intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Đánh giá nhu cầu chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong tuần đầu sau sinh trên địa bàn huyện Thanh Trì - thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

22
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành đánh giá nhu cầu chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong tuần đầu sau sinh trên địa bàn huyện Thanh Trì- Thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Đánh giá nhu cầu chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong tuần đầu sau sinh trên địa bàn huyện Thanh Trì - thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN THỊ DUYÊN ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CHĂM SÓC BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TẠI NHÀ TRONG TUẦN ĐẦU SAU SINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Hà Nội - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN THỊ DUYÊN ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CHĂM SÓC BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TẠI NHÀ TRONG TUẦN ĐẦU SAU SINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Điều dưỡng Mã số: 8.72.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trương Việt Dũng Hà Nội – 2019
  3. LỜI CÁM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn: Ban giám hiệu nhà trường Phòng Điều Dưỡng Phòng sau đại học Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì. Đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn tới: GS.TS. TRƯƠNG VIỆT DŨNG người thầy trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình chu đáo, trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi bầy tỏ lòng biết ơn đến tập thể cán bộ nhân viên Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì đã tạo điều kiện giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hành và hoàn thành luận văn. Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới toàn thể gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin trận trọng nghi nhận những tình cảm và công lao này. Hà Nội, ngày 20 Tháng 9 năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Duyên
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Duyên học viên lớp cao học Điều dưỡng khóa I trường Đại học Thăng Long xin cam đoan Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trương Việt Dũng 1.Công trình này không trùng với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 2.Các số liệu và thông tin nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu cho phép lấy số liệu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này. Hà Nội, ngày 2 Tháng 10 năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Duyên
  5. CÁC TỪ VIẾT TẮT BPTT Biện pháp tránh thai CS Chăm sóc CSHQ Chỉ số hiệu quả CSSS Chăm sóc sau sinh CSTN Chăm sóc tại nhà CTC Cổ tử cung DTBS Dị tật bẩm sinh DV Dịch vụ HQCT Hiệu quả can thiệp IMR Tỷ suất tử vong sơ sinh/ Infant mortality Ratio KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình MMR Tỷ suất tử vong mẹ/ Marternal Mortality Ratio NC Nghiên cứu NCCT Nghiên cứu can thiệp NKHS Nhiễm Khuẩn hậu sản QG Quốc gia SKSS Sức khỏe sinh sản TCMR Tiêm chủng mở rộng TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới TSM Tầng sinh môn
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN .............................................................................. 3 1.1. Chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà ............................. 3 1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................ 3 1.1.2. Sinh lý hậu sản thường và sơ sinh đủ tháng .................................. 4 1.1.3. Những nguy cơ của bà mẹ và trẻ sơ sinh thời kỳ hậu sản ............. 7 1.1.4. Nội dung chăm sóc sau sinh về y tế ............................................. 11 1.2. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh ....................... 13 1.2.1. Kiến thức và thực hành CSSS của bà mẹ trên thế giới ................ 13 1.2.2. Kiến thức, thực hành về CSSS của bà mẹ tại Việt Nam.............. 18 1.3. Các mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà .............................................. 20 1.3.1. Mô hình chăm sóc tại nhà sau sinh trên thế giới ......................... 20 1.3.2. Chăm sóc sau sinh tại nhà ở Việt Nam ........................................ 21 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 24 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ..................................................................... 24 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................... 24 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................... 24 2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 24 2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu .................................................................. 24 2.5. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 25 2.6. Các biến số nghiên cứu ....................................................................... 26 2.7. Phân tích số liệu .................................................................................. 27 2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .......................................................... 28 2.8.1. Tính tự nguyện ............................................................................. 28 2.8.2. Tính bảo mật ................................................................................ 28
  7. 2.8.3. Đạo đức của nhà nghiên cứu ........................................................ 28 2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số .......... 28 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 29 3.1. Thực trạng chăm sóc sau sinh tại gia đình .......................................... 29 3.1.1.Đặc điểm của các bà mẹ tham gia nghiên cứu .............................. 29 3.1.2. Điều kiện sinh hoạt, sức khỏe mẹ và bé sau sinh. ....................... 33 3.2. Thực trạng kiến thức về chăm sóc sau sinh của bà mẹ ....................... 37 3.3. Liên quan giữa một số yếu tố đến kiến thức chăm sóc sau sinh ......... 44 3.4. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu tư vấn cho bà mẹ.................. 48 3.4.1. Yếu tố liên quan đến nhu cầu tư vấn chăm sóc sức khỏe cho mẹ 48 3.4.2. Yếu tố liên quan đến nhu cầu của bà mẹ tư vấn chăm sóc cho trẻ sơ sinh .......................................................................................... 50 Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 52 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .......................................................... 52 4.2. Kiến thức của sản phụ về chăm sóc mẹ và trẻ sơ sinh ........................ 56 4.3. Yếu tố liên quan đến kiến thức và nhu cầu chăm sóc sau sinh .......... 59 KẾT LUẬN ................................................................................................... 66 KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................... 29 Bảng 3. 2. Đặc điểm lần sinh tại thời điểm nghiên cứu ........................... 31 Bảng 3. 3. Mức độ hài lòng về điều kiện sinh hoạt.................................. 33 Bảng 3. 4. Người giúp các bà mẹ sau sinh ............................................... 33 Bảng 3. 5. Sức khỏe của bà mẹ 0-7 ngày sau sinh ................................... 34 Bảng 3. 6. Sức khỏe trẻ sơ sinh ................................................................ 35 Bảng 3. 7. Mức độ hài lòng về công tác chăm sóc sau sinh của cán bộ y tế.............................................................................................. 36 Bảng 3. 8. Nguồn thông tin chủ yếu về chăm sóc sau sinh...................... 37 Bảng 3. 9. Kiến thức bà mẹ về dấu hiệu nguy hiểm sau khi sinh ............ 38 Bảng 3. 10. Kiến thức về biểu hiện bất thường sau khi sinh của bà mẹ .... 39 Bảng 3. 11. Kiến thức về chế độ lao động, nghỉ ngơi phù hợp.................. 39 Bảng 3. 12. Kiến thức về vệ sinh sau đẻ .................................................... 40 Bảng 3. 13. Kiến thức về chế độ ăn uống sau sinh .................................... 41 Bảng 3. 14. Kiến thức về bổ sung vi chất của bà mẹ sau sinh ................... 41 Bảng 3. 15. Kiến thức bà mẹ về thời điểm giao hợp.................................. 42 Bảng 3. 16. Kiến thức chung của bà mẹ về CSSS ..................................... 43 Bảng 3. 17. Một số yếu tố với kiến thức về chăm sóc sau sinh ................ 44 .Bảng 3. 18. Một số yếu tố với kiến thức chăm sóc sau sinh. .................... 46 Bảng 3. 19. Một số yếu tố về tiếp cận y tế vơi kiến thức CSSS của mẹ ... 47 Bảng 3. 21. Yếu tố liên quan đến nhu cầu tư vấn về kiến thức ............... 50
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố theo trình độ văn hóa. ............................................. 30 Biểu đồ 3. 2. Cách sinh của đối tượng nghiên cứu. ................................... 32 Biểu đồ 3. 3. Cân nặng trung bình của con. ............................................... 32 Biểu đồ 3. 4. Người giúp các mẹ sau sinh.................................................. 34 Biểu đồ 3. 5. Sức khỏe của bà mẹ 0-7 ngày sau sinh ................................. 35 Biểu đồ 3. 6. Sức khỏe trẻ sơ sinh. ............................................................. 36 Biểu đồ 3. 7. Nguồn thông tin chủ yếu về chăm sóc sau sinh.................... 37 Biểu đồ 3. 8. Kiến thức bà mẹ về dấu hiệu nguy hiểm sau khi sinh .......... 38 Biểu đồ 3. 9. Kiến thức về chế độ lao động, nghỉ ngơi phù hợp của bà mẹ sau sinh ................................................................................. 40 Biểu đồ 3. 10. Kiến thức về bổ sung vi chất của bà mẹ sau sinh ................. 42 Biểu đồ 3. 11. Kiến thức bà mẹ về thời điểm giao hợp................................ 43
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thời kỳ sau sinh là một giai đoạn vô cùng quan trọng do có những thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sinh lý, cảm xúc đồng thời người phụ nữ bắt đầu thiên chức của mình đó là “Làm mẹ”. Đây cũng là giai đoạn mà sức khỏe của người mẹ và của trẻ sơ sinh cần được quan tâm nhiều nhất [1][2] Theo Tổ chức y tế thế giới năm 2014, có khoảng 60% tử vong bà mẹ và 32% tử vong sơ sinh xảy ra vào ngày thứ nhất sau sinh. Khoảng 13% và 4% tỷ lệ tử vong mẹ; 5% và 15% tử vong sơ sinh xảy ra vào tuần thứ nhất và tuần thứ 2 sau sinh. Ở Châu Phi, nơi có tỷ lệ tử vong sau sinh cao nhất thế giới, mỗi năm có khoảng 1,16 triệu trẻ em tử vong trong 28 ngày đầu sau sinh và có 850.000 trẻ không thể sống sót sau tuần đầu tiên [26]. Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế năm 2009, tỷ lệ tử vong bà mẹ (MMR) là 69/100.000 trẻ đẻ sống và tỷ lệ tử vong sơ sinh (IMR) là 16/1000 trẻ đẻ sống [3]. Tuần đầu sau sinh là khoảng thời gian mà tần suất xuất hiện của các biến chứng sau sinh phổ biến nhất. Các biến chứng sau sinh có thể xảy ra đối với sản phụ bao gồm: chảy máu, bế sản dịch, nhiễm khuẩn sinh dục và tiết niệu, các tổn thương ở vú, tầng sinh môn, hoặc rối loạn tiêu hóa, tâm thần sau sinh.... Trẻ sơ sinh có thể có những vấn đề sức khỏe như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng rốn, vàng da bệnh lý.....[12], [16]. Nếu giai đoạn ngay sau sinh, các sản phụ và trẻ sơ sinh được chăm sóc một cách khoa học sẽ tạo được tiền đề tốt cho sức khỏe của mẹ-con, góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong và bệnh tật, đảm bảo sự an toàn, phòng tránh hoặc phát hiện sớm những biến chứng sau sinh, giúp bà mẹ chóng hồi phục về sức khỏe, trẻ sơ sinh dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh và môi trường mới sau sinh. 100 % bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh bởi các nhân viên y tế tại bệnh viên trong thời gian từ 1 – 2 ngày với bà mẹ sinh thường từ 3 – 5 ngày với bà mẹ sinh mổ. Sự chăm sóc được chuyển tiếp từ bệnh viên
  11. 2 đến tại nhà. Các nhân viên y tế tại đại phương sẽ đến nhà bà mẹ và trẻ sơ sinh để chăm sóc. Đó cũng là 1 trong những tiêu chí đánh giá chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế tỷ lệ chăm sóc sau sinh tại nhà của Hà Nội chỉ tiêu đạt phải là 98% của năm 2018. Chính vì vậy, tiến hành một đánh giá về nhu cầu chăm sóc sau sinh cho các bà mẹ tại nhà trong đó chú trọng đến tư vấn, hướng dẫn các bà mẹ về chăm sóc sau đẻ theo hướng dẫn quốc gia về sức khỏe sinh sản là một việc làm cần thiết. Câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này là: kiến thức của sản phụ về chăm sóc cho mẹ và bé trong giai đoạn chu sinh như thế nào? Yếu tố nào liên quan đến hiểu biết của sản phụ? Nhu cầu chăm sóc chủ quan ( đề nghị của sản phụ) và khách quan (tình trạng sức khỏe của mẹ và bé) như thế nào? Có những yếu tố nào liên quan đến nhu cầu chăm sóc của sản phụ?. Những thông tin thu được sẽ là cơ sở để tổ chức tốt hơn hoạt động chăm sóc sau sinh tại nhà cho sản phụ tại nhà của Huyện Thanh Trì . Đây cũng chính là mục đích nghiên cứu của đề tài: “Đánh giá nhu cầu chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong tuần đầu sau sinh trên địa bàn huyện Thanh Trì- Thành phố Hà Nội.” Với hai mục tiêu nghiên cứu: (1) Đánh giá nhu cầu chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong tuần đầu sau sinh trên địa bàn huyện Thanh Trì- Thành phố Hà Nội. (2) Phân tích yếu tố liên quan đến kiến thức và nhu cầu chăm sóc tư vấn hướng dẫn bà mẹ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2