Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố liên quan của học sinh trường Tiểu học Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018
lượt xem 5
download
Luận văn tiến hành mô tả thực trạng tỷ lệ mắc bệnh sâu răng của học sinh trường tiểu học Dân Lực, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa năm 2018; phân tích một số yếu tố liên quan đến mắc bệnh sâu răng của học sinh trường tiểu học Dân Lực, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa năm 2018.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố liên quan của học sinh trường Tiểu học Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG HÀ VĂN CHIẾN THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN LỰC, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA NĂM 2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8.72.07.01 Hướng dẫn khoa học: PGS TS. ĐÀO XUÂN VINH Hà Nội - 2018
- i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này Tôi đã nhận được rất nhiều sự dạy dỗ, giúp đỡ và động viên của quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Thầy Cô giáo Trường Đại Học Thăng Long những người đã truyền thụ kiến thức cho Tôi hoàn thành chương trình học tập; lòng yêu nghề để tiếp tục vững bước trên con đường nghề nghiệp đã chọn. PGS,TS Đào Xuân Vinh, Thầy giáo đầy tâm huyết, tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập, đồng thời trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi từ suốt quá trình xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn. Ban giám đốc, đồng nghiệp của Tôi tại bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hóa nơi Tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ Tôi trong suốt 2 năm qua. Ban lãnh đạo, các thầy cô giáo tại trường tiểu học Dân Lực, Triệu Sơn, Thanh Hóa đã hợp tác trong quá trình thu thập số liệu không có sự đóng góp đó Tôi khó có thể hoàn thành luận văn này. Xin được cảm ơn các bạn bè khóa Cao học YTCC 5 TH Trường đại học Thăng Long đã luôn chia sẻ kinh nghiệm học tập, động viên Tôi những lúc khó khăn, được làm quen và cùng học tập với các bạn đối với Tôi thực sự là một niềm vui. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người thân trong đại gia đình những người luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ trên bước đường đi của Tôi. Lời cảm ơn chân thành, đặc biệt nhất Tôi xin được gửi tới: Bố mẹ, vợ và con là những người đã chịu nhiều khó khăn vất vả, đã hy sinh rất nhiều cho Tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
- ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BRM Bệnh răng miệng CSRM Chăm sóc răng miệng CSSKRMBĐ Chăm sóc sức khỏe răng miệng ban đầu KAP Kiến thức, thái độ, thực hành NHĐ Nha học đường RM Răng miệng RHM Răng hàm mặt SR Sâu răng SMT Sâu mất trám VQR Viêm quanh răng WHO Tổ chức Y tế thế giới (Word Health Organization)
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 3 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .................................................... 3 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 4 2.4. Phương pháp đánh giá .................................................................................... 4 2.5. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 6 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................... 7 3.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu .......................................................... 7 3.2. Tình trạng sâu răng sau khám lâm sàng ........................................................ 7 3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng ............................................ 9 IV. BÀN LUẬN .................................................................................................. 14 1. Thực trạng sâu răng của học sinh trường tiểu học Dân Lực, Triệu Sơn, Thanh Hóa ...................................................................................................................... 14 1.1. Sâu răng sữa .......................................................................................... 15 1.2. Sâu răng vĩnh viễn ................................................................................. 17 2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng ............................................. 18 2.1. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sâu răng của học sinh....... 18 2.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng của học sinh .............. 20 V. KẾT LUẬN ................................................................................................... 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 24
- 1 TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh sâu răng của học sinh trường tiểu học Dân Lực, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa năm 2018 và phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng của học sinh trường tiểu học Dân Lực, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa năm 2018. Đối tượng: Học sinh đang học tại trường tiểu học xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm học 2018-2019. Phương pháp: Áp dụng phương pháp nghiên cứu của dịch tễ học với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Tỷ lệ sâu răng chung ở học sinh trường tiểu học Dân Lực là 62,2%. Cao ở nhóm học sinh 7 tuổi (71,4%), thấp ở nhóm 11 tuổi (53,8%). Tỷ lệ sâu răng sữa là 59,4%. Có xu hướng giảm dần theo tuổi. Cao nhất ở học sinh 8 tuổi (65,6%), thấp nhất ở học sinh 11 tuổi (38,5%). Chỉ số smt là 2,4, cao nhất ở học sinh 8 tuổi là 3,8 và thấp nhất ở học sinh 11 tuổi 0,9. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là (22,8%). Có xu hướng tăng dần theo tuổi. Cao nhất ở học sinh 11 tuổi (46,2%) và thấp nhất ở học sinh 7 tuổi (5,7%). Chỉ số SMT là 0,95, cao nhất ở học sinh 11 tuổi là 3,5, thấp nhất ở học sinh 7 tuổi là 0,1. Một số yếu tố liên quan với bệnh sâu răng ở học sinh trường tiểu học Dân Lực, Triệu Sơn, Thanh Hóa như sau: Phụ huynh có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông con của họ có nguy cơ sâu răng cao gấp 3,1 lần con của phụ huynh trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên. Phụ huynh có nghề nghiệp là cán bộ công chức con của họ có nguy cơ sâu răng chỉ bằng 0,2 lần con của phụ huynh có nghề nghiệp khác. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
- 2 nặng nề tới sức nhai, phát âm, thẩm mỹ, ngoài ra còn là nguyên nhân của một số bệnh nội khoa như viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, và viêm khớp [4]. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng, không chỉ ở riêng Việt Nam mà còn toàn thế giới. Lứa tuổi 6 đến 11 là lúc răng vĩnh viễn bắt đầu xuất hiện trên cung hàm, đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhai của trẻ về sau nên rất cần được giữ gìn một cách tốt nhất để không bị sâu. Theo Tổng cục thống kê (2008) 7,9% dân số cả nước là học sinh tiểu học [1]. Một trong số bệnh hay gặp phổ biến ở học sinh là bệnh sâu răng. Năm 1994, WHO đánh giá bệnh sâu răng ở nước ta vào loại cao nhất thế giới và nằm trong khu vực các nước có bệnh răng miệng đang tăng lên [14]. Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng do viện Răng Hàm mặt và đại học Adelaide, Australia tiến hành gần đây thì Việt Nam là một nước có tỷ lệ sâu răng rất cao, chiếm tới gần 85% dân số cả nước, trong đó trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng của sâu răng nhiều nhất [11]. Theo số liệu khám sức khỏe học sinh huyện Triệu Sơn qua các năm học, tỷ lệ sâu răng của học sinh khối tiểu học còn khá cao và đang có xu hướng tăng lên. Trong đó trường tiểu học Dân Lực có tỷ lệ học sinh sâu răng cao (61,5%). Đây thực sự là một vấn đề đáng quan tâm, vì lứa tuổi học sinh tiểu học ở giai đoạn này các em chuyển từ răng sữa sang răng vĩnh viễn nhưng lại chưa thể có ý thức tự chăm sóc và bảo vệ răng miệng của bản thân. Do đó bên cạnh nhà trường thì kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sâu răng của học sinh đóng một vai trò quan trọng đối với việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho các em. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về thực trạng sâu răng cũng như kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sâu răng của học sinh trên địa bàn. Vậy, thực trạng bệnh sâu răng của học sinh trường tiểu học Dân Lực, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa như thế nào? Có những yếu tố nào liên quan đến bệnh sâu răng của học sinh trường tiểu học Dân Lực, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa? Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố liên quan của học sinh trường tiểu học Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018”với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tỷ lệ mắc bệnh sâu răng của học sinh trường tiểu học Dân Lực, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa năm 2018.
- 3 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến mắc bệnh sâu răng của học sinh trường tiểu học Dân Lực, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa năm 2018. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Học sinh đang học tại trường tiểu học Dân Lực, xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm học 2018-2019. * Tiêu chuẩn lựa chọn - Học sinh đang học tại trường tiểu học Dân Lực xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm học 2018-2019. Trong độ tuổi từ 7 – 11 tuổi. - Đồng ý tham gia nghiên cứu * Tiêu chuẩn loại trừ - Không đồng ý tham gia nghiên cứu. - Không nằm trong độ tuổi từ 7-11 tuổi. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Trường tiểu học Dân Lực xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 05/2018 đến tháng 09/2018 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Áp dụng phương pháp nghiên cứu của dịch tễ học với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.2.2.1. Cỡ mẫu Sử dụng công thức ước lượng một tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả. n = Z21-α/2 Trong đó:
- 4 n: Cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu; p: Ước đoán tỷ lệ mắc bệnh răng miệng của học sinh tiểu học (theo nghiên cứu của Trương Văn Bang tỷ lệ mắc bệnh sâu răng là 70%) [2] d: Độ chính xác mong muốn (là sự khác biệt giữa tỷ lệ p thu được trên mẫu và tỷ lệ p thật trong quần thể: chọn d= 0,07). α: Mức ý nghĩa thống kê (α =0,05) Z1-α/2: Hệ số tin cậy vớiα =0, 05 thì Z1-αa/2=1,96 với độ tin cậy 95%. Với các tham số trên, thay vào công thức tính được cỡ mẫu n= 164 Dự phòng 10% trong trường hợp mất mẫu, cỡ mẫu cuối cùng là 180 đối tượng. 2.2.2.2. Phương pháp chọn mẫu Lập danh sách số học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Đánh số thứ tự các học sinh trong mỗi độ tuổi (lớp) nghiên cứu theo giới và ở mỗi độ tuổi theo giới tiến hành chọn 180 học sinh vào mẫu nghiên cứu theo kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn theo hình thức bốc thăm mỗi khối 36 học sinh. 2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu 2.3.1. Công cụ thu thập - Phiếu phỏng vấn kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh sâu răng của học sinh được thiết kế dựa trên mục tiêu nghiên cứu gồm 4 phần như sau: + Phần A: Thông tin chung của học sinh gồm các thông tin về năm sinh, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn của bố/mẹ, nghề nghiệp của bố/mẹ, số em hiện có trong gia đình. + Phần B: Kiến thức về phòng chống sâu răng của học sinh gồm 7 câu hỏi (từ câu 9 đến câu 15), kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại, phòng bệnh sâu răng, kiến thức về chọn loại bàn chải cho trẻ em, số lần chải răng trong ngày. + Phần C: Thái độ về phòng chống sâu răng của học sinh gồm 4 câu (từ câu 16 đến câu 19), thái độ về mức độ nguy hiểm sâu răng, thái độ về khám răng định kỳ, thái độ việc chải răng thường xuyên, thái độ về việc ăn vặt hàng ngày.
- 5 + Phần D: Thực hành về phòng chống sâu răng gồm 11 câu (từ câu 20 đến câu 30), thực hành về việc ăn vặt, cách chải răng, thời điểm chải răng, được dạy cách chải răng, được bố/mẹ kiểm tra khi chải răng, khám răng định kỳ... - Phiếu khám răng cho học sinh: Tham khảo phiếu khám răng trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Thủy [9]. 2.3.2. Kỹ thuật thu thập dữ liệu - Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành hỏi, ghi đầy đủ theo bộ câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn về thông tin cá nhân, kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sâu răng của học sinh. - Khám lâm sàng: + Dụng cụ: Bộ khay khám răng: khay quả đậu, gương, thám châm, gắp. Dụng cụ khử khuẩn: Cồn, bông, dung dịch khử trùng dụng cụ. Đèn pin, bong xì khô, giấy lau Phiếu khám răng + Biện pháp vô khuẩn: Trang phục bảo vệ: Áo Bluse, mũ, khẩu. trang, găng khám vô khuẩn. Từng loại dụng cụ được tiệt trùng và bảo quản trong hộp kim loại. Khử khuẩn dụng cụ đó sử dụng: ngâm dụng cụ vào dung dịch Hydroperoxyde 6% trong 30 phút. + Người khám: Bác sỹ Hà Văn Chiến là học viên phối hợp với bác sỹ của trung tâm Y tế huyện Triệu Sơn đã được tập huấn, thống nhất cách khám và phương pháp đánh giá. 2.4. Phương pháp đánh giá 2.4.1. Đánh giá tình trạng bệnh sâu răng Trên mỗi cá thể nghiên cứu ta tiến hành khám tuần tự tất cả các răng, từ vùng 1 đến vùng 4 theo chiều kim đồng hồ.
- 6 Trên mỗi răng cần khám đủ 5 mặt răng, trên mỗi mặt răng phát hiện tất cả các lỗ sâu với phương pháp dùng đầu nhọn xông nha khoa tì và di trên mặt răng chú ý các rãnh mặt nhai, các mặt tiếp giáp và ở cổ răng. Ghi nhận kết quả. * Trơn láng: Không có lỗ sâu * Nham nhở: nghi ngờ cần phải khám kỹ, bằng cách làm sạch mặt răng với cây nạo ngà hay cây lấy cao bằng tay hoặc máy lấy cao bằng siêu âm, sau đó tiến hành khám lại và ghi nhận kết quả. * Sụp lỗ, mắc đầu nhọn: có lỗ sâu, cần quan sát kỹ và thăm dò hình dáng, độ rộng, độ sâu và cảm giác của thành và đáy của lỗ sâu. Một người được chẩn đoán là sâu răng khi có ít nhất 01 răng bị sâu. 2.4.2. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành cuả học sinh Cách đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh sâu răng của học sinh áp dụng trong nghiên cứu này như sau: - Phần kiến thức: Đánh giá theo thang điểm từ 0-18 điểm, nếu đạt từ 0-9 điểm đánh giá kiến thức không đạt, nếu đạt 10 đến 18 điểm đánh giá kiến thức đạt. - Phần thái độ: Thang điểm từ 0-4 điểm, nếu đạt từ 0-2 điểm đánh giá thái độ không đạt, nếu đạt từ 2-4 điểm đánh giá thái độ đạt. - Phần thực hành: Thang điểm từ 0-16 điểm, nếu đạt từ 0-9 điểm đánh giá thực hành không đạt, nếu đạt từ 10-16 điểm đánh giá thực hành đạt. 2.5. Phương pháp phân tích số liệu Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. Số liệu được nhập 2 lần bởi 2 người nhập riêng biệt, rút ngẫu nhiên 10% phiếu để kiểm tra tính chính xác của số liệu. Số liệu được làm sạch trước khi đưa vào phân tích. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Sử dụng kiểm định X2, p để tìm hiểu mối liên quan. Sử dụng kiểm định OR, CI 95%, p để tìm hiểu mối liên quan của các yếu tố Kết quả phân tích được trình bày dưới dạng các bảng và biểu đồ.
- 7 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=180) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Tuổi 7 35 19,4 8 32 17,8 9 45 25,0 10 42 23,3 11 26 14,5 2. Giới Nam 95 52,8 Nữ 85 47,2 Kết quả ở bảng 1 cho thấy: Tuổi: Học sinh ở nhóm 9 tuổi (lớp 3) chiếm tỷ lệ cao nhất 25%, tiếp theo là nhóm 10 tuổi (lớp 4) chiếm 23,3%, nhóm 7 tuổi (lớp 1) chiếm 19,4%; nhóm 8 tuổi (lớp 2) chiếm 17,8% và nhóm 11 tuổi (lớp 5) chiếm tỷ lệ thấp nhất 14,5%. Giới: Học sinh là nam giới chiếm tỷ lệ (52,8%) cao hơn nữ giới (47,2%). 3.2. Tình trạng sâu răng sau khám lâm sàng Bảng 2. Tỷ lệ học sinh sâu răng theo tuổi qua khám lâm sàng (n=180) Sâu răng Không Sâu răng Tuổi Số khám Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 7 35 25 71,4 10 28,6 8 32 19 59,4 13 40,6 9 45 29 64,4 16 35,6 10 42 25 59,5 17 40,5 11 26 14 53,8 12 46,2 Tổng 180 112 62,2 68 37,8 Kết quả ở bảng 2 cho thấy, tỷ lệ sâu răng ở học sinh là 62,2%, trong đó, tỷ lệ sâu răng ở nhóm học sinh 7 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 71,4%, thấp nhất là nhóm học sinh 11 tuổi 53,8%.
- 8 Bảng 3. Tình trạng sâu răng theo tuổi qua khám lâm sàng (n=180) Răng sữa Răng vĩnh viễn Tuổi TS khám SL TL% SL TL% 7 35 21 60,0 2 5,7 8 32 21 65,6 7 21,8 9 45 26 57,8 9 20,0 10 42 23 54,7 11 26,2 11 26 10 38,5 12 46,2 TS 180 107 59,4 41 22,8 Kết quả bảng 3 cho thấy: Tỷ lệ sâu răng sữa là 59,4%, trong đó tỷ lệ sâu răng sữa cao nhất ở học sinh 8 tuổi (65,6%), thấp nhất ở học sinh 11 tuổi (38,5%). Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là (22,8%), trong đó tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn cao nhất ở học sinh 11 tuổi (46,2%) và thấp nhất ở học sinh 7 tuổi (5,7%). Bảng 4.Chỉ số smt răng sữa theo tuổi Số răng Số răng Số răng Tổng số TS Chỉ số Tuổi sữa sữa hàn sữa mất răng khám smt bị sâu do sâu do sâu smt 7 35 57 37 21 115 3,3 8 32 59 38 24 121 3,8 9 45 45 26 19 90 2,0 10 42 38 24 18 80 1,9 11 26 12 4 8 24 0,9 TS 180 211 129 90 430 2,4 Kết quả khám răng cho thấy: Chỉ số smt răng sữa của học sinh tiểu học Dân Lực là 2,4, trong đó cao nhất ở học sinh 8 tuổi là 3,8 và thấp nhất ở học sinh 11 tuổi 0,9. Bảng 5.Chỉ số SMT răng vĩnh viễn theo tuổi Số răng Số răng Số răng Tổng mất do Chỉ số Tuổi TS khám sâu vĩnh hàn do sâu số răng sâu vĩnh SMT viễn vĩnh viễn SMT viễn 7 35 2 2 0 4 0,1 8 32 11 4 4 19 0,6 9 45 13 9 7 29 0,6 10 42 16 8 5 29 0,7 11 26 45 25 20 90 3,5 TS 180 87 48 36 171 0,95
- 9 Kết quả bảng 5 cho thấy: Chỉ số SMT răng vĩnh viễn ở học sinh là 0,95, trong đó chỉ số SMT cao nhất ở học sinh 11 tuổi là 3,5, thấp nhất ở học sinh 7 tuổi chỉ số SMT là 0,1. 3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng 3.3.1. Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sâu răng ở học sinh Bảng 6. Kiến thức của học sinh về nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại bệnh sâu răng (n=180) Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Nguyên nhân gây sâu răng Vi khuẩn 29 16,1 Con sâu 15 8,3 Ăn nhiều chất đường 159 88,3 Vệ sinh răng miệng kém 139 77,2 Khác 7 4,9 Không biết 9 5,0 2. Dấu hiệu của sâu răng Đau buốt khi ăn nhai/uống nước lạnh/nóng 133 73,9 Chấm trắng/ chấm đen trên răng 84 46,7 Có lỗ đen trên bề mặt của răng 104 57,8 Khác 13 7,2 Không biết 15 8,3 3. Tác hại của bệnh sâu răng Gây đau răng 160 88,9 Làm xấu răng 65 36,1 Làm sứt mẻ 55 30,6 Làm mất răng 53 29,4 Khác 29 16,1 Không biết 6 3,3 Kết quả bảng 6 cho thấy: Kiến thức về nguyên nhân gây sâu răng: chiếm tỷ lệ cao học sinh biết nguyên nhân sâu răng là do ăn nhiều chất đường (88,3%), do vệ sinh răng miệng kém (77,2%), do vi khuẩn (16,1%). Kiến thức về dấu hiệu của sâu răng: 73,9% học sinh biết dấu hiệu của sâu răng là đau buốt khi nhai, uống nước lạnh, nóng và 57,8% cho rằng có lỗ đen trên bề mặt của răng, 46,7% biết sâu răng có chấm trắng/chấm đen trên răng.
- 10 Kiến thức về tác hại của bệnh sâu răng: Chiếm 88,9% học sinh cho rằng tác hại của sâu răng là gây đau răng, 36,1% học sinh cho rằng sâu răng làm xấu răng, 30,6% học sinh biết sâu răng làm sứt mẻ răng và 29,4% học sinh cho rằng sâu răng làm mất răng. Bảng 7. Thái độ về phòng chống bệnh sâu răng của học sinh (n=180) Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Sâu răng nguy hiểm Có 135 75,0 Không 45 25,0 2. Nên đi khám răng định kỳ Có 161 89,4 Không 19 10,6 3. Chải răng thường xuyên Có 15 8,3 Không 165 91,7 4. Ăn vặt hàng ngày có tốt không Có 135 75,0 Không 45 25,0 Kết quả bảng 7 cho thấy: Tỷ lệ học sinh có thái độ đúng về việc nên đi khám răng định kỳ chiếm 89,4%, thái độ đúng về mức độ nguy hiểm của bệnh sâu răng chiếm 75%, thái độ đúng về ăn vặt hàng ngày chiếm 75%, có 8,3% học sinh có thái độ đúng về việc chải răng thường xuyên. Bảng 8. Thực hành về thời điểm chải răng, cách trẻ chải răng, kỹ năng chải răng và việc kiểm tra trẻ chải răng (n=180) Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) Thời điểm chải răng trong ngày Buổi sáng sau khi ngủ dậy 152 84,4 Buổi tối trước khi đi ngủ 147 81,7 Sau mỗi bữa ăn 4 2,2 Cách chải răng Có 148 82,2 Không 29 16,1 Không biết 3 1,7
- 11 Kĩ năng chải răng Chải 1 mặt răng 2 1,1 Chải 2 mặt răng 31 17,2 Chải 3 mặt răng 109 60,6 Chải dọc thân răng 82 45,6 Chải ngang thân răng 109 60,6 Chải xoay tròn 16 8,9 Kiểm tra khi con chải răng Không bao giờ 46 25,5 Thỉnh thoảng 104 57,8 Thường xuyên 30 16,7 Kết quả ở bảng 8 cho thấy: Thực hành về thời điểm chải răng trong ngày: Chiếm tỷ lệ cao học sinh chải răng vào buổi sáng khi ngủ dậy 84,4% và vào buổi tối trước khi đi ngủ 81,7%, có 2,2% học sinh chải răng sau mỗi bữa ăn. Thực hành về cách chải răng: 82,2% học sinh biết đánh răng đúng cách trong đó: 60,6% chải 3 mặt răng, 45,6% chải dọc thân răng và 60,6% chải xoay tròn. Thực hành được kiểm tra khi chải răng: Có 57,8% học sinh có bố mẹ thỉnh thoảng kiểm tra khi con chải răng, 25,5% học sinh không bao giờ được kiểm tra, 16,7% học sinh có bố mẹ thường xuyên kiểm tra khi chải răng. Bảng 9. Thực hành về khám răng định kỳ và xử trí khi bị đau răng của học sinh (n=180) Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) Đi khám định kỳ Có 57 31,7 Không 123 68,3 Xử trí khi bị đau răng Không làm gì 18 10,0 Tự mua thuốc/ tự điều trị bằng mẹo 27 15,0 Đưa đi khám bác sĩ 135 75,0 Kết quả bảng 9 cho thấy: chiếm tỷ lệ cao học sinh không được đưa đi khám răng định kỳ 68,3%. Khi bị đau răng có 75,0% học sinh được đi khám bác
- 12 sĩ khi răng bị đau, 15% tự mua thuốc hoặc tự điều trị bằng mẹo, 10 học sinh không làm gì khi bị đau răng. Biểu đồ 1. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh sâu răng của học sinh (n=180) Kết quả ở biểu đồ 1 cho thấy, chiếm tỷ lệ cao tỷ lệ học sinh có kiến thức, thái độ và thực hành đạt về bệnh sâu răng (67,2%; 70,0% và 57,2%). 3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng của học sinh Bảng 10. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của phụ huynh học sinh với tình trạng sâu răng của học sinh Không sâu Sâu răng OR Đặc điểm răng p SL/(%) (95% CI) SL/(%) Trình độ học vấn của phụ huynh 70 24 Dưới THPT (74,5%) (25,5%) 3,1
- 13 (32,3%) (67,7%) (0,1-0,5) 101 45 Khác (69,2%) (30,8%) Số con trong gia đình 83 54 ≤ 2 con (60,6%) (39,4%) 0,74 >0,05 29 14 (0,4-1,5) > 2 con (67,4%) (32,6%) Kết quả ở bảng 10 cho thấy: Có mối liên quan giữa trình độ học vấn của phụ huynh với tình trạng sâu răng của học sinh: phụ huynh có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông con của họ có khả năng sâu răng cao gấp 3,1 lần con của phụ huynh trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
- 14 Bảng 12. Mối liên quan giữa thái độ của học sinh với tình trạng sâu răng Không sâu Sâu răng OR Thái độ răng p SL/(%) (95%CI) SL/(%) 40 14 Không đạt (74,0%) (26,0%) 2,1
- 15 nghiên cứu của Nguyễn Huyền trang năm 2011-2012, tại trường THCS Ngô Sỹ Liên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội tỷ lệ sâu răng của học sinh là 14,95% [10]. Điều này cho thấy học sinh thực hành phòng chống sâu răng chưa tốt có thể do mải chơi, cha/mẹ không kiểm tra nhắc nhở, đi học bán trú ở trường không đánh răng sau khi ăn. Cũng có thể trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh sâu răng được khám bởi các bác sỹ chuyên khoa, được tập huấn kỹ nên phát hiện được tỷ lệ bệnh cao. 1.1. Sâu răng sữa Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa chung của học sinh trường tiểu học Dân Lực là 59,4%. Tỷ lệ sâu răng sữa cao nhất ở học sinh 8 tuổi (65,6%), thấp nhất ở học sinh 11 tuổi (38,5%). Những nghiên cứu ở Việt Nam trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước cũng như những nghiên cứu của đầu thế kỷ này đều khẳng định tỷ lệ sâu răng sữa và răng vĩnh viễn ở Việt Nam là khá cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Trường và cộng sự đã nghiên cứu trên 1397 học sinh từ 6 đến 11 tuổi tại các tỉnh thành đại diện cho toàn quốc năm 2001 thông báo tỷ lệ sâu răng sữa ở học sinh từ 6 đến 8 tuổi là 84,9% [11]. Nghiên cứu của chúng tôi cho biết tỷ lệ sâu răng sữa cao nhất ở nhóm học sinh 8 tuổi (65,6%), chỉ số smt là 3,8, có tính chất giảm dần và và thấp nhất ở nhóm học sinh 11 tuổi tỷ lệ sâu răng sữa là 38,5%, chỉ số smt là 0,9. Điều này chứng tỏ sâu răng sữa chủ yếu là sâu răng hàm, ít gặp ở răng cửa. Do các răng hàm sữa sau 30 tháng đã mọc đủ, đến 9 tuổi trẻ bắt đầu thay răng hàm sữa nên nhóm 7,8 tuổi có răng hàm sữa tồn tại từ 4-6 năm, mà sâu răng có tính chất tích lũy theo thời gian nên tỷ lệ sâu răng sữa ở lứa tuổi này thường rất cao. Khi trẻ từ 9 tuổi trở lên thì bắt đầu có hiện tượng thay răng hàm sữa nên tỷ lệ sâu răng sữa giảm dần. Như vậy so với nghiên cứu các vùng trong cả nước thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự các nghiên cứu khác.
- 16 Một số nghiên cứu khác trong khu vực cũng có kết quả tương tự, theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2008 tại Campuchia thì 91% trẻ 6 tuổi bị sâu răng [15]. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả điều tra sức khỏe răng miệng của Philippines năm 2003 là 92% [16]. Như vậy so với các nước trong khu vực thì tỷ lệ sâu răng ở học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương. Điều này đúng với nhận định về khuynh hướng phát triển bệnh sâu răng của WHO ở các nước đang phát triển. So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Hạnh 2006 tại địa bàn Hà Nội, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành 2007 tại Hưng Yên thì kết quả nghiên cứu về tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh tiểu học Dân Lực, Triệu Sơn, Thanh Hóa thấp hơn. Điều này phù hợp với sự tiến bộ chung của xã hội sau 11, 12 năm [3], [8]. So với kết quả nghiên cứu của Trần Tấn Tài 2016 tại Thừa Thiên Huế thì kết quả nghiên cứu về tỷ lệ sâu răng sữa lứa tuổi 7-8 tuổi của học sinh trường tiểu học Dân Lực cũng tương đương. Điều này theo chúng tôi có thể chương trình nha học đường cho học sinh tiểu học tại Dân Lực, Triệu Sơn, Thanh Hóa và một số trường tiểu học tại Thừa Thiên Huế chưa được thực hiện cụ thể nên tỷ lệ mắc bệnh sâu răng vẫn còn cao [7]. Chỉ số smt răng sữa ở học sinh qua bảng 3.6 chỉ số smt răng sữa của học sinh tiểu học Dân Lực là 2,4, trong đó cao nhất ở học sinh 8 tuổi là 3,8 và thấp nhất ở học sinh 11 tuổi 0,9. Kết quả này cao hơn điều tra sức khỏe răng miệng lần thứ hai của Trần Văn Tường và Trịnh Đình Hải 1,87 [11]. Trong số 430 răng sâu mất trám có 129 răng được trám (61,1%). So với những nghiên cứu khác tại Việt Nam số răng được trám chiếm tỷ lệ thấp so với răng sâu không được trám, kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2001 tỷ lệ răng sữa được điều trị là 6% [11]. So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Đăng Nhỡn (2004) tỷ lệ răng sữa được điều trị là 5% [6]. Điều này chứng tỏ với sự nhận thức tốt hơn của các bậc cha mẹ hướng tới sự quan tâm của phụ huynh học sinh tới con em mình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn