intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Cảm hứng Kitô giáo trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà

Chia sẻ: Nguyễn Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

65
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có kết cấu nội dung gồm 4 chương. Chương 1: Kitô giáo và văn chương Nguyễn Việt Hà. Chương 2: Những yếu tố Kitô giáo qua ngôn ngữ, không gian, nghi lễ, biểu tượng và lịch sử. Chương 3: Những yếu tố Kitô giáo qua nhân vật. Chương 4: Vai trò của Kitô giáo trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Cảm hứng Kitô giáo trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> -----------------------------------------------------<br /> <br /> PHẠM VĂN HẢI<br /> <br /> CẢM HỨNG KITÔ GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT<br /> CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br /> Mã số: 60 22 01 21<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Xuân Thạch<br /> <br /> Hà Nội – 2016<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………3<br /> 2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………….6<br /> 3. Lịch sử vấn đề……………………………………………….……………….…..6<br /> 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................9<br /> 6. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………….……..9<br /> Chƣơng 1: KITÔ GIÁO VÀ VĂN CHƢƠNG NGUYỄN VIỆT HÀ………….....11<br /> 1.1. Kitô giáo, Kitô giáo ở Việt Nam…………...………………………………...11<br /> 1.2. Văn chƣơng của Nguyễn Việt Hà……………………………………....……20<br /> Chƣơng 2: NHỮNG YẾU TỐ KITÔ GIÁO QUA NGÔN NGỮ, KHÔNG GIAN,<br /> NGHI LỄ, BIỂU TƢỢNG VÀ LỊCH SỬ………………………………….……..37<br /> 2.1. Tên tác phẩm …………………………………………………………...……37<br /> 2.2. Không gian…………………………………………………………..…….…40<br /> 2.3. Ngôn ngữ………………………………………………………………..……42<br /> 2.4. Nghi lễ, biểu tƣợng, ngày lễ………………………….....………………...….44<br /> 2.5. Lịch sử Kitô giáo ở Việt Nam trong bộ ba tiểu thuyết………………....…….48<br /> Chƣơng 3: NHỮNG YẾU TỐ TÔN GIÁO Ở CẤP ĐỘ NHÂN VẬT……….…..52<br /> 3.1.Quan niệm về nhân vật, nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ……..…52<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3.2. Các loại nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà…………………..….…55<br /> 3.3. Thành công trong xây dựng nhân vật, những con ngƣời tôn giáo và xã<br /> hội............................................................................................................................69<br /> Chƣơng 4: VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG VIỆC THỂ HIỆN TƢ TƢỞNG,<br /> CHỦ ĐỀ…………………………………………………………………………..72<br /> 4.1. Sự xung đột, bộ mặt đƣơng đại của xã hội……………………...…………....72<br /> 4.2. Đức tin và con ngƣời tinh thần qua tôn giáo…………………………………76<br /> KẾT LUẬN…………………………………………………………………….…84<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………...86<br /> <br /> 3<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> Tôn giáo bản chất là một hiện tƣợng xã hội mang tính lịch sử, văn hóa. Đây là một<br /> trong những cảm hứng quan trọng trong các sáng tác văn chƣơng. Bàn về mối quan<br /> hệ giữa tôn giáo và văn học, Phƣơng Lựu trong giáo trình Lý luận văn học tập 1, đã<br /> khẳng định:“Chủ nghĩa nhân văn tôn giáo cũng là một nguồn cảm hứng của văn<br /> nghệ, đồng cảm với con người nhân đạo trong văn chương”.[30] Trong kho tàng<br /> văn học nhân loại, nhiều tác phẩm đƣợc viết ra dựa trên cảm hứng tôn giáo. Tùy<br /> vào đức tin, tôn giáo và tín ngƣỡng của mỗi tác giả hay đặc điểm của của thời đại,<br /> địa điểm sinh sống mà những tác phẩm có thể chứa đựng ít hay nhiều những yếu tố<br /> tôn giáo. Qua đó, tác giả chuyển tải những thông điệp sâu xa đến độc giả.<br /> Việt Nam là một đất nƣớc nằm ở trung tâm Đông Nam Á. Từ xƣa đã là nơi giao<br /> thoa của nhiều nền văn hóa với những luồng tƣ tƣởng khác nhau nhƣ Phật giáo,<br /> Khổng giáo, Hồi giáo, Kitô giáo… Những tôn giáo này cùng với những tín ngƣỡng<br /> bản địa đã là nguồn cảm hứng, ảnh hƣởng và tác động đến đời sống văn hóa tinh<br /> thần, đặc biệt là cả trong đời sống văn học. Trong đó, Kitô giáo chiếm một vị trí<br /> quan trọng. Văn học thế giới từng có nhiều tác phẩm nổi tiếng lấy hình tƣợng tôn<br /> giáo làm đối tƣợng phản ánh nhƣ Tây du kí (1590) của Ngô Thừa Ân, Nhà thờ Đức<br /> bà (1831), Những người khốn khổ (1862) của Victo Huygo, Nghệ nhân và<br /> Margarita (1840) của Mikhail Bulgacov, Lũ người quỷ ám (1872) của<br /> Dostoyevsky, Tiếng chim hót trong bụi mận gai (1977) của Colleen McCulloug,<br /> Đoạn đầu đài (1986) của Aimatov, , và gần đây là Thiên thần và ác quỷ (2000),<br /> Mật mã Da Vinci (2003) của Dan Brown. Hầu nhƣ các nền văn học lớn nhƣ Trung<br /> Quốc, Nga, Ấn Độ… đều mang đậm dấu ấn tôn giáo.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Văn học Việt Nam từ xƣa đã có rất nhiều tác phẩm đƣợc sáng tác dựa trên cảm<br /> hứng tôn giáo nhƣ thơ văn Phật giáo thời kì trung đại, thơ văn ảnh hƣởng của Nho<br /> giáo, Đạo giáo hiện diện thƣờng xuyên kể từ khi hai hệ tƣ tƣởng xã hội này ảnh<br /> hƣởng tới Việt Nam. Theo thời gian, sự tiếp nhận Kitô giáo sau đó đã tạo nên<br /> nhiều tác phẩm mang cảm hứng từ tôn giáo mới này ở Việt Nam dù chƣa nhiều,<br /> sâu đậm nhƣ những những tác phẩm văn chƣơng Phật giáo, Nho giáo...<br /> Trong văn học hiện đại và đƣơng đại của Việt Nam, cảm hứng tôn giáo tiếp tục có<br /> mặt trong các tác phẩm văn học có tiếng vang nhƣ Hồn bướm mơ tiên của Khái<br /> Hƣng, Tắt lửa lòng của Nguyễn Công Hoan, Nhân sứ, Bụt mệt của Hòa Vang,<br /> Đường Tăng của Trƣơng Quốc Dũng, Thợ may của Phạm Hải Vân, Giàn thiêu của<br /> Võ Thị Hảo, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, Cõi<br /> người rung chuông tận thế, Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái, Đêm<br /> thánh vô cùng của Sƣơng Nguyệt Minh, Lời nguyền hai trăm năm của Khôi Vũ,<br /> Gióng của Nguyễn Minh Hà, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng nhƣ Tàn đen<br /> đốm đỏ, Những đứa trẻ chết già hay Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp… và đặc<br /> biệt là trong những tiểu thuyết của cây bút Nguyễn Việt Hà. So với những tôn giáo,<br /> tín ngƣỡng khác thì Kitô giáo mới chỉ đƣợc truyền bá tại Việt Nam với thời gian<br /> chƣa lâu và cũng chƣa thực sự ảnh hƣởng sâu rộng trong các tác phẩm văn học<br /> hiện đại, đƣơng đại. Chính vì thế, việc tìm hiểu cảm hứng tôn giáo mà cụ thể là<br /> Kitô giáo vẫn là một mảng đề tài còn mới mẻ trong việc nghiên cứu văn học Việt<br /> Nam.<br /> Trong các tác giả của văn học Việt Nam đƣơng đại, Nguyễn Việt Hà là một trong<br /> những cái tên đáng chú ý nhất. Nhà văn này đã tạo đƣợc dấu ấn cho mình ở nhiều<br /> thể loại khác nhau nhƣ tiểu thuyết, tản văn... Mỗi nhà văn đều có những nét đặc<br /> trƣng trong sáng tác của mình. Nguyễn Việt Hà là một ngƣời có thể khiến cho độc<br /> giả nhớ tới mình bằng những “đứa con tinh thần” rất Tây, rất độc đáo đầy giọng<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2