intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở trẻ HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhi trung ương

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

21
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là mô tả đặc điểm trẻ HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Nhi Trung ương; đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV của trẻ bệnh và một số yếu tố liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở trẻ HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhi trung ương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG HỌC VIÊN: TRẦN THỊ NGỌC MÃ SỐ SV: C01212 ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ HIV/AIDS TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG Hà Nội – Tháng 09 năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: TRẦN THỊ NGỌC MÃ SỐ SV: C01212 ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ HIV/AIDS TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG MÃ SỐ: 8.72.03.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG THỊ THANH Hà Nội – Tháng 09 năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trần Thị Ngọc học viên thạc sỹ điều dưỡng khóa 1 trường Đại học Thăng Long, chuyên ngành điều dưỡng đa khoa. 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới dẫn của cô: PGS. TS Hoàng Thị Thanh. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết này. Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Thị Ngọc
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, cơ quan, gia đình và các bạn bè đồng nghiệp. Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Thị Thanh - Người đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt cho tôi kiến thức và thực nghiệm chuyên môn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn: Đảng ủy, ban Giám hiệu trường Đại học Thăng Long, phòng quản lý và đào tạo sau đại học và các thầy cô đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đảng ủy, ban Giám đốc bệnh viện Nhi Trung Ương nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện, động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Ban lãnh đạo, tập thể bác sỹ, điều dưỡng tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em – bệnh viện Nhi Trung Ương đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin ghi nhớ và cảm ơn các gia đình người bệnh đã tình nguyện tham gia, cung cấp số liệu để tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn những tình cảm, lời động viên và sự hy sinh cảu gia đình đã giành cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Thị Ngọc
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Dịch HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam ....................................... 3 1.2. Giới thiệu chung về tình hình chăm sóc, điều trị HIV/AIDS cho trẻ em trên Thế giới và Việt Nam ............................................................................. 4 1.2.1. Trên Thế giới .................................................................................... 4 1.2.2. Tại Việt Nam .................................................................................... 6 1.3. Giới thiệu về tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn ............................. 8 1.3.1. Khái niệm ......................................................................................... 8 1.3.2. Tái khám đúng hẹn ......................................................................... 15 1.4. Đánh giá mức độ tuân thủ và cách đo tái khám đúng hẹn.................... 15 1.4.1. Đánh giá mức độ tuân thủ .............................................................. 15 1.4.2. Cách đo tái khám đúng hẹn ............................................................ 18 1.5. Một số nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam về tuân thủ điều trị ARV ...................................................................................................................... 19 1.6. Khung lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ARV ...... 23 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 24 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ....................................................................... 24 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ......................................................................... 24 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 24 2.3. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 24 2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu .................................................................... 25 2.4.1. Cỡ mẫu ........................................................................................... 25 2.4.2. Cách chọn mẫu ............................................................................... 25 2.4.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 25 2.5. Tiêu chuẩn và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu ............................... 30 2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ............................................. 31
  6. 2.7. Quy trình tiếp nhận bệnh nhi ................................................................ 31 2.7.1. Chuẩn bị phòng đợi ........................................................................ 31 2.7.2. Chuẩn bị phòng khám .................................................................... 31 2.7.3. Tiếp đón bệnh nhi ........................................................................... 31 2.8. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 32 2.9. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 32 2.10. Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................... 33 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 34 3.1. Đặc điểm bệnh tật của trẻ HIV/AIDS................................................... 34 3.2. Một số đặc điểm của người chăm sóc chính ..................................... 37 3.3. Thực trạng tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV .......................................................................................... 38 3.3.1. Thực trạng tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhi ............................. 38 3.3.2. Yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị của trẻ bệnh................... 44 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ............................................................................... 51 4.1. Đặc điểm của trẻ HIV/AIDS đang điều trị ARV và đặc điểm của người chăm sóc chính............................................................................................. 51 4.2. Đặc điểm bệnh tật của trẻ HIV/AIDS................................................... 53 4.3. Thực trạng tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhi....................................... 53 4.4. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV ............................. 58 4.5. Điểm mạnh của nghiên cứu .................................................................. 60 4.6. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................ 60 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 65 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 71
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT 3TC : Lamivudine ABC : Abacavir AIDS : Acquired Immunodeficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người) ARV : Antiretroviral (thuốc kháng vi rút HIV) ATV/r : Atazanavir/ritonavir AZT : Zidovudine BYT : Bộ Y tế CBYT : Cán bộ y tế DRV/r : Darunavir/ritonavir DTG : Dolutegravir ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu EFV : Efavirenz FTC : Emtricitabine HIV : Human Immunodeficiency Virus (vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người) LPV/r : Lopinavir/ritonavir NCSC : Người chăm sóc chính NRTI : Nucleoside reverse transcriptase inhibitor - Thuốc ức chế men sao chép ngược nucleoside NPV : Nevirapine NTCH : Nhiễm trùng cơ hội PKNT : Phòng khám ngoại trú PTTH : Phổ thông trung học QHTD : Quan hệ tình dục RAL : Raltegravir TDF : Tenofovir disoproxil fumarate TTĐT : Tuân thủ điều trị THCS : Trung học cơ sở UN AIDS : United Nations Acquired Immunodeficiency Syndrome - (Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS) WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phác đồ điều trị ARV bậc hai cho người trưởng thành và trẻ ≥ 10 tuổi ................................................................................................................... 10 Bảng 1.2. Phác đồ điều trị ARV bậc hai cho trẻ em ....................................... 11 Bảng 1.3. Phác đồ điều trị ARV bậc ba .......................................................... 12 Bảng 3.1. Số lượng bệnh nhi trong 6 tháng đầu năm 2019............................. 34 Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng của trẻ HIV/AIDS (n = 219) ........................... 35 Bảng 3.3. Bệnh kèm theo trên trẻ bệnh (n = 219) ........................................... 36 Bảng 3.4. Một số đặc điểm chung của người chăm sóc chính (n = 219)........ 37 Bảng 3.5. Số lần quên thuốc trong một tháng qua (n = 219) .......................... 38 Bảng 3.6. Số lần cho trẻ uống thuốc không đúng liều (n = 219) .................... 40 Bảng 3.7. Lý do cho trẻ uống thuốc không đúng liều trong một tháng qua (n = 11).................................................................................................................... 41 Bảng 3.8. Số lần sử dụng thuốc không đúng cách trong một tháng qua......... 41 Bảng 3.9. Lý do sử dụng thuốc không đúng cách trong một tháng qua (n= 9) ......................................................................................................................... 42 Bảng 3.10. Số lần tái khám không đúng hẹn 2 lần gần nhất (n = 219)........... 42 Bảng 3.11. Số lần xét nghiệm không đúng hẹn (n = 219) .............................. 43 Bảng 3.12. Tuân thủ điều trị ARV của trẻ HIV/AIDS (n = 219).................... 43 Bảng 3.14. Tuân thủ điều trị và thời gian điều trị (n =219) ............................ 44 Bảng 3.15. Tuân thủ điều trị với số lần uống ARV mỗi ngày (n =219) ......... 45 Bảng 3.16. Tuân thủ điều trị và thời gian chờ đợi lấy thuốc (n =219) ........... 45 Bảng 3.17. Tuân thủ điều trị với tuổi của NCSC (n =219) ............................. 46 Bảng 3.18. Tuân thủ điều trị và mối quan hệ với trẻ bệnh (n =219) .............. 46 Bảng 3.19. Tình trạng tuân thủ điều trị theo trình độ học vấn của NCSC ...... 47 Bảng 3.20. Tình trạng tuân thủ điều trị theo nghề nghiệp của NCSC ............ 47 Bảng 3.21. Tuân thủ điều trị và tình trạng hôn nhân của NCSC .................... 48 Bảng 3.22. Tuân thủ điều trị và tình trạng nhiễm HIV/AIDS của người chăm sóc (n =219)..................................................................................................... 48 Bảng 3.23. Tuân thủ điều trị và khoảng cách từ nhà tới bệnh viện ................ 49 Bảng 3.24. Tổng hợp một số yếu tố liên quan tới sự tuân thủ điều trị của bệnh nhi HIV/AIDS ................................................................................................. 49
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh nhi theo tuổi và giới.................................................. 35 Biểu đồ 3.2. Phân loại giai đoạn miễn dịch ở trẻ em (n = 219) ...................... 36 Biểu đồ 3.3. Lý do quên cho trẻ uống thuốc trong một tháng qua (n = 45) ... 39 Biểu đồ 3.4. Số lần uống thuốc sai giờ trong một tháng qua (n = 53) ............ 39 Biểu đồ 3.5. Lý do cho trẻ uống thuốc sai giờ (n = 53) .................................. 40 Biểu đồ 3.6. Sự tuân thủ điều trị của ĐTNC (n = 219) ................................... 43
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là hiểm họa đe dọa trực tiếp tới chất lượng giống nòi cũng như sự tiến bộ, ổn định xã hội và phát triển bền vững của mỗi quốc gia, bởi sự lây truyền HIV là hậu quả đồng thời cũng là nguyên nhân gây nghèo đói. Theo số liệu từ Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), tính đến hết năm 2017 trên thế giới có khoảng 36,9 triệu người nhiễm HIV trong đó có 1,8 triệu trẻ em (dưới 15 tuổi). Trong số những người nhiễm HIV được phát hiện có 21,7 triệu người được điều trị ARV và tỷ lệ trẻ em được tiếp cận điều trị ARV chiếm 52%. Tại Việt Nam, tính đến năm 2017, có trên 200 nghìn người nhiễm HIV cần được chăm sóc, điều trị thường xuyên, liên tục và suốt đời. Mỗi năm vẫn có 10,000 người nhiễm mới HIV và 2,000 – 3,000 trường hợp tử vong do HIV/AIDS, gây tác động rất lớn về sức khỏe, kinh tế - xã hội. Để hạn chế sự lan rộng của đại dịch HIV/AIDS và kéo dài cuộc sống cho những người bị mắc bệnh, nhiều biện pháp như truyền thông giáo dục sức khoẻ để nâng cao nhận thức, hiểu biết về HIV cho cộng đồng, điều trị dự phòng, điều trị nhiễm trùng cơ hội và điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) cho những người bị nhiễm đã được triển khai. Trong các biện pháp trên, việc chăm sóc, hỗ trợ và điều trị bằng các thuốc ARV đóng một vai trò rất quan trọng. Hiện nay, điều trị ARV được triển khai ở tất cả 63 tỉnh/ thành phố, với 401 phòng khám điều trị ngoại trú ARV, triển khai cơ sở cấp phát thuốc điều trị ARV tại 562 trạm y tế, trong trại giam. Tính đến hết tháng 9 năm 2017, đã có 122.439 bệnh nhân được điều trị ARV. Mặc dù thuốc ARV không điều trị khỏi HIV/AIDS nhưng đã làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh tật và tử vong, kéo dài và cải thiện cuộc sống một cách có ý nghĩa cho nhiều người đang phải sống chung với HIV/AIDS. Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần làm nên thành công của việc điều trị ARV là sự tuân thủ điều trị của người bệnh hoặc người chăm sóc. Tuy nhiên, tuân thủ điều trị cho trẻ em là một vấn đề phức tạp, bởi trẻ em là đối
  11. 2 tượng dễ bị tổn thương, chưa có đủ nhận thức về bệnh cũng như cách thức điều trị. Mặc dù đã có một số nghiên cứu trong nước và quốc tế về vấn đề tuân thủ điều trị ARV ở trẻ em nhưng trong bối cảnh nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu dựa vào viện trợ của quốc tế đang cắt giảm nhanh, trong khi các nguồn tài chính trong nước (NSNN, BHYT) chưa kịp bù đắp thiếu hụt tài chính kết hợp với việc chuyển giao các dịch vụ HIV/AIDS từ nhà tài trợ sang cho quốc gia, công tác điều trị được chuyển từ hệ thống dự phòng sang hệ thống điều trị ít nhiều thay đổi quy trình, thủ tục hành chính đã phần nào ảnh hưởng đến duy trì điều trị ARV của bệnh nhân. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan ở trẻ HIV/AIDS tại Phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhi Trung ương” nhằm mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm trẻ HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV của trẻ bệnh và một số yếu tố liên quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2