intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Stress, lo âu và trầm cảm ở điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nội tiết trung ương năm 2019 và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

59
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu đánh giá thực trạng stress, lo âu và trầm cảm ở điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019 từ đó phân tích các yếu tố liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Stress, lo âu và trầm cảm ở điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nội tiết trung ương năm 2019 và một số yếu tố liên quan

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG LÊ THỊ PHƯƠNG LIÊN STRESS, LO ÂU VÀ TRẦM CẢM Ở ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội – năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG LÊ THỊ PHƯƠNG LIÊN STRESS, LO ÂU VÀ TRẦM CẢM Ở ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8.72.07.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN BẠCH NGỌC Hà Nội – năm 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Bạch Ngọc - người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cô bộ môn Y tế công cộng - Trường Đại học Thăng Long đã trực tiếp giảng dạy và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các Phòng, ban thuộc khoa Khoa học sức khoẻ - Trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Đảng ủy, Ban Lãnh đạo và cán bộ, viên chức Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn trong lớp đã cùng tôi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cũng như những khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn là hậu phương vững chắc, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, cũng như trong cuộc sống và sự nghiệp. Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2019 Học viên
  4. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Kính gửi : - Phòng Sau đại học – Trường Đại học Thăng Long - Khoa Khoa học sức khỏe - Trường Đại học Thăng Long - Bộ môn Y tế công cộng – Trường Đại học thăng long - Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, năm học 2018 – 2019. Tôi là Lê Thị Phương Liên, Học viên cao học lớp 6.1A, Trường Đại học Thăng Long, chuyên ngành Y tế công cộng. Tôi xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Bạch Ngọc. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2019 Học viên
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BV : Bệnh viện BVĐK : Bệnh viện Đa khoa DASS : Depression Anxiety Stress Scales (Thang đo trầm cảm, lo âu, stress) ĐDV : Điều dưỡng viên ILO : International Labour Organization (Tổ chức lao động quốc tế) NIOSH : National Institute of Occupational Safety and Health (Viện sức khỏe và an toàn lao động quốc gia) NVYT : Nhân viên y tế RLTT : Rối loạn tâm thần SKTT : Sức khỏe tâm thần WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1...................................................................................................... 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3 1.1. Một số khái niệm ................................................................................. 3 1.1.1. Nhân viên y tế và điều dưỡng viên ..................................................... 3 1.1.2. Định nghĩa stress ................................................................................. 4 1.1.3. Định nghĩa lo âu .................................................................................. 5 1.1.4. Định nghĩa trầm cảm ........................................................................... 7 1.2. Stress ................................................................................................... 8 1.2.1. Các mức độ stress................................................................................ 8 1.2.2. Các biểu hiện của stress ...................................................................... 9 1.2.3. Nguyên nhân stress .......................................................................... 10 1.2.4. Ảnh hưởng của stress đến sức khỏe của nhân viên y tế .................... 12 1.3. Công cụ đánh giá stress, lo âu và trầm cảm ..................................... 14 1.4. Một số nghiên cứu về stress ở điều dưỡng viên và các yếu tố liên quan ..................................................................................................................... 17 1.4.1. Trên thế giới ...................................................................................... 17 1.4.2. Tại Việt Nam ..................................................................................... 18 1.5. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu .................................................... 21 1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu ................................................................ 22 CHƯƠNG 2.................................................................................................... 23 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................. 23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 23 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................. 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 23 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 23 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ................................................................ 23 2.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 24
  7. 2.3.1. Công cụ thu thập số liệu .................................................................... 24 2.3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu ................................................................... 24 2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh gia ................................ 25 2.4.1. Biến số nghiên cứu ............................................................................ 25 2.4.2. Tiêu chí đánh giá ............................................................................... 27 2.5. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................. 28 2.6. Sai số và cách khống chế .................................................................. 28 2.7. Đạo đức nghiên cứu .......................................................................... 29 2.8. Hạn chế của đề tài ................................................................................ 29 CHƯƠNG 3.................................................................................................... 30 KẾT QUẢ....................................................................................................... 30 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ........................................ 30 3.2. Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu .......... 37 3.2.1. Thực trạng stress công việc của đối tượng nghiên cứu..................... 37 3.2.2. Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu .......... 37 3.3. Một số yếu tố liên quan đến stress ở điều dưỡng viên ......................... 40 CHƯƠNG 4.................................................................................................... 45 BÀN LUẬN .................................................................................................... 45 4.1. Thực trạng stress, lo âu và trầm cảm của điều dưỡng viên ............... 45 4.2. Một số yếu tố liên quan đến stress ở điều dưỡng viên ...................... 48 KẾT LUẬN .................................................................................................... 53 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................ 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Biến số và chỉ số của nghiên cứu.................................................... 25 Bảng 2.2. Đánh giá stress, lo âu và trầm cảm theo các mức độ ...................... 27 Bảng 2.2. Đánh giá stress công việc ............................................................... 28 Bảng 3.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 30 Bảng 3.2. Tình trạng hôn nhân và gia đình của đối tượng nghiên cứu ........... 32 Bảng 3.3. Trình độ chuyên môn, thâm niên của đối tượng nghiên cứu.......... 34 Bảng 3.4. Phân bố vị trí công tác của đối tượng nghiên cứu .......................... 35 Bảng 3.5. Đặc điểm công việc của đối tượng nghiên cứu .............................. 35 Bảng 3 .6. Mức độ hài lòng của ĐTNC với công việc và gia đình................. 36 Bảng 3.7. Stress công việc của đối tượng nghiên cứu .................................... 37 Bảng 3.8. Mức độ stress, lo âu, trầm cảm ở điều dưỡng viên ......................... 38 Bảng 3.9. Phân bố stress, lo âu, trầm cảm theo nhóm tuổi ............................. 38 Bảng 3.10. Phân bố stress, lo âu, trầm cảm theo giới tính .............................. 39 Bảng 3.11. Phân bố stress, lo âu, trầm cảm theo các khoa phòng .................. 39 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tuổi và giới với stress ở điều dưỡng viên ...... 40 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với stress ở điều dưỡng viên .. ......................................................................................................................... 40 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với stress ở điều dưỡng viên ......................................................................................................................... 40 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thu nhập cá nhân với stress ở điều dưỡng viên41 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa một số yếu tố gia đình với stress ở điều dưỡng viên .................................................................................................................. 41 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa yếu tố công việc với stress ở điều dưỡng viên .. ......................................................................................................................... 42 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa stress công việc với stress ở điều dưỡng viên ... ......................................................................................................................... 43 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa sự hài lòng với công việc với stress ở điều dưỡng viên .................................................................................................................. 43
  9. Bảng 3.20. Mối liên quan giữa sự hài lòng với gia đình với stress ở điều dưỡng viên .................................................................................................................. 44
  10. DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 3.1. Giới của đối tượng nghiên cứu ................................................... 30 Biểu đồ 3.2. Thu nhập trung bình của đối tượng nghiên cứu ......................... 31 Biểu đồ 3.3. Biến cố trong 12 tháng qua tại gia đình...................................... 33 Biểu đồ 3.4. Loại biến cố gặp phải của đối tượng nghiên cứu ....................... 33 Biểu đồ 3.5. Số biến cố đối tượng gặp phải .................................................... 34 Biểu đồ 3.6. Stress, lo âu, trầm cảm ở điều dưỡng viên ................................. 37
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế Giới “Sức khoẻ tâm thần là một cuộc sống thật sự thoải mái, đạt được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm giá và giá trị của người khác; có khả năng ứng xử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình huống, khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thoả đáng các mối quan hệ và khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng sau các sang chấn tâm lý hoặc stress.” “Trạng thái sức khỏe trong đó một cá nhân nhận thức được khả năng của chính mình, có thể đối phó với những stress bình thường của cuộc sống, có thể làm việc một cách năng suất và có thể đóng góp cho cộng đồng của mình”. Trong báo cáo “Những thông tin cơ bản về sức khỏe tâm thần 2016”, tổ chức sức khỏe tâm thần đã cảnh báo, rối loạn tâm thần đang nổi lên là một trong những gánh nặng bệnh tật mới của thế kỉ 21 và đây sẽ là gánh nặng bệnh tật lớn thứ hai đứng sau bệnh tim mạch [49]. Tại Việt Nam, theo báo cáo từ kết quả nghiên cứu “Gánh nặng bệnh tật và chấn thương năm 2008” thuộc dự án VINE (2011) cho thấy, các vấn đề về sức khỏe tâm thần chiếm 18% trong tổng gánh nặng bệnh tật [23]. Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế Việt Nam năm 2014 đã chỉ ra rằng, rối loạn tâm thần là một trong năm nhóm bệnh chiếm tỷ trọng lớn hàng đầu trong tổng gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm gây ra [2]. Trong đó, stress được coi là một phản ứng của cơ thể góp phần ảnh hưởng đáng kể đến gánh nặng gây ra do rối loạn tâm thần. Theo khảo sát của Viện Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp quốc gia Hoa Kỳ năm 2007, có 40% người được phỏng vấn đã báo cáo rằng, stress là nguyên nhân chính khiến người lao động phải đi bệnh viện [51]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã báo cáo về stress trong các nhóm nghề nghiệp hiện nay [5], [26], [51]. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng cao, đòi hỏi ngành y tế phải nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe cho con người, do vậy áp lực công việc ngày càng lớn [3], [4]. Sức ép quá lớn của công việc có thể làm gia tăng đáng kể tỷ lệ stress ở các nhân viên y tế [26], [18].
  12. 2 Bệnh viện Nội tiết Trung ương là cơ sở đầu ngành về chuyên ngành nội tiết và rối loạn chuyển hóa, có công suất sử dụng giường bệnh lớn, cũng như số lượng lớn bệnh nhân đến khám và điều trị mỗi năm [1]. Song song với sự phát triển của bệnh viện là gánh nặng công việc cho nhân viên y tế - đặc biệt đối với nhóm lao động là điều dưỡng viên (ĐDV). Đây là nhóm đối tượng luôn phải làm việc với cường độ cao và trách nhiệm nặng nề, trực tiếp chăm sóc, theo dõi và ghi chép những diễn biến bệnh của người bệnh để báo kịp thời cho bác sĩ, thường xuyên trực đêm, đặc biệt là áp lực từ phía người bệnh và người nhà người bệnh. Do vậy, khối lượng và cường độ làm việc hằng ngày có thể sẽ là những yếu tố nguy cơ tiềm tàng dẫn đến stress ở nhóm đối tượng là ĐDV đang làm việc tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở quy mô toàn bệnh viện để đánh giá về thực trạng stress, lo âu và trầm cảm ở nhóm ĐDV. Do vậy, nghiên cứu “Stress, lo âu và trầm cảm ở điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019 và một số yếu tố liên quan” được tiến hành với hai mục tiêu như sau: 1. Đánh giá thực trạng stress, lo âu và trầm cảm ở điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến stress ở đối tượng nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2