Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Đại học Thăng Long năm 2017
lượt xem 6
download
Mục tiêu của luận văn mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Đại học Thăng Long năm 2017; xác định một số yếu tố liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành về sức khỏe sinh sản của đối tượng nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Đại học Thăng Long năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG PHẠM THỊ TÂM KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NĂM 2017 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội - 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG PHẠM THỊ TÂM KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NĂM 2017 Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 60 72 03 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN BẠCH NGỌC Hà Nội - 2017
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hội nghị Quốc tế về Dân số - Phát triển (ICPD – Internetional Conference on Population and Development) lần thứ tư được tổ chức tại Cairô - Ai Cập năm 1994 đã chỉ rõ cần quan tâm hơn nữa đến các nhu cầu về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của vị thành niên, thanh niên nhằm tạo ra sự phát triển bền vững ở các quốc gia trên thế giới (UNFPA – ICPD, 1994.) Thanh thiếu niên là lực lượng tiềm năng to lớn quyết định sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, nhóm thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 15-24 tương đối lớn, là nước có tỉ lệ VTN trong cơ cấu dân số cao nhất khu vực Châu Á. Theo điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 1/4/ 2014 dân số cả nước là 90.493.000 người, trong đó vị thành niên, thanh niên có khoảng 26,1 triệu người, chiếm 31,5% dân số cả nước [34]. Đây là nhóm tuổi rất cần được trang bị kiến thức, kỹ năng và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, bởi vì thanh niên hiện nay đang phải đối diện với nhiều thách thức, lối sống, hành vi thay đổi , giá trị sống cũng có nhiều thay đổi, vì vậy nếu không trang bị kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh niên. Để tránh những hành vi sai lệch, không an toàn có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến tương lai của mỗi thanh niên. Trong những năm qua vị thành niên, thanh niên được dành sự quan tâm đặc biệt trong xã hội, nhiều hoạt động của toàn xã hội nhằm tác động đến lừa tuổi này như, các hoạt động tuyên truyền , các cuộc hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, mô hình tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên…. Tuy nhiên những hoạt động trên vẫn chưa đạt được hiệu quả sâu sắc, công tác tuyên truyền giáo dục về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh niên tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa được tổ chức tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong hoạt động của các đoàn thể quần chúng. Nam nữ vị thanh niên, thanh niên đang đứng trước sự đe dọa và thách thức nhiều mặt: Bệnh tật, sự tổn thương về thể trạng và tinh thần, sự thiếu hiểu biết về thông tin giới tính, an toàn tình dục và kê hoạch hóa gia đình. Cuộc điều tra với quy mô lớn đã được thực hiện tại các tỉnh thành của đất nước về vị thanh niên, thanh niên với tên gọi “Điều tra quốc gia về vị thành niên, thanh niên Việt Nam” với 02 giai đoạn, giai đoạn I, từ 2003 đến 2005 ( gọi tắt là SAVY I) và giai đoạn II, tiến hành từ 2008 đến 2010 (gọi tắt là SAVY II). Kết quả 02 cuộc điều tra cho thấy Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao trên nhất thế giới, trong đó 20% là ở lứa tuổi vị thành niên, trên cả nước có 5% em gái sinh con trước tuổi 18, 15% sinh con trước tuổi 20…[24], Những con số trên cho thấy vấn đề CSSKSS cho tiền hôn nhân vẫn còn nhiều hạn chế, tuy đã có những nghiên cứu về lĩnh vực này, nhưng mới chủ yếu tập trung vào đối tượng chủ yếu là học sinh THCS và THPT. SV các trường đại học, cao đẳng là đối tượng bắt đầu thoát ly gia đình, sống độc lập, phải đối diện với những thách thức mới của cuộc sống,cần phải có những nghiên cứu và hệ thống về kiến thức, thái độ thực hành về sức khỏe sinh sản. Trường Đại học Thăng Long là trường ngoài công lập đào tạo bậc đại học đầu tiên tại Việt Nam, có bề dầy lịch sử 25 năm truyền thống xây dựng và phát triển không ngừng, Đại học Thăng Long đã khẳng định tên tuổi và chất lượng đào tạo với gần 2000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước ở Trường Đại học Thăng Long. Sinh viên học tập tại trường đến từ mọi miền trong cả nước. Nhà trường tập trung đào tạo hệ đại học, trên đại học của 05 nhóm ngành gồm: Toán - Tin- Công nghệ; Kinh tế - Quản lý; Khoa học – Sức khỏe; Ngoại ngữ; Khoa học xã hội và nhân văn. Sinh viên trung chủ yếu ở lứa tuổi 18-
- 2 24; đa số sống độc lập, xa gia đình. Nhà Trường đã chú trọng đến các hoạt động phòng trào vui chơi giải trí. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng cho sinh viên về kiến thức CSSKSS cần phải có nghiên cứu về vấn đề này đối với sinh viên năm thứ nhất (bắt đầu vào nhập học) và sinh viên năm thứ 4 (chuẩn bị ra trường). Chính vì những lý do trên, nghiên cứu "Kiến thức, thái độ thực hành và một số yếu tố liên quan về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Đại học Thăng Long năm 2017” được thực hiện với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Đại học Thăng Long năm 2017. 2. Xác định một số yếu tố liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành về sức khỏe sinh sản của đối tượng nghiên cứu.
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN SINH VIÊN VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN. 1.1.1 Khái niệm liên quan đến sinh viên. 1.1.2. Một số khái niệm sức khỏe sinh sản: 1.2 THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SKSS Ở VIỆT NAM 1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SKSS VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM. 1.4. ĐẶC ĐIỂM SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG. 1.5. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA SINH VÊN VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN. 1.5.1. Yếu tố tuổi, giới tính, vùng địa lý nơi sinh viên sinh sống: 1.5.2. Yếu tố gia đình. 1.5.3. Yếu tố bạn bè và môi trường xã hội
- 4 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Sinh viên năm 1 và năm 4 đang học tập tại trường Đại học Thăng Long, bao gồm các ngành: Kinh tế - quản lý Toán – Tin, ngôn ngữ, khoa học sức khỏe, khoa học xã hội nhân văn. - Tiêu chuẩn chọn + Sinh viên nam và nữ đang học tập năm thứ nhất và năm thứ 4 tại trường + Sinh viên đồng ý tham gia vào nghiên cứu - Tiêu chuẩn loại trừ + Không phải là sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 4 đang học tập tại trường + Không đồng ý tham gia vào mẫu nghiên cứu 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Tại trường Đại học Thăng Long: Đường Nghiêm Xuân Yêm – Phường Đại Kim – Hoàng Mai - Hà Nội 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thu thập số liệu bắt đầu vào tháng 10 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu Cỡ mẫu Cỡ mẫu được tính theo công thức: Trong đó: N: Là cỡ mẫu tối thiểu cần thiết α: Mức ý nghĩa thống kê, ở đây lấy α = 0,05% Z: Hệ số giới hạn tin cậy. Với độ tin cậy 95% Z1-α/2 = 1,96 p: Tỷ lệ sinh viên có kiến thức về nội dung CSSKSS (theo Nguyễn Mạnh Tuân NC năm 2015, tỷ lệ sinh viên có kiến thức không tốt về SSKSS là 47% [9] Vậy p = 0,47 ; q = 1 - p = 0,53 de: Hệ số mẫu, chọn de =1,5 Thay vào công thức ta có: n = 1.962x(0,47x0,53)/0,052 x 1,5 = 574 Cỡ mẫu thực tế khảo sát là 600 Tiêu chuẩn chọn mẫu - Tiêu chuẩn chọn đối tượng: + Sinh viên nam, nữ học hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Thăng Long năm thứ nhất và năm thứ 4. + Sinh viên không bị khiếm khuyết về khả năng nghe, nhìn, đọc. + Sinh viên không bị mắc các chứng bệnh về thần kinh, rối loạn phát triển trí tuệ.
- 5 + Sinh viên chưa từng kết hôn. - Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng: + Không thỏa mãn các tiêu chí trên + Các đối tượng được lựa chọn không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng dựa theo tỷ lệ sinh viên từng khoa. - Bước1: Chọn trường nghiên cứu Đại học Thăng Long, chia đối tượng sinh viên thành 5 tầng, mỗi tầng là một khoa - Bước 2: Phân chia số lượng sinh viên thành 5 tầng theo các khoa: Khoa kinh tế - Quản lý, khoa Toán-Tin; khoa ngôn ngữ; khoa và khoa xã hội nhân văn Khoa học Sức khỏe. Tổng số sinh viên là 3.310 sinh viên. - Bước 3. Thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống mỗi tầng như đã chia (xác định khoảng cách mẫu k lấy một số ngẫu nhiên I nằm giữ 1 và k lấy các đơn vị mẫu có số thứ tự i+1k, i+ 2k; I + 3k…. cho đến khi đủ mẫu). NĂM NGHÀNH CÁCH CHỌN Ngành toán - Tin Chọn 27 SV, cách chọn: Lập danh sách toàn bộ SV 93 sinh viên sau đó chọn 1 cách 2 đến đủ 27 từ trên xuống dưới Ngành Kinh tê – Quản lý Chọn 134 SV, cách chọn: Lập danh sách toàn bộ SV 860 sinh viên sau đó chọn 1 cách 2 đến đủ 135 từ trên xuống dưới +Năm Ngành Khoa học – Sức Chọn 12 SV, cách chọn: Lập danh sách toàn bộ SV thứ nhất khỏe sau đó chọn 1 cách 2 đến đủ 11 từ trên xuống dưới (1.531 161 sinh viên SV) Ngành ngôn ngữ Chọn 111 SV, cách chọn: Lập danh sách toàn bộ SV 306 sinh viên sau đó chọn 1 cách 1 đến đủ 110 từ trên xuống dưới Ngành khoa học xã hội Chọn 16 SV, cách chọn: Lập danh sách toàn bộ SV nhân văn sau đó chọn 1 cách 2 đến đủ 17 từ trên xuống dưới 111 sinh viên Ngành toán - Tin Chọn 27 SV, cách chọn: Lập danh sách toàn bộ SV 150 sinh viên sau đó chọn 1 cách 2 đến đủ 27 từ trên xuống dưới Ngành Kinh tê – Quản lý Chọn 158 SV, cách chọn: Lập danh sách toàn bộ SV 857 sinh viên sau đó chọn 1 cách 2 đến đủ 158 từ trên xuống dưới + Năm Ngành Khoa học – Sức Chọn 32 SV, cách chọn: Lập danh sách toàn bộ SV thứ tư khỏe sau đó chọn 1 cách 1 đến đủ 32 từ trên xuống dưới (1.779 62 sinh viên SV) Ngành ngôn ngữ Chọn 75 SV, cách chọn: Lập danh sách toàn bộ SV 552 sinh viên sau đó chọn 1 cách 2 đến đủ 75 từ trên xuống dưới Ngành khoa học xã hội Chọn 8 SV, cách chọn: Lập danh sách toàn bộ SV nhân văn sau đó chọn 1 cách 2 đến đủ 16 từ trên xuống dưới 87 sinh viên Tổng cộng đã có 600 sinh viên được đưa vào danh sách nghiên cứu. 2.3. BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU 2.3.1 Bảng biến số.
- 6 Phần thông tin chung về cá nhân điều tra Biến số nghiên Loại biến PP thu STT Định nghĩa chỉ số/ biến số cứu thập số liệu Tuổi Tuổi dương lịch được tính như sau: 1 Liên tục Phát vấn Tuổi= năm hiện tại – năm sinh Giới Là giới tính thật đúng theo chứng minh 2 Nhị phân Phát vấn thư nhân dân. Dân tộc 1. Kinh Biến danh 3 Phát vấn 2. Khác định 1. Kinh tế - Quản lí 2. Toán –Tin Biến danh 4 Ngành học 3. Ngôn ngữ Phát vấn định 4. Khoa học sức khỏe 5. Khoa học xã hội nhân văn. 1. Nông thôn Nơi sống trước 2. Thành phố Biến danh 5 khi vào học đại Phát vấn 3. Miền núi, biên giới, hải đảo định học 4. Khác 1. Bố và mẹ 2. Bố hoặc mẹ 3. Họ hàng, anh chị em Hiện tại, sống với Biến danh 6 Phát vấn 4. Bạn bè ai định 5. Người yêu 6. Một mình 7. .Khác Có 4 giá trị: 1. Hòa thuận Tình trạng hôn Biến danh 8 2. Ly thân Phát vấn nhân của bố mẹ định 3. Ly hôn 4. Khác I. Hiểu biết của đối tượng về SKSS Là sự thay đổi về cả mặt thể chất và tinh thần như thay đỏi giọng nói, chiều Biến Dấu hiệu của 1 cao, cân nặng, mọc long mu... xuất hiện danh Phát vấn tuổi dậy thì kinh nguyệt, ngực lớn lên và hơi đau ở định nữ; xuất tinh ở nam giới. Biến QHTD gây có Khi hai người khác giới quan hệ tình 2 danh Phát vấn thai dục qua đường âm đạo. định Thời điểm Biến Biết đúng 2 tuần sau khi hết kinh 3 QHTD dễ có danh Phát vấn nguyệt. thai nhất định
- 7 Có nhiều biện pháp tránh thai, những Các biện pháp Biến biện pháp SV có biết, nhìn thấy hay 4 tránh thai hiệu danh Phát vấn nghe qua như BCS, triệt sản, uống quả định thuốc tránh thai, xuất tinh ngoài…. Có nhiều nơi cung cấp các BPTT mà Biến Nơi cung cấp sinh viên có thể biết, nhìn thấy, nghe 5 danh Phát vấn các BPTT thấy như: bệnh viện, hiệu thuốc, trạm y định tế và trung tâm y tế. Có rất nhiều các tai biến khi nạo phá thai như: Thủng tử cung, băng huyết, Biến Tai biến khi nạo tổn thương cổ tử cung, âm đạo, nghiêm 6 danh Phát vấn phá thai trọng hơn có thể là sót thai, nhiễm định khuẩn, dính buồng tử cung dẫn đến vô sinh thậm chí có thể gây tử vong. Là tình dục không dẫn đến mang thai Biến ngoài ý muốn và lây nhiễm các bệnh 7 Tình dục an toàn danh Phát vấn qua đường tình dục như: lậu, giang mai, định HIV/AIDS... Là bệnh có xác suất truyền từ người sang người thông qua các hành vi tình Các bệnh lây Biến dục, bao gồm cả giao hợp âm đạo, quan 8 truyền qua danh Phát vấn hệ tình dục bằng miệng hay hậu môn. đường tình dục định Một số bệnh tiêu biểu như: HIV/AIDS, lậu, giang mai, ….. II. Thái độ của sinh viên với các nội dung về SKSS Đối với các quan điểm ủng hộ Sự đồng tình của SV Mức độ đồng ý của SV với quan 1 về QHTD THN là điểm QHTD THN là điều bình Thứ bậc Phát vấn điều bình thường thường. Sự đồng tình của SV Mứcđộ đồng ý của SV với quan 2 về QHTD là cần thiết điểm QHTD là cần thiết trước khi Thứ bậc Phát vấn trước khi kết hôn kết hôn Sự đồng tình của SV với quan điểm Mức độ đồng ý của SV với 3 QHTD THN là một quan điểm QHTD THN là một Thứ bậc Phát vấn cách thể hiện tình cách thể hiện tình yêu yêu Sụ chấp thuận việc Mức độ đồng ý của SV với quan 4 QHTD THN của SV điểm QHTD THN trong các tình Thứ bậc Phát vấn trong các tình huống huống. Sự đồng tình của SV Mức độ đồng ý của SV với quan 5 Thứ bậc Phát vấn với quan điểm: mang điểm mang thai trước khi cưới là
- 8 thai trước khi cưới là điều dễ chấp thuận điều dễ chấp thuận Sự đồng tình của SV với quan điểm: nạo Mức độ đồng ý của SV với quan phá thai là bình 6 điểm nạo phá thai là bình thường Thứ bậc Phát vấn thường nếu nhỡ nếu nhỡ mang thai ngoài ý muốn mang thai ngoài ý muốn Đối với các quan điểm phản đối Sự đồng tình của SV với quan điểm nam Mức độ đồng ý của SV với quan 7 giới có thể QHTD điểm nam giới có thể QHTD Thứ bậc Phát vấn THN còn nữ giới thì THN còn nữ giới thì không thể không thể Sự đồng tình của SV với quan điểm “không Mứcđộ đồng ý của SV với quan chấp thuận kết hôn điểm “không chấp thuận kết hôn 8 Thứ bậc Phát vấn với người đã có với người đã có QHTD THN với QHTD THN với người khác” người khác” Sự đồng tình của SV với quan điểm “không Mứcđộ đồng ý của SV với quan tôn trọng vợ/chồng điểm “không tôn trọng vợ/chồng 9 Thứ bậc Phát vấn sau này nếu biết họ đã sau này nếu biết họ đã từng từng QHTD THN với QHTD THN với người khác” người khác” Sự đồng tình của SV với quan điểm “kiên Sự đồng tình của SV với quan quyết giữ gìn trinh tiết điểm “kiên quyết giữ gìn trinh 10 Thứ hạng Phát vấn hoặc giữ gìn trinh tiết tiết hoặc giữ gìn trinh tiết cho cho bạn gái đến khi bạn gái đến khi kết hôn” kết hôn” Quan điểm chung của SV về Quan điểm chung của QHTD THN được đánh giá quan 11 Thứ hạng Phát vấn SV về QHTD THN điểm cởi mở hay quan điểm khắt khe III. Thực hành của sinh viên về SKSS Đã từng có Từ trước đến nay sinh viên đã từng có 1 Nhị phân Phát vấn người yêu người yêu hay chưa có người yêu Đã từng có Từ trước đến nay sinh viên từng có Biến 2 quan hệ tình QHTD có thâm nhập hay chưa thâm nhập danh Phát vấn dục với bạn hay chưa bao giờ QHTD định
- 9 tình Tuổi QHTD Tuổi dương lịch được tính Tuổi= Năm 3 Liên tục Phát vấn lần đầu tiên bắt đầu QHTD– năm sinh Biến Do tự nguyện hay bị ép buộc, lừa gạt hay 4 Lí do QHTD danh Phát vấn do bị thuyết phục định Mức độ sử Đối tượng sử dụng các BPTT thường Biến số 5 dụng các xuyên hay thỉnh thoảng hay không bao Phát vấn thứ tự BPTT giờ sử dụng Các BPTT sử Biến Các loại BPTT sinh viên đã dùng trong 6 dụng khi danh Phát vấn khi QHTD. QHTD định Nguyên nhân dẫn đến việc không sử dụng Lý do không Biến BPTT trong khi QHTD. (Do không thích 7 sử dụng các danh Phát vấn hay không biết cách sử dụng hay do tâm BPTT định lý ngại ngùng) Nếu là NỮ trả lời các câu hỏi sau : Từ trước đến nay sinh viên đã từng có 1 Đã từng có thai Nhị phân Phát vấn thai hay chưa có thai Tuổi khi mang Tuổi dương lịch được tính 2 Liên tục Phát vấn thai lần đầu tiên Tuổi= Năm bắt đầu có thai– năm sinh Sinh viên phá thai hay tiếp tục mang 3 Khi có thai Nhị phân Phát vấn thai Biết đúng nơi phá thai an toàn: bệnh Biến danh 4 Nơi phá thai Phát vấn viện và trung tâm y tế, các trạm y tế. định Nếu là NAM trả lời các câu hỏi sau : Đã từng làm Từ trước đến nay sinh viên đã từng làm 1 Nhị phân Phát vấn bạn gái có thai bạn gái có thai hay chưa bao giờ Tuổi khi làm Tuổi dương lịch được tính 2 bạn gái thai lần Tuổi= Năm bạn gáibắt đầu có thai – Liên tục Phát vấn đầu tiên năm sinh Sinh viên quyết định phá thai hay kết 3 Khi có thai Nhị phân Phát vấn hôn với bạn gái Biết đúng nơi phá thai an toàn: bệnh Biến danh 4 Nơi phá thai Phát vấn viện và trung tâm y tế, các trạm y tế. định IV. Các yếu tố liên quan Tình trạng hôn Bố mẹ SV hiện đang sống cùng nhau, 1 nhân của bố Định danh Phát vấn sống ly thân/ly hôn hay khác mẹ? Gia đình SV có thường xuyên xảy ra bất Hạnh phúc gia Phát 2 hòa giữa bố- mẹ hay giữa bố mẹ với con Thứ bậc đình vấn cái
- 10 Chia sẻ, thảo SV có thường chia sẻ với bố mẹ luận với bố mẹ 3 hay những người thân trong gia đình về Thứ bậc Phát vấn về vấn đề SKSS SKSS Thái độ ngại, xấu hổ hay chú ý lắng Bàn luận về nghe, mạnh dạn trao đổi hay chỉ ngồi Biến danh 4 các vấn đề liên nghe cho xong và không tham gia ý kiến Phát vấn định quan đến SKSS khi bàn luận trao đổi các vấn đề về SKSS SV đã từng thực hiện một số các hành vi Thực hiện các như xem phim, trang ảnh có nội dung Biến danh 5 hành vi không Phát vấn nhạy cảm về TD, sử dụng các chất kích định lành mạnh thích, tới các quán bar, vũ trường…. V. Nhu cầu của sinh viên về chăm sóc SKSS và KHHGĐ Đã từng tham gia SV đã từng hay chưa bao giờ tham các buổi sinh hoạt 1 gia các buổi sinh hoạt nói chuyện về Nhị phân Phát vấn nói chuyện về SKSS SKSS Nguyên nhân khiến bạn không tham Lí do không tham gia các buổi sinh hoạt nói chuyện về Biến gia các buổi sinh 2 SKSS (không quan tâm hay không danh Phát vấn hoạt nói chuyện về được thông báo hay do tâm lý ngại đi định SKSS nghe…) Mong muốn trường tổ chức các SV có hay không mong muốn trường 3 buổi sinh hoạt tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa Nhị phân Phát vấn ngoại khóa về các trao đổi về các vấn đề SKSS vấn đề SKSS Có 6 giá trị: 1. Làm mẹ an toàn 2. Các biện pháp tránh thai và KHHGĐ Nội dung về Biến 3. Các bệnh lây truyền qua đường 4 SKSScần thiết đối danh Phát vấn TD với bạn định 4. SKSS vị thành niên và giáo dục giới tính 5. Phá thai, vô sinh 6. Khác Có 5 giá trị : Lý do bạn quan Biến 1. Để không hiểu sai 5 tâm đến nội dung danh Phát vấn 2. Biết cách tránh thai SKSS định 3. Để tư vấn cho mọi người
- 11 4. Để chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho mình 5. Khác Có rất nhiều các phương tiện truyền thông các nội dung về Các phương tiện Biến SKSS/KHHGD như: sách/báo/tạp 6 truyền thông về danh Phát vấn chí; các phương tiện truyền thanh, SKSS/KHHGD định truyền hình; Internet; bạn bè/thầy cô/ bố mẹ. 2.3.2.Bảng chỉ số nghiên cứu: Nhóm chỉ số Chỉ số nghiên cứu Thông tin Tỷ lệ % của sinh viên theo giới tính chung Tỷ lệ % của sinh viên theo dân tộc Tỷ lệ % của sinh viên theo từng khoa Tỷ lệ % của sinh viên theo nơi thường trú Tỷ lệ % của sinh viên theo đối tượng sống cùng Kiến thức Tỷ lệ % kiến thức của sinh viên về dấu hiệu dậy thì Tỷ lệ % kiến thức của sinh viên về nguyên nhân có thai Tỷ lệ % kiến thức của sinh viên về thời điểm dễ có thai Tỷ lệ % kiến thức của sinh viên về tác hại của nạo phá thai Tỷ lệ % kiến thức của sinh viên về các bệnh lây truyền qua đường tình dục Tỷ lệ % kiến thức của sinh viên về địa điểm cung cấp PTTT Tỷ lệ % kiến thức của sinh viên về tình dục an toàn Thái độ Tỷ lệ % kiến thức của sinh viên đối với các quan điểm về tình dục an toàn Thực hành Tỷ lệ % kiến thức của sinh viên về việc có bạn tình Tỷ lệ % kiến thức của sinh viên QHTD Tỷ lệ % kiến thức của sinh viên sử dụng BPTT khi QHTD Tỷ lệ % kiến thức của sinh viên có thai và nạo phá thai 2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN - Công cụ thu thập số liệu: Phiếu điều tra được thiết kế, lấy ý kiến chuyên gia, điều tra thử nghiệm và có hiệu chỉnh trước khi điều tra chính thức. - Nội dung phiếu phát vấn: (Phụ lục 1) + Phần thông tin chung có 6 câu hỏi + Phần kiến thức có 9 câu hỏi + Phần thái độ có 8 câu hỏi + Phần thực hành có 15 câu hỏi + Phần mối liên quan có 5 câu hỏi. - Cách đánh giá: + Kiến thức: Kiến thức chung tốt > 40/60 điểm, chưa tốt 50/70 điểm, chưa tốt
- 12 2.5. QUY TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN - Tổ chức thu thập thông tin: Để thực hiện phỏng vấn đạt kết quả cao, chúng tôi đưa ra quy trình cụ thể như sau: + Bước 1: Chọn thời điểm là nơi phát vấn thích hợp nhất đối với sinh viên, giờ giải lao nhưng thường là khi kết thúc giờ học cuối. + Bước 2: Điều tra viên tự giới thiệu và giải thích mục đích nghiên cứu. + Bước 3: Thực hiện phát vấn , bảo đảm đối tượng hiểu và điền đầy đủ câu hỏi. + Bước 4: Kiểm tra toàn bộ thông tin để tránh bỏ sót câu hỏi sau khi hoàn thành phát vấn. + Bước 5: Cảm ơn sự hợp tác của sinh viên. 2.6. SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ. 2.6.1. Sai số: Số liệu được thu thập theo phương pháp phát vấn nên có thể xảy ra hiện tượng sai số do các đối tượng cung cấp thông tin hoặc do chính người điều tra. Bên cạnh đó , QHTD trước hôn nhân là vấn đề nhạy cảm nhiều đối tượng ngại và có thể sẽ trả lời không đúng sự thật. 2.6.2. Biện pháp khăc phục: - Thử nghiệm bộ câu hỏi trước khi đưa vào nghiên cứu - Tập huấn cho người thu thập thông tin cách hướng dẫn SV trả lời các câu hỏi. - Giải thích kỹ các câu hỏi, cách trả lời cho sinh viên. - Làm sạch số liệu trược khi nhập liệu. 2.7. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU - Thông tin phiếu hỏi được nhập vào máy tính trên phần mềm Epidata 3.1 - Sau khi nhập xong, chuyển sang SPSS để xử lý và phân tích số liệu. 2.8. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU. - Tôn trọng và bảo mật thông tin của đối tượng nghiên cứu - Trung thực trong quá trình thực hiện nghiên cứu - Các đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích và nội dung nghiên cứu trước khi tiến hành phát vấn. - Cần có sự đồng ý chấp thuận tham gia nghiên cứu của tất cả các đối tượng nghiên cứu trước khi tiến hành phòng vấn. - Nghiên cứu viên cam kết các số liệu, thông tin thu thập được chi phục vụ cho mục đích nghiên cứu , không phục vụ cho mục đích nào khác. - Nghiên cứu viên cần giải thích và nêu rõ mục đích của nghiên cứu và hướng dẫn cách trả lời phiếu hỏi theo quy định - Bộ câu hỏi chỉ có mã số, không ghi tên cụ thể đảm bảo tính bảo mật của các đối tượng điều tra. 2.9. HẠN CHẾ CỦA ĐÊ - Vì vấn đề nhạy cảm nên sinh viên có thể ngại bộc lộ, chia sẻ, hoặc che dấu sự thật . - Phạm vi nghiên cứu chỉ ở trường Đại học Thăng Long , nên kết quả chưa mang tính đại diện cho toàn quốc.
- 13 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ SKSS CỦA SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1 Đặc điểm của đối tượng theo dân tộc, giới tính và theo cấp học. Bảng 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo ngành học. Bảng 3.3 Thông tin về nơi ở và người sống cùng của đối tượng nghiên cứu. 3.2 Kiến thức, thái độ thực hành của đối tượng nghiên cứu về SKSS. 3.2.1.Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về CSSKSS Bảng 3.4 Kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu về SKSS Bảng 3.5. Hiểu biết đúng về dấu hiệu dậy thì của đối tượng nghiên cứu. Bảng 3.6. Hiểu biết về nguyên nhân có thai của đối tượng nghiên cứ Bảng 3.7 Hiểu biết về thời điểm có thai của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.8.Hiểu biết về các BPTT của đối tượng nghiên cứu (%) Bảng 3.9 Hiểu biết về nơi cung cấp PTTT. Bảng 3.10. Hiểu biết tác hại của nạo phá thai của đối tượng nghiên cứu Bảng 311. Hiểu biết về tình dục an toàn của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.12. Hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường TD của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.13. Các nguồn cung cấp kiến thức về SKSS. 3.2.2 Thái độ của đối tượng nghiên cứu đối với nội dung về SKSS. Bảng 3.14 Thái độ chung của đối tượng nghiên cứu về SKSS. Bảng 3.15. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đồng tình về QHTD tiền hôn nhân theo giới tính. Bảng 3.16 Thái độ của đối tượng nghiên cứu khi bàn về vấn đề SKSS theo khóa học. Bảng 3.17. Thái độ của đối tượng NC khi bàn về vấn đề SKSS theo giới. 3.2.3. Thực hành CSSKSS của đối tượng nghiên cứu về SKSS Bảng 3.18. Tỷ lệ đối tượng chia sẻ về các vấn đề tình yêu, giới tính, sức khỏe với bố mẹ theo khóa học. Bảng 3.19. Tỷ lệ đối tượng chia sẻ về các vấn đề tình yêu, giới tính, sức khỏe với bố mẹ theo Giới tính. Bảng 3.20 . Thực hành của đối tượng nghiên cứu trong QHTD.. Bảng 3.21.Tuổi QHTD lần đầu(n=131) Bảng 3.22. Lý do QHTD lần đầu của đối tượng nghiên cứu (n=131) Bảng 3.23. Mức độ sử dụng các BPTT trong QHTD của đối tượng nghiên cứu (n=131) Bảng 3,24 BPTT đôi tượng lựa chọn khi QHTD(n=101) Bảng 3.25 lý do sinh viên không sử dụng BPTT (n=30) Bảng 3.26. Thực hành của nữ khi có thai (n=9) Bảng 3.27. Thực hành của nam khi bạn gái có thai (n=5) Bảng 3.28. Thực hành các hành vi không an toàn theo khóa học của đối tượng nghiên cứu. Bảng 3.29. Tỷ lệ đối tượng đã từng có các hành vi không an toàn theo giới tính Biểu đồ 1. Sự tham gia của đối tượng nghiên cứu tại các buổi sinh hoạt, nói chuyện truyền thông về SKSS.
- 14 Bảng 3.29. Lý do không tham gia của đối tượng tại các buổi sinh hoạt, nói chuyện truyền thông về SKSS, giới tính (n=301). Bảng 3.30. Hình thức truyền thông được đối tượng lựa chọn (n=385). 3.2. Một số yếu tố liên quan đến vấn đề thái độ, TH của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.31. Mối liên quan giữa giới tính với kiến thức về SKSS Bảng 3.32. Mối liên quan giữa giới tính với thái độ về SKSS Bảng 3.33. Mối liên quan giữa giới tính với vấn đề QHTDtiền hôn nhân Bảng 3.34. Mối liên quan giữa khối học với kiến thức về SKSS Bảng 3.35. Mối liên quan giữa khối học với thái độ về SKSS Bảng 3.36. Mối liên quan giữa khối học với vấn đề QHTD tiền hôn nhân. Bảng 3.37. Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ về SKSS Bảng 3.38. Mối liên quan giữa kiến thức với vấn đề QHTD tiền hôn nhân Bảng 3.39. Mối liên quan giữa thái độ với với vấn đề QHTD tiền hôn nhân Bảng 3.40. Mối liên quan giữa thái độ với việc chia sẻ về SKSS với bố mẹ Bảng 3.41.Mối liên quan giữa thái độ e ngại khi bàn về vấn đề SKSS với QHTD trước khi kết hôn. Bảng 3.42. Mối liên quan giữa hoàn cảnh gia đình với TH QHTD Bảng 3.43. Mối liên quan giữa hành vi không an toàn với thực hành QHTD Bảng 3.44. Mối liên quan giữa hành vi xem phim, tranh ảnh nhạy cảm với thực hành QHTD
- 15 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ SKSS CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG. 4.1.1 Về kiến thức: Kết quả nghiên cứu về kiến thức chung cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt về SKSS là khá cao, đạt mức 77,2%, vẫn còn 22,2% đối tượng còn hạn chế về kiến thức chung liên quan đến sức khỏe sinh sản. Trong đó: Về sự hiểu biết về tuổi dậy thì: 60,8/% đối tượng cho biết dấu hiệu chắc chắn của tuổi dậy thì là nữ giới bắt đầu có KN, nam giời xuất tinh khi ngủ chiếm, 17,2% đối tượng trả lời có dấu hiệu ngực lớn lên và hơi đau, có lông vùng kín, nách, các dấu hiệu khác tỷ lệ sinh viên trả lời thấp chiếm 20%, trong đó vẫn còn 6,2% đối tượng nghiên cứu trả lời không biết(bảng 3.4). Theo nghiên cứu trước đó của Nguyễn Mạnh Tuân 2016 [20]dấu hiệu có kinh nguyệt chiếm tỷ lệ 99,8%, xuất tinh khi ngủ chiếm 91,3%. Sự khác biệt này cho có sực khác biệt về nhận thức của xã hội về vấn đề cung cấp kiến thức SKSS cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Y – Dược. Các sinh viên học về cấu tạo giải phẫu, sinh lý, CSSKSS, từ đó các em có sự nhận thức tốt hơn vì thoải mái trao đổi các thông tin nhạy cảm liên quan đến CSSKSS, bên cạnh đó sinh viên các chuyên ngành khác không được tiếp cận nhiều thông tin liên quan đến vấn đề về giới, giới tính, đặc biệt là những vấn đề đề cập đến sự thay đổi cấu tạo giải phẫu, sinh lý của bộ máy sinh sản có liên quan đến tuổi dậy thì.Chính vì điều đó các em thiếu hụt thông tin về SKSS nhất là các em nữ thiếu kiến thức về sức khỏe tình dục, phòng tránh thai, phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng chống xâm hại tình dục….Việc trang bị kiến thức về tuổi dậy thì giúp thanh niên nhận thức được vấn đề bảo vệ hệ thống sinh sản, thích ứng với những thay đổi về thể chất, tâm sinh lý của lứa tuổi dậy thì, để có sức khỏe tốt, giúp các em chủ động hơn trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Về nguyên nhân có thai và thời điểm dễ có thai nhất theo chu kỳ kinh nguyệt kết quả cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hiểu đúng về nguyên nhân gây có thai là 91,2% (bảng 3.5), tuy nhiên chỉ có 22% đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về thời điểm dễ có thai nhất tính theo chu kỳ kinh nguyệt(bảng 3.6). Kết quả nghiên cứu nguyên nhân gây có thai phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tuân năm 2016 trên sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên (91,2%) [20]. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu về thời điểm dễ có thai nhất theo chu kỳ kinh nguyệt thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn mạnh Tuân(2016) [20] , có 47% sinh viên trả lời đúng; kết quả điều tra nghiên cứu của Bộ Y tế (2005), điều tra Quốc gia về VTN và TN Việt Nam có 27,8% trẻ lời đúng về thời điểm có thai [6]. Kết quả này cũng thấp hơn trong báo cáo điều tra ban đầu chương trình RHIYA Việt Nam có 29,3% thanh niên trong vùng can thiệp trả lời đúng câu hỏi “giai đoạn nào trong chu kỳ kinh nguyệt người phụ nữ dễ có thai nếu QHTD” [10]. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù đối tượng nghiên cứu hiểu đúng về các dấu hiệu tuổi dậy thì và nguyên nhân có thai tương đối cao nhưng hiểu đúng về thời điểm dễ có thai theo chu kỳ kinh nguyệt còn hạn chế, đặc biệt vẫn có 14 đối tượng nghiên cứu cho rằng ôm hôn là có thể có thai, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những lỗ hổng trong kiến thức của sinh viên hiện nay về SKSS, vì vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đa dạng phong phú các hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt là với nhóm đối tượng nghiên cứu đang theo học tại các trường Cao đẳng, đại học, trung cấp thì hiểu biết về những thay đổi thể chất, tâm sinh lý lứa tuổi dậy thì, cơ chế thụ thai là rất quan trọng, những kiến thức đó sẽ giúp cho đối tượng nghiên cứu chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng tránh có thai ngoài ý muốn. Bên cạnh đó
- 16 hiện nay tình trạng thanh niên sống thử, QHTD trước khi kết hôn khá phổ biến, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu, VTN có thai và nạo phá thai hằng năm khá cao (68,7%)[41] do đó cần phải thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền về kiến thức liên quan đến tuổi dậy thì, các vấn đề liên quan đến SKSS, giúp cho thanh niên hiểu đúng về những thay đổi thể chất, tâm sinh lý của cơ thể mình,để thanh niên có thai độ tốt và hành vi an toàn về SKSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về biện pháp tránh thai an toàn vừa có tác dụng tránh thai và phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục có tỷ lệ khá cao chiếm 77,7% (bảng 3.7). Kết quả này phù hợp với kết quả của Nguyễn Mạnh Tuân, tỷ lệ sinh viên hiểu đúng về vấn đề này là 80%[20] Nghiên cứu về những địa điểm cung cấp phương tiện tránh thai mà đối tượng nghiên cứu biết và có thể tiếp cận để được cung cấp dịch vụ kịp thời, đầy đủ và thuận tiện nhất, kết quả cụ thể như sau: Hiệu thuốc với 80,5%, bệnh viện 65,2%, Trung tâm y tế 54,3%. Điều đáng nói ở là cán bộ phụ nữ và dân số là 2 đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực tuyên truyền và cung cấp các BPTT, nhưng tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết đến họ rất ít (phụ nữ 12,7%, cán bộ dân số 9,8%) (bảng 3.8). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Trường tại Thái Nguyên (2007), nơi cung cấp PTTT từ hiệu thuốc chiếm tỷ lệ 65,4%, bệnh viện 58,7%%[27] . Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tuân (năm 2016); hiệu thuốc 100%, Bệnh viện, trạm Y tế 90%%[20]. Sự khác biệt này phù hợp với đặc thù của từng nghiên cứu, có liên quan đến địa điểm nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu và điều kiện cung ứng PTTT từng địa phương cũng như môi trường tiếp cận với các dịch vụ. Vấn đề tác hại của nạo phá thai, khi được hỏi tỷ lệ đối tượng nghiên cứu cho rằng tác hại của nạo phá thai dẫn đến vô sinh là 92,2%, rách cổ tử cung 64,8%, nhiễm trùng 51,2%), thủng tử cung 35,2%, tử vong 35,3% (bảng 3.9) kết quả này cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu trả lời tác hại của nạo phá thai dẫn đến vô sinh và nhiễm phù hợp có một số nội dung phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tuân (vô sinh: 99%, nhiễm trùng 66,8%) và Nguyễn Thị Linh (vô sinh: 95,3%, nhiễm trùng 52,7%)[20] ,[23] Kiến thức về tình dục an toàn: Khi được hỏi về vấn đề tình dục an toàn tỷ lệ đối tượng nghiên cứu trả lời đúng về tình dục an toàn là 76,8% vẫn còn 13,2% hiểu biết về tình dục an toàn chưa đúng (bảng 3.10). Nhận thức của 600 đối tượng nghiên cứu được nghiên cứu tại Trường Đại học Thăng Long năm thứ nhất và năm thứ tư về các bệnh lây truyền qua đường tình dục qua kết quả nghiên cứu cho thấy đa số đối tượng nghiên cứu được điều tra cho rằng các bệnh lây truyền qua đường tình dục gồm: HIV/AIDS chiếm 93,8%, tiếp theo là bệnh giang mai 78%, Lậu 62,8%, Sùi mào gà 57%. Viêm gan B là một bệnh lây truyền qua đường tình dục khóa phổ biến, nhưng chỉ có 25,8% đối tượng nghiên cứu hiểu biết, có 9,7% đối tượng nghiên cứu cho rằng bệnh Rublla là bệnh LTQĐTD. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tuân cho thấy sự hiểu biết của sinh viên về các bệnh lây truyền qua đường tình dục có tỷ lệ cao hơn: HIV/AIDS: 100%, Giang Mai 93%, Lậu 85%[23]. [23].Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tuân tại Trương Cao Đăng y tế Hưng Yên, đối tượng nghiên cứu sinh viên học chuyên ngành điều dưỡng nên kiến thức về Y học và các bệnh tật trong đó có các bệnh LTQĐTD được học trong chương trình đào tạo điều dưỡng vì vậy sự hiểu biết về kiến thức về sức khỏe sinh sản nói chung, các bệnh LTQĐTD nói riêng sẽ tốt hơn. 4.1.2 Về Thái độ. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có thái độ đạt yêu cầu về SKSS là 58,2%. Trong nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề thái độ của đối tượng nghiên cứu đối với việc QHTD trước khi kết hôn, kết quả
- 17 nghiên cứu cho thấy có 67,6% nam và 40% đồng ý quan điểm QHTD là bình thường, 13,5 % nam và 9,8% nữ đồng ý quan điểm QHTD trước khi kết hôn là cần thiết, 27,7 nam và 2,3 nữ đồng ý quan điểm QHTD trước khi kết hôn là thể hiện tình yêu (bảng 3.13). Hai quan điểm “QHTD trước khi kết hôn là bình thường và cần thiết” trong nghiên cứu này đều có tỷ lệ sinh viên đồng ý cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Thương – Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội năm 2015[13], Trong nghiên cứu của Nepan năm 2013 tỷ lệ sinh viên đồng ý với quan điểm QHTD trước khi kết hôn là thể hiện tình yêu cao hơn rất nhiều (63% nam, 21% nữ). Về quan các quan điểm QHTD trước khi kết hôn bên cạnh các đối tượng nghiên cứu ủng hộ, đồng tình và rất cởi mở trong việc chấp nhận QHTD khi chưa kết hôn, vẫn còn nhiều đối tượng nghiên cứu luôn giữ quan điểm truyền thống, họ không đồng tình với quan điểm QHTD trước khi kết hôn, đặc biết là nữ, bởi vị họ luôn nghĩ nam giới sẽ không còn tôn trọng họ nếu như họ cho QHTD trước khi kết hôn. Kết quả nghiên cứu cũng đã đánh giá về thái độ của đối tượng nghiên cứu đối với việc mang thai ngoài ý muốn, qua kết quả nghiên cứu cho thấy trước đây việc mạng thai trước khi kết hôn là một vấn đề rất lo ngại đối với phụ nữ, bởi vì xã hội khó chấp nhận việc mang thai trước khi kết hôn, đặc biệt ngay cả trong gia đình, người phụ nữ là người sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Nhưng ngày nay việc có thai ngoài ý muốn trước khi kết hôn được xã hội dễ chấp nhận hơn, tại kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ đối tượng nghiên cứu viên chúng là 24,0%, trong đó 37,5% nam và 20,2% nữ đồng ý với quan điểm “mang thai trước khi kết hôn là điều dễ chấp nhận”, điều đáng bàn ở đây là có 5,3% nam và 10,0% nữ đồng ý quan điểm “nạo phá thai là bình thường nếu như có thai trước khi kết hôn. Kết quả nghiên cứu này có tỷ lệ đối tượng nghiên cứu chấp nhận việc có thai trước khi kết hôn cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu cúa Nguyễn Mạnh Tuân; chỉ có 4,2% sinh viên đồng ý với việc có thai trước khi kết hôn là bình thường[20], như vậy việc đối tượng nghiên cứu được trang bị kiến thức y khoa, kiến thức về giải phẫu, sinh, sinh học cơ thể người, đã giúp cho đối tượng nghiên cứu có ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các vấn đề có hại cho sức khỏe, đặc biệt là vấn đề tác hại của việc có thai ngoài ý muốn, phải kết hôn sớm, hoặc nạo phá thai dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nghiên cứu còn đề cập đến thái độ của sinh viên trong việc giữa gìn trinh tiết và sự chấp nhận vợ, hoặc chồng sau này đã có quan hệ tình dục trước khi kết hôn sẽ như thế nào? Kết quả cho thấy chỉ có 16,3% đối tượng nghiên cứu cho rằng “sẽ không chấp nhận nếu vợ/chồng này từng QHTD trước hôn nhân”, 8% sinh viên có quan điểm “nếu vợ hoặc chồng đã từng kết hôn QHTD trước hôn nhân bạn sẽ không tôn trọng”, hai quan điểm này không có sự khác biệt giữa nam và nữ. 49,5% đối tượng nghiên cứu cùng quan điểm “nên giữ gìn trinh tiết (nữ) hoặc trinh tiết cho bạn gái (nam) đến khi kết hôn”, có sự khác biệt trong tỷ lệ đồng ý với quan điểm này giữa nam và nữ (35,5% nam, 55,1% nữ)). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy thanh niên hiện nay đã có thái độ tương đối thoáng về vấn đề QHTD trước khi kết hôn, vì vậy việc chấp nhận, vợ hoặc chồng trước khi kết hôn có bạn tình và có QHTDD được rất nhiều thanh niên chấp nhận, tuy nhiên thanh niên là nữ giới vẫn có nhiều người mong muốn được tôn trọng vì thế quan điểm không muốn QHTD trước khi kết hôn vấn khá phổ biến. Liên quan đến vấn đề QHTD trước khi kết hôn trong điều kiện các cặp đôi đã có ý định chuẩn bị kết hôn và xuất phát từ tình yêu và sự mong muốn đi đến hôn nhân khi được hỏi về vấn đề nam nữ có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân nếu hai người yêu nhau, muốn làm điều đó, dự định kết hôn, đã ăn hỏi chỉ cần biết cách phòng tránh thai. Hơn một nửa số đối tượng nghiên cứu được
- 18 hỏi đều trả lời sẽ QHTD trước khi kết hôn trong các điều kiện trên, lần lượt có tỷ lệ là 49,2%, 52,3%, 63,6%, 65,3%,66,5% (bảng 3.13). 4.1.3. Về thực hành Điều tra trên 600 đối tượng nghiên cứu năm thứ nhất và năm thứ tư tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có người yêu là 46,2%, tỷ lệ năm thứ 4 có người yêu cao hơn năm thứ nhất không nhiều. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đã có quan hệ tình dục 21,9%, trong đó QHTD có thâm nhập là 17,7, QHTD chưa thâm nhập là 4,2, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu năm thứ 4 có QHTD cao gấp đôi đối tượng nghiên cứu năm thứ nhất ( QHTD có thâm nhập đối tượng nghiên cứu năm thứ nhất 6,5%, năm thứ tư 11,2%), sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ cũng có sự khác biệt lớn về tỷ lệ 24,5% nam, 15,1% nữ có QHTD thâm nhập, đặc biệt có 12,3% nam giới, trong khi đó chỉ có 0,93% nữ đã từng quan hệ tình dục chưa thâm nhập. Sự khác biệt về tỷ đối tượng nghiên cứu có quan hệ tình dục thâm nhập ở đối tượng nghiên cứu nhóm ngành Khoa học SK và XH nhân văn (30,9%)cao gấp đôi nhóm ngành kinh tế, quản lý và ngôn ngữ (60%) (bảng 3.14, 3.15, 3.16). Tỷ lệ cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn công Cừu (2005), tỷ lệ học sinh từ 7 -19 tuổi trường Trung học Y tế Đồng Tháp có QHTD trước hôn nhân là 11%[18]. Sự khác biệt này có thể do thời gian nghiên cứu, tác giả nghiên cứu từ năm (2005), cho đến thời điểm hiện tại, có sự thay đổi lớn liên quan đến các vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề bùng nổ công nghệ thông tin, sự nhận thức của thanh niên có nhiều thay đổi, mặt khác độ tuổi nghiên cứu khác nhau, kiến thức và thái độ cũng có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có QHTD trước hôn nhân tại nghiên cứu này thấp hơn với thanh niên tại một số nước phát triển như Thụy Điển 80%, Hàn Quốc, Phi Líp Pin và Thái Lan là 50 – 70% kết quả này thể hiện tại một số nghiên cứu khoa học [14], [43].. Nghiên cứu cũng cho thấy số những đối tượng nghiên cứu đã từng có QHTD thì tuổi quan hệ lần đầu tiên chủ yếu rơi vào tầm từ 16 đến 19 tuổi chiếm 74,8% tức là khá sớm và gần như là trước khi các em vào trường đại học (bảng 3.17). Đa số những lần QHTD đầu tiên của đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu là do tự nguyện hoặc bị thuyết phục, chiếm hơn 95% số trường hợp. Tuy nhiên có 05 em lý do QHTD lần đầu do bị lừa gạt, cưỡng hiếp và kiếm tiền (bảng 3.16) . Đối với vấn đề tình dục an toàn, trong số 131 đối tượng nghiên cứu đã từng QHTD chỉ có 52,7% đối tượng nghiên cứu thường xuyên sử dụng BTTT, 24,4% thỉnh thoảng sử dụng BPTT, đặc biệt nghiêm trọng có 22,9% đối tượng nghiên cứu không bao giờ sử dụng các BPTT. Không có sự khác biệt đáng kể giữa đối tượng nghiên cứu năm thứ nhất và năm tứ 4. Còn lại là thỉnh thoảng hoặc không bao giờ tức là vẫn có nguy cơ có thai và lây trền các bệnh STI trong nhóm đối tượng này, chiếm khoảng 47,3% số đối tượng nghiên cứu đã có QHTD (bảng 3.19). Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đã từng QHTD không sử dụng các BPTTtại nghiên cứu này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tuân; tỷ lệ đối tượng nghiên cứu không sử dụng BPTT nào chỉ có 1,5% [20]. Từ kết quả nghiên cứu chúng ta thể thấy mối liên hệ mật thiết giữa việc cung cấp kiến thức về tình dục an toàn, tư vấn về các BPTT, tuyên truyền về tác hại của việc có thai ngoài ý muốn và tác hại của nạo phá thai rất quan trọng giúp cho sinh viên có những hành vi an toàn, hạn chế các trường hợp có thai ngoài ý muốn phải nạo phá thai hoặc ảnh hưởng đến kết quả học tập. Qua kết quả nghiên cứu trên 600 đối tượng nghiên cứu có 131 đối tượng nghiên cứu đã từng QHTD, thì có 9 đối tượng nghiên cứu (chiếm 6,8% đã từng QHTD) trong số đó đã từng có thai. Tỷ lệ này của năm thứ 4 cao gấp đôi năm thứ nhất (bảng 3.20). Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tuân (14,3%)[20].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 464 | 115
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 461 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 345 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn