intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức khám chữa bệnh thông thường và y học gia đình của nhân viên y tế xã tại 8 tỉnh năm 2018 và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành đánh giá kiến thức về khám chữa bệnh thông thường và y học gia đình của nhân viên y tế xã tại 8 tỉnh năm 2018; phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức khám chữa bệnh thông thường và y học gia đình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức khám chữa bệnh thông thường và y học gia đình của nhân viên y tế xã tại 8 tỉnh năm 2018 và một số yếu tố liên quan

  1. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Việt Nam có một mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp với hơn 10757 Trạm Y tế xã phường và 621 phòng khám đa khoa. Y tế cơ sở (YTCS) là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên mà nhân dân tiếp cận, có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ), phát hiện dịch sớm, khám chữa bệnh và đỡ đẻ thông thường, tuyên truyền và giáo dục sức khỏe thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh phòng bệnh, tăng cường sức khỏe. Có thể nói YTCS chiếm vị trí chiến lược trong hệ thống y tế hiện nay, góp phần quyết định thành công của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trạm y tế (TYT) là cơ sở y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống y tế nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện và phòng chống dịch bệnh, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, tăng cường sức khỏe. Trạm Y tế xã là cơ sở chăm sóc ban đầu quan trọng có vị trí chiến lược trong hệ thống y tế. Tuy nhiên, nhân lực y tế xã còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Việc củng cố hoạt động cũng như nâng cao chất lượng hoạt động của NVYTtại Trạm Y tế xã sẽ làm tăng khả năng tiếp cận của người dân đối với cơ sở y tế cũng như đảm bảo được sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Những thay đổi gần đây của ngành y tế Việt Nam, đặc biệt là sự phát triển các loại hình bảo hiểm, bảo hiểm y tế toàn dân và sự đầu tư của Chính phủ đã tạo nên sự chuyển biến trong cung và cầu của hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt là tuyến xã. Năm 2013, ước tính khoảng 61,4 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm khoảng 68,5% dân số; một số tỉnh miền núi có đông người nghèo, người dân tộc thiểu số, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 75%. Tình trạng vượt tuyến làm quá tải ở các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương còn tăng cao, phần lớn các bác sĩ công tác tại tuyến y tế cơ sở đều là bác sĩ đa khoa, ít có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn. Để giải quyết tình hình y tế như hiện nay, trong Nghị Quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành trung ương đã đưa ra nhiệm vụ nâng cao sức khỏe, năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn liền với đổi mới y tế cơ sở và phát triển y học gia đình. Phát triển ngành Y học gia đình sẽ góp phần bổ sung số lượng cán bộ y tế có trình độ lâm sàng đa khoa cho tuyến cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tuyến dưới, tăng khả năng 1
  2. tiếp cận các dịch vụ y tế cho người dân đặc biệt là người nghèo/ người thu nhập thấp. Xét thấy Trạm y tế đơn vị tiếp cận với người dân đầu tiên vì vậy cần phải phát huy vai trò là cơ sở y tế quan trọng của người dân, đặc biệt là người nghèo/ người thu nhập thấp khi tìm kiếm dich vụ CSSK. Vậy nên việc đánh giá năng lực thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các trạm y tế xã/phường, đánh giá chất lượng đào tạo đặc biệt là đào tạo liên tục cho các cán bộ y tế và định hướng thực hiện các chương trình đào tạo theo nguyên lý Y học gia đình cho tuyến y tế cơ sở trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiệnnghiên cứu “Kiến thức khám chữa bệnh thông thường và y học gia đình của nhân viên y tế xã tại 8 tỉnh năm 2018 và một số yếu tố liên quan” 1.2.Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá kiến thức về khám chữa bệnh thông thường và y học gia đình của nhân viên y tế xã tại 8 tỉnh năm 2018. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức khám chữa bệnh thông thường và y học gia đình của đối tượng nghiên cứu. 1.3.Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu − Nhân viên y tế: Bác sĩ, Y sĩ, Điều dưỡng và hộ sinh tại các trạm y tế xã Địa điểm nghiên cứu − Các Trạm Y tế xã 1.3.2. Thời gian nghiên cứu − Từ tháng 11/2017 – tháng 5/2018 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu : đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 1.3.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu  Cỡ mẫu: − Chọn 8 tỉnh đại diện cho 3 vùng miền của Việt Nam gồm Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Thái Bình (miền Bắc); Gia Lai, Kon Tum (miền trung); Khánh Hòa, Đồng Tháp (miền Nam). − Cỡ mẫu cho đội ngũ nhân viên y tế tại trạm y tế xã của 64 TYT xã ở 8 tỉnh đại diện cho 3 vùng miền ước lượng 1 tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả. 2
  3. Cỡ mẫu cho nghiên cứu sẽ được tính theo công thức sau đây: n = Z21- α/2 p (1 - p)/d2 Trong đó: n = cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu Z1- α/2: Hệ số tin cậy ứng với số tin cậy 95% ( = 0.05)⇒ Z1- α/2= 1,96 p = ước lượng tỷ lệ có kiến thức đúng về KCB thông thường và YHGĐ của nhân viên y tế. Do chưa có nghiên cứu nào trước đây nên chọn p= 0,5 d = Sai số tuyệt đối = 0.0643 (6,43 %)  Cỡ mẫu sau khi tính toán là 232 cán bộ.  Phương pháp chọn mẫu: Dựa trên danh sách 8 tỉnh được lựa chọn, chọn có chủ đích mỗi tỉnh sẽ chọn ra 4 huyện, như sau: ➢ Đối với các tỉnh Yên Bái, Sơn La và Điện Biên là những tỉnh có các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ–CP. Cách thức lựa chọn các huyện tại các tỉnh này như sau: + Chọn 1 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ–CP: Chọn 1 huyện trong các huyện nghèo của tỉnh. + 3 huyện chọn ngẫu nhiên trong các huyện còn lại. ➢ Đối với các tỉnh Thái Bình, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Tháp không có các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, chúng tôi lựa chọn như sau: + 1 huyện xa trung tâm tỉnh; + 3 huyện chọn ngẫu nhiên. Tại mỗi huyện được chọn, lựa chọn ra 2 xã trong đó có 1 xã có khoảng cách từ TYT xã đến TTYT và Bệnh viện huyện gần nhất và 1 xã có khoảng cách từ TYT đến TTYT và Bệnh viện huyện xa nhất hoặc khoảng cách trên 15 km. Như vậy, sẽ có 64 trạm y tế xã được lựa chọn. Chọn 01 Bác sĩ, 01 Y sĩ, 01 Điều dưỡng, 01 Hộ sinhtại TYT được chọn. Trường hợp TYT thiếu đối tượng cán bộ nào sẽ khảo sát cán bộ kiêm nhiệm. 1.3.4. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu về kiến thức của NVYT theo bộ câu hỏi. − Sử dụng Bộ câu hỏi đánh giá năng lực NVYT dựa trên chức năng, nhiệm vụ của các đối tượng trên tại TYT xã và lựa chọn những nhóm bệnh thường gặp tại cộng đồng: Tiêu chảy trẻ em (Nhi), Viêm phổi trẻ em (Nhi), Tăng huyết áp (Nội), Tiểu đường (Nội), Tiền sản 3
  4. giật (Sản), Y tế dự phòng được kết hợp trong từng nhóm bệnh và các câu hỏi liên quan đến 5 nguyên tắc trong Y học gia đình bao gồm: Liên tục, toàn diện, phối hợp, cộng đồng, gia đình. 1.3.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu Các biến số và chỉ số về kiến thức về KCB thông thường và y học gia đình của NVYT xã: - Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: + Giới tính + Tuổi + Thâm niên công tác + Trình độ văn hóa − Các biến và chỉ số về kiến thức của NVYT xã về KCB thông thường và y học gia đình + Tỷ lệ % Bác sĩ/Y sĩ/Điều dưỡng/Hộ sinh có kiến thức đúng về KCB các bệnh thường gặp. + Tỷ lệ % Bác sĩ/Y sĩ/Điều dưỡng/Hộ sinh có kiến thức đúng về y học gia đình 1.3.6. Đánh giá kiến thức KCB thông thường và YHGĐ của NVYT xã theo bộ câu hỏi được đánh giá là đạt khi trả lời đúng 50% số câu hỏi − Đối với Bác sĩ và Y sĩ: + Trả lời đúng ≥ 16 câu hỏi về khám chữa bệnh thông thường: Kiến thức đạt; Trả lời đúng < 16 câu hỏi: Kiến thức không đạt. + Trả lời đúng ≥ 2 câu hỏi về y học gia đình: Kiến thức đạt; Trả lời đúng < 2 câu hỏi: Kiến thức không đạt. − Đối với Điều dưỡng: + Trả lời đúng ≥ 8 câu hỏi về khám chữa bệnh thông thường: Kiến thức đạt; trả lời đúng
  5. + Trả lời đúng ≥ 2 câu hỏi về y học gia đình: Kiến thức đạt; Trả lời đúng < 2 câu hỏi: Kiến thức không đạt. 1.3.7. Xử lý và phân tích số liệu − Số liệu định lượng sau khi thu thập từ thực địa sẽ được các nghiên cứu viên làm sạch và nhập máy bằng phần mềm Epi DATA 3.1. Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0 với các thuật toán thống kê mô tả. 1.3.8. Sai số và biện pháp khống chế − Xây dựng bộ câu hỏi điều tra rõ ràng − Tập huấn kỹ cho điều tra viên về nội dung câu hỏi trong bộ phiếu, kỹ năng phỏng vấn,... − Các phiếu chưa điền đủ thông tin được loại ra khỏi nghiên cứu. 5
  6. PHẦN II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA TÁC GIẢ 2.1. Kiến thức về khám, chữa bệnh thông thường và YHGĐ của nhân viên TYT xã Nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá kiến thức khám chữa bệnh thông thường của bác sĩ và y sĩ qua 32 câu hỏi, của điều dưỡng qua 16 câu hỏi và của nữ hộ sinh qua 18 câu hỏi. Kiến thức về y học gia đình của tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được đánh giá qua 4 câu hỏi. Bảng 1. Điểm kiến thức theo thang điểm 10 của Bác sĩ tại các TYT xã (n=47) Tối Kiến thức Trung bình ± SD Tối đa thiểu Điểm KT về KCB các bệnh 4,09 ± 0,98 6,3 1,88 thường gặp Điểm kiến thức về YHGĐ 3,14 ± 2,3 10 0 Tổng điểm chung 3,91 ± 0,91 5,83 1,94 Nhận xét: điểm trung bình kiến thức khám chữa bệnh các bệnh thường gặp của bác sĩ là 4,09 ± 0,98; điểm cao nhất là 6,3 điểm thấp nhất là 1,88. Điểm trung bình kiến thức về YHGĐ là 3,14 ± 2,3. Bảng 2. Điểm kiến thức theo thang điểm 10 của Y sĩ tại các TYT xã (n= 83) Tối Kiến thức Trung bình ± SD Tối đa thiểu Điểm KT về KCB các 3,68 ± 1,04 5,63 0 bệnh thường gặp Điểm kiến thức về YHGĐ 2,26 ± 2,12 7,5 0 Tổng điểm chung 3,52 ± 0,98 5,28 0 Nhận xét: điểm trung bình kiến thức về khám chữa bệnh các bệnh thường gặp của y sĩ là 3,68 ± 1,04 cao hơn điểm trung bình kiến thức về YHGĐ là 2,26 ± 2,12. 6
  7. Bảng 3. Điểm kiến thức theo thang điểm 10 của Điều dưỡng tại các TYT xã (n= 46) Tối Kiến thức Trung bình ± SD Tối đa thiểu Điểm KT về KCB các bệnh 2,64 ± 0,81 4,38 0,63 thường gặp Điểm kiến thức về YHGĐ 1,90 ± 1,91 5,0 0 Tổng điểm chung 2,49 ± 0,70 3,5 1,0 Nhận xét: Điểm trung bình kiến thức về khám chữa bệnh các bệnh thường gặp của điều dưỡng là 2,64 ± 0,81 cao hơn so với điểm trung bình kiến thức về y học gia đình là 1,90 ± 1,91. Bảng 4. Điểm kiến thức theo thang điểm 10 của Hộ sinh tại các TYT xã ( n= 58) Kiến thức Trung bình ± SD Tối đa Tối thiểu Điểm KT về KCB các 1,79 ± 1,25 5,0 0 bệnh thường gặp Điểm kiến thức về YHGĐ 3,23 ± 2,43 10,0 0 Tổng điểm chung 2,05 ± 1,19 4,55 0 Nhận xét: điểm trung bình kiến thức về YHGĐ của hộ sinh là 3,23 ± 2,43 cao hơn điểm trung bình kiến thức về khám chữa bệnh các bệnh thường gặp là 1,79 ± 1,25. Bảng 5. Tỷ lệ đạt về kiến thức KCB các bệnh thường gặp và YHGĐ của Bác sĩ theo TYT xã của 3 vùng miền Bắc (1) Trung (2) Nam(3) P KT KT KT KT KT KT Kiến thức Đạt chưa Đạt chưa Đạt chưa (%) đạt(%) (%) đạt(%) (%) đạt(%) KCB các bệnh 20,00 80,00 21,43 78,57 25,00 75,00 >0,05 thường gặp YHGĐ 36,00 64,00 64,29 35,71 25,00 75,00 >0,05 Nhận xét: - Tỷ lệ bác sĩ đạt về kiến thức khám chữa bệnh các bệnh thường gặp của miền Nam là 25% cao hơn so với tỷ lệ đạt của miền Bắc là 20%, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). - Tỷ lệ bác sĩ đạt về kiến thức y học gia đình tại miền Trung là 64,29% cao hơn so với miền Bắc là 36% và miền Nam là 25%; tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 7
  8. Bảng 6. Tỷ lệ đạt về kiến thức KCB các bệnh thường gặp và YHGĐ của Y sĩ theo TYT xã của 3 vùng miền Bắc (1) Trung (2) Nam(3) Kiến thức KT KT KT KT KT KT P Đạt chưa Đạt chưa Đạt chưa (%) đạt(%) (%) đạt(%) (%) đạt(%) KCB các bệnh >0,05 14,58 85,42 7,41 92,59 25,00 75,00 thường gặp YHGĐ 22,92 77,08 22,22 77,78 37,50 62,50 >0,05 Nhận xét: - Tỷ lệ Y sĩ đạt về kiến thức khám chữa bệnh các bệnh thường gặp của miền Nam là 25% cao hơn so với tỷ lệ đạt của miền Bắc là 14,58% và miền Trung là 7,41%, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). - Tỷ lệ Y sĩ đạt về kiến thức y học gia đình tại miền Nam là 37,5% cao hơn so với miền Bắc là 22,92% và miền Trung là 22,22%; tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 7. Đánh giá kiến thức về KCB các bệnh thường gặp và YHGĐ của Điều dưỡng theo TYT xã của 3 vùng miền Bắc (1) Trung (2) Nam(3) Kiến thức 0,05). - Tỷ lệ điều dưỡng đạt từ 2,5-5 điểm về kiến thức y học gia đình tại miền Bắc là 60% cao hơn so với miền Trung là 57,89% và miền Nam là 42,86%; tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 8
  9. Bảng 8. Đánh giá kiến thức về KCB các bệnh thường gặp và YHGĐ của Hộ sinh theo TYT xã của 3 vùng miền Bắc (1) Trung (2) Nam(3) P
  10. - Trong các đối tượng nghiên cứu đạt về kiến thức khám chữa bệnh các bệnh thường gặp thì tỷ lệ bác sĩ có thâm niên công tác ≥15 năm chiếm 27,27 % cao hơn so với bác sĩ có thâm niên công tác 0,05 Nữ 16,67 83,33 (0,53-13,78) Kinh 12,70 87,30 1,21 Dân tộc >0,05 Khác 15,00 85,00 (0,29-5,14) Thâm ≥15 năm 10,34 89,66 1,51 >0,05 niên 0,05 miền Trung-Nam 11,43 88,57 (0,20-2,84) Nhận xét: - Tỷ lệ nữ y sĩ đạt kiến thức khám chữa bệnh các bệnh thường với 16,67% cao hơn so với nam y sĩ 6,9%; tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). - Y sĩ có thâm niên công tác 0,05) 10
  11. Bảng 11. Kết quả phân tích yếu tố liên quan đến tỷ lệ có kiến thức về KCB đạt đối với điều dưỡng Nguy cơ/ yếu tố liên Kiến thức KCB (%) OR P quan 2,5-5 đ 0-2,5 đ (95%CI) Nam 69,23 30,77 2,00 Giới >0,05 Nữ 81,82 18,18 (0,44-8,99) Kinh 41,67 58,33 0,07 Dân tộc 0,05 niên 0,05 miền Trung-Nam 88,46 11,54 (0,84-20,35) Nhận xét: - Nam điều dưỡng có khả năng đạt từ 2,5-5 điểm kiến thức khám chữa bệnh chiếm tỷ lệ 69,23% các bệnh thường gặp thấp hơn so với nữ điều dưỡng với tỷ lệ 81,82%; tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). - Điều dưỡng là người DTTS có tỷ lệ đạt từ 2,5-5 điểm kiến thức khám chữa bệnh các bệnh thường là 41,67% thấp hơn so với điều dưỡng là người dân tộc kinh với 91,18%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
  12. Bảng 12. Kết quả phân tích yếu tố liên quan đến tỷ lệ có kiến thức về KCB đạt đối với hộ sinh Kiến thức KCB (%) Nguy cơ/ yếu tố liên OR quan Đạt Không đạt (95%CI) P (2,5-5 đ) (0-2,5 đ) Khác 12,50 87,50 3,50 Dân tộc >0,05 Kinh 33,33 66,67 (0,66-18,50) Thâm ≥15 năm 17,65 82,35 2,17 >0,05 niên 0,05 Nữ 47,37 52,63 (0,42-4,59) Dân tộc Kinh 33,33 66,67 1,87 >0,05 Khác 48,28 51,72 (0,54-6,50) Thâm 0,05 niên ≥15 năm 45,45 54,55 (0,30-4,61) Vùng Bắc 37,50 62,50 1,53 >0,05 miền Trung-Nam 47,83 52,17 (0,47-4,98) 12
  13. Nhận xét: - Nữ bác sĩ có tỷ lệ đạt kiến thức y học gia đình là 47,37% cao hơn so với nam bác sĩ 39,29%, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). - Bác sĩ dân tộc thiểu số có tỷ lệ đạt kiến thức y học gia đình là 33,33% thấp hơn so với bác sĩ dân tộc kinh 48,28%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). - Bác sĩ công tác tại miền Trung-miền Nam có tỷ lệ đạt kiến thức y học gia đình là 47,83% cao hơn so với bác sĩ công tác tại miền Bắc 37,5%; sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 14. Kết quả phân tích yếu tố liên quan đến tỷ lệ có kiến thức về Y học gia đình đạt với y sĩ Nguy cơ/ yếu tố liên Kiến thức YHGĐ (%) OR P quan Đạt Không đạt (95%CI) Giới Nam 13,79 86,21 2,63 >0,05 Nữ 29,63 70,37 (0,77-9,03) Dân tộc Kinh 5,00 95,00 8,20 0,05 niên 0,05 miền Trung-Nam 25,71 74,29 (0,42-3,23) 13
  14. Nhận xét: - Nữ y sĩ có tỷ lệ đạt kiến thức y học gia đình là 29,63% cao hơn so với nam y sĩ 13,79%, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). - Y sĩ người dân tộc thiểu số có tỷ lệ đạt kiến thức là 5% thấp hơn nhiều so với y sĩ người dân tộc kinh với 30,16%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05). Bảng 15. Kết quả phân tích yếu tố liên quan đến tỷ lệ có kiến thức về Y học gia đình đạt với điều dưỡng Nguy cơ/ yếu tố liên Kiến thức YHGĐ (%) OR P quan 2,5-5 đ 0-2,5 đ (95%CI) Nam 53,85 46,15 1,16 Giới >0,05 Nữ 57,58 42,42 (0,32-4,29) Kinh 55,88 44,12 1,11 Dân tộc >0,05 Khác 58,33 41,67 (0,29-4,25) Thâm 0,05 niên ≥15 năm 58,82 41,18 (0,34-3,96) Vùng Bắc 60,00 40,00 0,77 >0,05 miền Trung-Nam 53,85 46,15 (0,24-2,57) 14
  15. Nhận xét: - Nữ điều dưỡng có tỷ lệ đạt từ 2,5-5 điểm kiến thức y học gia đình là 57,58% cao hơn so với nam điều dưỡng 53,85%; tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). - Điều dưỡng có thâm niên công tác 0,05). - Điều dưỡng công tác tại miền Trung-Nam có tỷ lệ đạt từ 2,5-5 điểm kiến thức y học gia đình là 53,85% thấp hơn so với điều dưỡng công tác tại miền Bắc 60%; sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 16. Kết quả phân tích yếu tố liên quan đến tỷ lệ có kiến thức về Y học gia đìnhđạt với hộ sinh Nguy cơ/ yếu tố Kiến thức YHGĐ (%) OR P liên quan 2,5-5 đ 0-2,5 đ (95%CI) Kinh 68,75 31,25 1,93 Dân tộc >0,05 Khác 80,95 19,05 (0,51-7,31) Thâm ≥15 năm 76,47 23,53 1,09 >0,05 niên 0,05 miền Trung-Nam 79,31 20,69 (0,35-4,25) Nhận xét: - Hộ sinh dân tộc thiểu số có tỷ lệ đạt từ 2,5-5 điểm kiến thức khám y học gia đình là 68,75% thấp hơn so với hộ sinh dân tộc kinh đạt 80,95%; tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 15
  16. PHẦN III. KẾT LUẬN Nghiên cứu tiến hành tại 8 tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế- xã hội trên toàn quốc với 234 đối tượng nghiên cứu bao gồm bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng và hộ sinh. Đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là nữ với 70,09%(164/234); nam chỉ chiếm 29,91% (70/234). Các nhân viên y tế dân tộc Kinh chiếm đa số với 72,65% (170/234). Nhóm tuổi tham gia nghiên cứu chủ yếu từ 20-39 tuổi; với 35,47% từ 30-39 tuổi và 22,65% từ 20-29 tuổi. Đối tượng nghiên cứu có thâm niên công tác từ 6-15 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,89%. Nghiên cứu tiến hành đánh giá kiến thức khám chữa bệnh thường gặp qua 32 dành cho y sĩ và bác sĩ, 16 câu hỏi cho điều dưỡng và 18 câu hỏi cho hộ sinh. Kiến thức y học gia đình được đánh giá qua 4 câu. Bác sĩ có điểm trung bình kiến thức các bệnh thường gặp cao nhất với 4,09 ± 0,98 (1,88-6,3) cao hơn so với y sĩ 3,68±1,04 (0-5,63); điều dưỡng 2,64 ± 0,81 (0,63-4,38) và hộ sinh 1,79 ± 1,25 (0-5,0). Bác sĩ có điểm trung bình kiến thức y học gia đình cao nhất với 3,14 ± 2,3 (0-10) cao hơn so với y six2,26 ± 2,12 (0-7,5); điều dưỡng 1,90 ± 1,91 (0-5,0) và hộ sinh 3,23 ± 2,43 (0-10,0). Kết quả đánh giá đạt kiến thức khám chữa bệnh các bệnh thường gặp của bác sĩ là 21,28% (10/47) và kết quả đạt kiến thức y học gia đình của bác sĩ là 42,55% (20/47). Kết quả đánh giá đạt kiến thức khám chữa bệnh các bệnh thường gặp của y sĩ là 13,25% (11/83) và kết quả đạt kiến thức y học gia đình của y sĩ là 24,1% (20/83). Không có điều dưỡng nào đạt kiến thức về khám chữa bệnh thông thường. Mức đạt kiến thức y học gia đình của điều dưỡng là 19,57% (9/46) trong đó cả 9 đối tượng đều đạt 5 điểm. Chỉ có 01 hộ sinh đạt kiến thức về khám chữa bệnh thông thường. Tỷ lệ đạt kiến thức về y học gia đình của các hộ sinh là 39,66% (23/58). Các đối tượng nghiên cứu là nữ có khả năng đạt điểm kiến thức khám chữa bệnh thông thường và y học gia đình cao hơn nam. Các đối tượng là người dân tộc thiểu số có khả năng đạt kiến thức khám chữa bệnh thông thường va y học gia đình thấp hơn đối tượng là người dân tộc kinh. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2