intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thái độ, thực hành và một yếu tố liên quan đến chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ có con vào nằm điều trị tại Bệnh viện Đức Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

21
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ có con vào nằm điều trị tại bệnh viện Đức Giang năm 2019; phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành trong chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thái độ, thực hành và một yếu tố liên quan đến chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ có con vào nằm điều trị tại Bệnh viện Đức Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG LƯƠNG HÀ MAI PHƯƠNG MHV: C01254 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHĂM SÓC TRẺ SỐT CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON VÀO NẰM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐỨC GIANG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội, 10 - 2019 1
  2. Tổng quan: Sốt là một phản ứng bảo vệ nhờ làm tăng số lượng và khả năng thực bào của bạch cầu, ức chế sinh sản của một số virus...; Ở trẻ nhỏ hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nên đa số trẻ sẽ có phản ứng sốt để bảo vệ cơ thể. Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ có con vào nằm điều trị tại bệnh viện Đức Giang năm 2019 và Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành trong chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ.. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 360 các bà mẹ có con bị sốt do nhiều nguyên nhân nằm điều trị tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa Đức Giang từ ngày 01/2019 – 6/2019. Kết quả: Có 54,72% tỷ lệ các bà mẹ trả lời đúng khái niệm về sốt; tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức đúng là 85,28%, có thái độ đúng là 73,89% và có thực hành đúng là 77,50%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trình độ học vấn với việc phân loại kiến thức, thái độ, thực hành với p < 0,05. Kết luận: Trình độ học vấn là một trong những yếu tố quyết định đến kiến thức; những bà mẹ đơn thân có thái độ chăm sóc con tốt hơn các bà mẹ có gia đình, thực hành chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ có nghề nghiệp là công nhân viên chức hoặc có đi làm sẽ có thực hành tốt hơn gấp 1,95 lần so với các bà mẹ có nghề nghiệp khác. Từ khóa: sốt, hành vi, kiến thức, thực hành SUMMARY: Overview: Fever appears to be a defensive reaction by the body against infectious diseas, because while the fever is happening, number of leukocytes, the ability of phagocytes of macrophages, the cells of the sagging system will be increased, ect; when suffering from diseases, most children will have a fever reaction accompanied by a defensive reaction to the body. Objective: Evaluating knowledge, attitudes and practices of caring for children with fever of mothers who have children hospitalized at Duc Giang Hospital in 2019 and evaluating some related factors. 2
  3. Subjects and methods: Subjects and methods: Cross-sectional descriptive study applied over 144 mothers of children with fever due to various causes hospitalizing at the Department of Pediatrics in Duc Giang General Hospital from 01/2019 - 6/2019. Results: There is 54,72% of mothers correctly answered the concept of fever; The propotion of mothers with the right knowledge is 85,28%, the correct attitude is 73,89% and the correct practice is 77,50%. The difference is statistically significant on education level with the classification of knowledge, attitude, practice (p value < 0,05). Single mothers with better parenting attitudes than married mothers, child care practices of mothers who have a career as a civil servant or working will have better practice 1,95 more than mothers with other careers. Conclusion: Education level is one of the decisive factors of mother’s knowledge in related to child care. Key words: fever, activity, knowledge 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thực tế, sốt là một hiện tượng có lợi cho cơ thể, khi thân nhiệt tăng có tác dụng ức chế hoạt động, thậm chí có thể tiêu diệt được vi khuẩn, vi rút. Khi sốt, tính đề kháng của cơ thể tăng lên do tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, tăng hiện tượng thực bào và tổng hợp kháng thể [1], [2], [3]. Tuy nhiên, sốt cao ở trẻ em có thể dẫn đến co giật hoặc động kinh. Vì vậy việc kiểm soát tốt nhiệt độ của trẻ và thái độ, cách xử trí đúng khi trẻ bị sốt là rất quan trọng [4], [5]. Mặt khác, sốt thường xảy ra rất đột ngột, bất ngờ; người đầu tiên phát hiện và xử trí cho trẻ thường là người mẹ. Nếu người mẹ có thái độ và phương pháp xử trí đúng thì sẽ hạn chế rất nhiều hậu quả không tốt cho trẻ, ngược lại nếu người 3
  4. mẹ không có kiến thức và phương pháp xử trí đúng thì có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Trong thực tế tiếp xúc với các bà mẹ có con bị sốt, chúng tôi nhận thấy nhiều bà mẹ không biết theo dõi nhiệt độ cho trẻ khi trẻ sốt, không biết các phương pháp hạ nhiệt cho trẻ, không biết cách cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và thời gian dùng thuốc lần sau. Từ những thực trạng trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu: - Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ có con vào nằm điều trị tại bệnh viện Đức Giang năm 2019 - Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành trong chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là 360 bà mẹ có con bị sốt do nhiều nguyên nhân nằm điều trị tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa Đức Giang từ ngày 01/01/2019 - 30/6/2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả cắt ngang Các chỉ tiêu nghiên cứu - Các chỉ tiêu đánh giá kiến thức người mẹ: + Kiến thức về định nghĩa sốt + Kiến thức về biến chứng khi trẻ sốt - Các chỉ tiêu đánh giá thực hành của các bà mẹ: + Cách đo thân nhiệt khi thấy trẻ sốt, cho trẻ uống thuốc hạ sốt… + Cách hạ sốt cho trẻ: lau khăn ấm, nới rộng quần áo, đặt trẻ nơi thoáng mát tránh gió lùa … - Các chỉ tiêu về thực hành của bà mẹ: + Thực hiện các bước đo nhiệt độ khi con bị sốt Xử lý số liệu bằng phần mềm STATA 14.0 và SPSS 16.0 4
  5. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm thông tin chung Bảng 3.1: Phân loại và tính chất sốt của trẻ Sốt n Tỉ lệ % Phân loại sốt Sốt: 37,50C – 38,40C 42 11,67 (Nhiệt độ đo ở nách) Sốt cao: ≥ 38,50C 318 88,33 Sốt nóng 161 44,97 Tính chất sốt Sốt theo cơn 124 34,64 Sốt rét run, nổi vân tím da 73 20,39 Nhận xét: - Phân loại sốt của trẻ: trẻ bị sốt cao chiếm tỷ lệ lớn nhất có 218 trẻ chiếm 88,33%; tiếp đến là những trẻ có biểu hiện sốt chỉ có 42 trẻ chiếm 11,67%. - Tính chất sốt của trẻ: chủ yếu các trẻ có bị sốt nóng có 161 trẻ chiếm 44,97%; tiếp đến là sốt theo cơn có 34,64% thấp nhất là sốt rét run nổi vân tím da chỉ có 73 trẻ chiếm 20,39%. 5
  6. Bảng 3.2: Đặc điểm của bà mẹ trong nhóm nghiên cứu Thông tin về mẹ n Tỉ lệ % < 22 57 15,83 Tuổi mẹ ( năm ) 22 – 35 222 61,67 ≥ 36 81 22,50 Nông thôn 184 51,11 Nơi ở Thành thị 176 48,89 CĐ, Đại học 158 43,89 Trình độ học vấn ≤ TC, THPT 202 56,11 Công nhân,viên chức 179 49,72 Nghề nghiệp Nội trợ 56 15.56 Khác 125 34,72 Tình trạng hôn Có chồng 302 83,89 nhân Đơn thân 58 16,11 Tổng 360 100 Nhận xét: - Tuổi: độ tuổi của các bà mẹ chiếm tỷ lệ cao nhất là 22 – 35 tuổi có 222 bà mẹ chiếm 61,67%; độ tuổi thấp nhất là dưới 22 tuổi chỉ có 57 trường hợp chiếm 15,83%. - Nơi ở hiện tại: có đến 51,11% các bà mẹ có nơi ở là nông thôn; chỉ có 48,89% nơi ở là thành thị. - Trình độ học vấn: nhóm nghiên cứu có trình độ học vấn tương đối cao với 43,89% có trình độ cao đẳng, đại học; trên đại học chỉ có 01 mẹ chiếm 0,28%; 55,83% số bà mẹ có trình độ từ TC, THPT trở xuống. 6
  7. - Nghề nghiệp: Tỷ lệ các bà mẹ có công việc là hành chính, viên chức chiếm tương đối cao có đến 179 bà mẹ chiếm 49,72%; trong đó chỉ có 15,56% bà mẹ là ở nhà nội trợ; số còn lại 34,72% làm công việc khác. - Tình trạng hôn nhân: 302 bà mẹ đang chung sống với chồng chiếm 83,89%; chỉ có 16,11% số bà mẹ đơn thân, góa, ly hôn. 3.2. Kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ khi có con bị sốt 3.2.1 của bà mẹ về vấn đề sốt ở trẻ Bảng 3.3: Kiến thức của bà mẹ về sốt Khái niệm về sốt n Tỉ lệ % Đúng 197 54,72 Sai 163 45,28 Tổng 360 100 Nhận xét: Trong 360 bà mẹ chỉ có 197 bà mẹ trả lời đúng khái niệm về sốt khi đo thân nhiệt của trẻ trên ≥ 37,50C chiếm 54,72%; có đến 45,28% bà mẹ trả lời sai. Bảng 3.4: Cách phát hiện sốt của các bà mẹ Cách phát hiện khi trẻ sốt n Tỉ lệ % Cặp nhiệt kế 274 76,11 Sờ bằng tay 78 21,67 Không biết 8 2,22 Tổng 360 100 Nhận xét: Có đến 76,11% các bà mẹ phát hiện sốt bằng cách cặp nhiệt kế cho con; chỉ có 24,67% các bà mẹ vẫn còn phát hiện con có sốt hay không bằng phương pháp sờ bằng tay, bên cạnh đó vẫn còn 8 bà mẹ không biết cách làm thế nào để biết trẻ có sốt hay không. 7
  8. Bảng 3.5: Đánh giá chung về kiến thức sốt của bà mẹ Đánh giá kiến thức n Tỉ lệ % Đạt 307 85,28 Không đạt 53 14,72 Tổng 360 100 Nhận xét: Trong 360 bà mẹ tham gia nghiên cứu có 307 bà mẹ có kiến thức chăm sóc con sốt đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 85,28%; chỉ có 53 bà mẹ có kiến thức không đạt chiếm 14,72%. Bảng 3.6: Đánh giá về thái độ xử trí khi trẻ sốt của bà mẹ Trả lời Nội dung Không Rất không Rất đồng ý Đồng ý Không biết đồng ý đồng ý n % n % n % n % n % Sốt có thể gây nguy 235 65,28 89 24,72 28 7,78 8 2,22 0 0 hiểm ở trẻ Việc nắm vững kiến thức về sốt của trẻ liệu 276 76,67 51 14,16 20 5,56 13 3,61 0 0 có cần thiết Chăm sóc trẻ bị bệnh hoàn toàn là trách 36 10,0 51 14,17 13 3,61 30 8,33 230 63,89 nhiệm của nhân viên y tế Mẹ là người đóng vai trò quan trọng chăm 227 63,06 40 11,11 58 16,11 30 8,34 5 1,38 sóc trẻ lúc trẻ bị sốt Tuân thủ theo hướng dẫn của NVYT là việc 309 85,83 20 5,56 20 5,56 11 3,05 0 0 rất quan trọng Theo dõi các dấu hiệu bất thường của con là 317 88,06 20 5,56 16 4,44 7 1,94 0 0 việc rất quan trọng Sau khi thưc hiện trẻ không hạ sốt cần cho 175 48,61 30 8,34 108 30,0 27 7,49 20 5,56 đến các cơ sở y tế 8
  9. Nhận xét: Các bà mẹ rất đồng ý cho rằng việc theo dõi các dấu hiệu bất thường của con chiếm tỷ lệ 88,06% tiếp đó là việc tuân thủ theo hướng dẫn của NVYT chiếm tỷ 85,83% tiếp đó đến việc nắm vững các kiến thức về sốt của trẻ chiếm tỷ lệ 76,67%; việc các bà mẹ rất không đồng ý việc chăm sóc trẻ bị bệnh hoàn toàn là trách nhiệm của nhân viên y tế vẫn chiếm tỷ lệ 63,89%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là thái độ của các bà mẹ khi đã sự dụng các biện pháp hạ sốt mà con không hạ sốt thì có cần đến cơ sở y tế hay không chiểm tỷ lệ thấp nhất chỉ có 48,61%. Thái độ 26,11% Thái độ đúng Thái độ sai 73,89% Biểu đồ 3.1: Đánh giá chung về thái độ khi trẻ bị sốt của bà mẹ Nhận xét: Tỷ lệ các bà mẹ có thái độ đúng chiếm 73,89%; tỷ lệ các bà mẹ còn có thái độ sai khi trẻ bị sốt là 26,11%. 9
  10. Bảng 3.7: Đánh giá về thực hành xử trí khi trẻ sốt của bà mẹ Mức độ cho điểm STT Các bước tiến hành 2 1 0 n % n % n % Các bước tiến hành: 1. Xác định vị trí đo 238 66,11 81 22,50 41 11,39 thân nhiệt 2. Dùng khăn bông lau khô vị trí đo nhiệt độ 7 1,94 15 4,17 338 93,89 (nách,trán) trước khi đo thân nhiệt. 3. Vẩy nhiệt kế xuống dưới 360C hoặc kiểm tra 152 42,22 131 36,39 77 21,39 nút On/Off trước khi cặp nhiệt độ 4. Thời gian cặp đủ 05 phút(với nhiệt kế thủy ngân) hoặc / tiếng báo 210 58,33 22 33,89 28 7,78 Peep(với nhiệt kế điện tử) 5. Cách đọc chỉ số ở 180 50,0 146 40,56 34 9,45 nhiệt kế Tổng điểm (Mean ± 5,77 ± 1,71 SD) Nhận xét: 10
  11. - Ở bước tiến hành đo nhiệt độ; tỷ lệ các bà mẹ thực hành đúng nhất đó là xác định được vị trí đo thân nhiệt chiếm 66,11%; thấp nhất là tỷ lệ các bà mẹ không thực hiện được bước dùng khăn bông lau khô vị trí đo nhiệt độ (nách, trán) trước khi đo thân nhiệt, tỷ lệ này chiếm 93,89%. - Với tổng điểm tối đa là 10 điểm cho 5 bước thực hành; mức điểm trung bình của các bà mẹ là 5,77 ± 1,71. Thực hành đo nhiệt độ của các bà mẹ 22,50% Thực hành đúng Thực hành sai 77,50% Biểu đồ 3.3: Đánh giá chung về thực hành khi trẻ bị sốt của bà mẹ Nhận xét: Tỷ lệ các bà mẹ có thực hành đúng là 77,50%; tỷ lệ thực hành còn sai là 22,50%. 3.3. Một số yếu tố liên quan đến cách xử trí sốt của bà mẹ. Bảng 3.8: Mối liên quan giữa nghề nghiệp mẹ với kiến thức về sốt của mẹ Nghề nghiệp Kiến thức đúng Kiến thức chưa OR mẹ đúng 95% CI p* n % n % Công nhân, viên 163 53,09 16 30,19 chức 0,000 8,56 Nghề khác 144 46,91 37 69,81 4,36 – 16,80 Tổng 307 85,28 53 14,72 * Sử dụng Test 2 11
  12. Nhận xét: Đối với các bà mẹ là công nhân viên chức có tỷ lệ trả lời kiến thức về sốt đúng cao chiếm 53,09%; những bà mẹ làm nghề khác có tỷ lệ trả lời kiến thức về sốt còn chưa đúng chiếm tỷ lệ cao 69,81%; bà mẹ có nghề nghiệp là công nhân viên chức có kiến thức đúng cao hơn gấp 8,56 lần so với các bà mẹ có nghề nghiệp khác, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và 95%CI từ 4,36 – 16,80. Bảng 3.9: Mối liên quan giữa TĐHV của mẹ với kiến thức về sốt của mẹ Kiến thức đúng Kiến thức chưa OR Học vấn của đúng 95% CI p* các bà mẹ n % n % Cao đẳng, đại học 149 94,30 9 5,70 ≤ THPT 158 78,22 44 21,78 0,00 4,61 2,11 -11,08 Tổng 307 85,28 53 14,72 * Sử dụng Test 2 Nhận xét: Tỷ lệ các bà mẹ có học vấn từ THPT trở xuống có kiến thức chưa đúng rất cao chiếm 21,78% trong khi đó các bà mẹ có trình độ cao (cao đẳng, đại học trở lên) tỷ lệ kiến thức chưa đúng chỉ là 5,70% và kiến thức đúng cũng cao hơn chiếm tỷ lệ 94,30%. Trong 360 bà mẹ tham gia nghiên cứu số bà mẹ có trình độ cao đẳng, đại học có kiến thức đúng cao hơn gấp 4,61 lần so với các bà mẹ có trình độ từ THPT trở xuống, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và 95%CI từ 2,11 – 11,08. 12
  13. Bảng 3.10: Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với thái độ của mẹ về sốt Thái độ đúng Thái độ chưa p* OR Tình trạng hôn đúng 95% CI nhân n % n % Có chồng 216 71,52 86 28,48 0,02 2,5 Đơn thân 50 86,21 8 13,79 1,11 – 6,67 Tổng 266 73,89 94 26,11 * Sử dụng Test 2 Nhận xét: Các bà mẹ đơn thân có thái độ chăm sóc trẻ sốt đúng cao gấp 2,5 lần so với các bà mẹ đang sống chung cùng chồng; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và 95%CI từ 1,11 – 6,67. Bảng 3.11: Mối liên quan giữa nghề nghiệp mẹ với thực hành về sốt của mẹ Nghề nghiệp Thực hành Thực hành chưa OR đúng đúng p* 95% CI mẹ n % n % Công nhân, 149 83,24 30 16,76 viên chức 1,95 Nghề khác 130 71,82 51 28,18 0,009 1,13 – 3,36 Tổng 279 77,50 81 22,50 * Sử dụng Test 2 Nhận xét: Nghề nghiệp của các bà mẹ có liên quan đến thực hành chăm sóc trẻ bị sốt; các bà mẹ có nghề nghiệp là công nhân viên chức hoặc có đi làm sẽ có thực hành tốt hơn gấp 1,95 lần so với các bà mẹ có nghề nghiệp khác; sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và khoảng tin cậy 95% CI từ 1,13 – 3,36. 13
  14. 4. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng Nghiên cứu trên 360 bà mẹ có con bị sốt đến khám và điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Đức Giang từ ngày 01/01/2019 đến ngày 30/06/2019: Theo phân mới nhất của WHO nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ trẻ sốt như sau: trẻ bị sốt cao chiếm tỷ lệ lớn nhất có 218 trẻ chiếm 88,33%; tiếp đến là những trẻ có biểu hiện sốt chỉ có 42 trẻ chiếm 11,67%; đây là phân loại mới tuy nghiên cho kết quả tương đồng với với nghiên cứu của Phạm Hải Yến và Lương Cao Đồng cho thấy tủ lệ sốt cao chiếm 78,1%, vừa chiếm 19,5% và nhẹ chiếm 2,4% [6]; điều này có thể lý giải do đa số các bà mẹ đã áp dụng các biện pháp hạ sốt tại nhà, khi sốt cao quá không đỡ được mới cho con đi viện điều trị, dẫn đến tình trạng nhập viện các trẻ đều trong tình trạng sốt cao hoặc rất cao. Đặc điểm về tuổi: 61,67% bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi nằm trong độ tuổi từ 22-35 tuổi, độ tuổi trung bình của các bà mẹ là 28,15 ± 3,54 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 18 tuổi, lớn nhất là 44 tuổi. Có độ tuổi thấp hơn so với nghiên cứu của Đặng Thị Hà, Đoàn Thị Vân khi nghiên cứu 106 bà mẹ có con bị sốt cũng thấy tuổi trung bình là 29,10 ± 5,16; Nhỏ nhất là 18 tuổi, lớn nhất là 43 tuổi [8]. Hay nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết, Đinh Thị Thu Hường thấy tuổi trung bình của các bà mẹ là 29±5.0 tuổi [7]. Và 29.6 tuổi là kết quả nghiên cứu của tác giả Al- Eisa Y.A và cộng sự ở Riyadh, thủ đô của Ả Rập năm 2000 [9]. Khi tìm hiểu về trình độ học vấn (TĐHV) của các bà mẹ chúng tôi thấy có 43,89% các bà mẹ có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên; số bà mẹ có trình độ học vấn từ trung cấp chuyên nghiệp trở xuống chiếm 56,11% (bảng 3.2); có trình độ học vấn cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Son trình độ học vấn của các bà mẹ có có 73% bà mẹ có TĐHV từ trung cấp trở xuống trong đó: 49,3% các bà mẹ có TĐHVdưới THCS và THPT, Trung cấp chiếm 50,7% các bà mẹ. Chỉ có 27% bà mẹ có TĐHV từ Cao đẳng trở lên [10]; hay nghiên cứu của Phạm Thị 14
  15. Tuyết, Đinh Thị Thu Hường [7] thấy 74,7% các bà mẹ có TĐHV dưới trung cấp và Hồ Thị Bích, Doãn Thúy Quỳnh tỷ lệ là 75,6% [11] . 4.2. Kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ khi có con bị sốt Chúng tôi thấy rằng 54,72% các bà mẹ có khái niệm đúng về sốt (bảng 3.4); nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Son, trả lời đúng khái niệm về sốt chỉ có 25%[10]; nghiên cứu của Hồ Thị Bích và Doãn Thúy Quỳnh là 37,4% [11] và tương đương so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Anh và Nguyễn Thanh Hương tại bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh là 56,88% [12]; hai nghiên cứu cho kết quả tương đồng vì do thực hiện ở hai thành phố lớn có kiến thức của các bà mẹ tham gia nghiên cứu đều cao. Tuy vậy có đến 45,28% bà mẹ trả lời sai vì vậy chúng ta nên chú trọng đến việc truyền thông cho các bà mẹ nhằm nâng cao kiến thức của bà mẹ về sốt cũng như cách chăm sóc trẻ sốt. Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt là rất quan trọng vì nó giúp bà mẹ phát hiện, xử trí kịp thời và không làm nặng hơn tình trạng sốt ở trẻ, vì vậy chúng tôi đã đặt ra vấn đề này trong nghiên cứu của mình.Trong nghiên cứu của chúng tôi, hơn 76,11% các bà mẹ nhận biết trẻ sốt bằng cách cặp nhiệt kế; đây chũng là phương pháp đúng nhất để nhận biết trẻ có sốt hay không; chỉ có 21,67% các bà mẹ sờ bằng tay vào đầu, người trẻ để nhận biết sốt; trong khi đó nghiên cứu của Nguyễn Thị Son có đến 80% các bà mẹ nhận biết sốt bằng dấu hiệu trẻ nóng và quấy khóc [10]. Bên cạnh đó vẫn còn 8 bà mẹ không biết cách làm thế nào để biết trẻ có sốt hay không; tỷ lệ này tuy thấp nhưng cũng đáng được quan tâm, cần chú trọng quan tâm cải thiện để nâng cao kiến thức cho các bà mẹ. Trong 360 bà mẹ tham gia nghiên cứu có 307 bà mẹ có kiến thức chăm sóc con sốt đúng chiếm tỷ lệ 85,28%; chỉ có 53 bà mẹ có kiến thức không đúng chiếm 14,72%. Tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức đúng là tương đối cao chiếm tỷ lệ 85,28%; lý giải cho việc này một phần là do trình độ học vấn trong nghiên cứu của chúng tôi cao; trên 40% các bà mẹ có kiến thức 15
  16. từ cao đẳng, đại học trở lên; một phần các bà mẹ sống ở thành thị nhiều nên cập nhật kiến thức về chăm sóc con cái sẽ tốt hơn các bà mẹ ở nông thôn. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Bong WT và Tan CE nghiên cứu “Đánh giá mức độ hiểu biết và mối quan tâm về bệnh sốt ở trẻ em trong số các bậc cha mẹ có con nhỏ tại một phòng khám y tế công cộng ở Kuching, Đông Malaysia” kết quả chỉ có 26,1% người tham gia được tìm thấy có kiến thức đúng [13]. Các bà mẹ rất đồng ý cho rằng việc theo dõi các dấu hiệu bất thường của con chiếm tỷ lệ 88,06% tiếp đó là việc tuân thủ theo hướng dẫn của NVYT chiếm tỷ 85,83% tiếp đó đến việc nắm vững các kiến thức về sốt của trẻ chiếm tỷ lệ 76,67%; việc các bà mẹ rất không đồng ý việc chăm sóc trẻ bị bệnh hoàn toàn là trách nhiệm của nhân viên y tế vẫn chiếm tỷ lệ 63,89%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là thái độ của các bà mẹ khi đã sự dụng các biện pháp hạ sốt mà con không hạ sốt thì có cần đến cơ sở y tế hay không chiểm tỷ lệ thấp nhất chỉ có 48,61%. nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của của Vefik Arica ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2011 cho kết quả là 92,5% [14]; thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Son tại bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2014 và Schmitt tại Mĩ năm 1999 cho kết quả lần lượt là 99,5% và 99%.Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nannini S, Pandolfini C ở Italy năm 1998 với tỷ lệ này là 76% [15]. Sự khác nhau này có lẽ là do trong những năm gần đây, các bà mẹ được tiếp cận nhiều hơn với các phương tiện thông tin đại chúng nên kiến thức của các bà mẹ tốt hơn. Từ đó bà mẹ có thái độ quan tâm hơn đến dấu hiệu sốt và cách chăm sóc trẻ sốt. Nhiệt kế là một dụng cụ chuyên dụng để xác định nhiệt độ của cơ thể một cách rất chính xác; tỷ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi đã sự dụng nhiệt kế để đo nhiệt đô khi con bị sốt chiếm tỷ lệ tương đối cao 74,72%; cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Son chỉ có 59,5% các bà mẹ trong nghiên cứu sử dụng 16
  17. nhiệt kế để phát hiện trẻ sốt [10] hay nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết và Đinh Thị Thu Hường với 12,1% [7]. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 23,06% các bà mẹ phát hiện sốt bằng tay, tỷ lệ này ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Son là hơn 50%, đây là một cách xác định nhiệt độ theo cảm quan nên rất không chính xác nhưng nhiều bà mẹ lại dựa vào cách này để quyết định dùng thuốc hạ sốt cho trẻ dẫn đến tỷ lệ trẻ dùng thuốc hạ sốt không đúng chỉ định cao hơn so với thực tế. 4.3 Mối liên quan giữa TĐHV với kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ. Tỷ lệ các bà mẹ có TĐHV trên cao đẳng hiểu đúng về biến chứng của sốt cao nhất, thấp nhất là các bà mẹ có TĐHV dưới THCS, sự khác biệt; kết quả từ bảng 3.16 cho trình độ học vấn không có mối liên quan tới sự hiểu biết về biến chứng gây co giật của các bà mẹ; sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả này của chúng tôi tương đồng so với kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Bích, Doãn Thúy Quỳnh năm 2012 tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung Ương, tác giả nhận thấy rằng không có mối liên quan giữa TĐHV và kiến thức về biến chứng sốt của các bà mẹ [7]. Những bà mẹ làm nghề khác có tỷ lệ trả lời kiến thức về sốt còn chưa đúng chiếm tỷ lệ cao 69,81%; bà mẹ có nghề nghiệp là công nhân viên chức có kiến thức đúng cao hơn gấp 8,56 lần so với các bà mẹ có nghề nghiệp khác, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và 95%CI từ 4,36 – 16,80. Có thể cho thấy các bà mẹ có nghề nghiệp là công nhân viên chức là những người có trình độ học vấn cao hơn những bà mẹ làm nội trợ, hoặc nghề nghiệp tự do; họ sẽ có thời gian tìm hiểu và có kiến thức tốt hơn rất nhiều lần so với những bà mẹ có nghề nghiệp không ổn định. Kết luận nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Thota S Các mối tương quan độc lập của thực hành quản lý sốt kém là cha mẹ làm việc (OR: 6,28; 95% CI: 1,7-23,16) [16]. 17
  18. Nghề nghiệp của các bà mẹ có liên quan đến thực hành chăm sóc trẻ bị sốt; các bà mẹ có nghề nghiệp là công nhân viên chức hoặc có đi làm sẽ có thực hành tốt hơn gấp 1,95 lần so với các bà mẹ có nghề nghiệp khác; sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và khoảng tin cậy 95% CI từ 1,13 – 3,36. Tỷ lệ các bà mẹ có trình độ học vấn từ THPT trở xuống có thực hành chưa đúng lớn hơn các bà mẹ có trình từ cao đẳng, đại học trở lên; tỷ lệ các bà mẹ có trình độ từ THPT trở xuống có thực hành chưa đúng là 66,67%; trong khi đó các bà mẹ có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên có thái độ chưa đúng chỉ có 33,33%; Các bà mẹ có trình độ học vấn cao thức hành đúng chăm sóc con cũng như đo nhiệt độ khi con bị sốt chính xác hơn gấp 1,77 lần so với các bà mẹ có trình độ học vấn thấp, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,03 và 95%CI từ 1,02 – 3,09. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Son cũng đã đưa ra kết luận: phương pháp xác định nhiệt độ cho trẻ, chúng tôi thấy trong nhóm những bà mẹ có TĐHV từ THPT trở lên sử dụng nhiệt kế nhiều hơn so với những bà mẹ có TĐHV dưới THCS. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p
  19. 5. KẾT LUẬN 5.1. Kiến thức, thái độ và cách xử trí sốt của các bà mẹ: -Về kiến thức: Đạt: 85,28% Không đạt: 14,72%, trong đó: + Kiến về tác hại và tai biến của sốt: đúng: 75,27%, sai:24,73%; + Kiến thức về chăm sóc trẻ của các bà mẹ: đúng: 90%, sai:10%; + Kiến thức về liều lượng dùng thuốc: đúng: 86,11%, sai: 13,89%; + Có đến 76,11% các bà mẹ phát hiện sốt bằng cách cặp nhiệt kế cho con; - Về thái độ: Đạt: 73,89% Không đạt: 26,11% - Về thực hành chăm sóc trẻ sốt: vẫn còn 2,22% không biết cách phát hiện trẻ sốt; 22,50% các bà mẹ thực hành chăm sóc trẻ sốt còn sai; + 74,72 % các bà mẹ phát hiện trẻ sốt bằng nhiệt kế; + Tỷ lệ các bà mẹ thực hành đúng nhất đó là xác định được vị trí đo thân nhiệt chiếm 66,11%; 5.2. Mối liên quan giữa TĐHV với kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ: - Trình độ học vấn càng cao thì kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ sốt càng tốt - Các bà mẹ có trình độ học vấn cao thức hành đúng chăm sóc con cũng như đo nhiệt độ khi con bị sốt chính xác hơn gấp 1,77 lần so với các bà mẹ có trình độ học vấn thấp, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,03 và 95%CI từ 1,02 – 3,09 - Các bà mẹ có nghề nghiệp là công nhân viên chức có kiến thức đúng cao hơn gấp 8,56 lần so với các bà mẹ có nghề nghiệp khác, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và 95%CI từ 4,36 – 16,80. - Các bà mẹ đơn thân có thái độ chăm sóc trẻ sốt đúng cao gấp 2,5 lần so với các bà mẹ đang sống chung cùng chồng; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và 95%CI từ 1,11 – 6,67. 19
  20. 6. KIẾN NGHỊ Từ kết quả nghiên cứu thu được chúng tôi có những kiến nghị sau: 1. Cần tuyên truyền các kiến thức và cách xử trí sốt trên các phương tiện thông tin đại chúng như Tivi, đài, sách báo nhằm giúp các bà mẹ có kiến thức và cách xử trí trẻ sốt tốt hơn nhằm hạn chế các biến chứng của sốt với trẻ. 2. Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ sốt tại bệnh viện, nâng cao vai trò của nhân viên y tế, đặc biệt là các điều dưỡng viên chăm sóc trẻ tại bệnh phòng. Cụ thể hướng dẫn bà mẹ về biện pháp hạ sốt ban đầu cho trẻ, cách dùng thuốc hạ sốt, nuôi dưỡng trẻ khi trẻ sốt. Tài liệu tham khảo 1. Hoàng Trọng Kim (2006). Sốt ở trẻ em. NHI KHOA chương trình đại học. Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh tập 1, NXN Y học, Tr. 377-386 2. Kliegman (2007) Fever, Nelson Texbook of Pediatrics 18th Edition, WB Saunder Company USA 3. Kliegman (2007) Febrile Seizures, Nelson Texbook of Pediatrics 18th Edition, WB Saunder Companies USA 4. Đoàn Thị Ngọc Diệp, Bùi văn Đỡ, Nguyến Vinh Anh (2012). Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ đối với sốt cao co giật tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2. Y học TP. Hồ Chí Minh 16(1) Tr. 38-44. 5. Đặng Thị Hà, Đoàn Thị Vân (2010). Kiến thức, thái độ và hành vi của các bà mẹ có con bị sốt cao đến khám tại Bệnh viên Phúc Yên. Luận văn thạc sỹ Y khoa. ĐH Y Thái Nguyên. 6. Phạm Hải Yến, Lương Cao Đồng (2015), Nghiên cứu đặc điểm sốt của trẻ nhập viện và một số biểu hiện hành vi, kiến thức của các bà mẹ khi có con bị sốt tại khoa Nhi bệnh viện Quân Y 103. Hội nghị khoa học chào mừng 65 năm truyền thống BVQY103 – Bệnh viện Quân Y 103. 7. Phạm Thị Tuyết, Đinh Thị Thu Hường (2010), Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc trẻ sốt ở bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2008. Hội nghị khoa học Điều dưỡng Nhi khoa toàn quốc lần thứ 6 – Bệnh viện Nhi Trung ương, 173- 182. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2