ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
<br />
--------------------<br />
<br />
NGUYỄN THỊ KHÁNH HÒA<br />
<br />
SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG CÁC DỰ ÁN<br />
CẤP NƢỚC CHO CÁC ĐÔ THỊ NHỎ<br />
(Nghiên cứu Chƣơng trình cấp nƣớc Phần Lan<br />
tại Hải Phòng và Bắc Cạn)<br />
<br />
Chuyên ngành: Xã hội học<br />
Mã số: 60 31 30<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quý Thanh<br />
<br />
Hà Nội - 2009<br />
Mục lục<br />
Mục lục<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1<br />
4<br />
1<br />
<br />
1. Đặt vấn đề .............................................................................................................................4<br />
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................................................................5<br />
2.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................................5<br />
2.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................................5<br />
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................6<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................6<br />
3.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................6<br />
4. Đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................6<br />
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................................7<br />
5.1. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................................7<br />
5.2. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................................7<br />
5.2.1. Các phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong khuôn khổ dự án ..............7<br />
5.2.1.1 Thảo luận nhóm ................................................................................................... 7<br />
5.2.1.2. Phỏng vấn cấu trúc .............................................................................................. 8<br />
5.2.1.3. Phỏng vấn bán cấu trúc ....................................................................................... 8<br />
5.2.2. Các phương pháp thu thập thông tin được chính tác giả sử dụng .............................8<br />
5.2.2.1. Phƣơng pháp quan sát ......................................................................................... 8<br />
5.2.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc ................................................................. 8<br />
5.2.2.3. Nghiên cứu tài liệu .............................................................................................. 9<br />
5.3. Phương pháp xử lý thông tin .........................................................................................9<br />
6. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................................9<br />
7. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................................10<br />
8. Khung lý thuyết ……………………………………………………………………….. 10<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
CHÍNH………………………………………………………………………...<br />
<br />
10<br />
<br />
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
11<br />
1.1. Lý thuyết tiếp cận ............................................................................................................11<br />
1.2. Tổng quan nghiên cứu .....................................................................................................13<br />
1.3. Các khái niệm công cụ .....................................................................................................18<br />
1.4. Các chính sách và bối cảnh xã hội của các chính sách về sự tham gia ............................20<br />
1.4.1. Các chính sách của Việt Nam ...................................................................................20<br />
1.4.2. Các chính sách về sự tham gia và các chính sách về giới của các nhà tài trợ ........22<br />
1.4.2.1 Các chính sách về sự tham gia ........................................................................... 23<br />
1.4.2.2. Các chính sách về giới ...................................................................................... 23<br />
1.5. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và dự án cấp nƣớc cho các thị trấn nhỏ Việt Nam ....24<br />
CHƢƠNG 2: NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
29<br />
2.1. Các biểu hiện sự tham gia của phụ nữ vào dự án ............................................................29<br />
2.1.1. Phụ nữ tham gia dưới hình thức “Nghe và biết thông tin về dự án” .......................29<br />
2.1.2. Phụ nữ tham gia bằng hình thức “đóng góp tiền bạc và lao động cho dự án”Error! Bookm<br />
2.1.3. Phụ nữ tham gia dự án bằng hình thức “tuyên truyền cho người khác”Error! Bookmark n<br />
2.1.4. Phụ nữ tham gia dự án qua hình thức “tham dự các buổi họp”Error! Bookmark not define<br />
2.1.5. Phụ nữ tham gia dự án bằng các hình thức giám sát thực hiệnError! Bookmark not define<br />
2.2. Các yếu tố thúc đẩy và rào cản đối với sự tham gia của phụ nữ vào dự ánError! Bookmark not<br />
2.2.1. Các yếu tố cá nhân.................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.1.1. Yếu tố năng lực ..................................................Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.1.2. Yếu tố địa vị xã hội ............................................Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.1.3. Yếu tố tâm lý......................................................Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.2. Yếu tố gia đình .......................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.2.1 Yếu tố tài chính ...................................................Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.2.2. Yếu tố ngƣời chồng ...........................................Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.3. Yếu tố xã hội ............................................................. Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
2.2.3.1. Yếu tố chính sách ...............................................Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.3.2. Yếu tố văn hóa xã hội ........................................Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.4. Yếu tố khác ................................................................ Error! Bookmark not defined.<br />
2.3. Thảo luận ......................................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.3.1. Phụ nữ trong dự án “cấp nước cho các thị trấn nhỏ Việt Nam” tham gia Error! Bookmark<br />
2.3.2. Những yếu tố rào cản và thúc đẩy phụ nữ tham gia vào dự án cấp nước Error! Bookmark n<br />
KẾT LUẬN<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
1. Kết luận ............................................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
2. Những ngụ ý về mặt chính sách .......................................... Error! Bookmark not defined.<br />
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................35<br />
Phụ lục .................................................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
Danh mục bảng và hình<br />
<br />
Bảng 2.1: Sự khác biệt về thông tin ƣu tiên của nam giới và phụ nữ ........................................ 31<br />
Bảng 2.2: Thông tin nghe đƣợc của ngƣời dân thị trấn Tiên Lãng và thị trấn Nà Phặc ............ 32<br />
Bảng 2.4: Nguồn thu nhận thông tin của nam giới và phụ nữ ................................................... 33<br />
Bảng 2.5: Việc kiểm tra trực tiếp thông tin thu nhận đƣợc giữa nam giới và phụ nữ ............... 34<br />
Bảng 2.6 : Nội dung tuyên truyền của các tuyên truyền viên của hai thị trấnError! Bookmark not defin<br />
Bảng 2.7: So sánh nội dung tuyên truyền giữa nam giới và phụ nữError! Bookmark not defined.<br />
Bảng 2.8: Hình thức tuyên truyền của nam giới và phụ nữ ........Error! Bookmark not defined.<br />
Bảng 2.9: Số ngƣời tham dự các cuộc họp nhóm tại thị trấn Nà Phặc và Tiên LãngError! Bookmark no<br />
Bảng 2.10: Cách nhìn nhận của nam giới và phụ nữ về sự tham gia của phụ nữError! Bookmark not d<br />
Bảng 2.11: Yếu tố ngƣời chồng là rào cản với sự tham gia vào dự án của phụ nữError! Bookmark not<br />
Bảng 2.13: Các chính sách là yếu tố rào cản đối với sự tham gia của phụ nữ vào dự án của<br />
địa phƣơng và của nhà tài trợ......................................................Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
Hình 1.1: Tám nấc thang của sự tham gia (S.Arnstein 1969) .................................................... 12<br />
Hình 1.2: Các mức độ của sự tham gia của Brager và Specht ................................................... 13<br />
Hình 1.3: Chu trình của một dự án đầu tƣ xây dựng ................................................................. 26<br />
Hình 1.4: Các bƣớc trong giai đoạn lập dự án đầu tƣ xây dựng ................................................ 27<br />
Hình 2.1: Những thông tin về dự án mà ngƣời dân nghe và biết ............................................... 29<br />
Hình 2.2: Tỉ lệ hình thức mong muốn đóng góp vào việc xây dựng nhà máy nƣớc (%)Error! Bookmark<br />
Hình 2.3: Tỉ lệ các hình thức đóng góp tham gia xây dựng nhà máy nƣớc (%)Error! Bookmark not de<br />
Hình 2.4: Việc tuyên truyền của phụ nữ trong khu vực dự án ....Error! Bookmark not defined.<br />
Hình 2.5: Các hình thức tham gia của phụ nữ trong dự án cấp nƣớc nhỏError! Bookmark not defined.<br />
Hình 2.6: Mức thang tƣơng ứng với sự tham gia của nam giới và phụ nữ vào dự ánError! Bookmark n<br />
Hình 2.7: Mức thang tham gia vào các giai đoạn của dự án của nam giới và phụ nữError! Bookmark n<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa, nhiều dự án đầu tƣ liên tục đƣợc các nhà<br />
tài trợ nƣớc ngoài thực hiện nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng trong công<br />
cuộc đổi mới. Trong đó, lĩnh vực cấp nƣớc và vệ sinh là một trong những lĩnh vực đƣợc<br />
các nhà tài trợ nhƣ Ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cơ<br />
quan phát triển Đan Mạch (DANIDA), bộ ngoại giao Phần Lan (FINIDA),…quan tâm<br />
hàng đầu.<br />
Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trƣớc, nƣớc bạn Phần Lan đã có<br />
những chƣơng trình hỗ trợ chuyên về ngành nƣớc cho các khu vực đô thị, trong đó phải<br />
kể đến việc thủ đô Hà Nội có một hệ thống cấp nƣớc máy nhƣ ngày hôm nay một phần<br />
rất lớn nhờ vào sự hỗ trợ của nƣớc bạn Phần Lan.<br />
Tiếp tục chƣơng trình hợp tác giữa hai quốc gia, chính phủ Phần Lan viện trợ<br />
không hoàn lại dự án cấp nƣớc và vệ sinh cho 8 thị trấn nhỏ tại 4 tỉnh giai đoạn 20032008, trong đó xây dựng hai công trình cấp nƣớc tập trung cho hai thị trấn Nà Phặc (tỉnh<br />
Bắc Cạn) và thị trấn Tiên Lãng (thành phố Hải Phòng), nhằm nâng cao sức khỏe và cải<br />
thiện mức sống của các thành viên trong cộng đồng. Dự án đặt ra rất nhiều mục tiêu, một<br />
trong các mục tiêu đó là bình đẳng giới. Phụ nữ là một trong những đối tƣợng đƣợc dự án<br />
đặc biệt quan tâm. Đây là một trong những chính sách mà chƣa đƣợc các dự án tại Việt<br />
Nam quan tâm nhiều.<br />
Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về phụ nữ ở Việt Nam, tuy nhiên những nghiên<br />
cứu về sự tham gia của các tác giả tại Việt Nam lại rất ít, đặc biệt là nghiên cứu sự tham<br />
gia của phụ nữ vào các dự án phát triển lại càng ít hơn. Nghiên cứu sự tham gia của phụ<br />
nữ phần nhiều đƣợc các tác giả nƣớc ngoài thực hiện tại các quốc gia khác nhau trên thế<br />
giới.<br />
<br />
Việt Nam đang trên con đƣờng hƣớng đến sự bình đẳng giới, trong đó phải kể đến<br />
sự bình đẳng về cơ hội tham gia và hƣởng lợi từ các dự án phát triển giữa nam giới và<br />
phụ nữ. Tuy nhiên chúng ta lại chƣa có một bức tranh về sự tham gia của phụ nữ vào các<br />
dự án phát triển tại Việt Nam để xem mức độ bình đẳng của nam giới và phụ nữ trong các<br />
dự án này nhƣ thế nào. Vì vậy, nghiên cứu này mong muốn đƣa ra hình ảnh của phụ nữ<br />
tham gia vào các dự án phát triển ra sao, những yếu tố rào cản hay thúc đẩy nào tác động<br />
đến sự tham gia của phụ nữ vào các dự án phát triển.<br />
Bên cạnh đó, tác giả là ngƣời hiện đang công tác cho một đơn vị tƣ vấn lập báo<br />
cáo đầu tƣ cho dự án “cấp nƣớc và vệ sinh cho các thị trấn nhỏ Việt Nam” tại Nà Phặc và<br />
Tiên Lãng. Có thể nói, là một trong những ngƣời tham gia trực tiếp và theo dõi chu trình<br />
thực hiện dự án ngay từ giai đoạn đầu tại hai thị trấn này, nên tác giả có một sự hiểu biết<br />
nhất định về khu vực dự án và có mối quan hệ mật thiết với những ngƣời dân nơi đây.<br />
Đây cũng là một trong những lý do thôi thúc tác giả thực hiện nghiên cứu “sự tham gia<br />
của phụ nữ trong dự án cấp nƣớc cho các đô thị nhỏ” qua nghiên cứu trƣờng hợp chƣơng<br />
trình cấp nƣớc Phần Lan cho hai thị trấn Tiên Lãng (thành phố Hải Phòng) và Nà Phặc<br />
(tỉnh Bắc Cạn).<br />
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
2.1. Ý nghĩa khoa học<br />
Nghiên cứu tiếp cận từ góc độ lý thuyết “sự tham gia” để phân tích và nhìn nhận<br />
sự tham gia của phụ nữ trong các dự án phát triển tại Việt Nam. Qua nghiên cứu, tác giả<br />
mong muốn đƣợc góp phần xây dựng nên mối quan hệ của những yếu tố rào cản và yếu<br />
tố thúc đẩy tác động tới quá trình tham gia vào các dự án của phụ nữ.<br />
2.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu phần nào giúp các<br />
nhà hoạch định chính sách nói chung và các nhà lập dự án phát triển tại Việt Nam nói<br />
riêng có những chính sách cụ thể nhằm giúp phụ nữ có cơ hội hơn nữa trong việc tham<br />
gia vào các dự án phát triển và đảm bảo tính bền vững của các dự án.<br />
<br />