intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Hiệu quả chăm sóc dinh dưỡng ở người bệnh đái tháo đường type 2 và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nội tiết trung ương năm 2019

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành đánh giá hiệu quả chăm sóc chế độ dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan trong thời gian điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Hiệu quả chăm sóc dinh dưỡng ở người bệnh đái tháo đường type 2 và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nội tiết trung ương năm 2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG  NGUYỄN THỊ HẢI YẾN Mã học viên: C01264 HIỆU QUẢ CHĂM SÓC DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2019 Chuyên ngành: Điều dưỡng Mã số: 8.72.03.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG HÀ NỘI - 2019 1
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, Theo Tổ chức y tế thế giới định nghĩa như sau: “Bệnh đái tháo đường biểu hiện bởi sự tăng đường huyết và rối loạn chuyển hóa chất đường, chất mỡ, chất đạm, thường kết hợp với sự giảm tuyệt đối hay tương đói về tác dụng và/hay là tiết insulin”. Những năm gần đây, do sự tăng trưởng kinh tế đồng thời với lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực, chế độ ăn không hợp lý nên tỷ lệ béo phì ngày càng tăng cao và có lẽ đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho tỷ lệ ĐTĐ và đặc biệt là ĐTĐ type 2 đã và đang gia tăng nhanh chóng. Bệnh ĐTĐ type 2 chiếm 90% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ trên toàn cầu, phần lớn là do thừa cân béo phì và ít hoạt động thể lực. Dự báo đến năm 2045 con số này lên tới 693 triệu người, con số này có khả năng tăng gấp đôi nếu không có biện pháp can thiệp, gần 80% các trường hợp tử vong xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình . Việt Nam được xếp 5 trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân ĐTĐ cao nhất thế giới với tỷ lệ bệnh nhân 5,5% mỗi năm. Thống kê cho thấy, cả nước hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20 - 79) mắc bệnh nhưng có tới 69,6 % không biết mình bị bệnh, 85% chỉ phát hiện ra khi có các biến chứng nguy hiểm. Đối với bệnh nhân ĐTĐ thì chế độ về dinh dưỡng luôn được đặt lên hàng đầu vấn đề dinh dưỡng không chỉ kiểm soát được đường huyết mà còn phòng ngừa được các biến chứng. Ba trụ cột điều trị ĐTĐ là chế độ ăn hợp lý, thuốc điều trị và luyện tập. Ăn uống, luyện tập hợp lý để người bệnh vừa kiểm soát tốt đường huyết vừa đảm bảo dinh dưỡng sức khỏe. Người bệnh muốn đạt được kết quả điều trị tốt. Vai trò chăm sóc của người điều dưỡng rất quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động chăm sóc người bệnh như tiêm, truyền, giáo dục sức khỏe cho họ có kiến thức về bệnh để tuân thủ điều trị và 2
  3. phòng biến chưng nhưng một rong các nội dung đó thì việc dinh dương và tuân thủ chế độ ăn của bệnh là việc rất quan trọng trong điều trị bệnh. Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào đưa ra đầy đủ về chăm sóc dĩnh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái háo đường type 2, đó là lý do đề tài: “Hiệu quả chăm sóc dinh dưỡng người bệnh Đái tháo đường type 2 và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019” được thực hiện nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng người bệnh ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019. 2. Đánh giá hiệu quả chăm sóc chế độ dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan trong thời gian điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019. 3
  4. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: - Tiểu chuẩn lựa chọn Tất cả bệnh nhân điều trị nội trú được chẩn đoán ĐTĐ type 2 chưa thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng. - Tiêu chuẩn loại trừ: + Những người bệnh chưa được chẩn đoán ĐTĐ type 2. + Những người bệnh không đồng ý tham gia. + Những người bệnh được chẩn đoán ĐTĐ type 2 đã có kiến thức và thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: - Thời gian từ tháng 4/2019 đến tháng 8/2019 - Địa điểm: Khoa Điều Trị Ban Ngày Bệnh Viện Nội Tiết TW. 2.3. Thiết kế và phương pháp thu thập thông tin: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp tiến cứu 2.4. Cỡ mẫu: Cỡ mẫu áp dụng công thức tính cho nghiên cứu ước lượng một tỷ lệ: (𝑝.(1−𝑝) n = Z2(1-α/2) (𝜀𝑝)2 Trong đó: n = cỡ mẫu nghiên cứu; p = 0,208 là tỷ lệ thừa cân béo phì mắc đái tháo đường type 2 ở một nghiên cứu năm 2017. Z(1– α/2) = 1,96 là giá trị của hệ số giới hạn tin cậy ứng với α = 0,05 với độ tin cậy của ước lượng là 95%. ɛ = 0,3 là sai số cho phép. Từ công thức trên ta tính được n = 163. Ước tính có khoảng 10% đối tượng bỏ cuộc hoặc di chuyển trong quá trình nghiên cứu nên số mẫu sẽ là 107 bệnh nhân. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện cho tới khi lấy đủ 200 bệnh nhân. 2.5. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện 2.6. Phương pháp thu thập số liệu: - Liên hệ với phòng NCKH của bệnh viện để được phép làm 4
  5. nghiên cứu, sau đó liên hệ với các Khoa dự định lấy mẫu người bệnh để lập danh sách người bệnh theo tiểu chuẩn đã lựa chọn - Tập huấn điều tra viên (ĐTV): về mục đích của nhên cứu và cách thu thập số liệu dựa trên phiếu thu thập số liệu. - Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án: thu thập thông tin qua nhận định tình trạng người bệnh đái tháo đường typ 2 sau buổi giao ban đầu giờ làm việc, thực hiện chăm sóc người bệnh dinh dưỡng theo qui trình điều dưỡng. Tất cả số liệu được ghi chép vào mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. - Hỏi và quan sát, khám bệnh: ghi nhận và theo dõi bệnh nhân. Chỉ tiêu quan sát - Các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng được lấy vào 2 thời điểm làNB vừa vào nhập viện(NVV) vàtrước khi ra viện (NRV)qua NB (Phụ luc 1).Sau đó so sánh một số thông tin các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng (NVV) và (NRV) để đánh giá hiệu quả của chăm sóc người bệnh. Các chỉ số lâm sàng được đánh giá 1 ngày một lần, và số liệu lâm sàng và cận lâm sàng lấy vào 2 thời điểm là N1 (người bệnh vừa đến khám lần đầu) và N7 (sau khi điều trị ≤ một tháng), NRV trước khi ra viện. 2.7. Các chỉ số nghiên cứu Biến số và chỉ số Được thu thập theo protocol đã xây dựng sau khi đề cương nghiên cứu được hoàn tất. 2.7.1. Biến số nền: Tuổi, Giới, Nghề nghiệp, địa chỉ nơi sinh sống, Trình độ học vấn, BMI, đo cân nặng, chiều cao của bệnh nhân, lối sống, thói quan ăn uống, Tình trạng kinh tế, Bệnh lý kèm theo, thời gian bị bệnh 2.7.2. Biến số lâm sàng: mệt, ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy (hoặc béo bệu), BMI, các biến chứng như huyết áp cao, tê bì, loét da, bệnh lý bàn chân 2.7.3. Biến số cận lâm sàng Glucose huyết tương (mmol/l), Albumin, 5
  6. Protein máu, HbA1c, Cholesterol (mmol/l), HDL Cholesterol (mmol/l), LDL Cholesterol (mmol/l) Triglycerid (mmol/l) ,HC, Bạch cầu, tiểu cầu trong máu 2.8. Mô tả các biến số Các số đo cân nặng, chiều cao của bệnh nhân được thu thập khi bắt đầu nhập viện. Đánh giá dựa vào phân loại chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới dành cho người châu Á năm 2004: Thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5); bình thường (18,5 ≤ BMI ≤ 22,9); thừa cân (23 ≤ BMI ≤ 24,9); tiền béo phì (25 ≤ BMI ≤ 29,9) và béo phì (BMI > 30). Phân loại mỡ cơ thể theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2008: Béo bụng (vòng bụng ≥ 90 cm ở nam và vòng bụng ≥ 80 cm ở nữ hoặc vòng bụng/vòng mông ≥ 0,9 ở nam và vòng bụng/vòng mông ≥ 0,8 ở nữ). Xét các chỉ số sinh hóa theo Bộ Y tế lúc bắt đầu nhập viện: Glucose máu lúc đói: 4,4 - 7,2 mmol/l (80 - 130mg/dl); Lipid máu: LDL - C < 100 mg/dl (2,6 mmol/l) nếu chưa có biến chứng tim mạch, LDL - C < 70 mg/dl (1,8 mmol/l) nếu đã có biến chứng tim mạch, HDL – C > 40 mg/dl (1,0 mmol/l) với nam, > 50mg/ dl (1,3 mmol/l) với nữ; Triglycerid < 150mg/dl (1,7 mmol/l); Cholesterol toàn phần 3,1 - 5,2 mmol/l. Điều tra khẩu phần 24 giờ: điều tra khẩu phần ăn uống trước khi vào viện 1 ngày của đối tượng nghiên cứu. 6
  7. Bảng 2. 1. Những mục tiêu kiểm soát đái tháo đường [31], [22], [43] Chỉ số đánh giá Thời gian Bình thường Có rối loạn 4,4-7,2 > 7,2 Glucose huyết tương Lúc đói (mmol/l) Sau ăn 1-2h < 10,0 ≥ 10,0 HbA1c Lúc đói < 7,0 ≥ 7,0 Cholesterol (mmol/l) Lúc đói < 5,2 ≥ 5,2 HDL Cholesterol (mmol/l) Lúc đói > 1,03 ≤ 1,03 Triglycerid (mmol/l) Lúc đói < 1,7 ≥ 1,7 LDL Cholesterol (mmol/l) Lúc đói < 2,6 ≥ 2,6 Nguy cơ tim < 130/80 ≥ 130/80 mạch cao Huyết áp (mmhg) Nguy cơ tim
  8. Đối tượng nghiên cứu được thông báo và tự nguyện quyết định tham gia nghiên cứu bằng cách ký nhận vào bản đồng ý tham gia nghiên cứu. Tất cả các thông tin thu thập được từ các đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật. Các câu trả lời không có là đúng hay là sai. Đối tượng nghiên cứu có quyền dừng sự tham gia hoặc rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào. Việc từ chối tham gia nghiên cứu sẽ không ảnh hưởng gì đất chất lượng điều trị, chăm sóc cho người bệnh. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Tuổi 40 27.1 35.5 58,97± 14 18.7 20 4.7 0 < 40 40-49 50 - 59 60- 69 ≥70 Biểu đồ 3. 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi Nhận xét: - Đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm tuổi từ 60-69 chiếm tỷ lệ cao nhất 35,5%, tiếp theo là nhóm tuổi 50-59 chiếm 27,1%. - Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 58,97±11,1 tuổi, thấp nhất là 25 tuổi và cao nhất là 81 tuổi. 3.1.2. Giới tính 48.6 Nam 51.4 Nữ Biểu đồ 3. 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính 8
  9. Nhận xét Tỷ lệ nam nữ trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương nhau. Nam chiếm 51,4%, nữ chiếm 48,6%. 3.1.3. Nghề nghiệp Bảng 3. 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp Nghề nghiệp n % Cán bộ nhân viên 13 12.1 Công nhân 4 3.7 Nông dân 10 9.3 Hưu trí 47 43.9 Tự do 33 30.8 Tổng 107 100.0 Nhận xét Trong 107 đối tượng nghiên cứu có 43,9% đối tượng nghiên cứu là hưu trí, 30,8% đối tượng nghiên cứu là lao động tự do, 12,1% đối tượng nghiên cứu là cán bộ nhân viên, 9,3% đối tượng nghiên cứu là nông dân và 3,7% đối tượng nghiên cứu là công nhân 3.1.4. Nơi cư trú 42.1 Thành thị 57.9 Nông thôn Biểu đồ 3. 3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi cư trú Nhận xét Phần lớn đối tượng trong nghiên cứu ở thành thị chiếm 57,9%, 42,1% đối tượng nghiên cứu ở nông thôn. 9
  10. 3.1.5. Trình độ học vấn Bảng 3. 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn Trình độ học vấn n % Tiểu học 32 29,9 Trung học cơ sở 35 32,7 Trung học phổ thông 18 16,8 Trung cấp cao đẳng 12 11,2 Đại học sau đại học 10 9,3 Tổng 107 100,0 Nhận xét: Trong 107 đối tượng tham gia nghiên cứu có 32,7% đối tượng nghiên cứu có trình độ trung học cơ sở, 16,8% trình độ trung học phổ thông, 11,2% trình độ trung cấp cao đẳng và 9,3% đối tượng nghiên cứu có trình độ đại học, sau đại học. 3.1.6. Tiền sử gia đình Bảng 3. 3. Tiền sử gia đình liên quan đến đái tháo đường Tiền sử gia đình n % Có ĐTĐ 32 29,9 Không ĐTĐ 75 70,1 Tổng số 107 100,0 Nhận xét: Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu có tiền sử gia đình không liên quan đến đái tháo đường 70,1%, 29,9% đối tượng nghiên cứu có tiền sử gia đình liên quan đến đái tháo đường. 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cửa đối tượng nghiên cứu tại BVNTTW năm 2019. 3.2.1. Thời gian phát hiện bệnh 10
  11. 60 50.5 40 27.1 20 10.3 12.1 0 10 năm Biểu đồ 3. 4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ type 2 Nhận xét: Phần lớn đối tượng nghiên cứu đã có thời gian mắc bệnh > 5 năm, trong đó 1-5 năm chiếm 50,5%, 5-10 năm chiếm 27,1%, >10 năm chiếm 12,1%. 3.2.2. Bệnh đồng mắc kèm theo 0.9 Sỏi thận 2.8 3.7 5.6 Hẹp động mạch chi dưới 5.6 6.5 7.5 Viêm dạ dày tá tràng 10.3 19.6 21.5 Tăng huyết áp 34.6 0 10 20 30 40 Biểu đồ 3. 5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các bệnh lý kèm theo bệnh đái tháo đường Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có các bệnh lý kèm theo bệnh đái tháo đường hay gặp nhất là tăng huyết áp (34,6%), tim mạch (21,5%), rối loạn lipid (19,6%), viêm dạ dày tá tràng (10,3%). 11
  12. Bảng 3. 4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm bệnh lý kèm theo cùng bị bệnh ĐTĐ Bệnh lý kèm theo n % Chưa phát hiện bệnh 18 16,8 1 bệnh 47 43,9 2 bệnh 25 23,4 ≥ 3 bệnh 17 15,9 Tổng 107 100,0 Nhận xét: 43,9% đối tượng nghiên cứu có 1 bệnh mắc kèm theo, 23,4% đối tượng nghiên cứu có 2 bệnh mắc kèm theo và 15,9% đối tượng nghiên cứu có nhiều hơn 3 bệnh mắc kèm theo. 3.2.3. BMI 50 45.8 40 30 27.1 21.5 20 10 5.6 0 25 Biểu đồ 3. 6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo BMI Nhận xét: 45,8% đối tượng nghiên cứu có chỉ số khối cơ thể BMI bình thường (18,5-22,9), 5,6% đối tượng nghiên cứu gầy (BMI25). 3.2.4. Vòng eo, vòng hông 12
  13. Bảng 3. 5. Phân bố số đo vòng eo vượt ngưỡng của bệnh ĐTĐ type 2 khi vào viện Nam Nữ Tổng p Vòng eo n % n % n % Vòng eo nguy cơ 15 14,0 43 40,2 59 55,1 cao (cm) < Vòng eo bình 37 34,6 12 11,2 48 44,9 0, thường (cm) 05 Tổng 10 52 48,6 55 51,4 100 7 Trung bình (cm) 86,5±9,2 83,9±8,6 84,6±8,9 Nhận xét 55,1% đối tượng nghiên cứu đối tượng nghiên cứu có vòng eo có nguy cơ cao trong đó nữ chiếm 40,2% cao hơn nam giới (14%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
  14. 3.2.5. Triệu chứng lâm sàng khi vào viện 0.9 Tê bì rối loạn cảm giác 1.9 1.9 Gầy sút 6.5 6.5 Ăn nhiều 12.1 13.1 Đái nhiều 15.9 24.3 Không biểu hiện triệu chứng 72 0 20 40 60 80 Biểu đồ 3.7. Triệu chứng lâm sàng khi vào viện Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có không có triệu chứng lâm sàng khi vào viện chiếm 72%, 24,3% đối tượng nghiên cứu mệt mỏi, 15,9% đối tượng nghiên cứu đái nhiều, 13,1% khó ngủ, 12,1% ăn nhiều. 3.2.6. Huyết áp Bảng 3. 7. Đặc điểm về huyết áp của đối tượng nghiên cứu Min Max X ± SD Huyết áp (mmHg) (mmHg) (mmHg) HATT 110 180 132,43 ± 17,39 Nam HATTr 60 100 78,65 ± 9,48 HATT 90 170 128,57 ± 18,33 Nữ HATTr 60 90 76,51 ± 9,19 HATT 90 180 130,00 ± 17,99 Chung HATTr 60 100 77,30 ± 9,31 Nhận xét: Huyết áp tâm thu trung bình của nam giới là 132,43±17,39 mmHg cao hơn nữ giới 128,57±18,33 mmHg. Huyết áp tâm trương trung bình của nam giới là 78,65±9,48mmHg cao hơn nữ giới 76,51±9,19 mmHg. 3.2.7. Xét nghiệm máu 14
  15. Bảng 3. 8. Đặc điểm xét nghiêm sinh hóa của đối tượng nghiên cứu khi vào viện Các chỉ số sinh hóa X ± SD Glucose 10,3 ± 4,3 HbA1c 7,18 ± 1,62 LDL-C 2,74 ± 0,98 HDL-C 1,24 ± 0,28 Triglycerid 1,91 ± 1,17 Chol toàn phần 5,53 ± 1,15 Ure 5,72 ± 2,27 Creatinin 81,33 ± 32,18 GOT 29,36 ± 3,38 GPT 27,98 ± 6,89 Nhận xét: Nồng độ Glucoso máu trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 10.3 ± 4.3, HbA1c trung bình là 7,18 ± 1,62 48.6
  16. 3.3. Đánh giá hiệu quả chăm sóc chế độ dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan trong thời gian điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019. 3.2.1. Mức độ kiểm soát các chỉ số sinh hóa của đối tượng nghiên cứu ĐTĐ type 2 Bảng 3. 9. Mức độ kiểm soát Glucoso Vào viện Ra viện p Glucose n % n % Bình thường 25 23,4 75 70,1
  17. Nhận xét: 9,3% đối tượng nghiên cứu nam có rối loạn cholesterol lúc vào viện cao hơn nữ giới (7,5%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 3. 12. Mức độ kiểm soát Triglycerid Vào viện Ra viện p Triglycerid n % n % Bình thường 49 45,8 57 53,3 0,276 Có rối loạn 58 54,2 50 46,7 Tổng 107 100 107 100 Nhận xét 54,2% đối tượng nghiên cứu có Triglycerid rối loạn khi vào viện, tỷ lệ này giảm sau ra viện còn 46,7%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 3. 13. Giá trị trung bình các chỉ số sinh hóa theo ADA vào viện và ra viện Các chỉ số sinh hóa Vào viện Ra viện p Glucose 10,3±4,3 7,1±2,56 0,000 Fructosamin 411,23 ± 61,58 306,75 ± 59,54 0,000 Triglycerid 1,91±1,17 1,57±1,35 0,002 Chol toàn phần 5,53±1,15 3,98±1,02 0,000 Nhận xét Giá trị trung bình các chỉ số sinh hóa sau ra viện như Glucose, Fructosamin, Triglycerid, Chol toàn phần đều giảm nhiều so với thời điểm vào viện. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
  18. 3.3.2. Thay đổi BMI của đối tượng nghiên cứu khi vào viện và ra viện Bảng 3. 14. Tình trạng sự thay đổi BMI của ĐTNC Vào viện Ra viện p BMI n % n % 25 23 21,5 11 10,3 Tổng 107 100,0 107 100,0 BMI trung bình: 23,1±3,46 22,01±2,39 Nhận xét: Khi vào viện 5,6% đối tượng nghiên cứu gầy, 27,1% đối tượng nghiên cứu thừa cân và 21,5% đối tượng nghiên cứu béo phì. Sau ra viện tỷ lệ đối tượng nghiên cứu thừa cân, béo phì đã giảm xuống lần lượt là 21,5% và 10,3%. BMI trung bình khi vào viện của đối tượng nghiên cứu là 23,1±3,46, sau ra viện giảm còn 22,01±2,39. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. 3.3.3 Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân béo phì và khẩu phần, thói quen dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu ĐTĐ type 2 Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân béo phì và thói quen dinh dưỡng Không TCBP TCBP Khẩu phần ăn (n=52) p (n=55) n % n % Có 35 32,7 26 24,3 Ăn ngọt 0,006 Không 17 15,9 29 27,1 Có 32 29,9 24 22,4 Ăn vặt 0,005 Không 20 18,7 31 29,0 Có 28 26,2 19 17,8 Ăn đêm 0,231 Không 24 22,4 36 33,6 Ăn món xào, Xào, rán, nướng 29 27,1 23 21,5 Luộc canh 0,452 rán, nướng 23 21,5 32 29,9 18
  19. Nhận xét: Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa thói quen ăn ngọt, ăn vặt (thức ăn nhanh) và tình trạng TCBP của đối tượng nghiên cứu ĐTĐ type 2 (p0,05). Tỷ lệ TCBP ở đối tượng nghiên cứu có ăn đêm (26,2%) cao hơn bệnh không ăn đêm (22,4%). Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 90 80.4 80 70 60 50 40 30 20 10.3 10 0.9 3.7 3.7 0 Đi bộ Đạp xe Dưỡng Bơi lội Tập gym đạp sinh Biểu đồ 3. 9. Phân bố đối tượng nghiên cứu đái tháo đường type 2 theo hoạt động thể lực hàng ngày Nhận xét: Phần lớn đối tượng nghiên cứu chọn đi bộ là hoạt động thể dục chiếm 80,4%. Bên cạnh đó có 10,3% đối tượng nghiên cứu bơi lội, 3,7% đối tượng nghiên cứu tập gym, 3,7% đối tượng nghiên cứu tập dưỡng sinh và 0,9% đối tượng nghiên cứu đạp xe đạp. 19
  20. Bảng 3. 16. Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân béo phì của đối tượng nghiên cứu ĐTĐ type 2 và tình trạng hút thuốc lá Hút thuốc lá TCBP Không TCBP (n=52) (n=55) p n % n % Thường xuyên 12 11,2 9 8,4 Không 14 13,1 32 29,9 0,32 Đã từng hút nhưng bỏ 26 24,3 14 13,1 Tổng 52 48,6 55 51,4 Nhận xét: Tỷ lệ TCBP ở đối tượng nghiên cứu đã từng hút thuốc nhưng bỏ (24,3%) cao hơn nhóm đối tượng nghiên cứu không hút thuốc (11,2%) và có hút thuốc thường xuyên (13,1%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân béo phì của đối tượng nghiên cứu ĐTĐ type 2 và tình trạng uống rượu bia Uống rượu bia TCBP Không TCBP (n=52) (n=55) p n % n % Có 44 41,1 4 3,7 0,96 Không 8 7,5 51 47,7 Nhận xét: Tỷ lệ TCBP ở đối tượng nghiên cứu uống rượu bia (41,1%) cao hơn đối tượng không sử dụng rượu bia (7,5%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2