ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
-----------------------------------<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THANH THẢO<br />
<br />
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG NỮ<br />
TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH<br />
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC<br />
<br />
1<br />
<br />
HÀ NỘI - 2009<br />
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
-----------------------------------<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THANH THẢO<br />
<br />
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG NỮ<br />
TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH<br />
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY<br />
Chuyên ngành : Xã hội học<br />
Mã số<br />
: 60 31 30<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. VŨ ĐẠT<br />
<br />
HÀ NỘI - 2009<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Lời cảm ơn<br />
Danh mục các chữ viết tắt<br />
Danh mục các bảng<br />
Danh mục các biểu đồ<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1<br />
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................... 3<br />
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 4<br />
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 4<br />
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 4<br />
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5<br />
7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 6<br />
8. Khung lý thuyết ....................................................................................................... 7<br />
9. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 7<br />
<br />
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI<br />
1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 8<br />
1.1.1. Phương pháp luận nghiên cứu ................................................................... 8<br />
1.1.2. Lý thuyết cấu trúc - chức năng ................................................................... 8<br />
1.1.3. Lý thuyết hành động xã hội ...................................................................... 10<br />
1.1.4. Quan điểm về giới .................................................................................... 12<br />
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 14<br />
1.3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò<br />
của Lao động nữ hiện nay .................................................................................. 16<br />
1.4. Các khái niệm công cụ ....................................................................................... 20<br />
1.4.1. Cơ cấu xã hội............................................................................................ 20<br />
1.4.2. Lao động và lao động nữ ......................................................................... 23<br />
1.4.3. Cơ cấu lao động........................................................................................ 25<br />
<br />
3<br />
<br />
1.4.4. Doanh nghiệp và doanh nghiệp ngoài quốc doanh .................................. 25<br />
1.5. Vài nét về địa bàn khảo sát ................................................................................ 27<br />
1.6. Tổng quan về doanh nghiệp ngoài quốc doanh ................................................. 29<br />
<br />
CHƢƠNG 2: LAO ĐỘNG NỮ TRONG BA DOANH NGHIỆP THƢƠNG<br />
MẠI NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY<br />
2.1. Cơ cấu lao động nữ ............................................................................................ 33<br />
2.1.1. Cơ cấu theo nguồn gốc xuất thân ............................................................ 33<br />
2.1.2. Cơ cấu theo độ tuổi ................................................................................. 37<br />
2.1.3. Cơ cấu theo trình độ học vấn ................................................................... 42<br />
2.1.4. Cơ cấu theo trình độ chuyên môn và chức năng nghề nghiệp ................. 46<br />
2.1.5. Cơ cấu theo trình độ tin học và ngoại ngữ ............................................... 51<br />
2.1.6. Cơ cấu theo loại hợp đồng lao động ....................................................... 56<br />
2.1.7. Cơ cấu theo tiền lương và thu nhập ........................................................ 59<br />
2.2. Những nhân tố tác động đến cơ cấu lao động nữ ............................................... 63<br />
2.2.1. Nhân tố khách quan ................................................................................. 63<br />
2.2.2. Nhân tố chủ quan ..................................................................................... 70<br />
2.3. Xu hướng biến đổi của cơ cấu lao động nữ ...................................................... 73<br />
2.3.1. Độ tuổi của lao động nữ ngày càng trẻ hơn và trình độ chuyên môn sẽ<br />
được nâng cao .................................................................................................... 73<br />
2.3.2. Xuất hiện hiện tượng người lao động “nhảy việc” ................................ 75<br />
2.3.3. Người lao động sẽ gắn bó với doanh nghiệp nếu chính sách đãi ngộ tốt 78<br />
1. Kết luận ................................................................................................................. 81<br />
2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 83<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
PHỤ LỤC 1: Phiếu trưng cầu ý kiến ...................................................................... ..91<br />
PHỤ LỤC 2: Biên bản phỏng vấn sâu .................................................................... ..97<br />
<br />
4<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
<br />
Hàng ngàn năm qua, lịch sử từ xưa tới nay đã khẳng định vai trò quan trọng<br />
của người phụ nữ đối với sự tồn tại của cộng đồng nhân loại. Bằng lao động sáng<br />
tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống<br />
con người. Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản<br />
xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra của cải vật chất,<br />
phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội. Trong<br />
lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá nhân loại, là<br />
nguồn cảm hứng cho sáng tác nghệ thuật. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước<br />
nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ.<br />
Song song với những hoạt động góp phần sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh<br />
thần, phụ nữ còn tích cực tham gia đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc,<br />
vì sự tiến bộ của nhân loại.<br />
Trong tổng số lao động việc làm thuộc các ngành kết cấu của nền kinh tế, lao<br />
động nữ chiến 52%; trong khu vực phi kết cấu của nền kinh tế, LĐN chiếm 70%.<br />
Nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, nghệ thuật, … LĐN có ưu thế và chiếm đa số.<br />
Là lực lượng lao động chủ yếu ở nông thôn, LĐN chiếm khoảng 70% và làm ra<br />
60% sản phẩm nông nghiệp. LĐN đã góp phần quyết định vào việc bảo đảm an toàn<br />
lương thực quốc gia - là một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự ổn định và<br />
phát triển xã hội. Trong công nghiệp, LĐN chiếm khoảng 43% và gần 30% phụ nữ<br />
tham gia công tác quản lý trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các DN.<br />
Tỉ lệ LĐN tham gia nghiên cứu khoa học cũng chiếm phần đáng kể [10,tr.14].<br />
Qua số liệu thống kê ở trên cho thấy, ở Việt Nam, lực lượng LĐN rất đông<br />
đảo, đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng mang ý nghĩa lớn về kinh tế, góp<br />
phần tạo ra của cải, thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.<br />
Việc thúc đấy quá trình thực hiện bình đẳng giới là một trong những mối quan<br />
tâm cấp thiết hiện nay của chính phủ Việt Nam. Các hoạt động kinh tế tự tạo việc làm<br />
là cực kỳ quan trọng đối với vấn đề tạo thu nhập của các hộ, cho phép phụ nữ cân<br />
bằng việc nhà với các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc tăng cường sự tham gia<br />
<br />
5<br />
<br />