intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Tín ngưỡng quan thánh đế quân trong cộng đồng người Hoa tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

49
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung luận văn vận dụng linh hoạt một số phương pháp nghiên cứu Văn hóa học tiêu biểu như: điền dã dân tộc học, phỏng vấn sâu, tham dự, phân tích tổng hợp tài liệu tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân trong cộng đồng người Hoa tỉnh Trà Vinh để nghiên cứu. Trong đó, chúng tôi chọn cơ sở thờ tự miếu Quan Đế tiêu biểu nhất có lịch sử lâu đời (Phước Minh Cung) để khảo sát, tìm hiểu nghiên cứu trường hợp. Bố cục kết cấu gồm có ba chương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Tín ngưỡng quan thánh đế quân trong cộng đồng người Hoa tỉnh Trà Vinh

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 LÊ VĂN SAO TÍN NGƯỠNG QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN HỒNG LIÊN TRÀ VINH, NĂM 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Trà Vinh, ngày 15 tháng 2 năm 2015 (Ký tên và ghi rõ họ tên) LÊ VĂN SAO -i-
  3. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian theo học chương trình Cao học từ năm 2013-2015 tại Trường Đại học Trà Vinh về ngành Văn hóa học. Tôi được quý Thầy/Cô nhiệt tình cung cấp một khối lượng lớn kiến thức về lĩnh vực văn hóa. Qua quá trình học tập tại Trường tôi đã tích lũy được một phần kiến thức vì thế tôi chọn đề tài “Tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân trong cộng đồng người Hoa tỉnh Trà Vinh” để làm luận văn tốt nghiệp. Đây là một đề tài hoàn toàn mới rất ít tư liệu, chưa có một công trình nghiên cứu nào viết về Quan Thánh của người Hoa tại tỉnh Trà Vinh. Vì vậy trong quá trình thu thập tổng hợp tài liệu cũng gặp không ít khó khăn. Chính nhờ PGS. TS Trần Hồng Liên - với tư cách người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành một cách tương đối đề tài nghiên cứu mà mình đã chọn. Trong thời gian chỉnh sữa Luận văn quý thầy/cô, sinh viên, Hội người Hoa đã giúp đỡ và hỗ trợ cho tôi rất nhiều như: Kiều Văn Đạt, Lâm Quang Vinh, Kim Văn, sinh viên Thạch Phi Ních, Tăng Thị Đa Ny; Ban Trị sự người Hoa Phước Kiến, Hội tương tế người Hoa Trà Vinh. Cuối cùng tôi xin kính gửi đến Ban Giám hiệu; Khoa Ngôn ngữ, Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ; Phòng Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo Sau Đại học; Bộ môn Văn hóa học - Xã hội học lời cảm ơn chân thành. Có thể nói, trong quá trình thực hiện luận văn việc thiếu sót là điều không thể tránh khỏi rất mong nhận được sự góp ý chân tình của quý thầy/cô để Luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Trà Vinh, ngày 15 tháng 02 năm 2015 Học viên thực hiện LÊ VĂN SAO -ii-
  4. TÓM TẮT Người Hoa ở Trà Vinh là một bộ phận của người Hoa ở vùng Nam Bộ có nguồn gốc từ vùng Hoa Nam của Trung Quốc, vì trong lịch sử có nhiều biến cố đành phải từ bỏ quê hương đến phương Nam sinh sống cộng cư với người Kinh, Khmer, Chăm trên vùng đất phía Nam - Việt Nam. Trong quá trình di cư họ vẫn mang theo hành trang văn hóa truyền thống của mình như: ngôn ngữ - chữ viết, phong tục tập quán, tôn giáo và tín ngưỡng dân gian,.v.v. Đặc biệt là hình thức tín ngưỡng Quan Thánh Đế. Để hiểu rõ hơn đặc trưng tín ngưỡng Quan Thánh Đế vốn dĩ ra đời rất lâu tại Trung Quốc, xuất hiện trong quá trình di dân của người Hoa khi đến Trà Vinh. Nên tôi chọn đề tài “Tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân trong cộng đồng người Hoa tỉnh Trà Vinh” để nghiên cứu. Nội dung luận văn chúng tôi vận dụng linh hoạt một số phương pháp nghiên cứu Văn hóa học tiêu biểu như: điền dã dân tộc học, phỏng vấn sâu, tham dự, phân tích tổng hợp tài liệu tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân trong cộng đồng người Hoa tỉnh Trà Vinh để nghiên cứu. Trong đó, chúng tôi chọn cơ sở thờ tự miếu Quan Đế tiêu biểu nhất có lịch sử lâu đời (Phước Minh Cung) để khảo sát, tìm hiểu nghiên cứu trường hợp. Bố cục kết cấu gồm có ba chương. Bước đầu chúng tôi trình bày tổng quan cơ sở lí luận và thực tiển, đặc biệt là các khái niệm tín ngưỡng, người Hoa và hệ thống lý thuyết tiếp cận, thuyết chức năng, thuyết giao lưu văn hóa để làm cơ sở lí luận nghiên cứu tín ngưỡng Quan Thánh Đế. Dựa cơ sở đó, chúng tôi trình bày tổng quan về lịch sử hình thành phát triển, đặc trưng về kinh tế - xã hội và văn hóa người Hoa ở Nam Bộ nói chung, người Hoa Trà Vinh nói riêng. Ngoài ra, chúng tôi còn trình bày sơ lược tiểu sử và tôn thánh tôn hiệu về Quan Thánh Đế Quân để có cái nhìn tổng quan hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn về Quan Thánh. Trên cơ sở lí luận đã trình bày, chúng tôi vận dụng vào việc nghiên cứu mang tính thực tiễn cao. Đó là các hình thức tín ngưỡng Quan Thánh Đế tại cộng đồng người -iii-
  5. Hoa tại Trà Vinh. Nội dung, trình bày đặc điểm hình thức tín ngưỡng Quan Thánh Đế trong gia đình và cộng đồng. Ngoài ra, chúng tôi cũng trình bày đặc trưng kiến trúc cơ sở thờ tự Quan Thánh Đế tại Thành phố Trà Vinh, một ngôi miếu cổ nhất của người Hoa Phước Kiến còn bảo tồn, lưu trữ phổ biến bản sắc văn hóa của người Hoa. Bên cạnh hình thức tín ngưỡng trong gia đình, cộng đồng, kiến trúc cơ sở thờ tự là lễ hội Quan Thánh Đế. Phần này chúng tôi chỉ trình bày đặc trưng nhất của lễ hội Quan Thánh nhân ngày vía ông. Đồng thời, chúng tôi chỉ ra sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa qua việc thờ thần, nghệ thuật kiến trúc, lễ vật cúng tế và nghi thức tế lễ giữa người Hoa với các dân tộc khác rõ nét hơn. Và cho biết vai trò của sự giao lưu và tiếp thu văn hóa thật sự có giá trị về đời sống tinh thần, vừa có giá trị về đời sống tâm linh góp phần làm phong phú di sản văn hóa cổ truyền của người Hoa tại Trà Vinh. Trong nội dung, chúng tôi còn phân biệt so sánh giữa hình thức tín ngưỡng Quan Thánh Trà Vinh với khu vực Nam Bộ qua kiến trúc cơ sở thờ tự, vị trí tượng thờ, hệ thống thần linh và một số ngày lễ hội. Sự giao lưu văn hóa kéo theo sự cố kết cộng đồng giữa các tộc người Hoa với nhau, giữa người Hoa với các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm. Ngoài ra, nhiều tộc người khác cũng tiếp thu yếu tố văn hóa của người Hoa như hình thức thờ Quan Thánh trong gia đình, miếu người Kinh, Khmer. Chức năng là vị thần bảo hộ và độ mạng. Sự tiếp thu văn hóa được xem như là một quy luật tất yếu của các tộc người sống cộng cư với nhau trong một khu vực trên ba thế kỉ. Đó là sự đan xen, dung hợp văn hóa mạnh mẻ ở tỉnh Trà Vinh của người Hoa. Ngoài ra, chúng tôi cũng cho biết vai trò tín ngưỡng Quan Thánh đến đời sống kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa người Hoa ở Trà Vinh hiện nay. Luận văn khai thác hình thức tín ngưỡng Quan Thánh Đế. Đồng thời, cho biết đặc điểm của tín ngưỡng đến gia đình và cộng đồng. Vai trò của tín ngưỡng này đến đời sống kinh tế, đời sống xã hội và đời sống văn hóa của cộng đồng người Hoa. -iv-
  6. MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................vii DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... viii DANH SÁCH CÁC HÌNH....................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................6 6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................7 6.1. Ý nghĩa lí luận .............................................................................................7 6.2. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................7 7. Bố cục của luận văn ............................................................................................8 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................. 9 1.1. Các khái niệm ..................................................................................................9 1.1.1. Tín ngưỡng ...............................................................................................9 1.1.2. Người Hoa ..............................................................................................12 1.2 Các lý thuyết tiếp cận......................................................................................13 1.2.1. Thuyết chức năng ...................................................................................14 1.2.2. Thuyết giao lưu văn hóa .........................................................................14 -v-
  7. 1.3. Người Hoa tỉnh Trà Vinh và Tín ngưỡng Quan Thánh. ................................15 1.3.1. Khái quát về người Hoa ở Trà Vinh .......................................................15 1.3.1.1. Đặc trưng kinh tế - xã hội ...............................................................21 1.3.1.2. Đặc trưng văn hóa ...........................................................................24 1.3.2. Tín ngưỡng Quan Thánh Đế ...................................................................28 1.3.2.1. Tiểu sử Quan Thánh ........................................................................28 1.3.2.2. Tôn thánh tôn hiệu Quan Thánh......................................................32 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÍN NGƯỠNG QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN Ở TRÀ VINH .................................................................................................. 35 2.1. Các hình thức tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân ..........................................35 2.1.1. Trong gia đình ........................................................................................35 2.1.2. Trong cộng đồng.....................................................................................45 2.2. Đặc trưng văn hóa trong thờ cúng Quan Thánh Đế Quân .............................60 2.2.1. Kiến trúc cơ sở thờ tự .............................................................................60 2.2.2. Lễ hội ......................................................................................................65 CHƯƠNG 3: TÍN NGƯỠNG QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI HOA Ở TRÀ VINH ........................................................................ 75 3.1. Trong đời sống kinh tế ...................................................................................75 3.2. Trong đời sống xã hội ....................................................................................85 3.3. Trong đời sống văn hóa .................................................................................86 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 99 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 103 -vi-
  8. DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT NXB Nhà xuất bản KHXH & NV Khoa học xã hội & Nhân văn VHTT Văn hóa thông tin TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh NV TPHCM Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh Tp. TV Thành phố Trà Vinh PL Phụ lục PV Phỏng vấn ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long CT Châu Thành TC Trà Cú CK Cầu Kè VL Vĩnh Long KG Kiên Giang BD Bình Dương -vii-
  9. DANH SÁCH CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Danh mục tóm tắt số liệu người Hoa từ 1889 đến 2011 tại Bảng 1.1 105 tỉnh Trà Vinh Bảng 2.1 Danh sách miếu thờ chính Quan Thánh Đế Quân tại Trà Vinh 105 Danh sách các miếu thờ Ông Bổn, Phước Đức Chánh Thần Bảng 2.2 106 và Bà Thiên Hậu phối tự Quan Thánh Đế Quân Các vị thần linh phối tự trong miếu thờ chính Quan Thánh Bảng 2.3 108 Đế Quân ở tỉnh Trà Vinh Các vị thần linh phối tự trong miếu thờ chính Quan Thánh Bảng 2.4 110 Đế Quân ở Tây Nam Bộ Sự khác biệt giữa “miếu Quan Thánh Đế Quân” của người Bảng 2.5 112 Hoa và “miếu Neak Tà”, “chùa Phật” Khmer Trà Vinh Bảng 2.6 Các ngày lễ tế Quan Thánh Đế Quân chính ở Trà Vinh 113 Các ngày lễ tế Quan Thánh Đế Quân phối tự trong miếu Ông Bảng 2.7 113 Bổn ở Trà Vinh -viii-
  10. DANH SÁCH CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 2.1 Bản đồ hành chánh tỉnh Trà Vinh 114 Hình 2.2 Hình: Phước Minh Cung – Thành phố Trà Vinh 114 Trung tâm Chánh điện Phước Minh Cung thờ Quan Thánh Hình 2.3 115 Đế quân Kiến trúc hình chữ khẩu, chữ công, chữ quốc, chữ U úp Hình 2.4 116 ngược miếu người Hoa thờ Quan Thánh Đế quân ở Trà Vinh Hình 2.5 Miếu thờ Quan Thánh Đế Quân ở Nam Bộ 118 Chánh điện miếu thờ Quan Thánh Đế quân phối tự các vị Hình 2.6 120 thần khác ở các huyện trong tỉnh Trà Vinh Người Khmer,Việt lập miếu thờ Quan Thánh Đế quân ở Hình 2.7 124 Trà Vinh Hình 2.8 Hình đắp nổi trên mái chùa Phước Minh Cung Trà Vinh 125 Hình 2.9 Kiến trúc điêu khắc Phước Minh Cung 126 Hình 2.10 Trang thờ Quan Thánh trong gia đình 127 Những ngày lễ tế khác trong miếu Quan Thánh Đế quân ở Hình 2.11 128 Trà Vinh Hình 2.12 Lễ vật cúng Quan Thánh Đế quân thường ngày 129 -ix-
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vào cuối thế kỉ XVII, người Hoa di cư cùng thời điểm các chúa Nguyễn đang chủ động tổ chức di dân người Việt vào vùng đất Nam Bộ thực thi chính sách chiêu mộ lưu dân và đưa quân đội vào Nam khai phá, khẩn hoang đất đai. Chúa Nguyễn còn tạo điều kiện cho một số người Hoa từ các tỉnh như: Quảng Đông, Quảng Tây, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam đến định cư cùng với người Kinh, Khmer, Chăm trên vùng đất phía Nam, trong đó có Trà Vinh. Việc xác định thời điểm du nhập của tín ngưỡng Quan Thánh Đế quân vào Trà Vinh thì cần phải có những cuộc khảo sát lại lịch sử qua những ngôi chùa, miếu của người Hoa trên toàn tỉnh Trà Vinh. Vì đây là những di chỉ còn sót lại là nguồn tư liệu quý còn lưu giữ khá chi tiết đầy đủ về hình thức du nhập, quá trình định cư và phát triển của người Hoa. Đồng thời, nó còn là nơi bảo tồn lưu trữ nét sinh hoạt tín ngưỡng độc đáo theo truyền thống của người Hoa tương đối đầy đủ hơn. Dựa trên cơ sở đó còn cho biết chiều kích, đặc điểm, tính chất và vai trò của tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân của người Hoa tại Trà Vinh. Do quá trình cộng cư với cộng đồng cư dân bản địa cũng tiếp thu chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố văn hóa các dân tộc như: phong tục tập quán, lễ tết - lễ hội, tôn giáo và tín ngưỡng,… trong đó, tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer ở tỉnh Trà Vinh một cách mạnh mẽ, sâu sắc. Vì thế, bước đầu tiếp cận nghiên cứu cộng đồng người Hoa tại Trà Vinh qua các ngôi miếu, chùa là việc làm có ý nghĩa khoa học. Ngoài ra, Trà Vinh là một địa phương có diện tích không lớn lắm, vị trí địa lí không thuận lợi nhưng là nơi thu hút tụ hội của nhiều tôn giáo, tín ngưỡng dân gian của các tộc người tồn tại.Vì thế việc quản lý các hoạt động tín ngưỡng không phải là một vấn đề đơn giản, thậm chí gây khó khăn khi phải xác định ranh giới để phân biệt sự khác nhau giữa hình thức tín ngưỡng và mê tín. Và sự phức tạp giữa các hình thức tín ngưỡng của các tộc người tại tỉnh Trà Vinh càng khiến cho chúng ta khó nhận -1-
  12. diện được vai trò tính tích cực của tín ngưỡng này trong đời sống xã hội nói chung, đời sống các tộc người Hoa nói riêng. Bên cạnh tính tích cực của các tôn giáo mang lại thì tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế quân có nhiều yếu tố cũng cần phải nghiên cứu tìm hiểu để làm sáng tỏ hình thức xin xăm, xin keo diễn ra trong cơ sở thờ tự Đề tài sẽ giúp ích cho sinh viên học ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam (Chuyên ngành Văn hóa Khmer Nam Bộ) của trường Đại học Trà Vinh có cơ sở lí luận nghiên cứu tín ngưỡng người Hoa trên cơ sở đó so sánh đối chiếu với các hình thức tín ngưỡng dân gian các dân tộc tại vùng Tây Nam Bộ; về Ban Quản trị, Hội người Hoa nâng cao nhận thức gìn giữ bảo tồn tín ngưỡng truyền thống dân tộc, một hình thức tín ngưỡng có giá trị nhân văn sâu sắc trong hoạt động đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa tại Trà Vinh; các Nhà quản lý (văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng), Sở Văn hóa - Du lịch Trà Vinh, Ban Dân tộc, Ban Tôn giáo, Bảo tàng tổng hợp Trà Vinh (Bảo tồn Văn hóa), Thư viện, Trường Đai học Trà Vinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo xây dựng và chỉ đạo thực hiện chính sách bảo tồn, quản lý văn hóa có thêm căn cứ để bổ sung vào báo cáo điều tra thực trạng văn hóa phi vật thể dân tộc Hoa tỉnh Trà Vinh; về khoa học, nó bổ sung cho việc nghiên cứu tín ngưỡng người Hoa về mặt cơ sở lý luận và phương pháp luận thì càng trở nên cấp thiết. Nhằm cụ thể hóa các về vấn đề này, tôi chọn đề tài “Tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân trong cộng đồng người Hoa tỉnh Trà Vinh” để nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm gần đây, xu hướng nghiên cứu văn hóa người Hoa Nam Bộ được đẩy mạnh. Tín ngưỡng Quan Thánh Đế luôn là chủ đề nóng bỏng hấp dẫn lôi cuốn được nhiều sự quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu tín ngưỡng Quan Thánh Đế đã từng được công bố từ đầu thế kỉ XX đến nay rất nhiều. Nhưng ít viết một cách chuyên biệt chỉ đề cập một phần nhỏ trong công trình nghiên cứu về văn hóa người Hoa Nam Bộ. -2-
  13. Năm 1968, học giả Tsai Maw Kuey bắt đầu nghiên cứu về người Hoa và tên của công trình “Người Hoa ở Miền Nam Việt Nam”, nội dung mô tả xã hội - địa lý của cộng đồng người Hoa ở Nam Việt Nam, đặc biệt là cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn và các hình thức tín ngưỡng dân gian người Hoa, phác thảo một phần về tiểu sử, nguồn gốc của tục thờ Quan Công Xích Đế nhưng đây không phải là trọng tâm của bài viết, nội dung trình bày khái quát hóa chưa thể hiện rõ nét và cụ thể hóa về tín ngưỡng Quan Thánh Đế. Năm 1995, Lê Anh Dũng đã trình bày khá chi tiết hình tượng Quan Thánh Đế như: thân thế, tiền thân, kỳ tích, tôn thánh tôn hiệu, tranh tượng, cho biết một số đền thờ Quan Thánh ở Việt Nam và Quan Thánh với tình yêu nước của người Việt, tên công trình “Quan Thánh xưa và nay”. Năm 2005, Nguyễn Mạnh Cường và Nguyễn Minh Ngọc cũng nghiên cứu về Quan Thánh Đế Quân trong công trình “Tôn giáo - Tín ngưỡng của các cư dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, nội dung phác họa bước đầu về tôn giáo, tín ngưỡng dân gian của 4 dân tộc, có khảo tả ý nghĩa người Hoa thờ Quan Công. Năm 2005, Phan An trình bày những đặc trưng về tín ngưỡng thờ Quan Công trong bài viết “Người Hoa ở Nam Bộ” chủ yếu tập hợp một số bài viết cho các chương trình, đề tài về người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh và ở Nam Bộ nói chung mà tác giả đã tham gia. Năm 2005, Trần Hồng Liên viết “Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ Tín ngưỡng - Tôn giáo”, giới thiệu tổng quan về những giá trị nghệ thuật kiến trúc đền, miếu và những yếu tố văn hóa của cả một tộc người, đó là người Hoa ở Nam Bộ. Đặc biệt, trình bày một số đặc trưng ngôi miếu thờ Quan Thánh Đế ở Nam Bộ. Vào tháng 11 năm 2005, Bảo tàng tổng hợp Trà Vinh thực hiện điều tra báo cáo tổng kết thực trạng văn hóa phi vật thể dân tộc Hoa ở Trà Vinh trong chương trình mục tiêu về văn hóa. Nội dung báo cáo nhiều lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể của người Hoa tỉnh Trà Vinh như: tục thờ các vị thần, lễ - lễ tết, lễ hội cỗ -3-
  14. truyền, nghệ thuật cổ truyền, văn hóa ẩm thực, tri thức dân gian, trong đó có tín ngưỡng Quan Thánh Đế nhưng còn mang tính chất khảo tả. Đến năm 2011, Vũ Ngọc Khánh viết “Danh nhân và thánh thần các dân tộc thiểu số Việt Nam”, tác giả có giới thiệu sơ lược về Quan Thánh Đế nhưng chưa sâu sắc, chỉ là một phác thảo. Năm 2012, Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên)“Đặc khảo văn hóa người Hoa ở Nam Bộ”, bài viết trình bày tổng quan về văn hóa người Hoa ở Nam Bộ, nội dung có khảo tả sơ lược về tín ngưỡng Quan Thánh Đế. Hay Võ Thanh Bằng cũng viết “ Tín ngưỡng dân gian Hoa ở Q.6 TP.HCM” và Nguyễn Thị Hoa Xinh viết “Tín ngưỡng và tôn giáo người Hoa Quảng Đông ở TP.HCM ”. Năm 2013, Kỷ yếu Hội thảo về Giáo dục và truyền thông với việc phát huy văn hóa dân gian Đông Nam Bộ, bài viết cung cấp khái quát về quá trình du nhập của tín ngưỡng Quan Công vào Việt Nam của Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Nguyên, bài viết tham luận “Trung và Nghĩa trong văn hóa Việt Nam Điển cứu hình tượng Quan Công”. Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều bài viết về tín ngưỡng Quan Thánh Đế hay Quan Công ngày nay và được đăng tải trên website Khoa Văn học và Ngôn ngữ - Trường KHXH&NV như bài viết của Nhà nghiên cứu Dương Hoàng Lộc viết “ Tín ngưỡng thờ Quan Công ở Nam bộ ” (Từ góc nhìn giao lưu văn hóa). Năm 2013, Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc viết “ Đặc khảo về tín ngưỡng thờ gia thần”, nội dung chỉ khảo tả các hình thức tín ngưỡng thờ trong gia đình. Nội dung chỉ phác thảo cho biết đặc trưng các vị thần độ mạng, mỗi vị thần được thờ tự trên trang thờ riêng có cúng, nghi thức thực hiện theo định kỳ hay không theo định kỳ. Đặc biệt, nội dung bài viết cho biết chức năng vị thần độ mạng Quan Thánh Đế Quân tại gia tiên nội dung còn mang tính chất chung không đề cập đến một tộc người Hoa ở một địa phương nào cụ thể. Những công trình nghiên cứu khác về tín ngưỡng Quan Thánh Đế đã đăng trên các báo cáo, bài viết chuyên đề ở một số kỷ yếu Hội thảo và Tạp chí chuyên ngành khác. Còn có những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng Quan Thánh Đế hay thờ Quan Công của người Hoa đã công bố chỉ mang tính chất chung, chưa có một đề tài -4-
  15. nào cụ thể nghiên cứu chi tiết về Quan Thánh Đế quân tại Trà Vinh. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu về tín ngưỡng Quan Thánh của người Hoa mà các tác giả chỉ giới hạn và tập trung ở một số Tỉnh, Thành phố còn từng chuyên đề hay một số cơ sở tín ngưỡng Quan Thánh Đế người Hoa cụ thể thì chưa đề cập đến nhiều. Hay những đặc điểm trong tín ngưỡng Quan Thánh Đế quân ở từng cộng đồng Hoa khác nhau thì chưa có công trình nghiên cứu nào một cách chuyên sâu, nếu có chỉ giới thiệu chung hoặc chỉ là những phác thảo hay khảo tả qua những tác phẩm nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian về người Hoa Nam Bộ nói chung. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là những công trình nghiên cứu đó đều mang tính chất gợi mở và ngược lại là nguồn tư liệu khoa học quý giá. Dựa trên cơ sở nguồn tài liệu phong phú đa dạng của những công trình nghiên cứu đã công bố trước đó tác giả đã vận dụng nó vào việc nghiên cứu tìm hiểu về tín ngưỡng Quan Thánh Đế quân tại Trà Vinh trong năm 2014. Từ những kết quả đạt được sẽ được vận dụng vào việc nghiên cứu giảng dạy sinh viên ngành Văn hóa Khmer Nam Bộ và phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu “Tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân trong cộng đồng người Hoa tỉnh Trà Vinh ” với nhiều mục đích khác nhau. - Xác định nguồn gốc tộc người, thời gian và quá trình du nhập của cộng đồng người Hoa tại Trà Vinh dựa vào lịch sử ngôi miếu cổ xưa nhất của người Hoa tại Trà Vinh. - Xác định nguồn gốc, lịch sử, hình thành phát triển tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân - Trình bày đặc điểm hình thức tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân trong đời sống gia đình và cộng đồng. Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi so sánh một số đặc trưng cơ bản nhất giữa hình thức tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân tại Trà Vinh với khu vực Tây Nam Bộ và Nam Bộ, mục đích cho biết đặc trưng của tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân tại Trà Vinh. -5-
  16. - Xác định chức năng, vai trò của tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân qua đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội người Hoa ở Trà Vinh. - Đồng thời chỉ ra sự khác biệt tín ngưỡng Quan Thánh Đế quân trong gia đình giữa người Hoa và người Kinh, Khmer. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân trong cộng đồng người Hoa tỉnh Trà Vinh. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Phước Minh Cung (chùa Ông) tại Thành phố Trà Vinh. Vì đây là ngôi miếu có lịch sử lâu đời nhất so với tất cả các ngôi miếu thờ Quan Thánh Đế Quân, kể cả các ngôi miếu thờ Ông Bổn và Bà Thiên Hậu của người Hoa tại Trà Vinh. Đồng thời, tại Thành phố Trà Vinh là khu vực tập trung đông đúc của cộng đồng người Hoa Phước Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Hẹ và Hải Nam. Địa bàn cư trú tương đối rộng, văn hóa cổ truyền vẫn còn ở dạng khép kín. Đặc biệt là hình thức tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân vẫn còn bảo tồn những giá trị đặc trưng của người Hoa. Thời gian nghiên cứu: miếu Quan Đế (Phước Minh Cung) hiện tại. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác gỉa sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng chủ yếu là phương pháp điền dã dân tộc học, phương pháp so sánh, quan sát, tham dự, phỏng vấn sâu, thu thập thông tin trên cơ sở đó phân tích tổng hợp các tài liệu ở một số công trình đã công bố trước đây. Phân tích tổng hợp các tài liệu về địa lí, lịch sử để tìm hiểu nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân ở Trà Vinh, những đặc trưng kinh tế - xã hội và văn hóa người Hoa nói chung; phương pháp điền dã để tìm hiểu tục thờ Quan Thánh Đế Quân trong gia đình và cộng đồng, cũng như kiến trúc cơ sở thờ tự, cách thức tổ chức lễ hội, nghi thức và lễ vật cúng tế, nghệ thuật diễn xướng trong lễ hội; phương pháp phỏng vấn và quan sát thực tế tìm hiểu đặc điểm tín -6-
  17. ngưỡng Quan Thánh Đế Quân, cũng như vai trò của tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa. Sử dụng tất cả những phương pháp này nhằm mục đích đa dạng hóa và làm phong phú thêm nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. Sự kết hợp linh hoạt các phương pháp này làm tăng thêm độ chính xác và mức độ tin cậy cao hơn, nó đóng góp quan trọng vào nghiên cứu luận văn của tác giả. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Ý nghĩa lí luận Đề tài cung cấp những kiến thức bổ ích về đặc trưng tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân của người Hoa về mặt cơ sơ lí luận. Và là nguồn tư liệu quý cho sinh viên Văn hóa học, ngành Văn hóa Khmer Nam Bộ, Học viên Cao học,... có nguồn tư liệu để tham khảo học tập nghiên cứu tìm hiểu tín ngưỡng văn hóa của người Hoa Nam Bộ nói chung, người Hoa Trà Vinh nói riêng. Đối với cán bộ giảng viên giảng dạy Chuyên ngành Văn hóa học, Văn hóa Khmer Nam Bộ, Văn hóa các Dân tộc thiểu số Việt Nam,... trong và ngoài Trường có thêm nguồn tài liệu để tham khảo. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có ý nghĩa về mặt khoa học là bổ sung thêm cơ sở lý luận như: hệ thống các lý thuyết và phương pháp luận. Đồng thời, Luận văn còn có giá trị về mặt thực tiễn. Trình bày khái quát hóa về tính đặc thù của tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân của người Hoa ở tỉnh Trà Vinh. Những đặc trưng về tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân trong cộng đồng người Hoa ở Trà Vinh. Đối với bản thân là nguồn tư liệu quý dùng để nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực Văn hóa người Khmer Nam Bộ. Đặc biệt, Văn hóa người Hoa Nam Bộ nói chung, tín ngưỡng người Hoa Nam Bộ nói riêng. Kết quả của luận văn góp phần quan trọng cho những nhà Quản lý về lĩnh vực văn hóa (Bảo tàng, Mặt trận Tổ quốc, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch) có cơ sở căn -7-
  18. cứ để công nhận thêm những di tích có niên đại xưa mới, và trong thực thi chính sách phù hợp hơn về tính thự tiễn địa phương. Dựa trên những cơ sở đó họ nghiên cứu để vận dụng vào trọng phát triển tour du lịch Trà Vinh. Đối với cộng đồng Hội tương tế người Hoa Trà Vinh có thêm nguồn tư liệu tham khảo hiểu rõ hơn về tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân (Quan Công) và sự ảnh hưởng của tín ngưỡng này trong văn hóa dân gian tại Trà Vinh. Từ đó, người Hoa và các dân tộc khác cũng có ý thức hơn trong việc bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống của dân tộc Hoa trước sự ảnh hưởng tác động mạnh mẽ của công nghiệp hóa, đô thị hóa và thời kì hội nhập giao lưu quốc tế. Góp phần khẳng định văn hóa người Hoa là một loại văn hóa độc đáo, phong phú, đa dạng và là văn hóa mở. Tiếp tục khẳng định văn hóa người Hoa là một trong những loại văn hóa góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Đặc điểm tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân ở Trà Vinh Chương 3: Tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân trong đời sống của người Hoa ở Trà Vinh -8-
  19. -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trà Vinh là tỉnh ven biển có nhiều ao, hồ, giồng cát, sông ngòi, khí hậu ấm áp, hệ thống động thực vật phong phú và là miền châu thổ được sông Tiền và sông Hậu bồi đắp phù sa hàng năm, vì thế là nơi thu hút nhiều cư dân đến đây cư trú khai phá, khẩn hoang. Trong các nhóm dân cư đó có người Hoa. Người Hoa có hoạt động văn hóa phong phú. Văn hóa dân tộc Hoa rất đặc trưng như: phong tục tập quán, ngôn ngữ - chữ viết, tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội - lễ tết, văn hóa nghệ thuật, kiến trúc,.v.v. Trong đó, đặc biệt là tín ngưỡng dân gian. Do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân trong cộng đồng người Hoa tỉnh Trà Vinh” để nghiên cứu vì một trong những lí do cơ bản sau đây: Người Hoa có mặt ở Trà Vinh khá sớm số lượng khá đông nhưng về thời điểm du nhập thì chưa xác định chỉ dựa trên bia kí bằng đá, một bằng gỗ khắc bằng Hán tự đặt tại Phước Minh Cung vào nữa đầu thế kỷ XVI. Mặt khác, việc xác định nguồn gốc lịch sử hình thành tín ngưỡng Quan Thánh Đế cũng là một trong những vấn đề quan trọng và là một hình thức tín ngưỡng mà người Hoa có hoạt động văn hóa nổi bậc nhất ở Trà Vinh. Những ngôi miếu thờ Quan Thánh là những di tích còn lưu giữ khá chi tiết về niên đại và lịch sử hình thành và phát triển người Hoa tại tỉnh Trà Vinh. Đồng thời, hoạt động văn hóa và tổ chức đời sống xã hội của người Hoa biểu hiện rõ nét nhất qua hoạt động
  20. -2- tín ngưỡng Quan Thánh, dựa trên cơ sở đó chúng tôi càng có thêm lí do để chọn đề tài này. Bên cạnh đó, những đặc điểm và vai trò của tín ngưỡng càng thể hiện rõ nét hơn qua đời sống tinh thần của cộng đồng người Hoa, thậm chí phạm vi của tín ngưỡng Quan Thánh ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của các dân tộc Việt, Khmer ở tỉnh Trà Vinh cũng chưa được nghiên cứu tìm hiểu một cách chuyên biệt. Ngoài ra, sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa giữa người Hoa với các dân tộc anh em ngày càng sâu rộng càng làm phong phú thêm văn hóa người Hoa qua hoạt động tín ngưỡng Quan Thánh tại Phước Minh Cung. Vì thế, bước đầu tiếp cận nghiên cứu cộng đồng người Hoa tại Trà Vinh qua các ngôi miếu, chùa chiền là việc làm có ý nghĩa khoa học. Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp ích cho sinh viên ngành Văn hóa học, Văn hóa các Dân tộc thiểu số Việt Nam, Ban Quản trị, Hội người Hoa, Nhà quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa - Du lịch Trà Vinh, Ban Dân tộc, Ban Tôn giáo, Bảo tàng Tổng hợp Trà Vinh (Bảo tồn Văn hóa), Thư viện,Trường Đai học Trà Vinh có thêm nguồn tài liệu tham khảo, căn cứ để bổ sung vào báo cáo điều tra thực trạng văn hóa phi vật thể dân tộc Hoa tỉnh Trà Vinh. Về khoa học bổ sung cho việc nghiên cứu tín ngưỡng người Hoa về mặt lý luận, phương pháp luận và thực tiễn nên đề tài mang tính cấp thiết. Nhằm cụ thể hóa các về vấn đề này, tôi chọn đề tài “Tín ngưỡng Quan Thánh Đế Quân trong cộng đồng người Hoa tỉnh Trà Vinh” để nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0