intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật của một số cây bút nữ thời kỳ 1986–2006

Chia sẻ: Nguyễn Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

55
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có kết cấu nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Những đổi mới về cốt truyện và kết cấu. Chương 2: Những đổi mới trên phương diện nhân vật. Chương 3: Những cách tân trên phương diện ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật của một số cây bút nữ thời kỳ 1986–2006

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> --------------------<br /> <br /> NGUYỄN THANH HỒNG<br /> <br /> TÌM HIỂU MỘT SỐ CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN<br /> NGẮN CỦA MỘT SỐ CÂY BÚT NỮ THỜI KỲ 1986-2006 (<br /> NGUYỄN THỊ THU HUỆ, NGUYỄN NGỌC TƢ, ĐỖ BÍCH THÚY)<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH:<br /> VĂN HỌC VIỆT NAM<br /> MÃ SỐ:<br /> 60 22 34<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ VĂN ĐỨC<br /> <br /> HÀ NỘI – 10/2009<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> MỤC LỤC............................................................................................................................. 2<br /> PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 3<br /> 1. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 3<br /> 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 4<br /> 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................... 13<br /> 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................. 14<br /> 5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN........................................................................................... 14<br /> PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................. 15<br /> CHƢƠNG 1: NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU ..................... 15<br /> 1.1.Cốt truyện và sự mở rộng dung lƣợng hiện thực .............................................. 15<br /> 1.1.1. Cốt truyện đan xen nhiều mạch truyện ....................................................... 20<br /> 1.1.2. Cốt truyện giàu chi tiết sự kiện: ................................................................... 23<br /> 1.1.3. Cốt truyện có cấu trúc lỏng: ......................................................................... 28<br /> 1.2. Những đổi mới trong kết cấu truyện ngắn ....................................................... 31<br /> 1.2.1. Kết cấu đảo lộn thời gian của sự kiện.......... Error! Bookmark not defined.<br /> 1.2.2. Kết cấu tâm lí: ............................................... Error! Bookmark not defined.<br /> 1.2.3. Kết cấu mở (Kiểu kết thúc để ngỏ) ............... Error! Bookmark not defined.<br /> CHƢƠNG 2: NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT<br /> .......................................................................................... Error! Bookmark not defined.<br /> 2.1. Sự phong phú của thế giới nhân vật: ................ Error! Bookmark not defined.<br /> 2.1.1.Nhân vật lý tưởng........................................... Error! Bookmark not defined.<br /> 2.1.2.Nhân vật tha hóa ............................................ Error! Bookmark not defined.<br /> 2.1.3. Nhân vật bi kịch ............................................ Error! Bookmark not defined.<br /> 2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ........................... Error! Bookmark not defined.<br /> 2.2.1.Không gian nghệ thuật trong việc khắc họa tính cách nhân vậtError! Bookmark<br /> not defined.<br /> 2.2.2. Đối thoại và độc thoại nội tâm...................... Error! Bookmark not defined.<br /> 2.2.3.Nghệ thuật miêu tả tâm lý.............................. Error! Bookmark not defined.<br /> CHƢƠNG 3: NHỮNG CÁCH TÂN TRÊN PHƢƠNG DIỆN GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN<br /> NGỮ ................................................................................ Error! Bookmark not defined.<br /> 3.1. Giọng điệu: .......................................................... Error! Bookmark not defined.<br /> 3.1.1.Giọng hài hước, châm biếm, mỉa mai:.......... Error! Bookmark not defined.<br /> 3.1.2.Giọng trữ tình, suy tư, chiêm nghiệm ........... Error! Bookmark not defined.<br /> 3.2.Ngôn ngữ: ............................................................. Error! Bookmark not defined.<br /> 3.2.1.Những đặc trưng nghệ thuật trong ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư: .Error!<br /> Bookmark not defined.<br /> 3.2.1.1.Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ:................... Error! Bookmark not defined.<br /> 3.2.1.2.Tính nhip điệu trong văn Nguyễn Ngọc TưError! Bookmark not defined.<br /> 3.2.2.Những đặc trưng nghệ thuật trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Thị Thu<br /> Huệ .......................................................................... Error! Bookmark not defined.<br /> 3.2.2.1.Ngôn ngữ đời thường ............................... Error! Bookmark not defined.<br /> 3.2.2.2. Ngôn ngữ có tính cá thể hóa cao độ ....... Error! Bookmark not defined.<br /> 3.2.3.Những đặc trưng nghệ thuật trong cách sử dụng ngôn ngữ của Đỗ Bích Thúy<br /> .................................................................................. Error! Bookmark not defined.<br /> <br /> 3.2.3.1.Ngôn ngữ mang đậm bản sắc của người dân tộc ... Error! Bookmark not<br /> defined.<br /> 3.2.3.2.Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu chất thơ ... Error! Bookmark not defined.<br /> PHẦN KẾT LUẬN ............................................................ Error! Bookmark not defined.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI<br /> 1.1. Sau năm 1986, văn học Việt Nam đã có những khởi sắc đặc biệt. Không giống như ở<br /> thời kỳ trước, văn học thời kỳ này đã phản ánh hiện thực theo cách mới, quan niệm mới.<br /> Không chỉ mở rộng đề tài theo hướng tiếp cận gần gũi hơn với hiện thực đời sống sinh<br /> hoạt, đời sống văn hóa, quan điểm của các nhà văn về một số vấn đề của lịch sử Việt<br /> Nam cũng mang những sắc thái thẩm mỹ mới. Cảm hứng sử thi của giai đoạn trước được<br /> thay thế bằng cảm hứng đời tư, thế sự. Xu hướng ngợi ca được thay thế bằng cái nhìn phê<br /> phán hiện thực. Thói quen nhìn cuộc sống ở khía cạnh lạc quan, tươi đẹp được thay bằng<br /> sự khai thác trực diện những tồn đọng của xã hội, những khát vọng của đời sống cá nhân<br /> con người. Văn học giai đoạn này vì thế đa giọng điệu, đa sắc màu và gây nhiều tranh cãi<br /> hơn.<br /> Với đặc thù là một thể loại nhỏ gọn và cơ động, truyện ngắn bắt nhịp rất nhanh với<br /> những vấn đề của đời sống. Truyện ngắn nhanh nhạy len lỏi vào mọi ngõ ngách của xã<br /> hội, phản chiếu mọi tâm điểm nóng bỏng của hiện thực. Nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc<br /> nhận xét: “Đây có thể coi là một thời kỳ có nhiều truyện ngắn hay trong văn học Việt<br /> Nam, tiếp theo “vụ được mùa truyện ngắn” những năm 1960 và một vụ mùa khác, trong<br /> chiến tranh”. Tuy nhiên, truyện ngắn lần này có những nét khác biệt rõ rệt. “Những năm<br /> 1960 từng để lại nhiều truyện ngắn đẹp như thơ, trong veo, trữ tình. Truyện ngắn thời<br /> chiến tranh thì vạm vỡ, chắc chắn. Đặc điểm nổi bật lần này là cầm cái truyện ngắn<br /> trong tay có thể cảm thấy cái dung lượng của nó nặng trĩu. Có những truyện ngắn chỉ<br /> mươi, mười lăm trang thôi mà sức nặng có vẻ còn hơn cả một cuốn tiểu thuyết trường<br /> thiên”. [Tr7, 71]<br /> Vì vậy, khi tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật của<br /> một số cây bút nữ thời kỳ 1986 -2006 (Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ<br /> Bích Thúy) chúng tôi muốn bước đầu nhận diện một số cách tân của thể loại truyện ngắn,<br /> qua đó có những nhìn nhận chung về tiến trình đổi mới của văn học nước nhà.<br /> 1.2. Lâu nay, văn học Việt Nam đa số là văn học của nam giới. Người phụ nữ cũng<br /> xuất hiện trong lực lượng sáng tác nhưng nó còn rất mờ nhạt và chưa tạo được dấu ấn<br /> riêng. Bước vào thời kỳ đổi mới sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, các<br /> cây bút nữ ngày càng thể hiện rõ thế mạnh của mình trong lĩnh vực văn chương. Bên<br /> <br /> cạnh các cây bút sáng tác từ trước 1975, các gương mặt nữ như Y Ban, Nguyễn Thị Thu<br /> Huệ, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Phan Thị Vàng Anh, Trần Thùy Mai, Võ Thị Xuân Hà,<br /> Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy đã xuất hiện….Nhiều tác phẩm của họ vừa ra đời đã<br /> gây được sự chú ý của dư luận, tạo được dấu ấn trong đời sống văn học như Hậu thiên<br /> đường (Nguyễn Thị Thu Huệ), Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (Y Ban), Kịch câm, Hoa muộn<br /> (Phan Thị Vàng Anh), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư)…Nhiều tác giả đoạt giải<br /> cao trong các cuộc thi truyện ngắn như báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ quân đội, cùng<br /> với đó là hàng loạt những tuyển tập bước đầu định hình những phong cách khiến độc giả<br /> không thể không ghi nhận và hi vọng về tương lai văn học của những cây bút này. Ở góc<br /> độ của người phụ nữ sáng tác văn học, từ quan niệm về nghề, quan niệm về thiên chức<br /> của người cầm bút các nhà văn nữ thời kỳ này đã đem đến cho văn chương những cảm<br /> hứng và giọng điệu mới. Trong các sáng tác của các nhà văn nữ, ta luôn tìm thấy những<br /> âm hưởng của thời đại chúng ta đang sống. Họ tỏ ra áp sát hiện thực đời sống một cách<br /> trực diện và thẳng thắn khi nhìn nhận mặt trái của hiện thực. Có thể nhận thấy sự sắc sảo<br /> và sâu sắc khi khái quát và tiếp nhận đề tài thế sự đời tư với nỗi đau nhân tình thế thái<br /> bằng lối viết “dịu dàng, bén ngọt, riết róng và đồng cảm chia sẻ với những thân phận,<br /> những người sống quanh mình”. Tìm hiểu những cách tân nghệ thuật của một số cây bút<br /> nữ, chúng tôi muốn khẳng định giá trị của dòng văn học “tính nữ” (chữ dùng của nhà<br /> nghiên cứu Bùi Việt Thắng) trong sự phát triển của văn học Việt Nam đương đại.<br /> 1.3. Trong nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn<br /> Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy chưa hẳn đã là những đại diện tiêu biểu nhất. Nhưng họ là<br /> những phong cách riêng rất độc đáo không thể trộn lẫn. Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn<br /> nữ với chất giọng trầm tiêu biểu cho sự đổi mới của văn xuôi miền Bắc, Nguyễn Ngọc Tư<br /> là nhà văn trẻ của mảnh đất phương Nam xa xôi và Đỗ Bích Thúy là đứa con của đại<br /> ngàn Tây bắc. Mỗi nhà văn đã đóng góp cho văn học Việt Nam một tiếng nói riêng.<br /> Chính vì thế, lựa chọn đề tài: Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật của một số cây bút<br /> nữ thời kỳ 1986 – 2006 (Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy), chúng<br /> tôi muốn bước đầu khám phá những thể nghiệm nghệ thuật của một số tác giả nữ để từ<br /> đó, bước đầu định hình được chỗ đứng của văn học Việt Nam trên tiến trình vận động để<br /> hội nhập với văn chương và rộng lớn hơn là văn hóa tiến bộ của thế giới.<br /> <br /> 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ<br /> 2.1.Tình hình nghiên cứu khái quát về văn học và truyện ngắn Việt Nam thời<br /> kỳ 1986 – 2006.<br /> * Tình hình nghiên cứu văn học<br /> Sự đổi mới quan niệm và ý thức nghệ thuật của văn học sau 1986 đƣợc đánh<br /> giá là nhân tố đặc biệt quan trọng, có ảnh hƣởng chi phối mọi thể loại, trong đó có<br /> <br /> truyện ngắn. Các tác giả nghiên cứu về văn học thời kỳ này đã khẳng định, văn học<br /> đương đại phát triển theo hướng dân chủ hóa, có ý nghĩa bổ sung, hoàn thiện những quan<br /> niệm hiện thực về con người cho văn học giai đoạn trước. Trong chuyên luận Văn học<br /> Việt Nam hiện đại – Nhận thức và thẩm định, tác giả Vũ Tuấn Anh viết: “Nếu như cách<br /> nhìn sử thi là thích hợp cho việc thể hiện tầm rộng lớn của những vấn đề lịch sử xã hội<br /> và cộng đồng thì cách nhìn tiểu thuyết là cái nhìn tập trung, xoáy sâu vào những vấn đề<br /> của con người cá nhân cũng như mối quan hệ cá nhân – xã hội trên hành trình tìm kiếm<br /> và khẳng định giá trị nhân văn [tr54,4]. Nhà nghiên cứư Nguyễn Thị Bình cũng cùng<br /> chung nhận định: “Văn xuôi sau 1975 phát triển trong bối cảnh đất nước chuyển đổi kinh<br /> tế, giao lưu văn hóa nhiều chiều. Ý thức cá nhân được sự cổ vũ của cơ chế thị trường trỗi<br /> dậy mạnh mẽ. Nhu cầu thức tỉnh gắn liền với cảm hứng khám phá, nghiền ngẫm hiện<br /> thực, nhu cầu công bố tư tưởng riêng trong thái độ nhập cuộc của nhà văn.<br /> Trong bài viết Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới tại cuộc hội thảo quốc<br /> tế Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế, nhà lí luận Lê<br /> Ngọc Trà nêu ra 3 đặc điểm của văn học sau 1986. Đặc điểm nổi bật theo ông là tính chất<br /> phê phán. Đặc điểm thứ hai là tinh thần phân tích xã hội và sự chiêm nghiệm lại lịch sử.<br /> Đặc điểm thứ ba là sự trở lại với đời thường, với những số phận riêng.<br /> Có thể nói, các nhà nghiên cứu đã có sự thống nhất khá cao về những đặc điểm nội<br /> dung của giai đoạn văn học 1986 – 2006.<br /> Về đổi mới thi pháp. Tuy chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách sâu rộng các vấn<br /> đề thi pháp của văn xuôi sau 1986, song các bài nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh vào<br /> một số hình thức biểu đạt của tác phẩm như: Sự suy giảm vai trò cốt truyện, sự đa dạng<br /> trong hình thức kết cấu tác phẩm, tính chất đa thanh trong nghệ thuật trần thuật, những<br /> khám phá về hệ thống nhân vật…Từ đó các nhà nghiên cứu bước đầu đi đến kết luận về<br /> khả năng mở rộng, gia tăng tính đối thoại của tự sự đương đại trước các vấn đề hiện thực<br /> và lịch sử.<br /> * Tình hình nghiên cứu truyện ngắn 1986 – 2006<br /> Không được coi là thể loại chủ đạo trong đời sống văn học như tiểu thuyết, nhưng<br /> khả năng khái quát hiện thực của truyện ngắn giai đoạn 2006 không hề thua kém phương<br /> thức tự sự cỡ lớn này. Trước sự chín muồi của đội ngũ các cây bút đã có thành tựu và sự<br /> nở rộ của lớp các nhà văn mới 1986 – 2006 được coi là một trong những giai đoạn hoàng<br /> kim của lịch sử truyện ngắn Việt Nam. Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng khẳng định:<br /> “Nhìn tổng thể, truyện ngắn 1975 – 2000 vượt trội so với thơ và kịch vì nhiều lí do, trong<br /> đó phải kể đến sự ưu ái của đời sống là mảnh đất màu mỡ cho các thể của văn xuôi phát<br /> triển. Nếu có so sánh thì truyện ngắn Việt Nam trong thế kỷ 20 có hai thời hoàng kim của<br /> nó: 1930 – 1945 và 1986 – 2000 [tr113, 34]. Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên trong<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2