intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc trường hợp Thư viện tỉnh Hậu Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

64
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu vai trò của văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc. Thấy được những mặt tích cực, tồn tại cũng như những nguyên nhân ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử với bạn đọc của cán bộ Thư viện Hậu Giang. Từ đó, đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm xây dựng chuẩn văn hóa ứng xử cho cán bộ thư viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc trường hợp Thư viện tỉnh Hậu Giang

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH NGUYỄN THỊ LUYẾN VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN VỚI BẠN ĐỌC TRƯỜNG HỢP THƯ VIỆN TỈNH HẬU GIANG Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Trà Vinh, tháng 01 năm 2016
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HƯƠNG Phản biện 1: TS. Nguyễn Phúc Nghiệp. Phản biện 2: TS. Mai Mỹ Duyên. Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Văn hóa học họp tại Trường Đại học Trà Vinh vào ngày 17 tháng 01 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Thư viện trường Đại học Trà Vinh
  3. -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa ứng xử là sự thể hiện tư duy của con người, được biểu hiện trong lối sống, thái độ, nhân cách, hành động. Trong môi trường thư viện, có sự tiếp xúc thường xuyên giữa cán bộ thư viện với bạn đọc thuộc nhiều thành phần khác nhau cho nên vấn đề văn hóa ứng xử càng đóng vai trò quan trọng. Là một cán bộ đang công tác trong ngành thư viện, em luôn xác định phục vụ bạn đọc với thái độ nhiệt tình, hết mình và ứng xử bạn đọc lịch sự là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu: “Văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc – Trường hợp Thư viện tỉnh Hậu Giang” sẽ giúp em hiểu hơn về tầm quan trọng của văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc; về thực trạng văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc tại thư viện mình, qua đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị để góp phần xây dựng văn hóa ứng xử ở thư viện được tốt hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Văn hóa ứng xử từ lâu đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Qua tìm hiểu, tác giả luận văn thấy một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Công trình “Văn hóa ứng xử các dân tộc Việt Nam” do Lê Như Hoa chủ biên. “Văn hóa ứng xử của
  4. -2- người Hà Nội với môi trường thiên nhiên” do Nguyễn Viết Chức chủ biên. Tác phẩm“Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tất Thịnh hay Công trình nghiên cứu “Văn hóa người Việt vùng Tây Nam bộ” do Trần Ngọc Thêm chủ biên… Văn hóa ứng xử cũng là lĩnh vực nghiên cứu của nhiều luận văn tốt nghiệp đại học, thạc sĩ như: Văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Văn hóa ứng xử với biển của người Việt miền Tây Nam Bộ... Qua những công trình nghiên cứu tiêu biểu về văn hoá ứng xử nêu trên, em thấy rằng văn hóa ứng xử đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với nhiều công trình có giá trị đã được ghi nhận. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu đề tài “Văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc – Trường hợp Thư viện tỉnh Hậu Giang” . 3. Mục đích nghiên cứu Nắm được ý nghĩa, vai trò của văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc. Thấy được những mặt tích cực, tồn tại cũng như những nguyên nhân ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử với bạn đọc của cán bộ Thư viện Hậu Giang. Từ đó, đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm xây dựng chuẩn văn hóa ứng xử cho cán bộ thư viện.
  5. -3- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: văn hoá ứng xử của cán bộ Thư viện tỉnh Hậu Giang với bạn đọc thuộc nhiều đối tượng như: nhân dân, học sinh sinh viên, cán bộ, công chức. Phạm vi: với đề tài này người viết nghiên cứu văn hóa ứng xử của cán bộ Thư viện tỉnh Hậu Giang với bạn đọc thuộc nhiều đối tượng trên địa bàn thành phố Vị Thanh. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát, phỏng vấn sâu, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp nghiên cứu liên ngành và phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Đề tài sẽ góp phần giúp cho cán bộ Thư viện Hậu Giang thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong phục vụ bạn đọc. Giúp cho lãnh đạo Thư viện tỉnh Hậu Giang có định hướng để đào tạo, tập huấn về kỹ năng ứng xử cho cán bộ thư viện Hậu Giang. Luận văn cũng là tài liệu tham khảo ý nghĩa cho những người làm công tác thư viện nói chung và Thư viện Hậu Giang nói riêng. 7. Bố cục luận văn
  6. -4- Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phục lục, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. - Chương 2: Đặc điểm văn hóa ứng xử với bạn đọc của cán bộ Thư viện Hậu Giang. Chương 3: Góp phần xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện Hậu Giang đối với bạn đọc hiện nay.
  7. -5- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Các khái niệm công cụ 1.1.1. Thư viện Năm 1970, trong đề nghị chuẩn hóa quốc tế trong lĩnh vực thống kê thư viện, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về thư viện như sau: Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe – nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí [73, tr. 2]. 1.1.2. Văn hóa Để tiếp cận và tìm hiểu đề tài nghiên cứu, người viết cho rằng khái niệm văn hóa của nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nam là phù hợp: Yếu tố hàng đầu của văn hóa là sự hiểu biết, bao gồm trí thức khoa học, kinh nghiệm và sự khôn ngoan tích lũy được trong quá trình học tập, lao động sản xuất và đấu tranh để duy trì và phát triển cuộc sống của mỗi cộng đồng dân tộc và mỗi thành viên trong cộng đồng ấy. Nhưng chỉ riêng sự hiểu biết thôi chưa làm nên văn hóa. Sự hiểu biết chỉ trở thành văn hóa khi nó làm nền và định hướng cho thế ứng xử (thể hiện ở tâm hồn, đạo lý, lối sống, thị hiếu, hành vi… ) của mỗi cá nhân và cả cộng đồng hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ với
  8. -6- mình, với người, với môi trường xã hội và môi trường tự nhiên… [18, tr. 9]. 1.1.3. Văn hóa ứng xử Văn hóa ứng xử là khái niệm để chỉ những sáng tạo về lĩnh vực ứng xử trong xã hội loài người và ứng xử giữa con người với vũ trụ. Ứng xử trong xã hội loài người hay là giữa con người với con người, bao gồm hàng loạt hệ thống khác nhau như ứng xử trong gia đình, ứng xử trong họ tộc, ứng xử trong cộng đồng làng xã… cho đến ứng xử giữa các dân tộc và các quốc gia với nhau; mỗi hệ thống ứng xử có những nguyên tắc và cung cách riêng. Trên cơ sở các khái niệm ứng xử, văn hoá ứng xử nêu trên, có thể hiểu khái niệm văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc như sau: Văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc là cách ứng xử của cán bộ thư viện được thể hiện bằng thái độ, hành vi, cử chỉ có văn hóa của cán bộ thư viện với bạn đọc trong một tình huống giao tiếp nhất định để tạo ra môi trường giao tiếp ứng xử văn hóa nơi thư viện. 1.1.4. Chủ thể - khách thể thư viện Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên thư viện chính là cán bộ thư viện. Cho nên người cán bộ thư viện chính là chủ thể. Còn khách thể của thư viện chính là sách và người đọc.
  9. -7- 1.2. Khái quát Thư viện tỉnh Hậu Giang 1.2.1. Sự hình thành Thư viện Thư viện tỉnh Hậu Giang được thành lập theo Quyết định số 62/2004/QĐ-UB ngày 3 tháng 2 năm 2004, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức thư viện tỉnh Hậu Giang gồm: Ban Giám đốc và các phòng ban. Ban Giám đốc 3 người (1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc), Phòng Nghiệp vụ - Phong trào (10 người), Phòng Công tác bạn đọc (05 người), Phòng Hành chính - Tổng hợp (06 người). 1.2.3. Thành phần bạn đọc - Nhóm bạn đọc là học sinh, sinh viên. - Nhóm bạn đọc là cán bộ, công chức về hưu. - Nhóm bạn đọc là cán bộ công chức. - Nhóm bạn đọc là nhân dân. 1.2.4. Tổ chức phục vụ bạn đọc Thư viện Hậu Giang có các hình thức phục vụ bạn đọc tại chỗ và phục vụ bạn đọc mượn sách về nhà. Tiểu kết chương 1:
  10. -8- CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN HẬU GIANG VỚI BẠN ĐỌC 2.1. Nhận thức của cán bộ thư viện về văn hóa ứng xử với bạn đọc 2.1.1. Bạn đọc và sách Một trong những yếu tố cấu thành nên thư viện là cán bộ thư viện, sách và bạn đọc. Bạn đọc và sách chính là khách thể của thư viện, là khách thể của quá trình giao tiếp ứng xử. Một thư viện chỉ trở thành thư viện khi nó bắt đầu phục vụ bạn đọc. Sách là một trong những yếu tố đầu tiên cấu thành thư viện và đóng vai trò quan trọng giúp bạn đọc tìm đến thư viện. Vốn sách càng phong phú, quý giá thể hiện tầm cỡ và quy mô của một thư viện. Tóm lại, cán bộ thư viện tỉnh Hậu Giang nhận thức sách đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, hòa hợp giữa bản thân với cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội và cả nhân loại. 2.1.2. Vị thế và vai trò của cán bộ thư viện đối với bạn đọc theo Lê Văn Viết “Cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện” [73, tr. 3]. Người cán bộ thư viện chính là trung tâm của các hoạt động văn hóa. Là người hướng dẫn, giới thiệu vốn tài liệu thư viện đến bạn đọc. Ngoài ra, cán bộ thư viện còn phải có tri thức để bảo quản, sắp xếp
  11. -9- chúng theo một trật tự nhất định. Để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng thư viện, tạo ra một môi trường học tập lành mạnh. 2.2. Các phương diện văn hóa ứng xử của cán bộ Thư viện Hậu Giang 2.2.1. Ứng xử với sách Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia “Cán bộ thư viện còn được xem là người trông coi sách, coi giữ sách trong thư viện và đó là một chuyên gia phân loại, sắp xếp sách vở…”. Để làm được điều này đòi hỏi người cán bộ thư viện phải tận tâm yêu nghề và có tình cảm đối với sách. 2.2.2. Ứng xử với bạn đọc Ứng xử với bạn đọc là học sinh, sinh viên: Học sinh, sinh viên là đối tượng chiếm số lượng đông đến thư viện. Những đối tượng này là các em học sinh thuộc các trường Tiểu học, THCS, THPT, Trung cấp, Cao đẳng trên địa bàn thành phố. Các em là đối tượng dễ chịu tác động và ảnh hưởng từ bên ngoài. Tâm lý của các em cũng luôn biến đổi. Chính vì vậy, trong mỗi tình huống giao tiếp cụ thể, người cán bộ thư viện phải thật sự chú ý cách ứng xử của mình, phải thật sự khéo léo và nhẹ nhàng giải quyết tình huống ấy sao cho thỏa đáng tránh hiểu lầm và gây tổn thương cho các em. Ứng xử với bạn đọc là cán bộ, công chức về hưu: Cán bộ, công chức, viên chức về hưu thường là những người có trình độ, kinh nghiệm và am hiểu nhiều
  12. -10- vấn đề. Khi tiếp xúc với nhóm đối tượng này dù là mới đến lần đầu hay là bạn đọc thân thiết đã đến nhiều lần cán bộ thư viện cần có thái độ kính trọng, lễ phép. Bởi vì, đối với người lớn tuổi sự kính trọng là yếu tố hàng đầu trong quá trình giao tiếp với họ. Ứng xử với bạn đọc là cán bộ công chức: Nhóm cán bộ là cán bộ công chức là những người đang làm việc trong các cơ quan nhà nước. Một số người đang theo học nâng cao trình độ chuyên môn nên họ cần những loại sách nghiên cứu để học hoặc phục vụ cho công tác chuyên môn tại cơ quan. Đối tượng này họ cần những thông tin ngoài lĩnh vực chuyên môn, người cán bộ thư viện cũng cần biết để khi giao tiếp được thuận tiện. Nhóm đối tượng này tương đồng với cán bộ thư viện về độ tuổi và trình độ nên quá trình giao tiếp ứng xử rất thuận tiện. Ứng xử với bạn đọc là nhân dân lao động: Nhóm đối tượng bạn đọc là nhân dân thường là phụ nữ làm công việc nội trợ, bạn đọc làm nghề buôn bán nhỏ… Họ cũng thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, nên các loại sách họ tìm đọc cũng đa dạng về các lĩnh vực của cuộc sống. Giao tiếp với bạn đọc thuộc nhóm đối tượng này, cán bộ thư viện cần thể hiện sự gần gũi và giúp đỡ họ tìm kiếm tài liệu tận tình. Cán bộ thư viện phải hiểu được tâm lý của từng bạn đọc theo sở thích đọc của họ để giới thiệu những quyển sách theo ý thích của họ trong các lần mượn sau.
  13. -11- 2.2.3. Ứng xử với đồng nghiệp Trong mối quan hệ với đồng nghiệp lẫn nhau cán bộ thư viện luôn thực hiện theo nguyên tắc ứng xử nhất định là có thái độ trung thực, thân thiện và hợp tác, tôn trọng và gắn bó với nhau. 2.2.4. Ứng xử với bản thân Trong phương diện ứng xử với bản thân, cán bộ thư viện luôn xác định rõ bổn phận, trách nhiệm của mình đối với từng mối quan hệ. Người cán bộ thư viện không chỉ làm tốt công việc của mình tại cơ quan mà trong cuộc sống hàng ngày họ còn có nhiều mối quan hệ giao tiếp ứng xử khác nhau. Các mối quan hệ giao tiếp ứng xử giúp cho cán bộ thư viện tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống để hoàn thiện bản thân mình hơn. 2.3. Các biểu hiện văn hoá ứng xử của cán bộ Thư viện Hậu Giang với bạn đọc 2.3.1. Tôn trọng và gắn bó với bạn đọc 2.3.2. Tuân thủ những quy tắc ứng xử của thiết chế thư viện: 2.3.3. Góp phần xây dựng văn hoá đọc trong cộng đồng độc giả 2.4. So sánh văn hóa ứng xử của cán bộ Thư viện Hậu Giang với cán bộ Thư viện thành phố Cần Thơ 2.4.1 Điểm tương đồng 2.4.2 Điểm khác biệt Tiểu kết chương 2
  14. -12- CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN TỈNH HẬU GIANG VỚI BẠN ĐỌC 3.1. Vai trò, ý nghĩa văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện đối với bạn đọc hiện nay Mỗi chúng ta để đi đến thành công thì văn hóa ứng xử đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong thư viện. Do vậy, cán bộ thư viện Hậu Giang phải thường xuyên rèn luyện nâng cao kỹ năng, bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống. 3.2. Hiện trạng văn hóa ứng xử của cán bộ Thư viện tỉnh Hậu Giang với bạn đọc 3.2.1. Mặt tích cực Trong cách ứng xử hàng ngày người cán bộ thư viện luôn chú ý đến thái độ, cử chỉ, hành vi của mình. Trước tiên khi bạn đọc đến thư viện, người thủ thư luôn chào hỏi họ bằng nụ cười thân thiện. Đây chính là hành động biểu hiện tình cảm và sự tôn trọng, là phong tục phổ biến trong cuộc sống giữa con người với con người trong xã hội. 3.2.2. Những tồn tại hạn chế Mặc dù luôn quan tâm, nhắc nhỡ cách ứng xử đến từng nhân viên thư viện đối với bạn đọc, tuy nhiên tại Thư
  15. -13- viện tỉnh Hậu Giang cũng tồn tại một vài hạn chế nhất định trong cách ứng xử. Thư viện tỉnh Hậu Giang là nơi phục vụ bạn đọc ở mọi tầng lớp, lứa tuổi, nghề nghiệp, thành phần khác nhau do đó vấn đề ứng xử đôi khi gặp phải những trường hợp xảy ra đáng tiếc dẫn đến những hạn chế trong lời nói, trong cách xử lý tình huống… 3.3. Những khuyến nghị về xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ Thư viện Hậu Giang với bạn đọc 3.3.1. Định hướng ứng xử 3.3.2. Xây dựng khuôn mẫu ứng xử 3.3.3. Giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc Trong quá trình nghiên cứu người viết xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc: Thứ nhất, phải không ngừng tuyên truyền văn hóa giao tiếp ứng xử cho cán bộ thư viện thông qua các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng kỹ năng sống… Thứ hai, mỗi cán bộ thư viện phải tự tu dưỡng, rèn luyện lối sống, nâng cao trình độ văn hóa thông qua các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt nhất nhu cầu bạn đọc, qua đó nâng cao trình độ trong việc sắp xếp, giới thiệu vốn tài liệu thư viện đến bạn đọc. Thứ ba, người cán bộ thư viện phải rèn luyện phẩm chất đạo đức. Thái độ ứng xử với nhân dân phải lịch
  16. -14- sự niềm nở, tươi cười cùng với sự ân cần, chu đáo mới xây dựng được tình cảm của bạn đọc với cán bộ thư viện. Thứ tư, thư viện nên có thùng thư góp ý để bạn đọc bày tỏ những bức xúc hoặc những ý kiến đóng góp của mình để công tác phuc vụ bạn đọc được tốt hơn. Thứ năm, các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn lĩnh vực thư viện. Thứ sáu, thư viện cần tổ chức Hội nghị bạn đọc thường xuyên để trao đổi và nắm được tâm tư nguyện vọng của bạn đọc hay những góp ý của bạn đọc trong công tác phục vụ bạn đọc. Thứ bảy, đối với cán bộ thư viện để xảy ra lỗi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần nhắc nhỡ hoặc kiểm điểm nghiêm khắc tùy trường hợp nặng hay nhẹ có thể không xét thi đua, khen thưởng cuối năm. Còn đối với cán bộ thư viện hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ bạn đọc hiệu quả, lãnh đạo thư viện nên biểu dương, khen thưởng trong họp cơ quan hoặc xét khen thưởng đánh giá cuối năm. Như vậy, người cán bộ thư viện cần chú ý rằng thư viện ngoài chức năng quản lý còn có chức năng phục vụ. Chính vì vậy, người cán bộ thư viện cần ý thức được vị trí, vai trò của mình một cách đầy đủ. Tiểu kết chương 3
  17. -15- PHẦN KẾT LUẬN Với đề tài “Văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc – Trường hợp Thư viện tỉnh Hậu Giang” đã phần nào giúp cho cán bộ thư viện thấy được tầm quan trọng của văn hóa ứng xử giữa người với người nói chung. Trên cơ sở tầm quan trọng của văn hóa ứng xử tại Thư viện tỉnh Hậu Giang người đọc thấy được sự cần thiết phải nâng cao văn hóa ứng xử ở những nơi công cộng khác như trường học, bệnh viện… Trên cơ sở đó, rút ra một số kết luận sau: Một là, trong công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện tỉnh Hậu Giang văn hóa ứng xử đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người cán bộ thư viện. Người cán bộ thư viện muốn đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc ngoài chuyên môn nghiệp vụ, cần phải trau dồi nhiều kỹ năng khác, trong đó có kỹ năng giao tiếp ứng xử. Hai là, nắm được đặc điểm văn hóa ứng xử của cán bộ Thư viện tỉnh Hậu Giang trên nhiều phương diện ứng xử khác nhau. Qua đó, thấy được vị trí, vai trò của văn hóa ứng xử đối với bạn đọc, sách, đồng nghiệp, bản thân. Sau đó thấy được những mặt tích cực, cũng như những tồn tại hạn chế trong cách ứng xử với bạn đọc nhằm góp phần xây dựng và phát huy văn hóa ứng xử của cán bộ Thư viện tỉnh Hậu Giang với bạn đọc. Ba là, trên cơ sở thấy được những đặc điểm văn hóa ứng xử của cán bộ Thư viện tỉnh Hậu Giang, người
  18. -16- viết đưa ra những khuyến nghị trong việc xây dựng chuẩn mực ứng xử, khuôn mẫu ứng xử từ đó đưa ra những chế tài cần thiết nhằm xây dựng văn hóa ứng xử tại thư viện tỉnh ngày càng tốt đẹp, đem lại hiệu quả cao trong công tác phục vụ bạn đọc. Góp phần giáo dục văn hóa ứng xử đến nhiều đối tượng bạn đọc khác nhau tạo ra môi trường giao tiếp ứng xử văn hóa thư viện. Văn hóa ứng xử là yếu tố quan trọng để rèn luyện nhân cách của con người. Thư viện tỉnh Hậu Giang chính là môi trường xã hội giúp xây dựng và hình thành nhân cách của con người. Mỗi cán bộ thư viện phải xây dựng cho mình chuẩn ứng xử nhất định bởi đây chính là môi trường công cộng trong việc góp phần hình thành và có ảnh hưởng đến nhiều đối tượng bạn đọc ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Các em học sinh là đối tượng dễ chịu tác động nhất của cách ứng xử, chính vì vậy người cán bộ thư viện là một trong những cá nhân giúp hình thành nhân cách của các em thông qua môi trường giao tiếp tại thư viện. Người cán bộ thư viện chính là khuôn mẫu góp phần hình thành nhân cách con người thông qua môi trường xã hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2