intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ tại Bệnh viện Vinmec năm 2019 và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn với mục tiêu đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ tại Khoa Nhi 2, Bệnh viên Vinmec năm 2019; phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ tại Bệnh viện Vinmec năm 2019 và một số yếu tố liên quan

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN THỊ NỮ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ TẠI BỆNH VIỆN VINMEC NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN THỊ NỮ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ TẠI BỆNH VIỆN VINMEC NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8720701 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Xuân Tùng Hà Nội – 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành được luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: - Quý Thầy cô trong Ban Giám hiệu Trường Đại học Thăng Long - Quý Thầy cô trong Ban đào tạo sau đại học Đại học Thăng Long - Quý Thầy cô trong Khoa Khoa học sức khỏe Trường Đại học Thăng long - Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Thăng Long Về sự quan tâm và giúp đỡ tận tình cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Xuân Tùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi để luận văn này được hoàn thành. Xin chân thành cảm ơn - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City - Khoa Nhi 2, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City - Các đồng nghiệp trong Khoa Nhi 2 Đã chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin được cảm ơn tất cả các bệnh nhi cùng các bà mẹ đã đồng ý hợp tác trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi vô cùng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội ngày 20 tháng 08 năm 2020 Nguyễn Thị Nữ
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội ngày 20 tháng 08 năm 2020 Người cam đoan Nguyễn Thị Nữ
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt TCM : Tay chân miệng (hand – foot – and mouth) EV : Enterovirus NCS : Người chăm sóc KT : Kiến thức TH : Thực hành SL : Số lượng YTCC : Y tế công cộng Tiếng Anh KAP Knowledge, Attitude, Kiến thức, thái độ, thực hành Practice PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng chuỗi polymerase WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới SD Standard deviation Độ lệch tiêu chuẩn
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3 1.1. Khái niệm và nguyên nhân gây bệnh ...................................................... 3 1.2. Đường lây truyền và cơ chế gây bệnh TCM........................................... 5 1.3. Đặc điểm dịch tễ học............................................................................... 6 1.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh TCM..... 8 1.4.1. Triệu chứng lâm sàng ....................................................................... 8 1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng ................................................................ 8 1.4.3. Chẩn đoán ......................................................................................... 9 1.4.4. Điều trị ........................................................................................... 10 1.4.5. Phòng bệnh...................................................................................... 11 1.4.5.1. Nguyên tắc phòng bệnh: ........................................................... 11 1.4.5.2. Phòng bệnh tại các cơ sở y tế: ................................................. 11 1.4.5.3. Phòng bệnh ở cộng đồng: ......................................................... 11 1.5. Những nghiên cứu về bệnh chân tay miệng ........................................ 11 1.5.1. Các nghiên cứu về kiến thức, thực hành với bệnh tay chân miệng trên thế giới ...................................................................................................... 12 1.5.1.1. Kiến thức về bệnh tay chân miệng ........................................... 12 1.5.1.2. Thực hành về bệnh tay chân miệng .......................................... 19 1.5.1.3. Xác định mối liên quan với bệnh tay chân miệng .................... 21 1.5.2. Các nghiên cứu về kiến thức, thực hành với bệnh TCM tại Việt Nam ................................................................................................................... 23 1.6. Tổng quan địa điểm nghiên cứu............................................................ 25 1.6.1. Một số nét về bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City ..... 25 1.6.2. Một số nét về Đơn nguyên Nhi 2- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City ................................................................................................. 26 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 27 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................... 27 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 27 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 27
  7. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: ..................................................................... 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 27 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 27 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu .............................................................. 27 2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu .......................................................... 28 2.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 30 2.4.1. Công cụ thu thập thông tin.............................................................. 30 2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin ............................................................. 30 2.4.3. Quy trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu .......................... 30 2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................... 31 2.6. Sai số và biện pháp khắc phục .............................................................. 31 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 31 2.8. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................ 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 33 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 33 3.2. Kiến thức, thực hành của NCS trẻ với bệnh TCM ............................... 35 3.2.1. Kiến thức của NCS về bệnh TCM .................................................. 35 3.2.2. Thực hành của NCS về bệnh TCM................................................. 38 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của NCS bệnh nhi ...................................................................................................................... 43 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 51 4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 51 4.2. Kiến thức và thực hành của NCS về bệnh TCM .................................. 52 4.2.1. Kiến thức của NCS về bệnh TCM .................................................. 52 4.2.2. Thực hành của NCS về phòng chống bệnh TCM ........................... 58 4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM của đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 63 4.3.1. Mối liên quan về kiến thức bệnh TCM của đối tượng nghiên cứu. 63 4.3.2. Mối liên quan đến thực hành phòng bệnh TCM của đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................. 65 KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
  8. 1. Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ tại Khoa Nhi 2, Bệnh viện Vinmec năm 2019 ................................. 67 1.1. Kiến thức phòng chống bệnh TCM của NCS trẻ .................................. 67 1.2. Thực hành về phòng chống bệnh TCM của NCS trẻ............................ 67 2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của đối tượng nghiên cứu ......................................................... 68 2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống bệnh TCM của NCS trẻ...................................................................................................... 68 2.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống bệnh TCM của NCS trẻ...................................................................................................... 68 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70
  9. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH Danh mục bảng Bảng 2.1. Bảng biến số và chỉ số nghiên cứu ................................................. 28 Bảng 3.1. Quan hệ với bệnh nhi của người chăm sóc (n= 380)...................... 33 Bảng 3.2. Đặc điểm nhóm tuổi của người chăm sóc (n= 380) ....................... 33 Nhận xét: ......................................................................................................... 33 Bảng 3.3. Đặc điểm giới của người chăm sóc (n= 380) ................................. 33 Bảng 3.4. Đặc điểm dân tộc của người chăm sóc (n= 380) ............................ 34 Nhận xét: ......................................................................................................... 34 Bảng 3.5. Đặc điểm người có con dưới 5 tuổi (n= 380) ................................. 34 Nhận xét: ......................................................................................................... 34 Bảng 3.6. Đặc điểm thu nhập bình quân đầu người của người chăm sóc (n= 380).................................................................................................................. 34 Bảng 3.7. Đặc điểm tiếp cận phương tiện truyền thông của người chăm sóc (n= 380) ........................................................................................................... 35 Bảng 3.8. Bảng thể hiện những NCS đã từng nghe nói về bệnh TCM(n=380) ......................................................................................................................... 35 Bảng 3.9. Tiếp cận nguồn thông tin của những NCS về bệnh TCM .............. 36 Bảng 3.10. Kiến thức về khả năng lây bệnh, đường lây truyền, biểu hiện bệnh và kiến thức chăm sóc trẻ khi trẻ mắc bệnh TCM của NCS (n=380) ............. 36 Bảng 3.11. Kiến thức về phòng bệnh TCM của NCS ..................................... 37 Bảng 3.12. Mức độ kiến thức về bệnh TCM của NCS( n=380) ..................... 38 Bảng 3.13. Thực hành phòng bệnh TCM của NCS (n=380) .......................... 38 Bảng 3.14. Thực hành rửa tay cho trẻ của NCS( n=380) ............................... 39 Bảng 3.15. Thực hành rửa tay của NCS( n=380)............................................ 40 Bảng 3.16. Thực hành vệ sinh đồ đạc trong nhà của NCS ............................. 40 Bảng 3.17. Cách xử trí của NCS khi có trẻ mắc TCM (n= 96) ...................... 42 Bảng 3.18. Điểm quan sát thực hành của NCS có trẻ mắc TCM(n=47) ........ 42 Bảng 3.19. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh TCM .................. 43
  10. Bảng 3.20. Một số yếu tố liên quan đến thực hành rửa tay cho trẻ của NCS về bệnh TCM ....................................................................................................... 45 Bảng 3.21. Một số yếu tố liên quan đến thực hành rửa tay của NCS ............. 46 Bảng 3.22. Một số yếu tố liên quan đến thực hành vệ sinh môi trường của NCS ................................................................................................................. 48 Bảng 3.23. Một số yếu tố liên quan đến thực hành xử trí khi trẻ mắc TCM của NCS ................................................................................................................. 49 Danh mục hình ảnh Hình 1. Một số hình ảnh về hình thể và cấu trúc của vi rút Coxsackie gây bệnh TCM .................................................................................................................. 4 Hình 2. Lý do hay gặp ở trẻ vì trẻ mút tay, dùng chung đồ chơi ...................... 7
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do các vi rút đường ruột (enterovirus) gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Các triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng bao gồm sốt, lở miệng và phát ban [21]. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Bệnh xảy ra quanh năm và lây truyền theo đường tiêu hóa, nguyên nhân là do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên [10]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh tay chân miệng gặp ở các quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ma Cao (Trung Quốc) và phổ biến tại nhiều nước châu Á. Đặc biệt tại Malaysia: Ngày 23/8/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế Malaysia thông báo từ đầu năm 2018 đến ngày 14/8/2018, Malaysia đã ghi nhận 51.147 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 02 trường hợp tử vong. Trong số các trường hợp mắc, có 90% số mắc ở trẻ dưới 6 tuổi. Đã có 701 cơ sở bao gồm trường học, trung tâm chăm sóc trẻ và trường mầm non đã bị đóng cửa do căn bệnh này và một số trường trong số đó cũng đã được mở trở lại theo từng giai đoạn. Bộ Y tế Malaysia đã thực hiện các biện pháp y tế công cộng, bao gồm tăng cường giám sát, tổ chức các chiến dịch truyền thông và tăng cường các biện pháp khử trùng, đặc biệt là đồ chơi, bề mặt sàn, bàn tại các trường học… để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh [4]. Tại Việt Nam, bệnh lưu hành và gặp tại hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận cao vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, đặc biệt là mùa đầu năm học mới. Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 53.529 trường hợp mắc tay chân miệng,
  12. 2 trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và đã có 06 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. So với cùng kỳ năm 2017, số mắc cả nước giảm 25,3%, số trường hợp nhập viện giảm 20,1%, tuy nhiên một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Hà Nội. Số mắc tay chân miệng chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam 41.218 trường hợp (chiếm 77%), miền Bắc 5.984 trường hợp (chiếm 11,2%), miền Trung 5.392 trường hợp (chiếm 10,1%) và Tây Nguyên 935 trường hợp (chiếm 1,7%). Số mắc tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 79%) và dưới 1 tuổi (chiếm 17%). Dự báo dịch bệnh tay chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới đây do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, trẻ tập trung vào năm học mới, điều kiện thời tiết thuận lợi, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo là yếu tố thuận lợi cho sự lây lan và phát triển của dịch bệnh [4]. Tạị bệnh viện Vinmec 6 tháng cuối năm 2018 ghi nhận 449 trường hợp khám và nhập viện vì tay chân miệng. Cho đến nay vẫn chưa có bất cứ một nghiên cứu nào về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh của những người chăm sóc trẻ được triển khai tại đây. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ tại Bệnh viện Vinmec năm 2019 và một số yếu tố liên quan” với những mục tiêu sau: 1. Đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ tại Khoa Nhi 2, Bệnh viên Vinmec năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của đối tượng nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0