intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Ngô Minh từ góc nhìn tư duy nghệ thuật

Chia sẻ: Nguyễn Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

55
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có kết cấu nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Khái niệm về tư duy nghệ thuật và quá trình sáng tác thơ của Ngô Minh. Chương 2: Cảm hứng chủ đạo và nhân vật trữ tình trong thơ Ngô Minh. Chương 3: Hệ thống biểu tượng, ngôn ngữ và thể loại trong thơ Ngô Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Ngô Minh từ góc nhìn tư duy nghệ thuật

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> -----------------------------------------------------<br /> <br /> VĂN THỊ HIỀN<br /> <br /> THƠ NGÔ MINH TỪ GÓC NHÌN<br /> TƯ DUY NGHỆ THUẬT<br /> <br /> Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br /> Mã số: 60 22 01 21<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Thành<br /> <br /> Hà Nội - 2016<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 3<br /> 1. L{ do chọn đề tài ............................................................................................................................ 3<br /> 2. Lịch sử vấn đề 3<br /> 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................... 6<br /> 5. Đóng góp của luận văn ................................................................................................................... 6<br /> 6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................................................... 6<br /> CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ TƯ DUY NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC THƠ CỦA NGÔ<br /> MINH .................................................................................................................................................. 8<br /> 1.1. Một số vấn đề lý luận về tư duy thơ ......................................................................................... 8<br /> 1.1.1. Quan niệm về tư duy nghệ thuật ............................................................................................. 8<br /> 1.1.2. Khái niệm tư duy thơ ............................................................................................................... 9<br /> 1.2. Nhà thơ Ngô Minh.................................................................................................................... 11<br /> 1.2.1. Vài nét về tiểu sử Ngô Minh................................................................................................... 11<br /> 1.2.2. Hành trình sáng tác ................................................................................................................ 13<br /> 1.3. Quan niệm thơ của Ngô Minh ................................................................................................. 17<br /> 1.3.1. Thơ là tiếng gọi đồng vọng của trái tim ................................................................................. 17<br /> 1.3.2. Thơ là điểm tựa tinh thần cho chính người sáng tạo ............................................................ 21<br /> 1.3.3. Thơ là sự kết tinh của lửa........................................................... Error! Bookmark not defined.<br /> Tiểu kết chương 1................................................................................ Error! Bookmark not defined.<br /> CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGÔ MINH ......... Error!<br /> Bookmark not defined.<br /> 2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Ngô Minh ..................................... Error! Bookmark not defined.<br /> 2.1.1. Cảm hứng về quê hương, đất nước ........................................... Error! Bookmark not defined.<br /> 2.1.2. Cảm hứng thế sự trong thơ Ngô Minh....................................... Error! Bookmark not defined.<br /> 2.1.3. Cảm hứng về tình yêu trong thơ Ngô Minh ............................... Error! Bookmark not defined.<br /> 2.2. Nhân vật trữ tình .......................................................................... Error! Bookmark not defined.<br /> 2.2.1. Cái tôi trữ tình và tư duy thơ hướng nội trong thơ Ngô Minh .. Error! Bookmark not defined.<br /> 2.2.2. Người thân ................................................................................. Error! Bookmark not defined.<br /> 2.2.3. Bạn thơ ....................................................................................... Error! Bookmark not defined.<br /> 2.2.4. Người lao động nghèo ............................................................... Error! Bookmark not defined.<br /> <br /> Tiểu kết chương 2................................................................................ Error! Bookmark not defined.<br /> CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG, THỂ LOẠI VÀ NGÔN NGỮ TRONG THƠ NGÔ MINH ... Error!<br /> Bookmark not defined.<br /> 3.1. Hệ thống biểu tượng trong thơ Ngô Minh .................................. Error! Bookmark not defined.<br /> 3.1.1. Giới thuyết về biểu tượng trong tư duy thơ .............................. Error! Bookmark not defined.<br /> 3.1.2. Biểu tượng lửa ........................................................................... Error! Bookmark not defined.<br /> 3.1.3. Biểu tượng cát ............................................................................ Error! Bookmark not defined.<br /> 3.1.4. Biểu tượng sóng ......................................................................... Error! Bookmark not defined.<br /> 3.2. Đặc trưng thể loại trong thơ Ngô Minh....................................... Error! Bookmark not defined.<br /> 3.2.1. Giới thuyết về thể loại ................................................................ Error! Bookmark not defined.<br /> 3.2.2. Thể thơ tự do ............................................................................. Error! Bookmark not defined.<br /> 3.2.3. Thể thơ lục bát ........................................................................... Error! Bookmark not defined.<br /> 3.3. Đặc trưng ngôn ngữ thơ Ngô Minh ............................................. Error! Bookmark not defined.<br /> 3.3.1. Giới thuyết về ngôn ngữ trong tư duy thơ................................. Error! Bookmark not defined.<br /> 3.3.2. Sáng tạo ngôn từ và cách diễn đạt trong thơ Ngô Minh ........... Error! Bookmark not defined.<br /> 3.3.3. Ngôn ngữ giàu sức liên tưởng .................................................... Error! Bookmark not defined.<br /> 3.3.4. Ngôn ngữ thơ mang màu sắc trầm buồn ................................... Error! Bookmark not defined.<br /> Tiểu kết chương 3................................................................................ Error! Bookmark not defined.<br /> KẾT LUẬN ............................................................................................. Error! Bookmark not defined.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... Error! Bookmark not defined.<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1.<br /> <br /> Lý do chọn đề tài<br /> <br /> Tư duy nghệ thuật trước hết là hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sự sáng tạo và tiếp<br /> nhận tác phẩm nghệ thuật. Tư duy thơ chính là một hình thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật, một vấn<br /> đề l{ luận còn rất mới nhưng đầy hấp dẫn. Nó có khả năng mở ra những cánh cửa để đi vào thế giới bí<br /> ẩn và phong phú của nghệ thuật. Trong tư duy thơ không chỉ đơn điệu tồn tại yếu tố cá nhân mà còn<br /> chứa đựng cả yếu tố dân tộc, thời đại và nhân loại. Đây là vấn đề nằm trên cả bình diện nội dung lẫn<br /> hình thức, trong mối quan hệ tương tác giữa chủ thể và khách thể. Nghiên cứu tư duy thơ tạo điều kiện<br /> để tìm hiểu toàn diện và hệ thống đối với các vấn đề, hiện tượng thi ca. Việc nghiên cứu thơ ca dưới góc<br /> nhìn tư duy nghệ thuật vẫn đang còn là vấn đề mới mẻ. Nghiên cứu thơ Ngô Minh từ góc nhìn tư duy<br /> nghệ thuật có thể đem lại những kết quả mới.<br /> Ngô Minh là một trong những thi sĩ tên tuổi của nền thơ hiện đại Việt Nam sau 1986, đặc biệt<br /> là ở Huế. Được biết đến với tư cách là một nhà báo, nhà phê bình…nhưng nổi bật hơn cả, người ta<br /> nhớ đến Ngô Minh với tư cách một nhà thơ. Cho đến nay, với hơn 30 năm gắn bó cùng thơ, yêu thơ<br /> và trải lòng với thơ, Ngô Minh đã tạo được cho mình một chỗ đứng trong lòng độc giả cũng như trong<br /> tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. Chỗ đứng này được tạo nên không chỉ bởi chất thơ riêng biệt thấm<br /> đẫm tính nhân văn của ông, mà quan trọng, chính chất thơ đó được tạo nên, kết tinh bởi quan niệm<br /> sáng tạo nghệ thuật đúng đắn và tư duy nghệ thuật đa dạng của Ngô Minh. Với ông “Thơ nối dài cuộc<br /> sống của mình, nối “vòng tay bé” của mình vào “vòng tay lớn” của những người tri âm tri kỷ. Có thể<br /> nói tiếng thơ Ngô Minh đã trở thành tiếng lòng của bao người, nói lên những điều thật không dễ nói<br /> ra. Cho đến nay (2016), Ngô Minh đã xuất bản trên mười tập thơ đứng tên riêng.<br /> Đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu tập trung về thơ Ngô Minh với tư cách là một<br /> tác giả mà chỉ có một số bài viết từ các góc độ khác nhau qua một số tập thơ. Tuy chưa bàn trực tiếp về<br /> tư duy thơ Ngô Minh nhưng những { kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà thơ đi trước cố gắng chứng<br /> tỏ hiểu thêm về thế giới nghệ thuật của ông. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn thông qua các tác<br /> phẩm cụ thể của Ngô Minh làm sáng tỏ hơn nữa những nét chung mang tính loại hình và những đặc sắc,<br /> độc đáo trong nghệ thuật thơ Ngô Minh. Đó là lí do chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài Thơ Ngô Minh<br /> từ góc nhìn tư duy nghệ thuật.<br /> Tìm hiểu tư duy thơ Ngô Minh chúng tôi hi vọng sẽ bổ sung thêm một cách nhìn mới về tài năng<br /> của một tên tuổi gắn liền với những thi phẩm đã, đang và sẽ luôn song hành cùng hồn thơ dân tộc.<br /> 2.<br /> <br /> Lịch sử vấn đề<br /> <br /> Không giống như các tác gia văn học lớn, Ngô Minh lặng lẽ xuất hiện trên văn đàn, lặng lẽ sáng<br /> tác và lặng lẽ cống hiến. Chặng đường thơ của Ngô Minh được đánh dấu ở cột mốc 1985 với tập thơ đầu<br /> tay Phía nắng lên, cho đến năm 2015, khi bộ sách Ngô Minh tác phẩm ra đời gồm 5 tập (tập 1: Thơ, tập<br /> 2: Chân dung, tập 3: K{ và Phóng sự, tập 4: Tiểu luận Phê bình, tập 5: Nhiều tác giả viết về Ngô Minh) đã<br /> đánh dấu hành trình 30 năm liên tục thành tựu về mọi thể loại, khẳng định tài năng và phong cách đa<br /> dạng của ông trong đời sống văn chương Việt Nam hiện đại từ 1975 đến nay, được dư luận đánh giá<br /> cao.<br /> Bàn về thơ Ngô Minh đã có gần 60 bài viết của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình<br /> đánh giá cao tài năng của tác giả như một sự ghi nhận đối với những cống hiến dành cho nền văn<br /> chương Việt Nam đương đại.<br /> Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài viết “Phù sa biển” của Ngô Minh đánh giá, thơ Ngô<br /> Minh đã đạt tới “sự tinh tế về tâm hồn và sự chín muồi về ngôn ngữ. Thơ Ngô Minh hay vì đủ bản lĩnh<br /> nghề nghiệp để tìm thấy cái hay từ những chuyện nho nhỏ thường ngày. Sự thật thì không cái nào là<br /> nhỏ; mỗi kinh nghiệm đạt đạo đều đáng quí cho thơ” [56,tr.9].<br /> Đi sâu vào thế giới thơ Ngô Minh, Nguyễn Thành Phong đã bày tỏ: “Có một Ngô Minh đằm sâu<br /> trong những bài thơ viết về quê hương. Lại có một Ngô Minh say mê thảng thốt trong những bài thơ<br /> tình yêu, trong những chiêm nghiệm, suy ngẫm về những vấn đề, những con người, cảnh ngộ mà anh<br /> gặp trong đời” *50+.<br /> Nhà phê bình Phạm Phú Phong nhận xét: “Thơ Ngô Minh hoài niệm về quá khứ, tìm thấy cái đẹp<br /> trong dấu chân thời gian đang qua dần trong quá vãng nhận ra cái lẽ tồn tại, cái hữu hạn của đời người<br /> và cái vô cùng của đất trời” *49+.<br /> Những ấn tượng sau mỗi lần gặp Ngô Minh ngoài đời đã giúp cho Văn Cầm Hải nhận ra: “Thơ<br /> Ngô Minh trở thành cuộc đối thoại âm thầm mà quyết liệt giữa con người và thiên nhiên, giữa lo âu mất<br /> mát và sự phục sinh của đời sống” (Lời bình phim Chân dung Ngô Minh đứa con của cát do VTV Huế sản<br /> xuất năm 1998).<br /> Trên hành trình sáng tác của mình Ngô Minh quan niệm “Thơ là sự chiêm nghiệm, chiêm cảm và<br /> giãi bày” [44]. Chính từ quan niệm này Ngô Minh đã cho ra đời những vần thơ thế sự mà như Hồ Thế Hà<br /> nhận xét: “Thơ thế sự của Ngô Minh rung động đến chân thực, nó xoáy vào cái thực tế, số phận nhỏ bé,<br /> cái đẹp bị lãng quên bằng cách nói hội tụ, làm người đọc bất giác, sững sờ thấy mình vô tâm, hờ hững”<br /> [20].<br /> Thấu hiểu tiếng thơ của Ngô Minh, nhà báo Hiền Nguyễn đã chia sẻ: “Thơ Ngô Minh không chứa<br /> đựng nhiều dự cảm phía trước mà là dấu ấn của sự đi qua, gặp lại để bừng tỉnh tâm thức…dù có xóa<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2