN SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG TẠI NHÀ VĂN HÓA XÃ NÔNG THÔN MỚI Ở HẬU GIANG Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. MAI MỸ DUYÊN TRÀ VINH, NĂM 2015
- TÓM TẮT Đề tài “Sinh hoạt cộng đồng tại Nhà văn hóa xã nông thôn mới ở Hậu Giang” nghiên cứu sự tác động của sinh hoạt cộng đồng đến đời sống văn hóa của người dân; đồng thời nghiên cứu các yếu tố làm ảnh hưởng đến nhận thức xã hội về vai trò, vị trí, về phương pháp, nội dung và hình thức hoạt động nhà văn hóa. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà văn hóa xã nông thôn mới, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng trong bối cảnh mới. Tìm hiểu những dạng thức của sinh hoạt cộng đồng gắn với những điều kiện nhà văn hóa xã từ khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới đến nay ở xã Vị Thanh huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang. Qua đó, đánh giá thực trạng hoạt động sinh hoạt cộng đồng của người dân tại nhà văn hóa xã, những vấn đề đặt ra cần đổi mới để phù hợp với quá trình phát triển. Thấy được nhu cầu cấp thiết của việc giáo dục, giao lưu, sáng tạo và vui chơi giải trí của người dân ở nông thôn. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp và khuyến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa xã. Luận văn tập trung nghiên cứu về sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa ở tỉnh Hậu Giang. Do điều kiện khách quan là tất cả nhà văn hóa đều chịu sự điều chỉnh chung của quy chế hoạt động được nhà nước ban hành và sự chi phối của 19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới phổ biến trên phạm vi toàn tỉnh, do đó người viết đã chọn xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang làm trường hợp nghiên cứu cụ thể. Luận văn nghiên cứu về sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa xã nông thôn mới Vị Thanh, kết hợp phân tích, so sánh về sinh hoạt cộng đồng của người dân thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở các nhóm, các câu lạc bộ đang sinh hoạt tại nhà văn hóa xã, để thấy được hiệu quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đối với đời sống cộng -iii-
- đồng của người dân, nhưng chủ yếu nghiên cứu thực tiễn diễn ra tại nhà văn hóa xã Vị Thanh Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến nay (từ khi có chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến nay). Những phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu tổng hợp và phân tích; khảo sát, điền dã thực địa; phỏng vấn sâu; nghiên cứu trực tiếp qua khảo sát thực tế, phỏng vấn các nhà nghiên cứu, những người quản lý văn hóa của huyện, xã, người dân và cán bộ, công nhân viên tại xã. Tóm lại, đề tài của luận văn này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, cung cấp thông tin cho công tác nghiên cứu và giúp các nhà quản lý văn hóa - xã hội hoạch định các chính sách văn hóa, đề ra định hướng và chỉ đạo hiệu quả đối với nhà văn hóa xã. Điểm mới của đề tài là góp phần cho thấy được chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới rất quan trọng đối với nhà văn hóa xã trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, chuyên môn, tìm ra những phương pháp hoạt động thích hợp để nâng cao vai trò, vị trí của nhà văn hóa xã trong tình hình đổi mới hiện nay. Luận văn sẽ góp phần ứng dụng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa xã nông thôn mới ở Hậu Giang và có thể ứng dụng vào thực tiễn của các nhà văn hóa xã trong phạm vi khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. -iv-
- ASTRACT The thesis “Community events at the House of Culture’s new countryside communes in Hau Giang province”, research about the affects of community activity to the people’s cultural life; besides, research the factors that affect the social recognition about the role, position, methods, content and operation form’s House of Culture. From then, suggest the suitable solutions to improve the quality, the effectiveness of performance’ House of Culture at new countryside communes, to respond the daily needs of community in new context better. It is to find out the forms of community events that link the conditions of House of Culture commune when there were the guidelines in building the new countryside for now in Vi Thanh commune, Vi Thuy district, Hau Giang province. Thereby, it maybe assess the reality of people’s community events activity at House of Culture commune, there are some issues that we have to change so that it is suitable with the developing progress. The people’s education, exchange, creation and entertainments in rural areas are necessary. Basing on these, the solutions and recommendations to improve the quality, effectiveness of community events activity at House of Culture commune are suggested. This thesis focuses to research about community events at house of culture in Hau Giang province. Because of some positive reasons, all houses of culture have the general adjustment of operating regulations that the government issued and are dominated by 19 criteria in building the new countryside communes that are been popular in province-wide. Therefore, the writer was chosen Vi Thanh commune, Vi Thuy district, Hau Giang province to research. This thesis researches community events at house of culture’s Vi Thanh new countryside commune. It is the combination of analysis, comparison about people’s community events through entertainments, culture, art activities of the groups, clubs which are participating at house of culture’s commune, from that it will be seen the effectiveness of National target Program about the building for new countryside -v-
- against people’s community life, but the thesis will primarily research the practice that is happening at house of culture in Vi Thanh commune. The time for study is from 2010 to now (when having the National target Program about the building for new countryside for now). There’re some research methods such as: general research methods and analysis; compare and contrast; fieldwork; in-depth interview; research directs through the practical surveys, sociological investigation, interview the researchers, Provincial cultural managers, people and staffs, employees in commune. In brief, this thesis could be used to refer, supply the information for the research and help social, cultural managers in planning the cultural policies, setting the effectiveness orientation and direction at house of culture commune. The thesis contributes to show the importance of the National target Program about the building for new countryside against house of culture in cultural, professional activities, support to find out the appropriate methods in advanced the role, position of house of culture in innovation situation today and that is also the new point of the thesis. The thesis will contribute applications in improving the quality, effectiveness of community events at house of culture in new countryside communes in Hau Giang province, and it can also apply in practice of houses of culture commune in the Mekong Delta and in the country. -vi-
- MỤC LỤC TRANG Trang tựa Giấy quyết định giao đề tài CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii TÓM TẮT ............................................................................................................. iii ASTRACT ............................................................................................................. v MỤC LỤC............................................................................................................ vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... x PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 3 2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 3 3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 4 3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 8 4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 8 4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 9 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................ 10 6.1. Về ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 10 6.2. Về thực tiễn .................................................................................................... 10 7. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 11 1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 11 1.1.1. Các khái niệm liên quan đề tài ..................................................................... 11 -vii-
- 1.1.1.1. Văn hóa, đời sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng ....................................... 11 1.1.1.2. Thiết chế văn hóa, nhà văn hóa ................................................................. 14 1.1.1.3. Nông thôn mới, văn hóa nông thôn ........................................................... 16 1.1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng thiết chế văn hóa ....................................................................................................... 18 1.2. Tổng quan về hệ thống trung tâm văn hóa và phong trào xây dựng nông thôn mới ở Hậu Giang................................................................................. 19 1.2.1. Các trung tâm văn hóa ở tỉnh Hậu Giang ..................................................... 19 1.2.1.1. Trung tâm văn hóa tỉnh Hậu Giang ........................................................... 20 1.2.1.2. Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp huyện .................................................. 25 1.2.1.3. Trung tâm Văn hoá-Thể thao xã (nhà văn hóa xã) ..................................... 27 1.2.1.4. Nhà văn hóa ấp ......................................................................................... 28 1.2.2. Phong trào xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hậu Giang................................. 29 1.3. Tổng quan về xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang ........................... 30 1.3.1. Lịch sử hình thành vùng đất ......................................................................... 30 1.3.2. Vị trí địa lý, môi trường tự nhiên và xã hội .................................................. 31 1.3.3. Quá trình xây dựng nông thôn mới của xã Vị Thanh .................................... 34 CHƯƠNG 2: CÁC DẠNG THỨC SINH HOẠT VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG TẠI NHÀ VĂN HÓA XÃ VỊ THANH ......................................... 39 2.1. Chức năng và những điều kiện hoạt động của nông thôn mới xã Vị Thanh.......................................................................................................... 39 2.1.1. Chức năng của Nhà văn hóa xã Vị Thanh .................................................... 39 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế .............................................................. 42 2.1.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị chuyên dụng ................................................ 43 2.1.4. Nguồn kinh phí hoạt động ............................................................................ 44 2.2. Các dạng thức sinh hoạt cộng đồng ................................................................. 44 2.2.1. Hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động................................................... 45 2.2.2. Hoạt động câu lạc bộ, đội-nhóm .................................................................. 47 2.3. Sự đổi mới hoạt động của nhà văn hóa xã Vị Thanh ....................................... 63 -viii-
- 2.3.1. Mở rộng không gian, thời gian hoạt động nhà văn hóa ................................. 64 2.3.2. Phát huy tính tự nguyện, tự giác trong tổ chức sinh hoạt cộng đồng ............. 65 2.3.3. Phổ biến kiến thức và hướng dẫn cách làm ăn cho nông dân xã Vị Thanh.......................................................................................................... 67 2.3.4. Phổ biến giáo dục và đào tạo nghề ở nông thôn............................................ 69 CHƯƠNG 3: VAI TRÒ SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG TẠI NHÀ VĂN HÓA VỊ THANH....................................................................................... 73 3.1. Tác động nhận thức cộng đồng ....................................................................... 73 3.1.1. Tác động nhận thức về chính trị ................................................................... 73 3.1.2. Tác động nhận thức về kinh tế ..................................................................... 75 3.1.3. Tác động nhận thức về xã hội ...................................................................... 76 3.2. Tác động đến đời sống văn hóa cộng đồng ...................................................... 78 3.2.1. Duy trì tính cố kết cộng đồng thông qua các sinh hoạt văn hóa .................... 78 3.2.2. Giữ gìn và phát huy hệ giá trị truyền thống của cộng đồng........................... 79 3.2.3. Tác động đến phong trào sáng tạo ra các giá trị mới ..................................... 84 3.3. Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa xã nông thôn mới Vị Thanh ............................... 88 3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................................ 89 3.3.1.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................ 89 3.3.1.2. Những tồn tại, yếu kém ............................................................................. 92 3.3.2. Xác lập vị thế của nhà văn hóa xã trong xu thế phát triển ............................. 93 3.3.3. Giải pháp ..................................................................................................... 97 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 108 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 111 -ix-
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CLB.ĐCTT Câu lạc bộ Đờn ca tài tử CLB.HVN Câu lạc bộ Hát với nhau CLB.CT Câu lạc bộ Cờ tướng CLB.T Câu lạc bộ Thơ CLBCQN Câu lạc bộ cựu quân nhân CLBXDGĐHP Câu lạc Xây dựng gia đình hạnh phúc CLBNKDN Câu lạc bộ Năng khiếu dạy nghề CLBNCBSM Câu lạc bộ Nuôi con bằng sữa mẹ CLBTGPL Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý CLBTNLKT Câu lạc bộ Thanh niên làm kinh tế CLBNDUD. Internet Câu lạc bộ Nông dân ứng dụng Internet CLBTTCCKCM Câu lạc bộ Tuyên truyền các ca khúc cách mạng CLBTGB Câu lạc bộ Trợ giúp bạn CLBTDTT Câu lạc bộ Thể dục thể thao CSVH Văn hóa cơ sở -x-
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” là những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã và đang được chỉ đạo tổ chức thực hiện trên phạm vi cả nước. Trong đó, nội dung xây dựng hoàn thiện các thiết chế văn hóa, như nhà văn hóa xã có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng, chính hiệu quả tổ chức hoạt động của nhà văn hóa xã đã góp phần tuyên truyền cổ vũ nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, đồng thời, giáo dục nâng cao nhận thức, tạo ra môi trường văn hoá lành mạnh, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ở địa phương. Trong hệ thống trung tâm văn hóa từ trung ương đến cơ sở thì nhà văn hóa xã có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, nơi đây vừa tiếp nhận sự chỉ đạo, định hướng tổ chức hoạt động chuyên ngành của cơ quan chuyên môn các cấp, vừa là nơi cụ thể hoá những định hướng thông qua các hoạt động chuyên môn. Đồng thời, nhà văn hóa còn chịu trách nhiệm phối hợp, hợp tác, giao lưu với các đơn vị liên quan trong và ngoài xã để tổ chức các hoạt động trên lĩnh vực văn hoá quần chúng. Nhà văn hóa xã còn được xác định là một trong những đơn vị sự nghiệp quan trọng của ngành văn hóa thông tin & du lịch góp phần phát triển sự nghiệp văn hóa ở địa phương và thực hành các nhiệm vụ nêu trên. Từ những chức năng và nhiệm vụ quan trọng trên cho thấy nhà văn hóa xã có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Từ năm 1947 tại chiến khu Hoà Mỹ đã xuất hiện bảng hiệu nhà văn hóa đầu tiên. Đến nay, sau một quá trình dài phát triển, do nhu cầu phát triển văn hóa xã hội trong giai đoạn mới, nên tên gọi và chức năng, nhiệm vụ của hệ thống thiết chế này đã có sự thay đổi, đó chính là lý do ra đời của nhà văn hóa. Nhà văn hóa được thành lập, từ sự kế thừa và phát triển trên những cơ sở lý luận cơ bản bắt nguồn từ chủ trương xây dựng hệ thống thiết chế câu lạc bộ-nhà văn hóa của trung ương phổ biến -1-
- từ những thập niên 80. Và trong những năm qua cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về tổ chức hoạt động của các thiết chế văn hóa với qui mô lớn, nhưng chủ yếu phân tích chức năng, nhiệm vụ của trung tâm văn hóa từ cấp huyện, quận và tỉnh thành. Tuy nhiên, hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn tổ chức hoạt động của nhà văn hóa xã nông thôn mới ở tỉnh Hậu Giang, đặc biệt là nghiên cứu các tổ chức sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa xã. Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn hiệu quả hoạt động của nhà văn hóa xã nông thôn mới là rất cần thiết, vì đây chính là địa điểm thu hút người dân đến tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và vui chơi giải trí. Trong số đó, các sinh hoạt cộng đồng dưới hình thức câu lạc bộ, hội ... đã hoạt động tích cực và đem lại hiệu quả xã hội cao, như: câu lạc bộ đờn ca tài tử; câu lạc bộ hát với nhau; câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc; câu lạc bộ trợ giúp pháp lý….,qua đó, thấy được tầm quan trọng của sinh hoạt cộng đồng trong nhà văn hóa xã. Mặt khác, trong những năm qua nhà văn hóa xã luôn giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao hàng năm, góp phần phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị và phát triển sự nghiệp văn hoá ở địa phương. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, nhà văn hóa xã hoạt động có hiệu quả, thu hút được người dân đến đây sinh hoạt chủ yếu ở những nhà văn hóa xã nông thôn mới. Vì ở đây được các cấp quan tâm hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần, còn các nhà văn hóa khác đang ngày càng bộc lộ rõ nhiều vấn đề hạn chế và bất cập. Cho nên, việc nghiên cứu thực tiễn để bổ sung lý luận làm cơ sở đổi mới hoạt động của nhà văn hóa xã là vấn đề cấp thiết. Thực tế cho thấy, qua một thời gian áp dụng mô hình "xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” ở tỉnh Hậu Giang, nhiều nhà văn hóa xã hoạt động có hiệu quả, là nơi tổ chức sinh hoạt cộng đồng, các tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng phát triển. Đặc biệt, trong đó có nhà văn hóa xã nông thôn mới Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Từ một nhà văn hóa của xã nghèo, lạc hậu, hoạt động chưa được thường xuyên, chỉ thể hiện mỗi khi có các hoạt động mang tính chất “kỳ”, “cuộc”, “trọng điểm” và chưa thu hút được người dân đến -2-
- tham gia sinh hoạt cộng đồng. Nhưng từ khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới, xã Vị Thanh được sự quan tâm và đầu tư trang bị cơ sở vật chất, từ đó góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của người dân địa phương. Xuất phát từ những lý do có cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn nêu trên, người viết chọn đề tài nghiên cứu: “Sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa xã nông thôn mới ở Hậu Giang” để làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành văn hóa học. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu sự tác động của sinh hoạt cộng đồng đến đời sống văn hóa của người dân; đồng thời nghiên cứu các yếu tố làm ảnh hưởng đến nhận thức xã hội về vai trò, vị trí, về phương pháp, nội dung và hình thức hoạt động nhà văn hóa. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà văn hóa xã nông thôn mới, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng trong bối cảnh mới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu những dạng thức của sinh hoạt cộng đồng gắn với những điều kiện nhà văn hóa xã từ khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới đến nay ở xã Vị Thanh huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang. Đánh giá thực trạng hoạt động sinh hoạt cộng đồng của người dân tại nhà văn hóa xã, những vấn đề đặt ra cần đổi mới để phù hợp với quá trình phát triển. Thấy được nhu cầu cấp thiết của việc giáo dục, giao lưu, sáng tạo và vui chơi giải trí của người dân ở nông thôn. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa xã. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay có rất nhiều tài liệu bao gồm sách chuyên khảo, giáo trình, những kỷ yếu, báo cáo, các văn bản pháp quy có liên quan đến đề tài như: -3-
- 3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Đầu tiên, cần phải kể đến quyển “Giáo trình môn học câu lạc bộ, nhà văn hóa của Liên Xô” do GS Viện sĩ Ikônhicôva chủ biên (bản dịch), Tài liệu dịch của đề tài quốc gia KX năm 1993. Nội dung của quyển giáo trình tập trung phân tích các hình thức câu lạc bộ, nhà văn hóa trước và sau thời kì Liên Xô tan rã (1991), (hiện nay là Liên Bang Nga) bao gồm các hình thức như đội, nhóm (groupe), các câu lạc bộ (clubs), các hội tình nguyện, hội đoàn xã hội (asociations bénévolé, organisations sociales). Giáo trình này cũng đã đề cập đến các hình thức nhà văn hóa ở từng cấp địa phương, các hình thức nhà văn hóa mới đã và đang được hình thành trong thời buổi hiện đại. Đây là quyển tài liệu quan trọng nghiên cứu về một loại hình của thiết chế văn hóa, đó là nhà văn hóa, song, đây là một công trình nghiên cứu ở một đất nước rộng lớn, lãnh thổ trải dài trên cả hai châu lục, chính vì thế, việc nghiên cứu chi tiết, cụ thể có thể gặp nhiều thiếu sót. Trong các công trình nghiên cứu văn hóa ở phương Đông thì cần phải đề cập đến hai quyển “Chính sách văn hóa của Nhật” (bản dịch), Tài liệu dịch của đề tài quốc gia KX, năm 1993 và quyển “Pháp quy và cơ cấu văn hóa Trung Quốc”, Nhà xuất bản thế giới, 2002. Cả hai tài liệu đều cho ta thấy rõ diện mạo nền văn hóa đặc trưng phương Đông, đặc biệt là trong việc tổ chức cơ cấu các cơ quan quản lý và hoạt động văn hóa. Những quyển này cũng có đề cập đến loại hình thiết chế văn hóa là nhà văn hóa, cơ quan có nhiệm vụ quản lý hoạt động văn hóa, chính sách quy hoạch phát triển những trung tâm văn hóa ở những thành phố lớn, chú trọng phát triển nhà văn hóa ở cơ sở như ở huyện, xã, khu dân cư cộng đồng địa phương,…Hai tài liệu này là nguồn tư liệu quý giá cho những ai có sở thích và nhu cầu nghiên cứu về các hoạt động, chính sách văn hóa để so sánh với chính sách, hoạt động văn hóa ở quốc gia mình. Tuy nhiên, cũng như những quyển sách trên, cả hai quyển này cũng có phạm vi nghiên cứu chỉ trên đất nước của họ, còn việc tập trung nghiên cứu để so sánh thấy rõ vấn đề tổ chức hoạt động đối với thiết chế văn hóa cơ sở ở Việt Nam hiện nay lại là một vấn đề cần thiết. -4-
- Trong cuốn Sự hợp tác và cộng đồng ở nông thôn Thái Lan của tác giả Shin Ichi Shigetomi (2007), Nxb, Đại học Kinh tế quốc dân đã nhắc đến rất nhiều kinh nghiệp về doanh nghiệp hóa, trong đó nói đến tổ chức theo công thức “4 nhà” gồm: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà ngân hàng, nhà nông. Công thức này nhằm vào việc lập ra các doanh nghiệp kinh doanh nông sản xuất khẩu theo hướng cả 4 nhà đi từ đầu đến cuối của quá trình sản xuất. Hình thức kết hợp thì linh động thay đổi theo từng loại công việc và sản phẩm, nhưng về nguyên tắc, thì cả 4 nhân vật này đều là chủ thể của quá trình sản xuất. Công nghiệp hóa nông nghiệp nghĩa là nông nghiệp trở thành một khâu gắn chặt với công nghiệp làm hàng xuất khẩu, do đó phải phát triển các doanh nghiệp trong công nghiệp đảm nhận liên hiệp với nông dân tạo ra sản phẩm để chế biến có hiệu quả xuất khẩu cao. Kết quả cuối cùng là Thái Lan có được một hệ thống các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nông nghiệp. Lúc đầu, Thái Lan làm mô hình này trong chăn nuôi, sau phát triển sang các mặt hàng khác như gạo, thủy sản, và đặc biệt là hoa quả nhiệt đới, hiện đứng đầu thế giới. Đến năm 1989, Thái Lan có đủ 14 loại nông sản xuất khẩu trên thế giới được thực hiện chủ yếu vào sự liên kết này. Quyển sách này giúp người đọc có cái nhìn mới về nông thôn và nông dân ở Hậu Giang trong giai đoạn hiện nay. Trong Báo cáo số 4390/BC-BNN-CB, ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả hội thảo quốc tế “Mỗi làng một sản phẩm” có nêu lên những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” chú trọng phát huy vai trò của người nông dân. Phong trào này là một hoạt động phát triển nông thôn nội sinh nên người dân nông thôn đóng luôn vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động. Chính họ là người phát hiện ra tiềm năng của quê hương mình, lập kế hoạch để phát triển các sản phẩm mang đặc thù của vùng quê mình. Cũng chính họ là người đứng ra tổ chức, trang trải kinh phí, đồng thời chịu mọi rủi ro cho các dự án phát triển nông thôn của mình. Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” không chỉ đơn thuần là một phong trào phát triển sản phẩm. Mục đích cao nhất của phong trào này là tạo cho cư dân địa phương niềm tự hào về quê -5-
- hương của họ, từ đó sẵn sàng đón nhận mọi thời cơ cũng như thách thức của quá trình hội nhập toàn cầu. 3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Một tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn này, đó là Giáo trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Thêm, Nhà xuất bản Giáo dục năm 1997. Quyển sách này là cơ sở quan trọng, là nguồn gốc xuất phát cho việc nghiên cứu các đề tài có liên quan đến văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, chính vì chỉ mang tính chất cơ sở, cái thuộc về cơ bản, khái quát nên quyển sách chủ yếu chỉ trình bày một cách gọi là chung nhất về văn hóa Việt Nam, còn liên quan đến thiết chế văn hóa cơ sở thì chỉ có thể tìm thấy rải rác trong một số chương. Chẳng hạn như trong phần phân tích về “Tổ chức nông thôn” thì tác giả chỉ đề cập đến các thiết chế xã hội, như: gia đình Việt Nam, xóm, làng, thôn, xã. …Như vậy, quyển giáo trình này chỉ là cơ sở đầu tiên cho việc nghiên cứu, đưa ra những cơ sở lý luận, nguồn gốc hình thành thiết chế văn hóa, còn việc quản lý Nhà nước và tổ chức hoạt động đối với các thiết chế văn hóa như thế nào thì vẫn chưa hề đề cập đến. Một trong những quyển sách có giá trị rất quan trọng có liên quan khá mật thiết đến đề tài này là quyển “Quản lý hoạt động văn hóa” của nhóm Tác giả Nguyễn Văn Hy, TS.Phan Văn Tú, Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền, Trần Thị Diên, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Trường Đại học văn hóa Hà Nội năm 1998. Trong quyển sách này, các tác giả đã nghiên cứu và đưa bốn vấn đề lớn: Một là, đại cương về quản lý hoạt động văn hóa, trong đó đưa ra khái niệm hoạt động văn hóa, quan niệm về quản lý và quản lý hoạt động văn hóa, đặc biệt có nội dung quản lý các hoạt động đối với các thiết chế văn hóa và quản lý các hoạt động giao lưu văn hóa của con người trong xã hội. Hai là, chính sách quản lý hoạt động văn hóa, trong đó quan trọng là việc hoạch định thực hiện các chính sách văn hóa trong tương lai, những thể chế cơ bản của chính sách văn hóa. Ba là, nội dung quản lý hoạt động văn hóa hiện nay. Bốn là, quản lý xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hiện nay. Như vậy, quyển sách này đã đề cập một cách khá toàn diện về việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc quản lý -6-
- các hoạt động văn hóa nói chung, có phạm vi khá rộng bao gồm những hoạt động văn hóa của cá nhân, những giá trị văn hóa tinh thần và bao gồm cả các cơ sở vật chất văn hóa,… còn việc nghiên cứu sâu đi vào các thiết chế văn hóa cơ sở và quản lý nhà nước đối với hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở thì chưa được đề cập một cách cụ thể. Quyển sách có giá trị rất quan trọng có liên quan khá mật thiết đến đề tài này là quyển: “Đại cương công tác nhà văn hóa”, của nhóm tác giả Trần Văn Ánh, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Hy, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội năm 2002. Trong sách này, các tác giả đã nghiên cứu và đưa bốn vấn đề lớn: quản lý hoạt động văn hóa, trong đó đưa ra khái niệm hoạt động văn hóa, quan niệm về quản lý và quản lý hoạt động văn hóa, đặc biệt có nội dung quản lý các hoạt động đối với các thiết chế văn hóa và quản lý các hoạt động giao lưu văn hóa của con người trong xã hội. Hai là, chính sách quản lý hoạt động văn hóa, trong đó quan trọng là việc hoạch định thực hiện các chính sách văn hóa trong tương lai, những thể chế cơ bản của chính sách văn hóa. Ba là, nội dung quản lý hoạt động văn hóa hiện nay. Bốn là, quản lý xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, trong đó; đã đề cập sâu về các phương pháp hoạt động của các loại hình hoạt động của nhà văn hóa. Những cơ sở lý luận thực tiễn về tổ chức hoạt động của nhà văn hóa chính là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài, giúp cho người viết trong việc nghiên cứu; kế thừa, bổ sung và phát triển để vận dụng vào việc xây dựng những cơ sở lý thuyết và thực tiễn của sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa xã trong luận văn này. Các đề tài nghiên cứu được đăng trong “Kỷ yếu hội nghị, hội thảo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở” của Cục Văn hóa Cơ sở-Bộ VH, TT&DL tháng 10 năm 2011. Kỷ yếu này đã đề cập trực tiếp đến thiết chế văn hóa cơ sở mà không như những tài liệu trên, đơn thuần chỉ nghiên cứu về các hoạt động văn hóa. Kỷ yếu đã xác định khái niệm thiết chế văn hóa cơ sở, phân cấp thiết chế văn hóa cơ sở gồm 4 cấp: Trung ương, tỉnh thành, quận huyện và cơ sở. Nội dung chính của kỷ yếu là đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, theo đó thì -7-
- gồm có 3 giải pháp chính: nâng cao nhân lực, đảm bảo phát triển cơ sở vật chất và đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài ngành. Kỷ yếu là một tài liệu có giá trị cao trong việc xác định các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở. Tuy nhiên, kỷ yếu chỉ mới trình bày lên được một vấn đề, đó là thiết chế văn hóa cơ sở còn giải pháp đổi mới hoạt động đối với các thiết chế này thì vẫn chưa sát hợp với từng cấp cụ thể. Do đó, việc nghiên cứu thêm đổi mới sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa xã là một công việc hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay. Trên đây là một số tài liệu bao gồm giáo trình, sách chuyên khảo, những kỷ yếu, báo cáo, tài liệu có liên quan đối với các thiết chế văn hóa cơ sở. Bên cạnh đó, một trong những nguồn tài liệu cũng có giá trị tham khảo và nghiên cứu sâu đề tài này chính là các bài viết cá nhân đăng trên một số báo, tạp chí chuyên ngành. Đây chính là những ý kiến nhận xét riêng của mỗi cá nhân tác giả, là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất ra chính kiến của người viết. Nhưng các tài liệu trên chỉ trình bày theo từng khía cạnh, từng lĩnh vực chuyên môn, chưa có đề tài khoa học nào đi sâu vào lý thuyết một cách có hệ thống hoặc nghiên cứu từng trường hợp cụ thể mang tính đặc thù địa phương nhất là về sinh hoạt cộng đồng của người dân tại nhà văn hóa xã nông thôn mới. Các nguồn tài liệu trên là những cơ sở lý luận khoa học quý báu, quan trọng giúp cho người viết nghiên cứu thực hiện đề tài, nhằm góp phần hệ thống lại cơ sở lý luận và thực tiển về sinh hoạt cộng đồng của người dân, thông qua nghiên cứu cụ thể trường hợp tại nhà văn hóa xã nông thôn mới Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa ở tỉnh Hậu Giang. Do điều kiện khách quan là tất cả nhà văn hóa đều chịu sự điều chỉnh chung của quy chế hoạt động được nhà nước ban hành và sự chi phối của 19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới phổ biến trên phạm vi toàn tỉnh. Do đó, người viết đã -8-
- chọn xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang làm trường hợp nghiên cứu cụ thể. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Luận văn nghiên cứu về sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa xã nông thôn mới Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đề tài này chỉ kết hợp phân tích, phỏng vấn sâu về sinh hoạt cộng đồng của người dân thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở các nhóm, các câu lạc bộ đang sinh hoạt tại nhà văn hóa xã, để thấy được hiệu quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đối với đời sống cộng đồng của người dân, nhưng chủ yếu nghiên cứu thực tiễn diễn ra tại nhà văn hóa xã Vị Thanh - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến nay (từ khi có chủ trương chỉ đạo toàn quốc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nhà văn hóa xã nông thôn mới). 5. Phương pháp nghiên cứu Đây là đề tài thuộc ngành văn hóa học song nghiêng về hướng ứng dụng, do vậy, người viết đã áp dụng cách tiếp cận liên ngành khoa học: sử học, xã hội học văn hóa và nhân học văn hóa trong nghiên cứu đối tượng và phạm vi của đề tài. Bên cạnh đó, người viết tiến hành phương pháp thao tác sau đây: Phương pháp nghiên cứu tổng hợp và phân tích: các tư liệu, tài liệu đã nghiên cứu liên quan đến đề tài. Phương pháp khảo sát, điền dã thực địa: tìm hiểu thực trạng hoạt động nhà văn hóa trong việc tổ chức sinh hoạt cộng đồng tại xã nông thôn mới Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Phương pháp phỏng vấn sâu: tìm hiểu nhận thức của những người có trọng trách liên quan đến nhà văn hóa và các đối tượng thụ hưởng hoạt động từ nhà văn hóa. -9-
- Phương pháp nghiên cứu trực tiếp qua khảo sát thực tế, phỏng vấn các nhà nghiên cứu, những người quản lý văn hóa của huyện, xã, người dân và cán bộ, công nhân viên tại xã. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1. Về ý nghĩa khoa học Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo, cung cấp thông tin cho công tác nghiên cứu và giúp các nhà quản lý văn hóa-xã hội hoạch định các chính sách văn hóa, đề ra định hướng và chỉ đạo hiệu quả đối với nhà văn hóa xã. Điểm mới của đề tài là góp phần cho thấy được Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới rất quan trọng đối với nhà văn hóa xã trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, chuyên môn, tìm ra những phương pháp hoạt động thích hợp để nâng cao vai trò, vị trí của nhà văn hóa xã trong tình hình đổi mới hiện nay. 6.2. Về thực tiễn Luận văn sẽ góp phần ứng dụng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa xã nông thôn mới ở Hậu Giang và có thể ứng dụng vào thực tiển của các nhà văn hóa xã trong phạm vi khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. 7. Kết cấu luận văn Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, học viên dự kiến sẽ cấu trúc nội dung của luận văn như sau: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn được bố cục gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. - Chương 2: Các dạng thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại nhà văn hóa xã Vị Thanh. - Chương 3: Vai trò sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa Vị Thanh. -10-
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận Nghiên cứu về sinh hoạt cộng đồng ở nhà văn hóa là đề tài còn rất mới mẻ. Quá trình nghiên cứu người viết phải mở rộng các khái niệm liên quan đến đề tài để có thể tìm ra được nội hàm của thuật ngữ “sinh hoạt cộng đồng” trong ngữ cảnh nhà văn hóa. Nhà văn hóa là một thiết chế văn hóa quan trọng trong công tác quản lý và tổ chức hoạt động văn hóa hiện nay theo quan điểm của Đảng và sự quản lý của nhà nước. Do vậy, cũng trong chương 1 này, ngoài những định nghĩa của các nhà nghiên cứu, người viết còn sử dụng một số định nghĩa được trích ra từ những văn bản được ban hành chính thức từ công tác quản lý văn hóa-xã hội. 1.1.1. Các khái niệm liên quan đề tài 1.1.1.1. Văn hóa, đời sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng Văn hóa: trên thế giới có rất nhiều khái niệm về văn hóa khác nhau, trong giới hạn nghiên cứu này xin trình bày một vài quan niệm về văn hóa mạng tính chất phổ biến. Đầu tiên xin kể đến định nghĩa văn hóa đầu tiên do Edward Burnett Taylor - nhà nhân loại học phương Tây đưa ra vào năm 1871, ông định nghĩa: “Văn hóa, hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó, là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và những khả năng, tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội” [31]. Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” [31]. Theo quan niệm của UNESCO, “văn hóa” trước hết là một phức thể - tổng thể có đặc trưng diện mạo về “tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm”… khắc hoạ -11-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn