intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân của người bệnh đái tháo đường typ 2 và các yếu tố liên quan tại Trung tâm Y tế huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nhằm xác định thực hành tự chăm sóc bàn chân ở người bệnh đái tháo đường, từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục sức khỏe can thiệp hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân của người bệnh đái tháo đường typ 2 và các yếu tố liên quan tại Trung tâm Y tế huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG HỒ XUÂN HÙNG THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC PHÒNG NGỪA LOÉT BÀN CHÂN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA : KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN : Y TẾ CÔNG CỘNG HỒ XUÂN HÙNG THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC PHÒNG NGỪA LOÉT BÀN CHÂN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8 72 07 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ THỊ KIM ANH HÀ NỘI – 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học cùng toàn thể các Thầy, Cô trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng và bồi dưỡng kiến thức khi là học viên theo học tại trường Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô bộ môn Y tế công cộng trường Đại học Thăng long đã trang bị cho tôi kiến thức, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học. Tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Võ Thị Kim Anh, đã nhiệt tình hướng dẫn và định hướng tôi về xác định vấn đề nghiên cứu đến xây dựng luận văn tốt nghiệp. Xin cám ơn Ban lãnh đạo và quý đồng nghiệp tại Trung tâm Y tế huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện, giúp đỡ và phối hợp trong quá trình thu thập thu số liệu. Bình Dương, ngày….. tháng ….. năm 2019 Hồ Xuân Hùng
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn
  5. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN Y VĂN ....................................................................... 3 1.1 Định nghĩa bệnh đái tháo đường ................................................................. 3 1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường ........................................................ 3 1.3 Phân loại đái tháo đường ............................................................................ 4 1.4 Tình hình mắc đái tháo đường trên thế giới và tại Việt Nam ..................... 5 1.4.1 Tình hình mắc đái tháo đường trên thế giới.......................................... 5 1.4.2 Tình hình mắc đái tháo đường tại Việt Nam ........................................ 5 1.5 Biến chứng chung của bệnh đái tháo đường ............................................... 6 1.6 Các khái niệm liên quan đến biến chứng bàn chân đái tháo đường ........... 6 1.6.1 Định nghĩa loét bàn chân ...................................................................... 7 1.6.2 Phân loại loét bàn chân ......................................................................... 8 1.6.3 Quá trình dẫn đến LBC do đái tháo đường, cơ chế bệnh sinh của loét bàn chân ......................................................................................... 8 1.6.4 Vai trò của bệnh lý thần kinh ................................................................ 9 1.6.5 Vai trò của bệnh lý mạch máu: ........................................................... 11 1.6.6 Đặc điểm các vị trí loét bàn chân và tổn thương xương do đái tháo đường........................................................................................... 13 1.6.7 Các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa tổn thương loét bàn chân và cắt cụt chi đối với người bệnh đái tháo đường: ............................. 13 1.6.8 Nguyên tắc điều trị loét bàn chân do đái tháo đường ......................... 14 1.7 Một số nghiên cứu về thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân của người bệnh đái tháo đường typ 2 trên thế giới và tại Việt Nam....... 14
  6. 1.7.1 Một số nghiên cứu về thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân của người bệnh đái tháo đường typ 2 trên thế giới.............. 14 1.7.2 Một số nghiên cứu về thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân của người bệnh đái tháo đường typ 2 tại Việt Nam ............ 16 1.8 Đặc điểm địa điểm nghiên cứu ................................................................. 17 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 18 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................... 18 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 18 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 18 2.1.3 Thời gian nghiên cứu........................................................................... 18 2.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 18 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu............................................................................. 18 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................. 18 2.2.3 Kỹ thuật chọn mẫu .............................................................................. 19 2.3 Các biến số và chỉ số nghiên cứu .............................................................. 19 2.3.1 Định nghĩa biến số .............................................................................. 19 2.3.2 Chỉ số nghiên cứu ............................................................................... 28 2.4 Phương pháp thu thập thông tin ................................................................ 28 2.4.1 Công cụ thu thập thông tin .................................................................. 28 2.4.2 Kỹ thuật thu thập thông tin ................................................................. 29 2.5 Phân tích và xử lý số liệu .......................................................................... 30 2.6 Sai số và biện pháp hạn chế sai số ............................................................ 30 2.6.1 Sai số ................................................................................................... 30 2.6.2 Biện pháp khắc phục ........................................................................... 30 2.7 Đạo đức trong nghiên cứu......................................................................... 31 Chương 3 KẾT QUẢ......................................................................................... 32 3.1 Đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu ................................... 32 3.2 Thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân của người bệnh đái tháo đường................................................................................................. 36 3.3 Một số yêu tố liên quan đến thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét
  7. bàn chân ở người bệnh đái tháo đường ..................................................... 44 Chương 4 BÀN LUẬN ...................................................................................... 49 4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ......................................................... 49 4.1.1 Đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu ............................... 49 4.1.2 Đặc điểm tiền sử bản thân ở người bệnh đái tháo đường ..................... 50 4.1.3 Những triệu chứng hiện tại của chân ở người bệnh đái tháo đường..... 54 4.2 Thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân của người bệnh đái tháo đường................................................................................................. 56 4.3 Một số yêu tố liên quan đến thực hành tự chăm sóc bàn chân ................. 59 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 63 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 64 TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ĐTĐ Đái tháo đường LBC Loét bàn chân TIẾNG ANH ADA American Diabetes Association Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kì CDC Centers for Disease Control and Prevention Trung tam kiểm soát dịch bệnh Hoa Kì IDF International Diabetes Federation Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế IWGDF International Working Group on Diabetic Foot Nhóm công tác quốc tế về bàn chân đái tháo đường WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập các biến số .......... 19 Bảng 2.2 Đánh giá thực hành phòng ngừa loét bàn chân ............................... 25 Bảng 3.1 Đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu......................... 32 Bảng 3.2 Đặc điểm tiền sử bản thân ở người bệnh đái tháo đường ............... 33 Bảng 3.3 Những triệu chứng hiện tại của chân của người bệnh đái tháo đường .............................................................................................. 35 Bảng 3.4 Thực hành tự chăm phòng ngừa loét bàn chân ............................... 36 Bảng 3.5 Thực hành đúng tự chăm phòng ngừa loét bàn chân ...................... 42 Bảng 3.6 Một số đặc điểm dân số học liên quan đến thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường ......... 44 Bảng 3.7 Một số đặc điểm tiền sử bản thân liên quan đến thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường .............................................................................................. 46 Bảng 3.8 Một số triệu chứng hiện tại liên quan đến thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường ......... 48
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay đái tháo đường là một bệnh mang tính toàn cầu và đang tăng trên toàn thế giới. Số lượng người bệnh đái tháo đường tăng gấp 4 lần so với năm 1980, trong đó tập trung chủ yếu ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình [62]. Theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF), ước tính đến năm 2040 sẽ có khoảng 642 triệu người mắc đái tháo đường [44]. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vào năm 2011 thì đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 7 tại Mỹ với khoảng 73.000 người [38]. Tại Ấn Độ, ước tính có khoảng 40 triệu người mắc đái tháo đường năm 2007 và được dự đoán sẽ tăng lên đến 70 triệu vào năm 2015 [43]. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2016 thì tỷ lệ hiện mắc bệnh đái tháo đường ở nam là 4,7%, còn ở nữ giới là 5%. Số trường hợp tử vong do đái tháo đường tại Việt Nam trong độ tuổi từ 30 đến 69 ở nam là 2.530, ở nữ là 2.060 trường hợp. Trong khi đó độ tuổi trên 70 thì ở nam có 2.860 ca tử vong, ở nữ có 6.010 trường hợp [61]. Những số liệu trên đã cung cấp một cách tổng quát về tình hình đái tháo đường đang rất phổ biến chung trên toàn thế giới và tại Việt Nam. Đái tháo đường là một bệnh nguy hiểm gậy ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, như biến chứng tim mạch, mù loà, suy thận và đoạn chi [44]. Các biến chứng này làm tăng nguy cơ tử vong lên 2 lần so với những người không mắc bệnh [33]. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, người bệnh đái tháo đường có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2 lần so với người không mắc bệnh [40]. Tổng chi phí điều trị trực tiếp và gián tiếp cho người bệnh đái tháo đường tại Mỹ năm 2012 là 245 tỷ đôla [37]. Từ các số liệu trên cho thấy bệnh đái tháo đường và các biến chứng không chỉ gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho riêng người bệnh, mà còn gây nhiều tổn thất kinh phí cho gia đình và xã hội. Sự đoạn chi do đái tháo đường thường xảy ra sau khoảng 7-10 năm mắc bệnh [12]. Hậu quả này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân chính gây nên đoạn chi ở người bệnh đái tháo đường
  11. 2 chính là nhiễm trùng nặng ở chân, đặc biệt là bàn chân, hoại tử, loét do bệnh động mạch ngoại biên. Có khoảng 1,9-2,2% người bệnh đái tháo đường bị loét chân mỗi năm trên toàn thế giới [12]. Một số liệu khác cho thấy mỗi năm có 4 triệu người đái tháo đường toàn cầu có vết loét chân và cứ mỗi 6 người thì có 1 người phải đoạn chi [43]. Năm 2010, tại Mỹ có khoảng 73.000 người bệnh phải cắt bỏ chi do bệnh đái tháo đường [37]. Tại Việt Nam, tình trạng đoạn chi thường bắt đầu với một vết thương, trầy xước dẫn đến vết loét sau điều trị một thời gian dài không khỏi [56]. Các nghiên cứu khác nhau tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ loét chân ở người bệnh đái tháo đường còn khá cao, cụ thể là 34,2% ở bệnh viện Nội tiết Trung ương và 20% ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh [11], [16]. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, tình trạng đoạn chi có thể ngăn ngừa bằng cách chăm sóc tốt cho bàn chân và sức khoẻ của người bệnh đái tháo đường, trong đó chăm sóc và bảo vệ bàn chân của người bệnh là vô cùng quan trọng [39]. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng có thể phòng ngừa được loét chân nếu kiểm soát đường huyết tốt và chăm sóc bàn chân đúng cách [41], [50]. Khoa Nội tiết bệnh viện quản lý .000 người bệnh đái tháo đường và những bệnh lý nội tiết khác. Tuy nhiên, tại bệnh viện chưa chú trọng giáo dục sức khỏe về chăm bàn chân cho người bệnh đái tháo đường. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân của người bệnh đái tháo đường typ 2 và yếu tố liên quan tại trung tâm y tế huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum” nhằm xác định thực hành tự chăm sóc bàn chân ở người bệnh đái tháo đường, từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục sức khỏe can thiệp hiệu quả với các mục tiêu cụ thể như sau: 1. Mô tả thực hành về tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân của người bệnh đái tháo đường typ 2 khi đến khám bệnh tại trung tâm y tế huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành về tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân của đối tượng nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0