intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu (Trường hợp miếu Thanh Minh, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

45
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính nghiên cứu bản chất và đặc trưng sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa Triều Châu thị xã Vĩnh Châu qua khảo sát tục thờ và hoạt động của miếu Thanh Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu (Trường hợp miếu Thanh Minh, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 DUY PHƯƠNG LOAN SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI HOA TRIỀU CHÂU (TRƯỜNG HỢP MIẾU THANH MINH, THỊ XÃ VĨNH CHÂU, SÓC TRĂNG) Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC THƠ TRÀ VINH, NĂM 2016
  2. TÓM TẮT Qua nghiên cứu về “Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu (trường hợp Miếu Thanh Minh thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng)” sẽ góp thêm nguồn tư liệu giúp hiểu rõ hơn văn hóa tộc người Hoa trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tín ngưỡng hình thành từ sự hạn chế về hiểu biết và sự bất lực của con người trước thử thách của tự nhiên và các đoản khúc của cuộc sống; do vậy tín ngưỡng bắt đầu từ niềm tin vào cõi siêu nhiên.Ở trung tâm Thị xã Vĩnh Châu còn có một nét đặc thù, đó là sự song hành và gắn bó giữa hai tục thờ Bắc Đế - Thiên Hậu ở hai cơ sở do cùng một Ban quản lý phụ trách. Hiện tượng phối thờ Quan Công với Thiên Hậu hoặc thờ chính là Bắc Đế có phối thờ Thiên Hậu hay Quan Âm thi thoảng xuất hiện, song hiện tượng sóng đôi này xưa nay hiếm thấy. Nếu tục thờ Bắc Đế ở miếu Thanh Minh đại điện cho Dương tính (gắn với nó là tính khuôn mẫu, sự tuân thủ điển chế) thì hình ảnh Thiên Hậu ở miếu Thiên Hậu đại diện cho Âm tính (ước vọng phồn sinh, phúc đức). Nền tảng của tục thờ Bắc Đế ở Vĩnh Châu là tổ chức cơ sở tín ngưỡng và tổ chức sinh họat tín ngưỡng ở miếu Thanh Minh. Trong quá trình định cư, người Hoa đã mang theo những phong tục tín ngưỡng của dân tộc mình đến vùng đất mới, những tín ngưỡng ấy đã hòa vào dòng chảy văn hóa chung của Việt Nam, nhưng vẫn giữ được những giá trị riêng, là điểm tựa tinh thần cho cộng đồng người Hoa tại thị xã Vĩnh Châu.Đối với người Hoa, niềm tin vào những giá trị tâm linh chiếm một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của họ, trở thành truyền thống được tiếp nối giữa các thế hệ. Trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu có 3 dân tộc sinh sống là Kinh, Khmer, Hoa, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt. Trong quá trình cộng cư sinh sống lâu năm đã có sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, sự giao thoa này đã kéo dài trên 300 năm, chính điều đó đã tạo ra bản sắc văn hóa vô cùng độc đáo của người dân Vĩnh Châu, đó là truyền thống đoàn kết, tương trợ, chia sẽ, yêu thương, -iii-
  3. gắn bó giữa 3 dân tộc, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ cộng đồng trong việc xây dựng, bảo vệ, giữ gìn và thúc đẩy sự phát triển của quê hương, điều này được thể hiện rất rõ nét trong các hoạt động thường ngày, trong văn hóa ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa tâm linh tín ngưỡng đặc biệt là trong các dịp lễ hội.Nghiên cứu sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu qua miếu Thanh Minh còn làm sáng tỏ thêm đặc trưng của tộc người, sự cố kết, phát triển cộng đồng của người Hoa. Qua đó, sẽ góp phần làm nổi bật hơn những đặc điểm văn hóa. Có thể nói tín ngưỡng dân gian không chỉ thể hiện về mặt văn hóa tinh thần mà còn phản ánh những giá trị văn hóa vật chất. -iv-
  4. MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. viii DANH SÁCH CÁC HÌNH...................................................................................... ix DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................x PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................4 5. Hướng tiếp cận và phương phap nghiên cứu .......................................................5 5.1. Hướng tiếp cận ..............................................................................................5 5.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................8 6.1. Ý nghĩa khoa học ...........................................................................................8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................8 7. Bố cục của luận văn .............................................................................................8 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUANVỀ MIẾU THANH MINH TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG ...............................................10 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................10 1.1.1. Khái niệm và chức năng của tín ngưỡng ..................................................10 1.1.1.1. Khái niệm về tín ngưỡng ...................................................................10 1.1.1.2. Chức năng của tín ngưỡng .................................................................12 -v-
  5. 1.1.2. Một số lý thuyết dùng trong nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng ..................15 1.1.2.1. Thuyết Đặc thù lịch sử .......................................................................15 1.1.2.2. Thuyết cấu trúc ..................................................................................15 1.1.2.3. Thuyết chức năng ...............................................................................15 1.1.2.4. Lý thuyết Hóa thạch ngoại biên .........................................................16 1.1.3. Lý thuyết Giao lưu văn hóa ......................................................................17 1.2. Tổng quan về thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng ............................................18 1.2.1. Điều kiện tự nhiên và lịch sử - xã hội của thị xã Vĩnh Châu ...................18 1.2.2. Quá trình định cư và phát triển cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu ....21 1.3. Tổng quan đời sống tín ngưỡng người Hoa ở Vĩnh Châu: .............................24 1.4. Miếu Thanh Minh – quá trình hình thành và phát triển: ................................28 CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM NHẬN THỨC VÀ HÌNH THỨCTỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNGỞ MIẾU THANH MINH ...................................32 2.1. Quan niệm nhận thức về Bắc Đế ....................................................................32 2.2. Cấu trúc tổ chức miếu Thanh Minh ................................................................35 2.2.1. Cấu trúc miếu thờ và đối tượng được thờ cúng ........................................35 2.2.1.1. Cấu trúc miếu thờ ...............................................................................35 2.2.1.2. Đối tượng thờ cúng ............................................................................37 2.2.2. Vật cúng tế và trang trí mỹ thuật ..............................................................41 2.2.3. Ban quản trị và công chúng ......................................................................42 2.2.4. Hội Châu Quang và các Hội đoàn thể người Hoa ....................................43 2.3. Các thành tố tổ chức hoạt động tín ngưỡng gắn với miếu Thanh Minh .........46 2.3.1. Hệ thống các nghi lễ, lễ hội thường niên .................................................46 2.3.2. Vị trí tín ngưỡng Bắc Đế ở miếu Thanh Minh trong hệ thống các sinh hoạt tín ngưỡng người Hoa ở Vĩnh Châu ...................................................................49 2.4. Đại lễ vía Bắc Đế ............................................................................................50 2.5. Các hoạt động tín ngưỡng khác ......................................................................52 CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CÁC SINH HOẠTTÍN NGƯỠNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOAVĨNH CHÂU TẠI MIẾU THANH MINH .........55 -vi-
  6. 3.1. Ý nghĩa của sinh hoạt tín ngưỡng ...................................................................55 3.2. Giá trị văn hóa của sinh hoạt tín ngưỡng ........................................................58 3.3. Những biến đổi văn hóa trong hoạt động tín ngưỡng người Hoa tại miếu Thanh Minh ...........................................................................................................64 3.4. Nguyên nhân biến đổi văn hóa trong hoạt động tín ngưỡng người Hoa tại miếu Thanh Minh............................................................................................................67 3.4.1. Các điều kiện tự nhiên – xã hội ................................................................67 3.4.2. Yếu tố tư tưởng và chính sách nhà nước ..................................................68 3.4.3. Yếu tố giao lưu văn hóa ...........................................................................70 3.5. Tác động của những biến đổi văn hóa trong hoạt động tín ngưỡng người Hoa tại miếu Thanh Minh .............................................................................................71 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................77 1. Kết luận ..............................................................................................................77 2. Kiến nghị............................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80 PHỤ LỤC -vii-
  7. DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT GS Giáo sư HĐND Hội đồng Nhân dân NXB Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư STT Số thứ tự THCS Trung học cơ sở Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Tr Trang TS Tiến sĩ TTVH Trung tâm văn hóa TX Thị xã UBND Ủy ban Nhân dân -viii-
  8. DANH SÁCH CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Bản đồ các cơ sở tín ngưỡng dân gian người Hoa thị xã Hình 1.1 28 Vĩnh Châu Hình 1.2 Miếu Thanh Minh năm 1925 29 Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc miếu Thanh Minh 35 Hình 2.2 Nhìn từ bên ngoài miếu Thanh Minh 36 Hình 2.3 Nhìn từ bên trong miếu Thanh Minh 37 Hình 3.1 Thang nhu cầu của Abraham Maslow 55 -ix-
  9. DANH SÁCH CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Điều kiện tự nhiên 20 Bảng 1.2 Điều kiện lịch sử - xã hội 20 Bảng 1.3 Tổng hợp danh sách các cơ sở tín ngưỡng ở thị xã Vĩnh Châu 26 Bảng 2.1 So sánh giữa miếu Thanh Minh với miếu Thiên hậu 34 Bảng 2.2 Tóm tắt nội dung phỏng vấn hộ gia đình người Hoa về sự tín 47 ngưỡng đối với miếu Thanh Minh Bảng 3.1 Đánh giá sự biến đổi văn hóa trong hoạt động tín ngưỡng của 66 người Hoa Vĩnh Châu Bảng 3.2 Tóm tắt nội dung phỏng vấn hộ gia đình người Hoa về sự tín 73 ngưỡng đối với miếu Thanh Minh -x-
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nam Bộ là vùng đất nằm ở phía Nam bán đảo Đông Dương và cũng là phần lãnh thổ cực Nam của Tổ quốc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Thuận và Tây Nguyên, Tây Bắc giáp Campuchia, Tây Nam và Nam và Đông giáp biển Đông. Cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ được hình thành cách nay hơn ba thế kỷ, đa số người Hoa đến đây là những cư dân Trung Hoa có nguồn gốc cư trú ở duyên hải đông nam Trung Hoatrải qua quá trình nhập cư kéo dài hàng thế kỷ. Vùng đất Nam Bộ có sự cộng cư của các tộc anh emđiển hình như Việt, Khmer, Hoa đã cùng nhau chung lưng đấu cật, khai hoang lập ấp. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng, thể hiện rõ nét qua hình thứctín ngưỡng dân gian rất độc đáo, nhất là ở Sóc Trăng. Có thể nói trong một chừng mực nhất định, tín ngưỡng tôn giáo có vai trò, vị trí nổi bật trong quá trình lịch sử khẩn hoang và phát triển của vùng đất Sóc Trăng. Sóc Trăng là tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số và tín đồ các tôn giáo khá đông so với các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Người Hoa ở Sóc Trăng hiện nay có trên 65 ngàn người, chiếm gần 5% dân số của tỉnh, sinh sống chủ yếu ở thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu và các vùng ven đô. Các loại hình tôn giáo ở Sóc Trăng khá đa dạng, có quan hệ mật thiết với các dân tộc trong tỉnh. Bà con đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chăm lo phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa. Chính sự hòa quyện và giao thoa văn hóa giữa 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa đang sống ở Sóc Trăng đã làm nên nét đặc sắc của văn hóa địa phương. Thời gian qua, chính quyền luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng của mọi công dân, mọi dân tộc, tập trung thực hiện và giải quyết tốt chính sách người Hoa, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quan điểm chỉ đạo của Đảng với phương châm “bình đẳng, đoàn kết, hòa hợp, ổn định và phát triển” đối với công tác người Hoa. Vĩnh châu làthị xã ven biển tỉnh Sóc Trăng có đông đồng bào người Hoa sinh sống. Người Hoa Vĩnh Châu phần lớn gốc Triều Châu (theo địa phương gọi là người -1-
  11. Tiều), sống tập trung chủ yếu ở phường 1, phường 2, phường Vĩnh Phước và xã Vĩnh Hải. Người Hoa ởthị xã Vĩnh Châu có mối quan hệ rất rộng với người Hoa trong tỉnh, ở thành phố Hồ Chí Minh và với cộng đồng thân nhân định cư ở nước ngoài. Trên địa bàn có 20 cơ sở thờ tự mang tín ngưỡng dân gian của người Hoa, một số hoạt động nổi bật trong tín ngưỡng của đồng bào người Hoa được thể hiện qua các lễ, hội lớn trong năm như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, lễ Vu Lan, cúng Miếu Thanh Minh và Miếu Thiên Hậu, v.v.. Trong quá trình lao động sản xuất, nếu cuộc sống gặp khó khăn trở ngại, người Hoa Triều Châu thường đến Miếu Thanh Minh (chùa Ông) và một số miều tự khác để cúng bái để cầu bình an, may mắn. Niềm tin tâm linh, tín ngưỡng của họ trở thành nguồn động lực lớn, chỗ dựa tinh thần vững chắc mỗi khi gặp điều không may. Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu qua Miếu Thanh Minh ở thị xã Vĩnh Châu đã trở thành một dạng tín ngưỡng phổ biến tại thị xã, cùng với các hoạt động văn hóa – nghệ thuật và các khía cạnh văn hóa vật thể gắn liền với nó đã sớm trở thành kênh gìn giữ, lưu truyền văn hóa truyền thống, đồng thời cũng là kênh giáo dục đạo đức, lối sống hiệu quả và sâu sắc của người Hoa nơi đây. Bên cạnh đó, trong mối tương quan với văn hóa các tộc người anh em Việt, Khmer tín ngưỡng cũng góp phần quan trọngcho việc tạo nét đặc trưng văn hóa mang tính bản sắc của tộc người Hoa. Qua nghiên cứu về sinh hoạt tín ngưỡng, luận văn sẽ góp thêm nguồn tư liệu giúp hiểu rõ hơn văn hóa tộc người Hoa trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu ( trường hợp Miếu Thanh Minh thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng)” để tiến hành nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ những năm 90, vấn đề tín ngưỡng của người Hoa đã được nhiều nhà khoa học chú ý với các công trình nghiên cứu như “Vai trò của tôn giáo- tín ngưỡng trong đời sống xã hội người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Hồng Liên (năm 2002), đây là nguồn tư liệu cung cấp kiến thức nền tảng về tín ngưỡng của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả Phan Xuân Biên và Phan An có tác phẩm “Vấn đề vị trí người Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam” (năm 1989) nêu lên -2-
  12. những đóng góp của người Hoa về kinh tế, văn hóa cho đất nước và quá trình hòa hợp của người Hoa và người Việt. Các nhà khoa học củaTrung tâm Nghiên cứu Dân tộc học và Tôn giáo thuộc Viện khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh mà chủ biên là tác giả Trần Hồng Liên đã ghi nhận hiện trạng của người Việt, người Hoa, người Khmer tại Sóc Trăng qua nghiên cứu đề tài “Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở tỉnh Sóc Trăng” (năm 2002) đã trình bày một số thực trạng phát triển, cũng như nêu lên các giải pháp, nhằm góp phần vào việc đề xuất và thực hiện đường lối, chính sách về vấn đề dân tộc và tôn giáo ở một số địa phương trên vùng đất Nam Bộ. Ngoài ra, còn có những công trình, tác phẩm liên quan đến văn hóa người Hoa ở Nam Bộ, cụ thể như: - Tác giả Phan Thị Hoa Lý trong cuốn luận án “Tín ngưỡng Thiên Hậu ở Việt Nam” (năm 2014) đã phân tích khái quát nguồn gốc, quá trình phát triển, bản chất và đặc trưng tín ngưỡng Thiên Hậu tại Việt Nam nói chung, trong đó có miêu tả một vài chi tiết về nguồn gốc và hiện trạng tục thờ này ở Vĩnh Châu. - Tác giả Nguyễn Ngọc Thơ nghiên cứu tín ngưỡng thờ bà Thiên Hậu của đồng bào người Hoa qua tác phẩm “Tín ngưỡng Thiên Hậu tại Nam Bộ Việt Nam”(năm 2012). Tục thờ này cùng với các hoạt động văn hóa – nghệ thuật và các khía cạnh văn hóa vật thể gắn liền với nó đã sớm trở thành một “kho tàng” văn hóa dân gian, ở đó người ta gìn giữ linh hồn của truyền thống văn hóa, đồng thời đây cũng là kênh giáo dục đạo đức, lối sống hiệu quả và sâu sắc của người Hoa nói riêng, của các tộc người Nam Bộ nói chung. - Tác giả Châu Thị Hải trong tác phẩm “Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á – Hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay”(năm 2006) đã nghiên cứu tôn giáo người Hoa về sự thờ cúng các vị thần linh. Họ chia các vị thần linh ra hai nhóm riêng biệt: những vị thần “bình dân” được thờ cúng thường trực trong gia đình và những vị “thần quan trọng” được thờ cúng nơi công cộng ở các ngôi đền do chính người Hoa xây dựng ở những nơi cư trú. - Tác giả Trần Văn Bính nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ thần qua tác phẩm “Văn hóa các dân tộc Tây Nam Bộ - Thực trạng và những vấn đề đặt -3-
  13. ra” (năm 2004) cũng đã đánh giá tín ngưỡng của người Hoa ở Nam Bộ. Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng rất phổ biến, có ý nghĩa thiêng liêng, sự tôn kính và trân trọng của người Hoa, hình thức thể hiện giống như người Kinh và một số dân tộc thiểu số khác. Thờ thần của Người Hoa theo quan niệm của đạo Lão, có nhiều thần là thần Táo quân, thần Ích Hòa Đường, Lý Thời Trân, Thần trống, Thần nhạc, đặc biệt Thần tài gắn liền với Thần thổ địa, được người Hoa quan niệm là rất thiêng liêng, phù hộ cho sự buôn bán sinh sôi tài lộc. Nơi thờ tự của người Hoa gọi chung là chùa hoặc miếu. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính: nghiên cứu bản chất và đặc trưng sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa Triều Châu thị xã Vĩnh Châu qua khảo sát tục thờ và hoạt động của miếu Thanh Minh. Về mục tiêu cụ thể, luận văn có những mục tiêu nghiên cứu như sau: - Làm rõ nhận thức và thực hành tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu qua Miếu Thanh Minh tại Thị xã Vĩnh Châu. - Chỉ ra những nét tương đồng của sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa và người Việt, Khmer tại địa phương. - Rút ra ý nghĩa và giá trị văn hóa của tín ngưỡng người Hoa Triều Châu qua Miếu Thanh Minh tại thị xã Vĩnh Châu. - Trên cơ sở các của các phát hiện, đề cơ sở khoa học cho việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu qua Miếu Thanh Minh tại thị xã Vĩnh Châu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu một số nhiệm vụ như sau: - Tìm hiểu khái quát tín ngưỡng của người Hoa nói chung và đi sâu nghiên cứu tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu về Miếu Thanh Minh nói riêng tại thị xã Vĩnh Châu. -4-
  14. - Khảo sát khía cạnh nhận thức của người dân tại khu vực nghiên cứu về tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu đối với Miếu Thanh Minh. - Phân tích, đánh giá tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa Triều Châu đối với Miếu Thanh Minh (Chùa Ông). - Nhận xét, đưa ra nhận định chung để thấy được sự cần thiết của các giá trị văn hóa tín ngưỡng người Hoa Triều Châu qua Miếu Thanh Minh cần được giữ gìn và phát huy. 5. Hướng tiếp cận và phương phap nghiên cứu 5.1. Hướng tiếp cận Về hướng tiếp cận chúng tôi chủ yếu áp dụng một số quan điểm sau: Tiếp cận theo hướng sinh thái văn hóa: xem xét mối quan hệ giữa nền văn hóa và môi trường. Vĩnh Châu là vùng đất có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên – xã hội đặc thù ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến việc phát triển của tín ngưỡng dân gian miền ven biển. Các yếu tố biển, nền kinh tế trồng trọt trên vùng đất giồng ven biển và nghề đánh bắt thủy hải sản đã tạo nền tảng ban đầu vững chắc cho tín ngưỡng thờ Bắc Đế và Thiên Hậu cắm rễ và phát triển trong cộng đồng. Hướng tiếp cận khu vực lịch sử dân tộc học: đặt thị xã Vĩnh Châu dưới góc nhìn tổng thể của khu vực Tây Nam Bộ - khu vực lịch sử văn hóa có quá trình lịch sử hết sức đặc thù gắn liền với quá trình khai khẩn, định cư và phát triển của ba cộng đồng tộc người chính yếu là Việt, Hoa và Khmer. Góc nhìn giao lưu tiếp biến văn hóa: Vĩnh Châu giống như nhiều vùng khác ở Nam Bộ là nơi hội tụ đa tộc người, đa văn hóa. Đồng thời cũng là vùng đất diễn ra quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa tuy âm thầm nhưng sâu sắc giữa yếu tố bản địa (Khmer, Việt) và yếu tố du nhập từ bên ngoài vào (Hoa), tất cả cùng đan xen tồn tại làm nền tảng cho sự dung hợp đa văn hóa của tín ngưỡng dân gian. Tiếp cận theo quan điểm về chức năng và cấu trúc của tín ngưỡng:luận văn tìm hiểu chức năng của tín ngưỡng dân gian thị xã Vĩnh Châu trong văn hóa vùng -5-
  15. Tây Nam Bộ. Đồng thời tìm ra cấu trúc sâu bên trong của tín ngưỡng, tư duy của người dân vềÔng Bắc Đế (Miếu Thanh Minh) trong sự đối sánh với vị thần khác cũng tiêu biểu không kém trong tín ngưỡng dân gian của người Hoa làThiên Hậu Thánh Mẫu. Tiếp cận nhu cầu, trên cơ sở phân tích tính chất nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu cộng đồng của tín ngưỡng Bắc Đế để so sánh trên thang nhu cầu của Abraham Maslow (1943) để hiểu rõ những biến đổi của tín ngưỡng người Hoa ở Vĩnh Châu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Từ những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên, phương pháp nghiên cứu của đề tài dự kiến gồm các phương pháp, gồm phương pháp liên ngành; phương pháp nghiên cứu lý luận; phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp phân tích và xử lý số liệu; phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh, cụ thể: - Phương pháp liên ngành: Sử dụng kết hợp các phương pháp khoa học cụ thể khác như nhân học văn hóa, lịch sử, địa lý, dân tộc học, tôn giáo học để phân tích, đánh giá bản chất và giá trị của đối tượng nghiên cứu từ nhiều góc độ địa - văn hóa, sử - văn hóa, biến dân tộc - văn hóa,đổi văn hóa, v.v.. - Phương pháp nghiên cứu lý luận: + Phân tích - tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu, lý luận liên quan đề tài. + Phương pháp cấu trúc, cho phép đặt vấn đề theo trật tự cấu trúc logic, trong đó nhấn mạnh mối quan hệ tương tác giữa các phần nội dung với nhau họp thành tổng thể luận văn. + Phương pháp khảo sát, tổng hợp tài liệu thành văn: tìm hiểu cácnghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nước về liên quan đến vấn đề dân tộc, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc; tham khảo các tài liệu về kinh nghiệmquản lý các cơ sở thờ tự ở địa phương. -6-
  16. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát, tham dự: là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm kết hợp ghi chép lại thông tin từ thực tế xã hội về nếp sống, sinh hoạt, lao động, sản xuất, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, v.v. của đồng bào người Hoa thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. + Phương pháp phỏng vấn sâu, điều tra, khảo sát: là phương pháp phỏng vấn lãnh đạo (UBND các xã, phường và các ngành liên quan), các nội dung thông tin tổng quát về các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, v.v. của đồng bào người Hoa liên quan đến tín ngưỡng ở Miếu Thanh Minh (Chùa Ông). Bên cạnh, chúng tôi tiến hành phỏng vấn nhiều hộ gia đình người Hoa bằng phiếu câu hỏi (có định hướng sẳn lời phỏng vấn), các nội dung thông tin tổng quát các hoạt động sinh hoạt của đồng bào người Hoa liên quan đến sự tín ngưỡng về Miếu Thanh Minh (Chùa Ông). + Địa bàn nghiên cứu: Chọn một số xã, phường đại diện (có tỷ lệ người Hoa sinh sống cao) của thị xãVĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng gồm: phường 1, phường 2, hường Vĩnh Phước và xã Vĩnh Hải. + Đối tượng nghiên cứu: Lựa chọn ngẫu nhiên các hộ đồng bào dân tộc Hoa từ địa bàn nghiên cứu, số lượng mẫu điều tra được lựa chọn sao cho phù hợp với từng đối tượng của từng địa bàn nghiên cứu. -Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: - Phương pháp xử lý số liệu điều tra đã thu thập được gồm: dữ liệu sơ cấp và thứ cấp về đề tài nghiên cứu. + Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua nội dung thông tin được lấy ra từ các báo cáo, văn bản pháp luật, số liệu thống kê, v.v. của UBND, ngành Thống kê, phòng Dân tộc, phòng Văn hóa và Thông tin, các cơ quan, đơn vị liên quan. Thông tin thứ cấp được thu thập gồm: số liệu dân số, công tác quản lý, tình hình dân tộc, tín ngưỡng của người Hoa, v.v.. -7-
  17. + Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua quá trình điều tra, phỏng vấn thực tế từ hộ gia đình người Hoa tại địa bàn nghiên cứu, thông tin thu thập gồm: trình độ học vấn, tuổi, giới tính, sinh hoạt tín ngưỡng, phong tục, tập quán truyền thống, lễ hội, tục lệ thờ cúng thần linh, v.v.. - Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh: Sử dụng các phương pháp phân tích từ các ý kiến, quan điểm trong quá trình phỏng vấn chuyên gia, kết hợp với dữ liệu thứ cấp (các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác người Hoa như Luật, Thông tư, Nghị định, Quyết định, v.v.) và dữ liệu sơ cấp (phỏng vấn, điều tra, khảo sát từ thực tế) để làm rõ nội dung mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài sẽ góp thêm tư liệu nghiên cứu về người Hoa tại Sóc Trăng mà cụ thể là ở thị xã Vĩnh Châu. - Đề tài làm tài tiệu tham khảo cho nghiên cứu, hoạch định chính sách, v.v. về sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của người Hoa. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào người Hoa thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. - Đề tài đưa ra được định hướng cho công tác quản lý sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa tại địa phương. - Đề tài sau khi hoàn thiện sẽ hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương các cấp. 7. Bố cục của luận văn Bố cục luận văn thực hiện Đề tài Sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu (trường hợp miếu Thanh Minh thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) gồm các phần, chương, mục như sau: -8-
  18. - Phần mở đầu. - Phần kết quả nghiên cứu (nội dung): gồm 3 chương. + Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về miếu Thanh Minh tại Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. + Chương 2: Quan niệm và hình thức tổ chức các hoạt động tín ngưỡng ở miếu Thanh Minh. + Chương 3: Ý nghĩa và giá trị các sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa Vĩnh Châu tại Miếu Thanh Minh. - Phần kết luận và kiến nghị. -9-
  19. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ MIẾU THANH MINH TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm và chức năng của tín ngưỡng 1.1.1.1. Khái niệm về tín ngưỡng Theo nghĩa từ nguyên, “tín ngưỡng” được ghép từ “tín” là đức tin, niềm tin, xa hơn là sự trông cậy vào một đối tượng nhất định nào đó, còn “ngưỡng:仰” là sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng. Trên thực tế, cho đến hôm nay nhiều người vẫn nghĩ rằng nhân sinh thành bại, kinh doanh thăng trầm vốn không thể do con người quản lý, mà ở đâu đó là sự hiện diện của thần linh. Tương tự như vậy, sinh lão bệnh tử, những đoạn khúc quan trọng của một đời người không do con người làm chủ. Tác giả Mai Thanh Hải (2006) cho rằng, tín ngưỡng là lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí; lực lượng siêu nhiên đó có thể mang hình thức “trời”, “Phật”, “thần thánh” hay một sức mạnh hư ảo, huyền bí, vô hình nào đó tác động đến đời sống tâm linh của con người, được con người tin đó là có thật và tôn thờ”. Trong tác phẩm Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt, tác giả Nguyễn Đăng Duy (2004) đã viết: “Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào lực lượng siêu nhiên, thần bí, hoặc do con người tưởng tượng ra những vị thần linh đến mức họ cho rằng những lực lượng ấy có ảnh hưởng, chi phối đời sống, số phận của con người và gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy”. Trong khi đó, Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 đã ghi rõ: “tín ngưỡng là hoạt -10-
  20. động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ chúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội”. Tương tự như vậy, theo tác giả Ngô Đức Thịnh, tín ngưỡng bao gồm cả thứ thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên (niềm tin) và cái “trần tục”, hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát hay cảm nhận được. Niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người... [26, tr.16]. Ở Việt Nam và Đông Á, tín ngưỡng phân biệt với tôn giáo, song ở phương Tây khái niệm “tín ngưỡng” được hiểu là “tôn giáo”, thường được viết thành “popular religion”.E.B. Tylor trong công trình Văn hóa nguyên thủy đã viết: “…Mặc dầu đã có tất cả những gì được viết ra về các tín ngưỡng nguyên thủy, những ý kiến thường nghe thấy về vị trí của chúng trong lịch sử và về quan hệ của chúng với những tín ngưỡng tôn giáo ở các dân tiên tiến vẫn mang tính chất trung đại… Một số ít người từng nghiên cứu những nền tảng chung của tôn giáo ở dân hoang dã thường coi họ là kỳ cục, và coi việc hiểu họ chẳng có ích gì đối với phần còn lại của loài người. Thật ra những tín ngưỡng và nghi thức ấy hoàn toàn không phải là một sự trộn lẫn thảm hại những điều nhảm nhí, mà trái lại, rất nhất quán và hết sức logic”. Còn Malinowski trong công trình Ma thuật Khoa học và Tôn giáo cho rằng “đối với người mông muội tất cả đều là tôn giáo, rằng họ sống liên miên trong một thế giới của sự huyền bí và nghi lễ”, tôn giáo và tín ngưỡng là không phân biệt. Những hình thức tín ngưỡng thờ cúng linh hồn, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng vật linh... chỉ là những khía cạnh hạn hẹp của tôn giáo, và “tôn giáo chỉ có thể được phân biệt với ma thuật” [17, tr.153-165]. Các nhà nghiên cứu phương Tây thường không phân chia khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng. Với họ tín ngưỡng là tiền đề của tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin có trước và khi gắn với việc thực hành tương ứng thì đó là tôn giáo. Trong giáo trình Nhân học đại cương Nhân học Đại cương(năm 2008) có nêu các dạng tín ngưỡng như tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, v.v. -11-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2