intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Xưng hô trong văn hóa giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang

Chia sẻ: Roong Kloi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

122
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bản tóm tắt trình bày cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về xưng hô trong văn hóa giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang, hình thức và đặc trưng xưng hô trong văn hóa giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang, bảo tồn và phát huy văn hóa xưng hô của người Việt ở Hậu Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Xưng hô trong văn hóa giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH<br /> <br /> ISO 9001:2008<br /> <br /> NGŨ DIỄM THƯ<br /> <br /> XƯNG HÔ TRONG VĂN HÓA<br /> GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT<br /> Ở HẬU GIANG<br /> Chuyên ngành: Văn hóa học<br /> Mã số: 60310640<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> PGS.TS NGUYỄN TRI NGUYÊN<br /> <br /> TRÀ VINH, NĂM 2015<br /> <br /> -1-<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1- Lý do chọn đề tài<br /> Giới trẻ ngày nay rất dễ ảnh hưởng những thông<br /> tin từ các trang mạng xã hội, từ phim ảnh và môi trường<br /> sống… Dẫn đến việc xưng hô không chuẩn mực, bắt<br /> chước cách xưng hô trong phim nước ngoài, nói trống<br /> không, làm mất dần nét đặc trưng của xưng hô trong<br /> văn hóa giao tiếp của người Việt.<br /> Bên cạnh đó, việc xưng hô thân mật hoá cao,<br /> xưng hô mang tính tập thể, cộng đồng diễn ra ở các<br /> trường học, cơ quan nhà nước cũng làm ảnh hưởng đến<br /> khả năng phát triển toàn diện của học sinh và có nhiều<br /> hạn chế kéo theo ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả<br /> của công việc ở các cơ quan nhà nước.<br /> Trước sự biến đổi xưng hô trong giao tiếp, những<br /> người có trách nhiệm trong ngành văn hóa, giáo dục<br /> cần có giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa xưng hô<br /> của người Việt ở các vùng, miền trong cả nước.<br /> Từ trước đến nay, cũng có nhiều tác giả nghiên cứu và<br /> viết tài liệu văn hóa xưng hô của người Việt. Các<br /> nghiên cứu đề cập đến cơ sở lý luận và cách xưng hô<br /> của người Việt dưới góc độ văn hóa. Tuy nhiên, chưa<br /> có đề tài nghiên cứu xưng hô trong văn hóa giao tiếp<br /> của người Việt ở địa phương cụ thể, cũng như chưa có<br /> giải pháp để bảo tồn và phát huy văn hóa xưng hô của<br /> người Việt ở địa phương.<br /> Để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, cần<br /> phải bảo tồn và phát huy văn hóa xưng hô của người<br /> Việt. Đây là việc làm cấp bách và cần thiết trong giai<br /> đoạn hiện nay.<br /> <br /> -2-<br /> <br /> Với mong muốn góp phần bảo tồn và phát huy<br /> văn hóa xưng hô của người Việt ở Hậu Giang, đồng<br /> thời, nhằm vận dụng những kiến thức được học ở<br /> chương trình cao học, tôi chọn đề tài “Xưng hô trong<br /> văn hóa giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang” làm vấn<br /> đề nghiên cứu.<br /> 2- Lịch sử nghiên cứu vấn đề<br /> Văn hóa giao tiếp được thể hiện trong việc sử<br /> dụng từ xưng hô lịch sự. Nó có ý nghĩa đặc biệt trong<br /> đời sống tinh thần của người dân nên đã được nhiều tác<br /> giả nghiên cứu, từ việc nghiên cứu lý luận đến thực tế.<br /> Các công trình nghiên cứu:<br /> - GS.TS Nguyễn Thiện Giáp nghiên cứu đề tài “Mối<br /> quan hệ giao tiếp và cách xưng hô của người Việt”, bài<br /> viết được đăng trên trang thông tin www.vanhoahoc.vn<br /> ngày 19/4/2008.<br /> - PGS.TS Hoàng Kim Ngọc, trường Đại học Văn<br /> hóa Hà Nội nghiên cứu đề tài “Từ xưng hô và văn hóa<br /> giao tiếp”, bài viết được đăng trên Nghiên cứu văn hóa<br /> số 4, Tạp chí nghiên cứu văn hóa trường Đại học Văn<br /> hóa Hà Nội.<br /> - Tháng 10/2012, Thạc sĩ Trương Thị Minh<br /> Phương, Trường Đại học Yersin Đà Lạt nghiên cứu đề<br /> tài “Từ xưng hô trong giao tiếp của người Việt”.<br /> - Tác giả Nguyễn Thị Diễm Phương viết bài<br /> “Văn hóa xưng hô của người Việt”, trích Việt Nam học<br /> và tiếng Việt các hướng tiếp cận, Nhà xuất bản Khoa<br /> học Xã hội, xuất bản năm 2011.<br /> 3- Mục tiêu nghiên cứu<br /> <br /> -3-<br /> <br /> - Tìm hiểu về xưng hô trong văn hóa giao tiếp<br /> của người Việt ở Hậu Giang theo truyền thống và hiện<br /> đại.<br /> - Phân tích hình thức và đặc trưng xưng hô trong<br /> văn hóa giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang và các<br /> yếu tố ảnh hưởng đến xưng hô trong giao tiếp của<br /> người Việt ở Hậu Giang hiện nay.<br /> - Qua đó đưa ra các giải pháp để bảo tồn và phát<br /> huy văn hóa xưng hô của người Việt ở Hậu Giang, góp<br /> phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.<br /> 4- Đối tượng nghiên cứu<br /> Nghiên cứu cách xưng hô trong văn hoá giao tiếp<br /> của người Việt ở Hậu Giang.<br /> 5- Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của xưng<br /> hô trong văn hóa giao tiếp.<br /> - Nghiên cứu hình thức và đặc trưng xưng hô<br /> trong văn hóa giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang.<br /> - Khảo sát thực trạng và đánh giá các yếu tố ảnh<br /> hướng đến xưng hô trong giao tiếp của người Việt ở<br /> Hậu Giang.<br /> - Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy<br /> văn hóa xưng hô của người Việt ở Hậu Giang.<br /> 6- Phạm vi và giới hạn của đề tài<br /> Do thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên<br /> cứu cách xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người<br /> Việt ở Hậu Giang bằng hình thức phát phiếu điều tra,<br /> phỏng vấn sâu tại các trường học, cơ quan hành chính<br /> nhà nước, hộ gia đình ở các lứa tuổi học sinh tiểu học,<br /> học sinh trung học cơ sở, cán bộ, giáo viên, nhân viên<br /> <br /> -4-<br /> <br /> và người dân có tuổi đời từ 30 đến 60 tuổi. Trên cơ sở<br /> đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy<br /> văn hoá xưng hô của người Việt ở Hậu Giang.<br /> 7- Phương pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp điều tra (Anket): Xây dựng phiếu<br /> điều tra dùng cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở,<br /> cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh,<br /> tiến hành phát phiếu điều tra trực tiếp và hướng dẫn học<br /> sinh, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh trả lời.<br /> Thu lại phiếu điều tra tại trường, ngay sau khi đối<br /> tượng nghiên cứu trả lời xong.<br /> Đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích, so<br /> sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu liên quan<br /> nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.<br /> Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích, so sánh,<br /> tổng hợp: Để hiểu được hình thức và đặc trưng xưng hô<br /> trong văn hoá giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang,<br /> chúng tôi tiến hành lí giải, phân tích cách sử dụng ngôn<br /> từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt ở<br /> Hậu Giang, so sánh cách xưng hô trong văn hoá giao<br /> tiếp truyền thống và hiện đại, các nhân tố chi phối cách<br /> sử dụng ngôn từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của<br /> người Việt ở Hậu Giang.<br /> Phương pháp thống kê: Nhằm xử lí thông tin thu<br /> được một cách chính xác, khoa học để đưa ra kết luận<br /> về đối tượng nghiên cứu.<br /> Sử dụng các phương pháp khác: Bên cạnh việc sử<br /> dụng chủ yếu các phương pháp trên, đề tài còn sử dụng<br /> một số phương pháp như: diễn dịch, quy nạp,…<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0