intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thái độ, thực hành về mất cân bằng giới tính khi sinh và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Ninh Bình năm 2018

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành tìm hiểu thực hành về mất cân bằng giới tính khi sinh của phụ nữ 15-49 tuổi; phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Ninh Bình năm 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thái độ, thực hành về mất cân bằng giới tính khi sinh và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Ninh Bình năm 2018

  1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện tượng nam hoá trong dân số Châu Á lần đầu tiên được biết đến thông qua sự gia tăng tỷ số giới tính trong các quần thể trẻ em. Khi xem xét dân số Châu Á một cách tổng thể tỷ số giới tính ở trẻ em tăng lên trong nửa thế kỷ trở lại đây, thường xảy ra ở các quốc gia thực hiện chính sách hạn chế sinh đẻ, gia đình ít con (1-2 con) như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và một số nước Trung Á như Azecbaizan, Acmênia… Theo dự báo của Quỹ dân số Liên hiệp quốc, nếu tiếp tục tăng như vậy các năm tiếp theo sẽ tác động nặng nề đến thế hệ nam thanh niên được sinh ra sau năm 2005 vì khi bước vào độ tuổi lập gia đình vào những năm 2030 thì nhóm nam giới này sẽ dư thừa so với phụ nữ cùng lứa tuổi 10% [30]. Nếu không có can thiệp hiệu quả để giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh thì sau 20 năm nữa Việt Nam sẽ có 4,3 triệu thanh niên ít có cơ hội lấy được vợ trong nước. Dù làm tốt can thiệp để giảm mất cân bằng giới tính khi sinh thì con số đó cũng còn tới 2,3 triệu [30]. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình cũng không nằm ngoài thực trạng chung đó, tỷ số giới tính khi sinh trong thời gian gần đây đang có xu hướng tăng cao: Tỷ số giới tính khi sinh năm 2005 là 106 đến năm 2007 là 114, năm 2009 là 116 và năm 2016 là 113,3. Tình trạng này đang diễn ra ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Với xu hướng này nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời thì trong tương lai gần mất cân bằng giới tính khi sinh của Ninh Bình sẽ ngày càng tăng, làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về mất cân bằng giới tính khi sinh và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Ninh Bình năm 2018” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về mất cân bằng giới tính khi sinh của phụ nữ 15 - 49 tuổi tại tỉnh Ninh Bình, năm 2018. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về mất cân bằng giới tính khi sinh của đối tượng nghiên cứu.
  2. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Giới và bình đẳng giới Giới: Chỉ đặc điểm vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Giới chỉ những đặc điểm mà nam và nữ (về mặt xã hội) có được do quá trình học hỏi từ gia đình, nhà trường và giao tiếp xã hội chứ không phải sinh ra đã có. Bình đẳng giới: Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của chính mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó [20]. 1.1.2. Tỷ số giới tính khi sinh và mất cân bằng giới tính khi sinh Tỷ số giới tính khi sinh: Là số trẻ em trai được sinh ra còn sống trên 100 em gái được sinh ra còn sống trong một khoảng thời gian xác định, thường là một năm tại một quốc gia, một vùng hay một tỉnh. Bình thường, tỷ số này thường dao động từ 103 - 107. Mất cân bằng giới tính khi sinh: Là số trẻ em trai được sinh ra còn sống không trong giới hạn bình thường so với 100 em gái được sinh ra còn sống trong một khoảng thời gian xác định, thường là một năm tại một quốc gia, một vùng hay một tỉnh. Theo quy ước nhân khẩu học, khi tỷ số giới tính khi sinh của một quốc gia, một vùng hoặc một tỉnh/thành phố thấp hơn 103 và cao hơn 107 trở lên là có MCBGTKS. 1.2. Các quy định liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh - Tại Điều 40, khoản 7, mục b của Luật bình đẳng giới đã quy định: “Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi” là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế. - Mục 2 Điều 7 Pháp lệnh Dân số [29] năm 2003 quy định: nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. - Mục 5 Điều 7 Pháp lệnh Dân số [29] quy định: nghiêm cấm các hành vi tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những nội dung thông tin
  3. 3 có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng xấu đến công tác dân số và đời sống xã hội. - Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ- CP ngày 16/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số: nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, bao gồm: + Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: Tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh ảnh, ghi hình, ghi âm, tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi. + Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệu chứng, bắt mạch, xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào, siêu âm. + Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc, các biện pháp khác. 1.3. Thực trạng tỷ số giới tính khi sinh trên thế giới và Việt Nam Thực trạng tỷ số giới tính khi sinh trên thế giới: Trên thế giới, TSGTKS gần như ổn định từ năm 1950 đến năm 2005 ở mức (105 - 106) và không có sự chênh lệch nhiều ở các châu lục. Tuy nhiên trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX. Theo tổng kết của Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) một số nước TSGTKS đã có dấu hiệu tăng cao, châu Á là nơi có sự mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất trên thế giới trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia đứng đầu về sự mất cân bằng này. Tính đến năm 2005 đã có 12 nước và vùng lãnh thổ xảy ra tình trạng MCBGTKS (TSGTKS cao trên 107) [31]. Thực trạng tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam TSGTKS của Việt Nam được biết đến từ Tổng điều tra dân số năm 1989 và được thể hiện rõ nét từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và thông qua các cuộc Điều tra biến động dân số 01/4 hàng năm. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999, TSGTKS của năm
  4. 4 1999 là 107, tăng nhẹ so với năm 1998 (105), tuy nhiên con số này vẫn nằm ở mức chuẩn của quốc tế. Nhưng xét theo vùng, tỷ số này cao nhất tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (113), tiếp đến là Đông Nam bộ (109) và Tây Bắc (108), ba vùng này chiếm tới 40% dân số cả nước [19]. Theo kết quả Điều tra biến động dân số - KHHGĐ trong các năm 2006, 2007 và 2008 thì TSGTKS của cả nước tăng dần từ 109,8 năm 2006 lên 111,6 năm 2007 và 112,1 năm 2008. Số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, hiện tượng MCBGTKS ở nước ta đã trở thành một vấn đề xã hội thực sự lớn. Tỷ số giới tính của nhóm tuổi từ 0 - 5 tuổi là 111,5. Theo báo cáo công tác dân số - KHHGĐ giai đoạn 2011 - 2015, cả nước có đến 55 tỉnh/TP có TSGTKS cao hơn giới hạn bình thường… 1.4. Một số yếu tố liên quan đến tỷ số giới tính khi sinh Nguyên nhân mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam: + Nhóm nguyên nhân cơ bản: văn hoá truyền thống + Nhóm nguyên nhân phụ trợ: chuẩn mực xã hội + Nhóm nguyên nhân trực tiếp: Lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ Hệ lụy do mất cân bằng giới tính khi sinh gây ra: Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến tình trạng số nam nhiều hơn đáng kể so với số nữ ở độ tuổi trưởng thành, đặc biệt trong độ tuổi kết hôn và sinh đẻ. Điều này sẽ gây ra những tác động xấu đối với gia đình và xã hội, đặc biệt là đối với người vợ. Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 - 49 tuổi có chồng (đối tượng là những người mới sinh con từ năm 2013 đến thời điểm điều tra năm 2018) Tiêu chuẩn lựa chọn: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 - 49 tuổi có chồng (mới sinh con từ năm 2013 đến thời điểm điều tra năm 2018),
  5. 5 có hộ khẩu thường trú, thường xuyên sống, sinh hoạt tại 5 huyện/TP nghiên cứu. Đối tượng đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: Bao gồm những người không bình thường về tâm thần, sức khỏe (câm, điếc, mù, liệt) và những người không thường xuyên cư trú tại địa bàn nghiên cứu 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tháng 5 đến tháng 9 năm 2018 tại 5 huyện/TP trên tổng số 8 huyện/TP của tỉnh Ninh Bình gồm: Thành phố Ninh Bình, huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan (huyện miền núi), huyện Kim Sơn (huyện miền biển). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: là nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu mô tả. p.(1 − p ) n = Z 2 (1−α/ 2 )  d2 n: Cỡ mẫu nghiên cứu Z (1- α/2) hệ số giới hạn tin cậy, ứng với khoảng tin cậy 95% (α = 0,05) p=0,752: tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi, sinh con trong 24 tháng trước điều tra có biết giới tính thai nhi trước khi sinh 75,2% (Kết quả Điều tra biến động dân số - KHHGĐ 1/4/ 2010) [19]. d = Sai số mong muốn (ước tính d = 0,032) ➔ Thay vào công thức ta có cỡ mẫu n~700 Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu tầng + Chọn huyện: Chọn chủ đích: Miền núi: Huyện Nho Quan và huyện Gia Viễn. Miền biển: Huyện Kim Sơn. Vùng đồng bằng: Thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư. + Chọn xã: Ở mỗi huyện/TP chọn ngẫu nhiên 7 xã/phường/thị trấn + Chọn hộ gia đình: Ở mỗi xã/phường/thị trấn chọn 20 hộ gia đình để điều tra: Trong danh sách tổng hợp tiến hành chọn ngẫu nhiên đơn hộ gia đình theo phương pháp cổng liền cổng cho đến khi đủ số lượng mẫu nghiên cứu.
  6. 6 2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin Bộ câu hỏi phỏng vấn để phỏng vấn thông tin chung, kiến thức, thực hành của đối tượng nghiên cứu. 2.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu: Biến số, chỉ số theo 2 mục tiêu nghiên cứu. 2.4. Phân tích và xử lý số liệu Nhập liệu bằng phần mềm Epi Data 3.1. Số liệu được làm sạch và mã hóa trước khi phân tích. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 2.5. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức Trường Đại học Thăng Long thông qua. Nghiên cứu được sự đồng ý của lãnh đạo địa phương, Trung tâm Dân số - kế hoạch hoá gia đình tỉnh Ninh Bình. 2.6. Hạn chế nghiên cứu Từ năm 2011, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã triển khai Đề án “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh”. Đến nay đã triển khai tại 145 xã, phường thị trấn với mục đích tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao kiến thức của người dân về hậu quả của MCBGTKS. Vì vậy trong cuộc nghiên cứu này sẽ có nhiều người đã có những hiểu biết nhất định về vấn đề MCBGTKS, do vậy trong cuộc phỏng vấn họ trả lời cố gắng để tỏ ra mình có kiến thức đúng về vấn đề này nên ảnh hưởng nhiều đến các câu trả lời liên quan đến thực hành lựa chọn giới tính thai nhi. Bên cạnh đó còn hạn chế đó là không gian và thời gian phỏng vấn. Không gian phỏng vấn chủ yếu tại hộ gia đình nên không gian cuộc phỏng vấn bị ảnh hưởng bởi những người trong gia đình. Về thời gian, đối tượng tham gia cuộc phỏng vấn chủ yếu là những đối tượng trong độ tuổi lao động và là lao động chính của gia đình nên khi điều tra viên đến nhà họ thường vắng nhà vì vậy các cuộc phỏng vấn phải tranh thủ vào buổi trưa nên hạn chế về mặt thời gian để khai thác các thông tin.
  7. 7 Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về mất cân bằng giới tính khi sinh của phụ nữ 15 - 49 tuổi tại tỉnh Ninh Bình, năm 2018 51,1 35,9 Tỷ lệ % 13 1 con 2 con ≥ 3 con Biểu đồ 3. 1. Số con hiện có của đối tượng nghiên cứu Biểu đồ 3.1. cho thấy đối tượng nghiên cứu hiện có 02 con chiếm 51,1%. đối tượng có 01 con chiếm 35,9% và có từ 3 con trở lên chiếm 13,0%. 47,0% 53,0% Trai Gái Biểu đồ 3. 2. Giới tính con sinh ra lần gần đây nhất (n=700) Kết quả cho thấy đối tượng nghiên cứu sinh con gần đây nhất chủ yếu là con trai chiếm 53%, con gái chiếm 47%. ▪ Kiến thức về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh Bảng 3. 1. Nghe nói về “Mất cân bằng giới tính khi sinh” (n=700) Nghe nói về MCBGTKS Số lượng Tỷ lệ (%) Đã nghe nói 623 89,0 Chưa từng nghe bao giờ 77 11,0 Chung 700 700 Phần lớn đối tượng đã từng nghe nói về MCBGTKS là 89,0%.
  8. 8 Bảng 3. 2. Biết về dịch vụ chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi tại địa phương (n=700) Biết các dịch vụ hiện có tại địa phương Số lượng Tỷ lệ (%) Siêu âm để phát hiện giới tính thai nhi 631 90,1 Phá thai 331 47,3 Tư vấn sinh con theo ý muốn 18 2,6 Dịch vụ phổ biến các phương pháp sinh 14 2,0 con theo ý muốn Khác 57 8,1 Dịch vụ siêu âm chẩn đoán giới tính trước sinh tại địa phương chiếm tỷ lệ cao 90,1%, dịch vụ phá thai 47,3%. tư vấn sinh con theo con ý muốn và phươn pháp sinh con theo ý muốn 2-2,6%. Bảng 3. 3. Biết cách sinh con theo ý muốn (n=700) Biết cách sinh con theo ý muốn Số lượng Tỷ lệ (%) Có 57 8,1 Không 643 91,9 Chung 700 100 Đôi tượng biết cách sinh con theo ý muốn chiếm 8,1%, phần lớn đối tượng chưa biết cách sinh con theo ý muốn 91,9%. Bảng 3. 4. Kiến thức về hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (n=700) Kiến thức Số lượng Tỷ lệ (%) Có 489 69,9 Không 211 30,1 Chung 700 100 Phần lớn đối tượng có kiến thức về hậu quả của tình trạng MCBGTKS 69,9%. ▪ Thái độ về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh ▪ Thực hành về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh ▪ 3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh - Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về mất cân bằng giới tính khi sinh
  9. 9 Bảng 3. 5. Mối liên quan giữa trình độ học vấn, tuổi của đối tượng với kiến thức từng nghe nói đến “Mất cân bằng giới tính khi sinh” Nghe nói đến vấn Đã từng Chưa từng OR (95%CI) p đề MCBGTKS (n=623) (n=77) Đặc điểm SL % SL % Trình độ học vấn Từ THPT trở lên 500 89,0 62 11,0 0,98 0,96 Dưới THPT 123 89,1 15 10,9 (0,50-1,82) Nhóm tuổi ≤ 29 tuổi 303 86,3 48 13,7 1 30 – 39 tuổi 243 90,3 26 9,7 1,48 (0,87-2,56) 0,13 40 – 49 tuổi 77 96,3 3 3,7 4,07 (1,25-20,9) 0,01 Tỷ lệ đã từng nghe nói đến vấn đề MCBGTKS ở đối tượng 40-49 tuổi cao gấp 4,07 lần so với nhóm đối tượng dưới 29 tuổi (95%CI: 1,25-20,90), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với pTHPT trở lên 402 71,5 160 28,5 1,47 0,06 Dưới THPT 87 63,0 51 37,0 (0,97-1,21) Nhóm tuổi ≤ 29 tuổi 246 70,1 105 29,9 1 30 – 39 tuổi 183 68,0 86 32,0 0,91 (0,64-1,3) 0,58 40 – 49 tuổi 60 75,0 20 25,0 1,28 (0,72-2,36) 0,38 Không có sự liên quan giữa trình độ học vấn, nhóm tuổi của đối tượng với việc có kiến thức đúng về hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
  10. 10 Bảng 3. 7. Mối liên quan giữa trình độ học vấn, tuổi của đối tượng với kiến thức về các quy định liên quan đến việc nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi Biết các quy Có Không OR (95%CI) p định liên (n=230) (n=470) quan SL % SL % Đặc điểm Trình độ học vấn >THPT 195 34,7 367 65,3 1,56 0,04 Dưới THPT 35 25,4 103 74,6 (1,01-2,46) Nhóm tuổi ≤ 29 tuổi 101 28,8 250 71,2 1 30 – 39 tuổi 107 39,8 162 60,2 1,63 (1,15-2,32)
  11. 11 Bảng 3. 9. Mối liên quan giữa trình độ học vấn, tuổi của đối tượng và việc áp dụng phương pháp lựa chọn giới tính Áp dụng Có Không OR (95%CI) p Đặc điểm (n=56) (n=644) SL % SL % Trình độ học vấn Dưới THPT 18 13,0 120 87,0 2,07 0,01 >THPT 38 6,8 524 93,2 (1,07-3,86) Nhóm tuổi ≤ 29 tuổi 41 11,7 310 88,3 2,51 (0,87-9,94) 0,08 30 – 39 tuổi 11 4,1 258 95,9 0,81 (0,23-3,59) 0,72 40 – 49 tuổi 4 5,0 76 95,0 1 Tỷ lệ áp dụng phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi ở đối tượng có trình độ học vấn dưới THPT cao gấp 2,07 lần (95%CI: 1,07-3,86) so với nhóm có trình độ học vấn THPT trở lên. mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p
  12. 12 Chương IV. BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của đối tượng nghiên cứu về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh Kiến thức về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh Dân số và phát triển là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người từng gia đình và của toàn xã hội. Mất cân bằng giới tính khi sinh đang là một vấn đề nóng bỏng của nước ta hiện nay. Đây là một trong những vấn đề được quan tâm, ưu tiên trong công tác dân số - KHHGĐ trong mấy năm trở lại đây. Tỉnh Ninh Bình là một trong nhiều tỉnh thành trong cả nước được triển khai đề án “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh” theo Quyết định 468/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/3/2016 về việc phê duyệt đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025. Trước đây là triển khai hoạt động đề án "Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh", hoạt động được ưu tiên chính là công tác tuyên truyền, cung cấp kiến thức cho người dân nhằm nâng cao kiến thức về các vấn đề MCBGTKS. Phần lớn đối tượng được hỏi cho rằng các thông tin về dân số - KHHGĐ được chuyển tải qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua các hình thức khác có nội dung phù hợp và bình thường. Đối tượng đánh giá về chương trình dân số - KHHGĐ là phù hợp ở nhóm I là 94 người chiếm tỷ lệ 33,6%, nhóm II có 77 người chiếm tỷ lệ 55% và nhóm III có 108 người chiếm tỷ lệ 38,6%. Đối tượng đánh giá về chương trình dân số - KHHGĐ là bình thường ở nhóm I là 148 người chiếm tỷ lệ 52,8%, nhóm II có 51 người chiếm tỷ lệ 36,4% và nhóm III có 132 người chiếm tỷ lệ 47,1%. Đối tượng đánh giá về chương trình dân số - KHHGĐ là rất phù hợp ở nhóm I là 36 người chiếm tỷ lệ 12,9%, nhóm II có 6 người chiếm tỷ lệ 4,3% và nhóm III có 4 người chiếm tỷ lệ 1,4%. Nguồn cung cấp các thông tin về dân số - KHHGĐ cũng rất phong phúc, đa dạng, tuy nhiên nguồn cung cấp thông tin về dân số -
  13. 13 KHHGĐ nhiều nhất là từ các cuộc nói chuyện chuyên đề tại các địa bàn chiếm 49,3%. Internet là 45% và từ cán bộ dân số chiếm 43,6%, tiếp đến là các buổi họp chiếm 35,3%. loa truyền thanh xã là 27,7%. truyền hình là 26,7%...Cộng tác viên dân số là những người có tinh thần trách nhiệm, có uy tín trong cộng đồng với vai trò là người theo dõi công tác dân số tại địa bàn, là những tuyên truyền, vận động đối tượng thực hiện công tác dân số - KHHGĐ. Với tinh thần “đến từng nhà, rà từng ngõ” họ đã mang đến kiến thức thông tin về dân số - KHHGĐ cho từng đối tượng, từng gia đình. Bên cạnh đó, hàng năm, công tác truyền thông của ngành dân số đã phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để xây dựng các chuyên trang, chuyên mục đăng tải các thông tin kiến thưc, hoạt động liên qua của công tác dân số - KHHGĐ để phát trên các phương tiện truyền thông đại chúng từ tỉnh đến cơ sở. Tại các xã, ban dân số xã phối hợp với đài truyền thanh xã hàng tháng có các tin bài về các vấn đề, kiến thức, nội dung của công tác dân số để phát trên hệ thống loa truyền thanh 3 cấp. Bên cạnh đó các buổi họp thôn xóm cũng đã lồng nội dung dân số vào để cung cấp đến mọi đối tượng. hoạt động truyền thông giáo dục về dân số - KHHGĐ là sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể, sự quan tâm vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền đặc biệt là công tác truyền thông đại chúng qua đài, báo chí, phim ảnh..., đây là những loại hình truyền thông rất hữu ích và có hiệu quả. Các phương tiện thông tin đại chúng ngày nay đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền tải thông tin cung cấp kiến thức về dân số - KHHGĐ tới mọi tầng lớp nhân dân tại cộng đồng. Bên cạnh đó việc cung cấp kiến thức cho lãnh đạo đảng, chính quyền và các chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng cũng được ngành dân số đặc biệt quan tâm. Họ là những người có ảnh hưởng rất lớn trong cộng đồng, thông qua việc cung cấp kiến thức và nâng cao kiến thức cho nhóm đối tượng này sẽ giúp cho công tác truyền thông vận động của công tác dân số nói chung và vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ thuận lợi. Mặc dù nguồn cung cấp thông tin có rất nhiều nhưng vẫn có đến 11% số đối tượng được hỏi chưa từng nghe về vấn đề MCBGTKS. Có 89% số đối tượng đã từng nghe nói về MCBGTKS. Trong đó ở nhóm I chiếm tỷ lệ 88,9%, nhóm II chiếm tỷ lệ 90,0% và nhóm III chiếm tỷ lệ 88,6%. đối tượng chưa từng nghe nói về MCBGTKS ở nhóm I chiếm
  14. 14 tỷ lệ 11,1%, nhóm II chiếm tỷ lệ 10,0% và nhóm III chiếm tỷ lệ 11,4%. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi được hỏi về các dịch vụ chẩn đoán lựa chọn giới tính thai nhi tại địa phương thì chủ yếu mọi người biết về dịch vụ siêu âm chiếm tỷ lệ 90,1%, tiếp đến là dịch vụ phá thai chiếm 47,2%. Điều này chứng tỏ dịch vụ siêu âm chẩn đoán giới tính thai nhi rất phát triển, bao phủ được nhiều nơi và được nhiều người biết đến. Việc tiếp cận các dịch vụ này được người dân đánh giá là dễ tiếp cận chiếm 89,8%, chỉ có 11,2% cho rằng không dễ dàng tiếp cận. Hậu quả của MCBGTKS sẽ rất nặng nề nếu như không kiểm soát kịp thời. Sự gia tăng TSGTKS sẽ ảnh hưởng nặng nề tới cấu trúc giới tính của dân số cả nước. Những tác động của nó sẽ ảnh hưởng tới các bé trai được sinh ra sau năm 2006 và bước vào độ tuổi lập gia đình vào thập kỷ 30 của thế kỷ 21: Nhóm nam giới này sẽ dư thừa so với phụ nữ cùng lứa tuổi. Đến năm 2035, dự báo mức dư thừa nam giới trưởng thành sẽ chiếm 10% tổng số nam giới và thậm chí còn cao hơn nếu TSGTKS không trở lại mức sinh học bình thường trong hai thập kỷ nữa. Tác động chính của hiện tượng MCBGTKS sẽ liên quan tới quá trình hình thành và cấu trúc gia đình, đặc biệt là hệ thống hôn nhân. Nam giới trẻ tuổi sẽ bị dư thừa so với tỷ lệ nữ giới đang giảm dần trong cùng một thế hệ, kết quả là họ có thể phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi tìm kiếm bạn đời. Trì hoãn hôn nhân trong nam giới hoặc tỷ lệ sống độc thân là những khả năng có thể xảy ra . Tỷ lệ nam giới sống độc thân sẽ không thể duy trì được gia đình phụ hệ truyền thống. Một trong những vấn đề được đề cập nhiều là “sức ép hôn nhân”. Ở những nơi ít phụ nữ sẽ không đủ cô dâu cho các chủ rể, đây được coi là vấn đề nghiêm trọng đã xảy ra ở Trung Quốc, Ấn Độ và ngay cả Việt Nam và sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia khác khi lựa chọn giới tính vẫn tiếp tục và tỷ số giới tính khi sinh duy trì ở mức cao. Trong những xã hội mà việc kết hôn và sinh con là điều hiển nhiên và là gốc rễ quan trọng để xác định vị thế xã hội. Thiếu cơ hội kết hôn sẽ đẩy nam giới vào thế yếu, đặc biệt những người đàn ông nghèo, học vấn thấp và sống ở nông thôn. Các chuyên gia đã chỉ ra có sự liên quan giữa tăng tỷ số giới tính với bạo lực xã hội và cho rằng việc tăng số lượng người đàn ông nghèo và chưa kết hôn có thể dẫn đến tăng tội phạm và bất ổn xã hội.
  15. 15 Qua nghiên cứu cho thấy có 489 đối tượng trả lời biết về hậu quả của tình trạng MCBGTKS chiếm tỷ lệ 69,9%. ở nhóm I là 72,5%. nhóm II là 72,9. Nhóm III là 65,7. Có 211 đối tượng trả lời không biết chiếm tỷ lệ 30,1%. ở nhóm I là 27,5%. ở nhóm II là 27,1%. ở nhóm III là 34,3%. Bảng 3.15. Cho thấy đối tượng biết nhiều đến hậu quả của MCBGTKS sẽ làm ảnh hưởng đến các em nam khi đến độ tuổi kết hôn, ở nhóm I là 59,6%, nhóm II là 55% và nhóm III là 35,2%. đối tượng biết đến hậu quả là làm tăng sự bất ổn xã hội ở nhóm I là 13,6%, nhóm II là 37,1% và nhóm III là 19,9%. tiếp đến là các hậu quả khác như ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của kinh tế gia đình. ảnh hưởng tới sức khỏe của người phụ nữ. sẽ gây ra sự ngược đãi phụ nữ và trẻ em gái. - Thái độ về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh Có đến 39,1% số đối tượng được hỏi muốn sinh thêm con, chủ yếu nhóm dưới 29 tuổi. trong đó nhóm I chiếm tỷ lệ 41,4%, nhóm II chiếm tỷ lệ 30,7% và nhóm III chiếm tỷ lệ 41,1%. Đối tượng nghiên cứu không có ý định sinh thêm con chiếm tỷ lệ 60,9 % trong đó nhóm I chiếm tỷ lệ 58,6%, nhóm II chiếm tỷ lệ 69,3% và nhóm III chiếm tỷ lệ 58,9%. đối tượng muốn sinh thêm con là do muốn có đông con: Nhóm I chiếm 27,6%. nhóm II chiếm 53,4%. nhóm III chiếm 65,2% và có 37,8% là muốn có con gái và 19,1% là muốn có con trai. Bởi vì tỷ lệ các cặp vợ chồng trong nghiên cứu hầu hết đã có con trai và tỷ lệ con trai chiếm cao ngay từ lần sinh thứ nhất. Với mong muốn có đông con và con theo ý muốn nên 8,9% các cặp vợ chồng - đối tượng nghiên cứu có ý định phá thai khi có thai không mong muốn ở nhóm I,II,II là ( 4,3%, 12,8% , 11,4% ) sự khác biệt giữa nhóm I, nhóm III với nhóm II có ý nghĩa thống kê với p < 0,005. đối tượng không có ý định phá thai khi có thai không mong muốn ở nhóm I chiếm tỷ lệ 95,7%, nhóm II chiếm tỷ lệ 87,2% và nhóm III chiếm tỷ lệ 88,6%, sự khác biệt giữa nhóm I, nhóm III với nhóm II có ý nghĩa thống kê với p < 0,005. Đối tượng nghiên cứu trả lời lý do không phá thai khi có thai không mong muốn cho rằng sợ việc phá thai ảnh hưởng đến sức khoẻ ở nhóm I là 57,4%, nhóm II là 70,5%, nhóm III là 64,5%. Lý do là con đầu lòng nhóm I là 9,3% , nhóm II là 19,7%, nhóm III là 37,1 và lý do về mặt tôn giáo nhóm I chiếm tỷ lệ 25,0%, nhóm II chiếm 9,0%, nhóm III chiếm 1,2%. Lý do khác nhóm I là 7,8%, nhóm II là 3,3%, nhóm
  16. 16 III là 3,2. Như vậy, để phòng tránh việc có thai ngoài ý muốn cần phải sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, hợp lý đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho mọi người nhất là phụ nữ 15- 49 tuổi để tránh phá thai gây nhiều hậu quả xấu. Để đánh giá quan điểm của đối tượng nghiên cứu về một gia đình hạnh phúc gồm những yếu tố nào, chúng tôi đã dùng bộ câu hỏi có nhiều phương án trả lời. Đối tượng đánh giá về tiêu chuẩn của một gia đình hạnh phúc tập trung phần lớn vào 3 nội dung là có đủ 2 con để có điều kiện chăm sóc, giáo dục lần lượt ở các nhóm I. II. III là ( 38,9%. 48,6%. 75,7%). con cái chăm ngoan học giỏi ( 22,9%. 57,9%. 80,7%). kinh tế dư dật (36,4%. 35,7%. 35,0%). các thành viên quan tâm đến nhau (12,1%. 15,7%. 29,3%).Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có hạnh phúc, bền vững thì xã hội mới phát triển được. Bởi vậy việc tuyên truyền bình đẳng giới trong mỗi gia đình hiện nay là việc hết sức quan trọng trong đó cần có sự đồng thuận, quan tâm vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền và của chính người dân tại cộng đồng. Để hạn chế tình trạng MCBGTKS hiện nay, chúng ta cần tập trung vào một số điểm trọng tâm như thay đổi quan niệm về vai trò của con trai và con gái. Đề cao giá trị bé gái, đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện luật bình đẳng giới, luật hôn nhân và gia đình... cải thiện hệ thống an sinh xã hội như chính sách bảo hiểm cho người cao tuổi, xây dựng các trung tâm chăm sóc người cao tuổi... kiểm soát các dịch vụ y tế có thể bị lạm dụng cho việc lựa chọn giới tính thai nhi. Cần có chế tài phù hợp, cam kết của các cơ sở làm dịch vụ... tuyên truyền sâu rộng về nguyên nhân, hậu quả của tình trạng MCBGTKS. - Thực hành về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh Mong muốn có đứa con theo giới tính mong muốn không phải là một điều mới mẻ. Một loạt những phương pháp được nhiều đối tượng tham gia nghiên cứu đưa ra như: sử dụng thuốc dân tộc, chế độ dinh dưỡng, đi xem bói…Tuy nhiên ngày nay những phương pháp “truyền thống” để sinh con theo giới tính mong muốn đã được áp dụng cùng với sự phát triển của ngành y như: nếu các cặp vợ chồng quan hệ tình dục ngay sau khi trứng rụng, xác suất có con trai sẽ cao hơn. hoặc thay đổi môi trường âm đạo để có thể làm tăng khả năng thụ thai là con trai. Điều này khiến nhiều cặp vợ chồng sử dụng que thử trứng và siêu âm
  17. 17 để xác định thời điểm rụng trứng một cách chính xác. hoặc ăn những món ăn được cho là giúp thay đổi môi trường âm đạo theo ý muốn…Bên cạnh đó công nghệ siêu âm với khả năng phát hiện giới tính thai nhi xuất hiện đúng vào thời điểm mức sinh giảm mạnh nhưng con trai vẫn tiếp tục được mong đợi, thậm chí còn được khao khát mãnh liệt hơn khi các cặp vợ chồng chấp nhận quy mô gia đình nhỏ. Siêu âm xác định giới tính thai nhi đã giúp các gia đình thực hiện hành vi sinh đẻ của mình nhằm sinh bằng được con trai. Nhu cầu được biết giới tính thai nhi trước sinh của khách hàng nhờ dich vụ của máy siêu âm đã tạo áp lực lớn đối với những người cung cấp dịch vụ. Đi kèm với xu hướng tư nhân hóa ngày càng mạnh là sự cạnh tranh gay gắt giữa các cơ sở y tế, nhất là các cơ sở y tế tư nhân. Kết quả là các cơ sở y tế buộc phải đầu tư ngày càng nhiều cho phương tiện khám chữa bệnh. Trong mối quan hệ cung – cầu như vậy, xu hướng thương mại hóa dịch vụ siêu âm là không tránh khỏi. Theo điều tra cho thấy đối tượng biết cách sinh con theo ý muốn chiếm tỷ lệ 8,1% trong đó nhóm I chiếm tỷ lệ 11,1%, nhóm II chiếm tỷ lệ 7,1% và nhóm III chiếm tỷ lệ 5,7%. đối tượng không biết cách sinh con theo ý muốn chiếm tỷ lệ 91,9% trong đó nhóm I chiếm tỷ lệ 88,9%, nhóm II chiếm tỷ lệ 92,9% và nhóm III chiếm tỷ lệ 94,3%. Có đến 96,7% đối tượng khi mang thai đều biết trước giới tính của thai nhi. Hiện nay tỷ lệ chung của toàn quốc là 80%. Để sinh con theo ý muốn thì phương pháp mà đối tượng nghiên cứu áp dụng đó là tính thời điểm quan hệ vợ chồng ở nhóm I chiếm tỷ lệ 81,3%, nhóm II là 100% và nhóm III chiếm tỷ lệ 100%. bằng cách thực hiện chế độ ăn ở nhóm I không ai thực hiện. nhóm II chiếm tỷ lệ 66,7% và nhóm III chiếm tỷ lệ 33,3%. uống thuốc nam – bắc: nhóm I là 18,8%. nhóm II là 50% và nhóm III là không ai áp dụng. Không có ai thực hiện việc lọc tinh trùng và thụ tinh nhân tạo ở cả 3 nhóm nghiên cứu. Kết quả trên đã cho thấy việc thực hiện Nghị định 104/NĐ-CP/2006, Nghị định 176/2003/NĐ-CP và các quy định của Bộ Y tế về việc nghiêm cấm các dịch vụ xác định giới tính thai nhi và nạo phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính thai nhi chứng tỏ ít hiệu quả hơn mong đợi. Lý do chính của tình trạng này là do thiếu các biện pháp để giám sát và các chế tài để xử lý các vi phạm, việc kiểm soát khu vực y tế tư nhân còn yếu, nhiều cán bộ y tế còn chưa kiến thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc mất cân bằng giới tính khi sinh.
  18. 18 Các đối tượng biết được cách để áp dụng phương pháp sinh con theo ý muốn chủ yếu là qua đọc sách báo tài liệu 64,9%. qua trao đổi là 42,1% và qua phương tiện truyền thông đại chúng là 40,4%. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc tìm kiếm thông tin qua mạng và qua sách báo tài liệu rất thuận tiện. Bên cạnh đó việc giám sát, kiểm tra quản lý nội dung của các ấn phẩm, cơ sở in ấn tài liệu chưa thực hiện tốt, nên các thông tin, ấn phẩm liên quan đến việc lựa chọn giới tính khi sinh rất phổ biến và dễ tìm. Cùng với đó các phòng khám, các cơ sở y tế tư nhân ngày càng nhiều đã tạo điều kiện cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân thuận lợi hơn trong đó công tác tư vấn điều trị cũng phát triển không ngừng và việc tư vấn cho khách hàng làm sao để sinh ra đứa con mong muốn cũng là việc làm thường xuyên tại các cơ sở này. Kết quả trên cho thấy việc đa dạng hóa các phương pháp mà đối tượng áp dụng nhằm đạt được giới tính của đứa con theo mong muốn. Mặc dù đã có những quy định rõ ràng trong việc nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức nhưng việc y bác sỹ và khách hàng có sự đồng thuận với nhau trong việc giám định về giới tính của thai nhi là điều không thể tránh khỏi và rất khó kiểm soát. 4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của đối tượng nghiên cứu về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh Tại Việt Nam nói chung, tỉnh Ninh Bình nói riêng áp lực đối với phụ nữ phải có con trai vẫn còn tồn tại và phổ biến ở một số vùng. Có đến 31,0% đối tượng tham gia nghiên cứu cho rằng có áp lực phải sinh con trai trong lần sinh gần đây. Cũng trong nghiên cứu đối tượng cho rằng yếu tố làm MCBGTKS chủ yếu là do quan niệm để “có nếp có tẻ” chiếm 52,4% trong đó nhóm I là 30,4%, nhóm II là 60,0% và nhóm III là 70,7%. phải có con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên là 31,7%, tại nhóm I, II, III lần lượt là 47,8%. 28,6% và 17,1%. do các yếu tố khác như chính sách đẻ ít con, có con trai để chăm sóc nuôi dưỡng khi già yếu, phong tục tập quán tại địa phương, áp lực từ gia đình, dòng họ, cộng đồng, điều kiện kinh tế gia đình khá giả, để “có nếp có tẻ” cũng chiếm tỷ lệ từ 18,1% đến 31,9%, bên cạnh đó còn có những lý do khác là để dự phòng trong trường hợp có 2 người con trai nếu có vấn đề xảy ra thì vẫn còn 1 người. Chính vì thế việc các gia đình lựa chọn giới tính thai nhi là không thể tránh khỏi, vẫn còn 8% đối tượng được hỏi có áp dụng các phương pháp
  19. 19 lựa chọn giới tính thai nhi ở lần sinh gần đây nhất trong đó phần lớn là lựa chọn tính thời điểm quan hệ vợ chồng và thực hiện chế độ ăn, có đến 98,2% thai phụ biết trước giới tính thai nhi bằng phương pháp siêu âm (Bảng 3.22). Sự phát triển không ngừng của khoa học trong đó có ngành Y và đặc biệt là dịch vụ siêu âm ngày càng phát triển, sẵn có, dễ tiếp cận là điều kiện thuận lợi để các bà mẹ biết được sự phát triển thai nhi cũng như kiểm soát các dị tật trong quá trình mang thai nhưng cũng là phương tiện giúp cho các cặp vợ chồng biết trước giới tính thai nhi là trai hay gái đang rất phổ biến. Một phần nguyên nhân của việc lựa chọn giới tính thai nhi tại tỉnh Ninh Bình là do việc thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ hiện nay chưa có những chế tài xử lý đủ mạnh, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh đã được triển khai nhưng chưa được đầu tư đúng mức, người dân tại cộng đồng tuy đã được nghe, được tư vấn nhưng vẫn còn chưa hiểu hoặc cố tình không hiểu nhằm đạt mục đích ( sinh thêm con trai) nên kết quả đạt được vẫn còn thấp. Theo điều tra của UNFPA trong “Sự ưa thích con trai ở Việt Nam - Ước muốn thâm căn và công nghệ tiên tiến ” đã chỉ ra rằng: Chuẩn mực quy mô gia đình nhỏ được chấp nhận rộng rãi trong dân cư, cơ cấu giới lý tưởng của gia đình nhưng được mô tả lại không giống với “gia đình kiểu mẫu” được tuyên truyền bởi nhà nước. Theo quan điểm của cộng đồng họ lại rất quan tâm đến giới tính của đứa con. Hầu hết các cặp vợ chồng, điều đặc biệt quan trọng là có ít nhất một đứa con trai. “Gia đình kiểu mẫu” mà họ mô tả phải bao gồm một đứa con trai và một đứa con gái. lý tưởng nhất là sinh đứa con trai đầu lòng. Bởi vì như vậy mọi áp lực và sự không chắc chắn sẽ không bao vây cuộc sống của họ nếu đứa con đầu lòng là gái. Khi được hỏi các yếu tố nào tác động đến tỷ số giới tính khi sinh, có đến 52,4% cho rằng để "có nếp có tẻ". 31,7% đối tượng được hỏi cho rằng do quan niệm có con trai để nối dõi tông đường và duy trì nòi giống. Ta thấy thuật ngữ “dòng dõi” hoặc “dòng giống” gia đình phản ánh vai trò chủ đạo của đàn ông trong chế độ thân tộc này. Thông qua “giống” mà “dòng dõi” gia đình được tiếp nối từ tổ tiên đến con cháu đời sau. Người con trai là sự kết nối các cá nhân của thế hệ trước và thế hệ sau để trở thành một cộng đồng đông đúc của gia đình, dòng họ. Sự tồn tại của người con trai trong gia đình chỉ là một mắt xích trong một chuỗi chung, người con trai phải tưởng nhớ tổ tiên mình, phải thờ cúng tổ tiên và
  20. 20 phải tiếp nối dòng tộc bằng cách sinh được ít nhất một đứa con trai để đảm bảo rằng có người sẽ đảm nhiệm các nghĩa vụ của anh ta trong tương lai. Đó là những quan niệm đã in đậm vào tâm thức những người dân Việt Nam từ xưa đến nay, đặc biệt tỉnh Ninh Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo đậm nét, tư tưởng đó vẫn tồn tại và ảnh hưởng đến việc lựa chọn giới tính thai nhi. 31,9% cho rằng là do áp lực từ gia đình, dòng họ và cộng đồng. Áp lực từ gia đình và cồng đồng cũng là một yếu tố quyết định đến việc muốn sinh con trai của các cặp vợ chồng. Áp lực từ phía gia đình thường đặt lên vai những người phụ nữ. Giá trị của người phụ nữ phụ thuộc vào đứa con mà chị ta sinh ra và giới tính của đứa con là chỉ báo của sự thành công. Nếu không có con trai thì họ có nguy cơ mất chồng cao hơn. Còn đối với áp lực cộng đồng thì nam giới lại là đối tượng chính. Áp lực này thường ở dạng châm chọc hay những nhận xét làm giảm giá trị, hay làm người nghe cảm thấy bị xúc phạm và mất mặt trước người khác. Có câu thành ngữ “Bố vợ phải đấm” để chế giễu những người chỉ có con gái, hay trong các dịp cỗ bàn của dòng họ những người chỉ có con gái thường bị trêu đùa là phải ngồi mâm dưới dùng với các thành viên có cấp bậc thấp hơn trong gia đình. Điều này gây áp lực khiến người đàn ông phải làm mọi cách để có con trai. Bên cạnh đó một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm sinh con trai hay con gái đó là việc chăm sóc cha mẹ khi về già. Theo kết quả điều tra của Tổng điều tra dân số và nhà ở thì số người ở độ tuổi 60 trở lên sống chung với con cháu chiếm tỷ lệ lớn. Phổ biến là trường hợp các cha mẹ già sống với con trai. Với những người già người con trai vô cùng quan trọng. Bởi vì trong một xã hội nguồn an sinh của của người già chủ yếu đến từ gia đình và phụ thuộc vào con cái do đó nếu không có con trai, tương lai của cha mẹ khi về già có thể rất bấp bênh. Theo quan điểm của các bậc cha mẹ trách nhiệm của người con trai và con dâu không chỉ ở việc hỗ trợ kinh tế mà còn cả chăm sóc và trả các chi phí chăm sóc sức khoẻ khi cha mẹ già và ốm yếu. Vì con gái sau khi kết hôn phải sống bên gia đình bên chồng nên không thể chăm sóc cha mẹ được. Đây là do mô hình cư trú bên nội/nhà chồng ảnh hưởng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1