intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Hoạt động thể lực ở thai phụ đến khám tại bệnh viện đa khoa nam anh Dĩ An, Bình Dương năm 2019 và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành mô tả tỷ lệ hoạt động thể lực của thai phụ đến khám tại bệnh viện đa khoa Nam Anh,Dĩ An , tỉnh Bình Dương năm 2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Hoạt động thể lực ở thai phụ đến khám tại bệnh viện đa khoa nam anh Dĩ An, Bình Dương năm 2019 và một số yếu tố liên quan

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG TRẦN MẠNH HÀ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC Ở THAI PHỤ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NAM ANH DĨ AN, BÌNH DƯƠNG NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ SỨC KHỎE HÀ NỘI – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG TRẦN MẠNH HÀ MÃ HỌC VIÊN : C01107 HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC Ở THAI PHỤ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NAM ANH DĨ AN, BÌNH DƯƠNG NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ SỨC KHỎE Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8 72 07 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS.BS VÕ THỊ KIM ANH HÀ NỘI – 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn ban Giám hiệu , Phòng Đào tạo sau Đại học cùng toàn thể các thày , cô trường Đại Học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập , rèn luyện , tu dưỡng và bồi dưỡng kiến thức khi là học viên theo học tại trường . Tôi xin chân trọng cảm ơn quý thày , cô trong bộ môn y tế công cộng trường Đại Học Thăng Long đã trang bị cho tôi kiến thức , đạo đức nghề nghiệp , phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học . Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Bs VÕ THỊ KIM ANH , đã nhiệt tình hướng dẫn và định hướng tôi về xác định vấn đề nghiên cứu đến xây dựng luận văn tốt nghiệp . Xin cảm ơn quý người bệnh tại bệnh viện đa khoa Nam Anh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập số liệu . Đặc biệt , tôi xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình của tôi đã chia sẻ những khó khăn và dành cho tôi những tình cảm chăm sóc quý báu để tôi hoàn tất luận văn này . Xin chân trọng cảm ơn . Dĩ An, Bình Dương , ngày 20 tháng 08 năm 2019 TRẦN MẠNH HÀ
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được tiến hành nghiêm túc , các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác . Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình . Bình Dương , ngày 20 tháng 08 năm 2019 . Tác giả luận văn TRẦN MẠNH HÀ
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT KTC Khoảng tin cậy ĐTB ± ĐLC Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VĐTL Vận động thể lực TIẾNG ANH ACOG American College of Obstetricians and Gynecologists ( Đại học Sản phụ khoa của Hoa Kỳ ) BMI Body Mass Index ( Chỉ số khối cơ thể ) CDC Centers for Disease Control and Prevention ( Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ ) MET – h/ ngày Metabolic Equivalent TEE – h/ngày ( Đơn vị đo vận động thể lực ) ODPHP Office of Disease Prevention and Health Promotion. ( Văn phòng Phòng chống bệnh tật và nâng cao sức khỏe PPAQ Hoa Kỳ) Pregnancy Physical Activity Questionaire ( Bộ câu hỏi vận động thể lực thai kỳ ) OR Odd Ratio ( Tỷ số chênh ) WHO World Health Organization ( Tổ chức Y tế thế giới )
  6. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục chữ viết tắt Mục lục Danh mục các bảng ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 4 Mục tiêu tổng quát................................................................................................. 4 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 4 1.1 Định nghĩa vận động thể lực ....................................................................... 5 1.2 Lợi ích của vận động thể lực trong thai kỳ ................................................. 6 1.2.1 Lợi ích đối với thai phụ......................................................................... 6 1.2.2 Lợi ích đối với thai nhi.......................................................................... 7 1.3 Những rào cản về vận động thể lực của thai phụ ........................................ 8 1.4 Các khuyến nghị về vận động thể lực dành cho thai phụ ........................... 9 1.4.1 Khuyến nghị củaTổ chức Y tế thế giới ................................................. 9 1.4.2 Khuyến nghị của Trung Tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) .................................................................................................. 11 1.4.3 Khuyến nghị của Viện sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG)...................... 11 1.4.4 Khuyến nghị của Văn phòng Phòng chống bệnh tật và nâng cao sức khỏe Hoa Kỳ (ODPHP) ................................................................ 12 1.4.5 Khuyến nghị về vận động thể lực ở Brazil ......................................... 13 1.4.6 Khuyến nghị về vận động thể lực ở Việt Nam . ................................. 14 1.5 Các thang đo đánh giá vận động thể lực ................................................... 16 1.6 Các nghiên cứu lien quan trên thế giới và tại Việt Nam ........................... 19 1.6.1 Một số nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 19 1.6.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................... 22
  7. 1.7 Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thai phụ vận động đủ ................................ 24 KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................................. 28 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 28 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................... 29 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 29 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 29 2.1.3 Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 29 2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 29 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu............................................................................. 29 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................. 29 2.2.3 Kỹ thuật chọn mẫu .............................................................................. 30 2.3 Các biến số , chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá . .............................. 30 2.3.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu .............................................................. 30 2.3.2 Tiêu chí đánh giá ................................................................................. 39 2.4 Phương pháp thu thập thông tin ................................................................ 39 2.4.1 Công cụ thu thập thông tin .................................................................. 39 2.4.2 Kỹ thuật và qui trình thu thập thông tin .............................................. 40 Viết báo cáo và hoàn thiện luận văn ............................................................. 41 2.4.3 Phân tích và xử lý số liệu .................................................................... 41 2.5 Sai số và biện pháp hạn chế sai số ............................................................ 42 2.5.1 Sai số ................................................................................................... 42 2.5.2 Biện pháp khắc phục ........................................................................... 42 2.6 Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................... 43 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ................................................................................... 45 3.1 Các đặc điểm dân số - xã hội của thai phụ................................................ 45 3.3 Thực trạng vận động thể lực ở thai phụ đến khám thai tại bệnh viện Nam Anh , Dĩ An – Bình Dương năm 2019 ............................................. 49 3.4 Một số yếu tố liên quan đến vận động thể lực đủ ở thai phụ theo khuyến nghị của WHO .............................................................................. 50
  8. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 58 4.1 Các đặc điểm dân số xã hội của thai phụ tham gia nghiên cứu ................ 58 4.2 Thực trạng vận động thể lực ở thai phụ ................................................... 59 4.2.1 Thực trạng vận động thể lực của thai phụ trong nghiên cứu .............. 59 4.2.2 Theo nghiên cứu của chúng tôi : cường độ vận động trong một tuần của thai phụ như sau :.................................................................. 63 4.3 Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ vận động thể lực đủ của thai theo khuyến nghị của WHO .............................................................................. 64 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 68 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 70 ĐIỂM MẠNH CỦA NGHIÊN CỨU ............................................................... 72 TÍNH ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 74 PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang 2.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu......................................................................... 31 2.2 Các biến số liên quan đến thai kỳ.................................................................. 32 2.3 Các biến số liên quan đến vận động thể lực của thai phụ ............................. 34 2.4 Các biến số liên quan đến vận động thể lực của thai phụ (tt) ....................... 36 2.5 Cách tính cường độ vận động ....................................................................... 37 3.1 Đặc điểm dân số - xã hội của đối tượng nghiên cứu..................................... 45 3.2 Đặc điểm thai kỳ của đối tượng nghiên cứu ................................................. 47 3.3.1 Mô tả 4 nhóm hoạt động của thai phụ trong một tuần ............................... 50 3.3.2 Cường độ vận động thể lực của thai phụ trong một tuần ........................... 50 3.3.3 Tỷ lệ vận động thể lực dựa theo khuyến nghị của WHO ........................... 51 3.4 Một số đặc điểm dân số liên quan đến vận động thể lực đủ của thai phụ theo khuyến nghị của WHO .......................................................................... 51 3.5 Một số đặc điểm thai kỳ liên quan đến vận động thể lực đủ của thai phụ theo khuyến nghị của WHO .......................................................................... 54 3.6 Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ vận động thể lực ở thai phụ bằng mô hình đa biến ................................................................................................... 58
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Các bệnh không lây nhiễm tác động đến tất cả mọi đối tượng, mọi lứa tuổi và tất cả các khu vực trên thế giới [55] . Theo Tổ Chức Y tế thế giới đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và đang có xu hướng ngày càng gia tăng . Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh không lây là lối sống ít tham gia vận động thể lực [54] . Ước tính có khoảng 21-25% ca ung thư vú và đại tràng , 27% ca đái tháo đường và khoảng 30% gánh nặng bệnh tim thiếu máu cục bộ, khoảng 3,2 triệu người chết mỗi năm, trong đó có 2,6 triệu ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình do thiếu vận động . Thống kê năm 2010, tỷ lệ vận động thể lực không đủ trong độ tuổi 18 là 23% (20% nam và 27% là nữ), 81% thanh thiếu niên tuổi từ 11-17 có tình trạng vận động thể lực không đủ , nữ giới vận động thể lực ít hơn so với nam giới , không đáp ứng được khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về vận động [53]. Ít vận động thể lực là một trong những yếu tố nguy cơ xếp ở vị trí thứ tư đối về tử vong trên toàn cầu và được xem là vấn đề sức khỏe cộng đồng của thế kỷ 21 [63], [57]. Đặc biệt , ở phụ nữ mang thai kém vận động thể lực là xu hướng chung dẫn đến việc thai phụ bị tăng cân quá mức , các bệnh lý của thai kỳ như đái tháo đường thai kỳ , sinh non, sinh con nhẹ cân , gặp khó khăn trong chuyển dạ … [63]. Bên cạnh đó , không thể không nói đến các lợi ích của việc vận động thể lực đủ , giúp cải thiện hoặc duy trì thể lực, giúp kiểm soát cân nặng , giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ béo phì và tăng cường tâm lý . Thai phụ vận động thể lực thường xuyên và đều đặn trong thời gian mang thai sẽ góp phần thúc đẩy sức khỏe tổng thể , mang lại lợi ích rõ rệt cho cả mẹ và thai nhi [44] , [24] ; làm giảm các rối loạn tăng huyết áp , hạn chế tăng cân quá mức, giảm khả năng lo âu trầm cảm , thời gian chuyển dạ ngắn hơn , giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân , sinh non , sẩy thai và nguy cơ mổ lấy thai [17] , [60] , [32] , [15] . Vận động thể lực còn giúp cơ thể thai phụ hồi phục tốt hơn sau sinh , thai nhi tăng trưởng và phát triển tốt [29] .
  11. 2 Trên thế giới , đã có nhiều nghiên cứu về vận động thể lực trên đối tượng phụ nữ mang thai . Dựa theo khuyến nghị về vận động thể lực của Tổ chức Y tế thế giới , tỷ lệ vận động thể lực của phụ nữ mang thai đã được cung cấp từ một số nghiên cứu tại Brazil (10,2%), Trung Quốc (11,1%), Ireland (21,5%) và Hoa Kỳ (22,9% và 94,5%) [13], [65], [45], [49], [52]. Các nghiên cứu ở phụ nữ mang thai tại Brazil và Úc cho biết nguyên nhân kém vận động thể lực là sự mệt mỏi , thiếu thời gian và không kiểm soát được mức độ vận động hay một trong những nguyên nhân quan trọng là tâm lý sợ sẩy thai [19], [38], [65]. Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa , chất lượng cuộc sống và mức thu nhập tăng theo nên việc ăn uống ngày càng được người dân chú trọng , bữa ăn trở nên phong phú và đa dạng hơn , tăng tiêu thụ các nguồn tinh bột , đạm và béo ở động vật, giảm tiêu thụ chất xơ , đồng thời giảm các hoạt động thể lực , tăng thời gian giải trí tĩnh tại gây nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe đặc biệt là ở phụ nữ mang thai [3] . Tại Việt Nam , hiện tại có rất ít nghiên cứu về vận động thể lực trên đối tượng là phụ nữ mang thai . Một số nghiên cứu như của Cao Hoàng Hương Trang tiến hành tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 , hay Lê Thị Thanh Hiền (2016) , Hồ Thị Như Ý (2018) tỷ lệ phụ nữ mang thai đạt được mức vận động thể lực theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới lần lượt 37,1%; 53,8% và 23,6% [ 2 ] , [4] ,[5]. Cho thấy tỷ lệ vận động thể lực còn khá thấp ở các thai phụ , cần tiến hành các nghiên cứu khác để đánh giá đa dạng các yếu tố tác động , từ đó có những biện pháp can thiệp và dự phòng phù hợp và cần có con số thống kê theo từng khu vực , nhiều nơi gộp lại để cung cấp số liệu cho những nhà hoạch định chính sách đề ra các giải pháp chăm sóc sức khỏe cho đối tượng và đưa ra lời khuyên phù hợp về vận động thể lực khi mang thai . Bệnh viện Đa Khoa Nam Anh , là một địa chỉ uy tín trong khám và chữa bệnh của thị xã Dĩ An , tỉnh Bình Dương , nơi được các thai phụ tin tưởng về thái độ phục vụ và chất lượng dịch vụ nên số lượng thai phụ đến khám thai và chăm sóc sức khỏe thai nhi tại đây khá lớn , nhưng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào về vận động thể lực trên đối tượng là phụ nữ mang thai được tiến hành
  12. 3 tại đây , cũng như trên địa bàn tỉnh Bình Dương . Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Hoạt động thể lực ở thai phụ đến khám tại bệnh viện đa khoa Nam Anh , Dĩ An , tỉnh Bình Dương năm 2019 và một số yếu tố liên quan” với hai mục tiêu sau : 1. Mô tả tỷ lệ hoạt động thể lực của thai phụ đến khám tại bệnh viện đa khoa Nam Anh,Dĩ An , tỉnh Bình Dương năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến hoạt động thể lực của đối tượng nghiên cứu.
  13. 4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Xác định tỷ lệ thai phụ vận động thể lực đủ theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ vận động thể lực của thai phụ đến khám thai tại bệnh viện Đa Khoa Nam Anh, tỉnh Bình Dương năm 2019. Mục tiêu cụ thể 1. Mô tả thực trạng hoạt động thể lực trong một tuần của thai phụ đến khám thai tại bệnh viện Đa Khoa Nam Anh ,Dĩ An ,Bình Dương năm 2019 theo tỷ lệ từng loại và từng loại mức độ vận động thể lực so với tổng cường độ vận động thể lực trong một tuần . 2. Xác định tỷ lệ vận động thể lực đủ theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới WHO , phân tích một số yếu tố liên quan đến vận động thể lực của thai phụ đến khám thai tại bệnh viện Đa Khoa Nam Anh , Dĩ An , Bình Dương năm 2019.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2