intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tại quận Hà Đông, Hà Nội năm 2019 và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

86
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành đánh giá kiến thức, thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ có con từ 12–23 tháng tuổi tại phường Nguyễn Trãi và Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội năm 2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tại quận Hà Đông, Hà Nội năm 2019 và một số yếu tố liên quan

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG PHẠM HỮU MẠNH KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI, 12/2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG PHẠM HỮU MẠNH KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số chuyên ngành 8.72.07.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THÚY HƯỜNG HÀ NỘI, 12/2019
  3. ĐẶT VẤN ĐỀ Vắc xin là một công cụ rất hiệu quả trong dự phòng một số bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là do trẻ em chưa có hệ miễn dịch đầy đủ. Hiện nay đã có gần 30 bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng được bằng vắc xin. Không giống như các can thiệp y tế khác, vắc xin giúp cho dự phòng và bảo vệ sức khỏe con người và qua đó góp phần phát triển nguồn nhân lực. Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã xếp tiêm chủng mở rộng đứng thứ 4 trong 10 thành tựu lớn nhất về y tế công cộng của thế kỷ 20 [4]. Tổ chức y tế Thế giới ước tính rằng nếu tất cả các vắc xin sẵn có hiện nay đều được sử dụng rộng rãi trên thế giới với tỷ lệ bao phủ cao trên 90%, giúp 2-3 triệu trẻ em hàng năm không bị chết vì các bệnh nhiễm trùng [50]. Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 được sự hỗ trợ của Tổ chức y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc với vắc xin phòng 6 bệnh truyền nhiễm. Năm 1985 tiêm chủng mở rộng được đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước. Mục tiêu tiêm chủng mở rộng đã hoàn thành với tỷ lệ 87% năm 1990 và trên 90% vào năm 1993 cho toàn trẻ em dưới 1 tuổi trong cả nước được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vắc xin [8]. Cùng với việc nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh trong diện tiêm phòng cũng đã giảm xuống hàng năm. Đặc biệt, bệnh bại liệt đã giảm từ 559 trường hợp (năm 1992) xuống không còn trường hợp nào (1998). Bệnh uốn ván sơ sinh đã được loại trừ từ năm 1995 trên quy mô tỉnh với tỷ lệ mắc dưới 1/1000 trẻ đẻ sống. Bệnh bạch hầu không còn là vấn đề của y tế công cộng nữa. Từ năm 1987 đến năm 1999 bệnh sởi đã giảm 39% [4]. Do đó, chương trình tiêm chủng mở rộng cũng là một trong những chương trình y tế ưu tiên thành công nhất của Việt Nam [49]. Mặc dù thành quả và lợi ích của tiêm chủng đem lại là rất lớn nhưng thực tế luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn và tồn tại như tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng thời gian quy định ở một số huyện miền núi còn thấp như ở ở Hà Giang tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ là 48%, Kon Tum đạt tỷ lệ 67,2% [51]. Tỷ lệ mắc một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em vùng núi cao hơn so với tỷ lệ chung quốc gia như 3 vụ dịch sởi tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc là Điện Biên, Lai Châu, Thái nguyên với tổng số cac mắc là 1.9100 ca [9]. Bên cạnh đó những năm gần đây niềm tin của người dân về an toàn tiêm chủng khi xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng
  4. trong những năm qua đã dẫn đến sụt giảm tỉ lệ tiêm chủng đáng kể như trường hợp đã tiêm liều thứ nhất nhưng bỏ tiêm ở các liều sau từ 94% xuống còn 74% đối với vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván và từ 91% xuống còn 56% đối với vắc xin Viêm gan B [5], [32]. Hà Đông là một quận nội thành của thành phố Hà Nội. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi năm 2018 đạt 88% thấp hơn so với tỷ lệ tiêm chủng của toàn quốc (95%). Vậy câu hỏi đặt ra là thực tế kiến thức và thực hành của các bà mẹ tại đây về tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến kiến thức, thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tại đây?. Từ những lý do trên chúng tôi quyết định thực hiện đề tài "Kiến thức, thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tại quận Hà Đông, Hà Nội năm 2019 và một số yếu tố liên quan" với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kiến thức, thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ có con từ 12 – 23 tháng tuổi tại phường Nguyễn Trãi và Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của các đối tượng nghiên cứu.
  5. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Các bà mẹ có con từ 12 tháng đến 23 tháng tuổi tính đến thời điểm điều tra - Sổ tiêm chủng cá nhân, sổ tiêm chủng tại TYT. Tiêu chuẩn lựa chọn - Các bà mẹ có con từ 12 đến 23 tháng tuổi hiện đang sống trên địa bàn nghiên cứu vào thời điểm thu thập số liệu. - Tự nguyện tham gia phỏng vấn. -Các bà mẹ có khả năng cung cấp thông tin như: Không có vấn đề về trí nhớ và tâm thần, không bị câm điếc. Tiêu chuẩn loại trừ - Những đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu. - Những đối tượng không sẵn sàng tham gia nghiên cứu và không có khả năng cung cấp thông tin sau khi đã giới thiệu mục đích nghiên cứu. - Đối tượng vắng nhà trong thời gian điều tra thu thập số liệu. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Phường Phúc La và Nguyễn Trãi thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Thời gian: từ tháng 03 năm 2019 đến tháng 10 năm 2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu Cỡ mẫu - Toàn bộ số bà mẹ có từ 12 đến 23 tháng tuổi đủ điều kiện tham gia nghiên cứu. Tổng số đối tượng nghiên cứu là 991 đối tượng, trong đó phường Nguyễn Trãi có 216 đối tượng và phường Phúc La có 775 đối tượng nghiên cứu Cách chọn mẫu - Trong tổng số 17 phường thuộc địa bàn quận Hà Đông chọn chủ đích 2 phường Phúc La và phường Nguyễn Trãi. Trong đó phường Phúc La là phường có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi thấp nhất và phường Nguyễn Trãi là phường có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dười 1 tuổi cho trẻ cao nhất
  6. trên địa bàn quận. - Tại 2 phường trên, thu thập thông tin và phỏng vấn toàn bộ số bà mẹ đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu tại 2 phường. 2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu, tiêu chuẩn đánh giá 2.3.1. Biến số, chỉ số nghiên cứu 2.3.2. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá Xác định tiêu chuẩn trẻ dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ Một trẻ được tiêm chủng đầy đủ là được nhận đủ 8 loại vắc-xin và đủ liều như sau: Vắc xin BCG (phòng bệnh lao), 3 mũi vắc xin DPT (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván), 3 mũi vắc xin viêm gan B, 3 mũi viêm màng não mủ do Hib, 3 lần uống vắc xin OPV (phòng bệnh bại liệt), tiêm vắc xin sởi và có sẹo BCG đạt tiêu chuẩn. Trẻ được tiêm chủng một phần là trẻ đã được tiêm ít nhất 1 loại vắc xin Trẻ không được tiêm chủng là trẻ chưa được tiêm hay uống bất kì loại vắc xin nào trong 8 loại vắc xin trên Một trẻ tiêm chủng không đầy đủ là trẻ chỉ được tiêm chủng một phần hoặc không được tiêm chủng. Xác định tiêu chuẩn trẻ dưới 1 tuổi tiêm chủng đúng lịch - Sơ sinh: tiêm 1 mũi BCG - 2 tháng tuổi: DPT1, OPV1, HIB1, VGB1 - 3 tháng tuổi: DPT2, OPV2, HIB2, VGB2 - 4 tháng tuổi: DPT3, OPV3, HIB3, VGB3 - 9 tháng tuổi: Sởi mũi 1 Kết quả sẹo sau khi tiêm vắc xin BCG Sẹo BCG là một trong những minh chứng để đánh giá sự miễn dịch có được của trẻ trong những năm đầu phòng chống bệnh lao, do đó qua quan sát sẹo BCG là công cụ để đánh giá tình trạng tiêm phòng vắc xin BCG của trẻ. Sẹo BCG nằm trên tay trái của trẻ và thường có đường kính 3-5 mm. Đánh giá tình trạng tiêm chủng của trẻ dựa vào kết quả điều tra - Nếu trẻ có phiếu tiêm chủng: trong phiếu có ghi thông tin tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin và có sẹo BCG thì đánh giá trẻ được tiêm chủng đầy đủ. - Nếu trẻ không có phiếu tiêm chủng: Trẻ có mẹ hoặc người chăm sóc trẻ trả lời
  7. đầy đủ 8 lần tiêm hoặc 5 lần tiêm (trong đó 3 lần tiêm vắc xin 5 trong 1) và 3 lần uống, và có sẹo BCG, sau đó đối chiếu đúng với sổ tiêm chủng tại TYT thì đánh giá trẻ tiêm chủng đầy đủ. Đánh giá kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng: Bao gồm 16 câu hỏi về kiến thức; Tổng điểm là 47 điểm Kiến thức chung về tiêm chủng (Từ câu B01 đến B10) - Kiến thức về tác dụng của tiêm chủng: Biết tác dụng của TC: khi trả lời tiêm chủng để phòng bệnh. Không biết tác dụng của TC: khi không trả lời được là để phòng bệnh. - Kiến thức về các bệnh phòng được nhờ tiêm chủng: Biết đầy đủ nếu trả lời được 8 bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ, sởi) Biết một phần nếu trả lời được từ 1 đến 7 bệnh. Không biết nếu không trả lời được bệnh nào - Kiến thức về các dấu hiệu thường gặp khi tiêm chủng: Biết dấu hiệu thông thường : khi trả lời 1 đến hoặc 3 dấu hiệu (sốt, trẻ quấy khóc, sưng đỏ tại chỗ). Không biết nếu không trả lời được dấu hiệu nào. - Kiến thức về các dấu hiệu phản ứng nặng sau khi tiêm chủng (dấu hiệu cần đưa trẻ đến y tế ngay): Biết từ ít nhất 1 dấu hiệu (sốt cao kéo dài dai dẳng, co giật tím tái, khó thở, co lõm ngực, quấy khóc nhiều). Không biết dấu hiệu nào. - Kiến thức về các trường hợp trẻ mắc bệnh nhưng vẫn tiêm chủng được: Biết 1 đến 3 trường hợp; biết 4 đến 5 trường hợp; không biết trường hợp nào - Kiến thức về ngày TC Biết đúng ngày TC: khi trả lời một tháng 1 lần Không biết: khi trả lời các đáp án còn lại. - Kiến thức về tác dụng của sổ tiêm chủng: Biết khi trả lời 1 trong 3 tác dụng của sổ tiêm chủng. Không biết tác dụng sổ tiêm chủng nếu không trả lời được tác dụng nào. Kiến thức tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch (Từ câu B11 đến B16)
  8. - Kiến thức về lịch tiêm chủng: Biết đúng lịch tiêm chủng nếu trả lời đúng số lần tiêm và thời gian tiêm các loại vắc xin. Không biết: Khi không trả lời đúng số lần và thời gian tiêm chủng. - Kiến thức tiêm chủng đầy đủ: Biết đầy đủ nếu bà mẹ kể đủ 8 loại vắc xin và các liều. Biết 1 phần nếu kể được 1 đến 7 vắc xin và không kể đủ các liều tiêm. Không biết nếu không kể tên được loại vắc xin nào. - Kiến thức về ảnh hưởng nếu không tiêm chủng đầy đủ: Biết nếu trả lời nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm. Không biết nếu trả lời không sao và không biết. - Kiến thức về ảnh hưởng nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch: Biết nếu trả lời ít nhất 1 tron 2 đáp án (có thể mắc bệnh trước khi TC, hiệu quả phòng bệnh giảm). Không biết nếu trả lời không ảnh hưởng gì và không biết. Tiêu chí đánh giá: Đạt yêu cầu về kiến thức khi đạt ≥70% tổng số điểm tối đa và trả lời đúng câu B01. 2.4. Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập số liệu từ sổ tiêm chủng - Quan sát sẹo BCG - Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ hoặc người chăm sóc chính trẻ bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn. 2.4.1. Công cụ thu thập thông tin - Bảng tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi mỗi cụm: Dựa vào tài liệu hướng dẫn đánh giá độ bao phủ tiêm chủng theo phương pháp cụm của WHO. - Bộ câu hỏi được thiết kế dựa theo mục tiêu của nghiên cứu có tham khảo các tài liệu nghiên cứu khác về tiêm chủng trước đây. Bộ câu hỏi sẽ được điều tra thử trên 10 bà mẹ có con từ 12 đến 23 tháng tuổi tại quận Hà Đông (10 bà mẹ này nằm ngoài danh sách mẫu được chọn) trước khi tiến hành điều tra trên quần thể nghiên cứu, sau đó được điều chỉnh cho phù hợp. 2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin Thời gian phỏng vấn một bà mẹ khoảng 15 - 20 phút, ghi chép thông tin
  9. đầy đủ vào phiếu phỏng vấn. - Điều tra viên bao gồm: học viên và chuyên trách tiêm chủng tại các phường tham gia nghiên cứu. Điều tra viên được tập huấn kỹ năng phỏng vấn, thu thập số liệu từ sổ/ phiếu tiêm chủng, sổ tiêm chủng tại TYT và quan sát sẹo BCG. - Khi đến TYT thu thập số liệu thứ cấp, điều tra viên giới thiệu rõ mục đích nghiên cứu và được sự hỗ trợ của TYTT. - Trước khi phỏng vấn các bà mẹ, điều tra viên giới thiệu rõ mục đích nghiên cứu, tính bảo mật và sự cần thiết hợp tác. 2.4.3. Qui trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu Lựa chọn điều tra viên là các chuyên trách tiêm chủng tại 2 phường cùng học viên. Tập huấn điều tra viên về công cụ nghiên cứu và cách tiếp cận điều tra, thu thập số liệu. Tổ chức thu thập số liệu thông qua bảng hỏi đã thiết kế. Khi điều tra viên nộp phiếu, học viên kiểm tra phiếu đã được điền đầy đủ thông tin, những trường hợp thiếu thông tin được thu thập bổ sung. Tổng hợp phiếu, làm sạch chuẩn bị cho nhập liệu. 2.5. Phương pháp phân tích số liệu 2.5.1. Nhập số liệu Số liệu sẽ được làm sạch trước và sau khi nhập vào máy tính bằng phần mềm Epi Data 3.1. Số liệu sẽ được nhập hai lần nhằm tránh sai số trong quá trình nhập số liệu. Những khác biệt trong dữ liệu sẽ được điều chỉnh thông qua kiểm tra lại phiếu phỏng vấn. 2.5.2. Phân tích số liệu Phân tích số liệu bằng phần mêm SPSS 20.0. Kết quả phân tích được chia làm hai phần: - Phần mô tả: thể hiện tần suất của các biến trong nghiên cứu - Phần phân tích: đưa ra các mối liên quan giữa kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi với các yếu tố khác bằng kiểm định Chi bình phương. 2.6. Sai số và biện pháp khống chế sai số 2.6.1. Sai số có thể xảy ra Trong quá trình thu thập số liệu, sẽ gặp các trường hợp: - Trong nghiên cứu có một số biến đòi hỏi đối tượng nghiên cứu phải nhớ lại
  10. nên có thể có sai số nhớ lại. - Bà mẹ và/hoặc trẻ không có nhà và sẽ không về nhà trong khi điều tra viên thu thập số liệu. - Bà mẹ chuyển chỗ ở trước thời gian điều tra. - Bà mẹ từ chối phỏng vấn hoặc không thể hoàn thành phỏng vấn (vì lý do sức khỏe) - Sai số trong quá trình phỏng vấn. 2.6.2. Biện pháp khống chế sai số Để khắc phục sai số nhớ lại nhóm chỉ hỏi các đối tượng có con từ 12 đến 23 tháng tuổi. Bên cạnh đó điều tra viên giải thích rõ cho đối tượng nghiên cứu mục đích nghiên cứu, thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn tập trung vào thông tin cần thu thập, bộ câu hỏi sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ địa phương, có hướng dẫn trả lời chi tiết. Việc thu thập thông tin chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn nên có thể gặp sai số trong quá trình phỏng vấn. Khắc phục bằng cách tập huấn điều tra viên cẩn thận, thử nghiệm và chỉnh sửa bộ công cụ trước khi tiến hành thu thập số liệu tại thực địa. 2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức trường Đại học Thăng Long thông qua và cho phép tiến hành nghiên cứu. Hội đồng thông qua nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức của Bộ Y tế. Tất cả các đối tượng tham gia đều được giải thích rõ ràng, cụ thể về mục đích, nội dung nghiên cứu. Đối tượng tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và được quyền dừng ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình phỏng vấn. Tất cả các thông tin thu được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà không phục vụ cho mục đích khác. Sự riêng tư và bí mật của cá nhân được đảm bảo: Việc đảm bảo riêng tư và bí mật cá nhân của đối tượng điều tra luôn được nhấn mạnh với điều tra viên trong quá trình tập huấn. Điều tra viên đọc bản đồng ý tham gia nghiên cứu cho tất cả đối tượng tham gia. Tất cả các cuộc phỏng vấn đều được tiến hành tại nhà của đối tượng nghiên.
  11. Trong báo cáo điều tra không có bất kỳ thông tin nhận dạng cá nhân nào. 2.8. Hạn chế của nghiên cứu Do điều kiện hạn chế về thời gian, nguồn lực nên nghiên cứu tiến hành chọn mẫu có chủ đích 2 phường trên địa bàn nghiên cứu chứ không chọn mẫu theo cụm đã được WHO đề xuất. Vì vậy kết quả nghiên cứu chỉ mang tính chất tham khảo, không sử dụng để suy rộng ra toàn quận. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu kỳ vọng sẽ đưa ra được những khuyến nghị phù hợp để có thể điều chỉnh các hoạt động khuyến khích bà mẹ thực hành tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi.
  12. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 216 22% 775 78% Nguyễn Trãi Phúc La Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi sống (n=991) Đối tượng nghiên cứu phần lớn thuộc địa bàn quận Phúc La (78%), đối tượng có con từ 12 – 23 tháng tuổi tại địa bàn quận Nguyễn Trãi chỉ chiếm 22%. Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi (n=991) Nguyễn Trãi Phúc La Chung Nhóm tuổi SL (%) SL (%) SL (%) Dưới 25 tuổi 60 27,8 174 22,5 234 23,6 25 – 30 tuổi 99 45,8 401 51,7 500 50,5 Trên 30 tuổi 57 26,4 200 25,8 257 25,9 Tổng 216 100 775 100 991 100 Độ tuổi của nhóm đối tượng nghiên cứu tập trung nhiều nhất ở độ tuổi 25 – 30 tuổi lần lượt là 45,8% tại phường Nguyễn Trãi và 51,7% tại phường Phúc La, tỷ lệ này ở 2 phường là tương đương nhau và không có sự khác biệt quá lớn.
  13. 100% 95% 8,8 11,1 90% 85% 91,2 88,9 80% Nguyễn Trãi Phúc La Kinh Khác Biểu đồ 3.2. Dân tộc của đối tượng nghiên cứu (n=991) Phân bố đối tượng nghiên cứu theo yếu tố dân tộc ở 2 phường có tỷ lệ tương đương nhau, với các đối tượng nghiên cứu là dân tộc kinh chiếm đa số. Bảng 3.2. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (n=991) Chung Nguyễn Trãi Phúc La Học vấn SL (%) SL (%) SL (%) ≤ THCS 18 8,3 48 6,2 66 6,7 THPT 107 49,6 498 64,3 605 61 TC/CĐ/ĐH 91 42,1 229 29,5 320 32,3 Tổng 216 100 775 100 991 100 Trình độ học vấn của nhóm đối tượng nghiên cứu khá cao với nhóm đối tượng có trình độ THPT chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 2 phường Nguyễn Trãi (49,6%) và Phúc La (64,5%). Tỷ lệ đối tượng tượng có trình độ học vấn trung cấp trở lên tại phường Nguyễn Trãi (42,1%) cao hơn so với phường Phúc La (29,5%).
  14. Bảng 3.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n=991) Chung Nguyễn Trãi Phúc La Nghề nghiệp SL (%) SL (%) SL (%) Cán bộ, NVVP 71 32,9 223 28,8 294 29,7 Kinh doanh, buôn bán 64 29,6 288 37,2 352 35,5 Công nhân 34 15,7 70 9,0 104 10,5 Khác 47 21,8 194 25,0 241 24,3 Tổng 216 100 775 100 991 100 Nghề nghiệp của nhóm đối tượng nghiên cứu rất đa dạng, trong đó 2 nhóm chủ yếu là cán bộ, nhân viên văn phòng và nhóm kinh doanh buôn bán. Tỷ lệ này có đôi chút khác biệt giữa hai phường, tuy nhiên sự khác biệt này không lớn. Bảng 3.4. Thu nhập bình quân của gia đình đối tượng nghiên cứu (n=991) Chung Nguyễn Trãi Phúc La Thu nhập SL (%) SL (%) SL (%) Dưới 5 triệu 10 4,6 51 6,6 61 6,2 5 – 10 triệu 71 32,9 297 38,3 368 37,1 Trên 10 triệu 135 62,5 427 55,1 562 56,7 Tổng 216 100 775 100 991 100 Thu nhập bình quân của gia đình đối tượng nghiên cứu khá cao, nhóm
  15. đối tượng có thu nhập bình quân của gia đình trên 10 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất với 62,5% tại phường Nguyễn Trãi và 55,1% tại phường Phúc La. Tỷ lệ đối tượng có thu nhập bình quân hộ gia đình dưới 5 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ tại cả hai phường Nguyễn Trãi (4,6%), Phúc La (6,6%). Bảng 3.5. Số con đã sinh của đối tượng nghiên cứu (n=991) Nguyễn Trãi Phúc La Chung Số con SL (%) SL (%) SL (%) 1 con 81 37,5 218 28,1 162 16,3 ≥ 2 con 135 62,5 557 71,9 270 27,2 Tổng 216 100 775 100 991 100 Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng đã sinh từ 2 con trở lên chiếm tỷ lệ cao hơn ở cả hai phường Nguyễn Trãi (62,5%) và Phúc La (71,9%). Bảng 3.6. Giới tính của trẻ đã sinh gần nhất (n=991) Giới tính Nguyễn Trãi Phúc La Chung trẻ SL (%) SL (%) SL (%) Nam 123 56,9 407 52,5 530 53,5 Nữ 93 43,1 368 47,5 461 46,5 Tổng 216 100 775 100 991 100 Trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi ở lần sinh gần nhất của các đối tượng nghiên cứu tại 2 phường đều có tỷ lệ giới tính nam cao hơn so với giới tính nữ. Tỷ lệ này ở phường Nguyễn Trãi (56,9%) cao hơn so với phường Phúc La (52,5%), tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể.
  16. 3.2. Kiến thức, thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của đối tượng nghiên cứu 3.2.1. Kiến thức tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của đối tượng Bảng 3.7. Kiến thức về tác dụng của việc tiêm chủng (n=991) Chung Nguyễn Trãi Phúc La Tác dụng của tiêm chủng SL (%) SL (%) SL (%) Phòng ngừa bệnh cho trẻ 216 100 775 100 991 100 Không biết 0 0 0 0 0 0 Tổng 216 100 775 100 991 100 Kết quả tại bảng 3.7 cho thấy toàn bộ 100% đối tượng nghiên cứu đều biết được tác dụng của việc tiêm chủng là phòng ngừa các loại bệnh có thể mắc phải ở trẻ. Bảng 3.8. Kiến thức của đối tượng về các loại bệnh phòng ngừa được nhờ tiêm chủng (n=991) Chung Nguyễn Trãi Phúc La Các loại bệnh phòng ngừa được SL (%) SL (%) SL (%) Lao 198 91,7 683 88,1 881 88,9 Bạch hầu 176 81,5 601 77,5 777 78,4 Ho gà 156 72,2 667 86,1 823 83 Uốn ván 186 86,1 636 82,1 822 82,9 Bại liệt 207 95,8 724 93,4 931 93,9
  17. Viêm gan B 201 93,1 706 91,1 907 91,5 Viêm màng não mủ 162 75,0 529 68,3 691 69,7 Sởi 216 100 773 99,7 989 99,8 Tất cả các loại bệnh 156 72,2 517 66,7 673 67,9 Kết quả cho thấy đối tượng nghiên cứu có kiến thức khá tốt về một số loại bệnh phòng ngừa được cho trẻ bằng cách tiêm chủng, trong đó các loại bệnh được đối tượng nhắc đến chiếm tỷ lệ cao nhất như lao, uốn ván, bại liệt, viêm gam B và đặc biệt là sởi. Tuy nhiên tỷ lệ đối tượng kể tên được đầy đủ 8 loại bệnh để đánh giá tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ chưa thực sự cao, chỉ đạt 72,2% tại phường Nguyễn Trãi và 66,7% tại phường Phúc La. Bảng 3.9. Kiến thức của ĐTNC về dấu hiệu gặp phải sau tiêm chủng (n=991) Nguyễn Trãi Phúc La Chung Dấu hiệu có thể gặp sau khi tiêm SL (%) SL (%) SL (%) Sốt nhẹ 193 89,4 613 79,1 806 81,3 Trẻ quấy khóc 200 92,6 638 82,3 838 84,6 Sưng đỏ tại chỗ 168 77,8 527 68 695 70,1 tiêm Không biết 9 4,2 24 3,1 33 3,3 Đối tượng có kiến thức về các dấu hiệu trẻ có thể gặp phải sau khi tiêm chủng chiếm tỷ lệ khá cao và tỷ lệ đối tượng biết được các dấu hiệu tại phường Nguyễn Trãi cao hơn so với phường Phúc La. Cụ thể, có 92,6% đối tượng tại Nguyễn Trãi kể được dấu hiệu trẻ có thể quấy khóc so với 82,3% tại
  18. Phúc La. Bảng 3.10. Kiến thức của ĐTNC về dấu hiệu phản ứng nặng sau tiêm chủng (n=991) Dấu hiệu phản ứng Nguyễn Trãi Phúc La Chung nặng sau khi tiêm SL (%) SL (%) SL (%) Sốt cao, kéo dài 168 77,8 624 80,5 792 79,9 Co giật, tím tái 144 66,7 499 64,4 643 64,9 Khó thở 112 51,9 389 50,2 501 50,6 Co lõm ngực 60 27,8 177 22,8 237 23,9 Quấy khóc nhiều 207 95,8 714 92,1 921 92,9 Không biết 8 3,7 46 5,9 54 5,4 Dấu hiệu phản ứng nặng sau tiêm mà nhiều đối tượng nhắc đến nhất là trẻ quấy khóc nhiều (92,9%). Ngoài ra các biểu hiện như sốt cao, kéo dài (79,9%) và trẻ co giật, tím tái (64,9%) cũng được nhiều đối tượng kể đến. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 5,4% đối tượng chưa kể ra được bất cứ dấu hiệu nào. Bảng 3.11. Kiến thức của ĐTNC về trường hợp sức khỏe trẻ vẫn có thể tham gia tiêm chủng (n=991) Trường hợp sức Nguyễn Trãi Phúc La Chung khỏe của trẻ SL (%) SL (%) SL (%) Trẻ sốt nhẹ 103 47,7 387 49,9 490 49,4 Trẻ tiêu chảy nhẹ 25 11,6 87 11,2 112 11,3 Trẻ bị suy dinh nhẹ 0 0 12 1,5 12 1,2 Trẻ đang mọc răng 146 67,6 496 64 642 64,8 Trẻ ho, chảy nước 192 88,9 701 90,5 893 90,1 mũi Không biết 6 2,8 65 8,4 71 7,2 Phần lớn đối tượng cho rằng trong trường hợp trẻ ho, chảy nước mũi (90,1%) hay trẻ đang mọc răng (64,8%) vẫn có thể đưa trẻ đi tiêm. Các truongf hợp trẻ tiêu chảy nhẹ (11,3%) và trẻ suy dinh dưỡng nhẹ (1,2%) được rất ít đối tượng nhắc đến. Vẫn còn đến 7,2% đối tượng chưa kể được các trường hợp sức
  19. khỏe của trẻ vẫn có thể tham gia tiêm chủng. Bảng 3.12. Kiến thức của ĐTNC về tác dụng của sổ tiêm chủng (n=991) Trường hợp sức Nguyễn Trãi Phúc La Chung khỏe của trẻ SL (%) SL (%) SL (%) Loại vắc xin đã tiêm 216 100 761 98,2 977 98,6 Lịch tiêm chủng 144 66,7 435 56,1 579 58,4 Buổi tiêm tiếp theo 155 71,8 526 67,9 681 68,7 Không biết 0 0 0 0 0 0 Hầu hết đối tượng nghiên cứu đã nêu ra tác dụng ghi nhớ các loại vắc xin đã tiêm cho trẻ (98,6%), trong đó 100% đối tượng tại phường Nguyễn Trãi đều biết đến tác dụng này. Chỉ có khoảng 68,7% đối tượng nghiên cứu để ý đến tác dụng nhắc lịch tiêm lần tiếp theo trong sổ. Bảng 3.13. Kiến thức của ĐTNC về địa điểm tiêm chủng (n=991) Địa điểm tiêm Nguyễn Trãi Phúc La Chung chủng SL (%) SL (%) SL (%) Trạm y tế 216 100 775 100 991 100 Trung tâm y tế 146 67,6 317 40,9 463 46,7 Bệnh viện 90 41,7 294 37,9 384 38,7 Toàn bộ đối tượng nghiên cứu đều đã biết địa điểm tiêm chủng được thực hiện tại các trạm y tế. Ngoài ra, có 46,7% đối tượng còn biết tiêm chủng được tiêm tại các trung tâm y tế. Bảng 3.14. Kiến thức của ĐTNC về lịch tiêm chủng (n=991) Nguyễn Trãi Phúc La Chung Lịch tiêm chủng SL (%) SL (%) SL (%) Hàng tuần 214 99,1 763 98,5 977 98,6 Hàng tháng 2 0,9 12 1,5 14 1,4 Không biết 0 0 0 0 0 0 Tổng 216 100 775 100 991 100 Hầu hết đối tượng nghiên cứu cho biết lịch tiêm chủng định kỳ được thực hiện hàng tuần tại trạm y tế (98,6%). Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (1,4%) đối tượng cho rằng lịch tiêm chủng được tổ chức hàng tháng.
  20. Bảng 3.15. Kiến thức của ĐTNC về số lần tiêm của từng loại vắc xin (n=991) Nguyễn Trãi Phúc La Chung SL (%) SL (%) SL (%) Số lần tiêm vắc xin BCG Có biết 216 100 748 96,5 964 97,3 Chưa biết 0 0 27 3,5 27 2,7 Số lần tiêm vắc xin 5 trong 1 Có biết 214 99,1 772 99,6 986 99,5 Chưa biết 2 0,9 3 0,4 5 0,5 Số lần uống vắc xin OPV Có biết 202 93,5 720 92,9 922 93,0 Chưa biết 14 6,5 55 7,1 69 7,0 Số lần tiêm vắc xin Sởi Có biết 198 91,7 618 79,7 816 82,3 Chưa biết 18 8,3 157 20,3 175 17,7 Tổng 216 100 775 100 991 100 Đối tượng nghiên cứu tại hai phường đã có hiểu biết rất tốt về số lượng mũi cần tiêm của các loại vắc xin. Hầu hết các loại vắc xin đều có trên 90% đối tượng trả lời đúng số mũi. Vắc xin sởi là loại vắc xin có tỷ lệ đối tượng biết chính xác số mũi thấp nhất (82,3%). Bảng 3.16. Kiến thức của ĐTNC về thời gian tiêm của từng loại vắc xin (n=991) Nguyễn Trãi Phúc La Chung SL (%) SL (%) SL (%) Thời gian tiêm vắc xin BCG Có biết 156 72,2 468 60,4 624 63,0 Chưa biết 60 27,8 307 39,6 367 37,0 Thời gian tiêm vắc xin 5 trong 1 Có biết 189 87,5 586 75,6 775 78,2 Chưa biết 27 12,5 189 24,4 216 21,8 Thời gian uống vắc xin OPV
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2