intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, phường Thạnh Lộc, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

35
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành mô tả thực trạng cận thị ở học sinh trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, phường Thạnh Lộc, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019; phân tích một số yếu tố liên quan đến cận thị của đối tượng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, phường Thạnh Lộc, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN BÁ CHÚC THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO, PHƯỜNG THẠNH LỘC, QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN BÁ CHÚC THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO, PHƯỜNG THẠNH LỘC, QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019 Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8 72 07 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS. NGUYỄN THANH BÌNH HÀ NỘI – 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học cùng toàn thể các Thầy, Cô trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng và bồi dưỡng kiến thức khi là học viên theo học tại trường Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô bộ môn Y tế công cộng trường Đại học Thăng long đã trang bị cho tôi kiến thức, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học. Tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thanh Bình, đã nhiệt tình hướng dẫn và định hướng tôi về xác định vấn đề nghiên cứu đến xây dựng luận văn tốt nghiệp. Xin cám ơn Ban hiệu trưởng, quý thầy cô và các em học sinh trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, phường Thạnh Lộc, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, giúp đỡ và phối hợp trong quá trình thu thập thu số liệu. Bình Dương, ngày….. tháng ….. năm 2019 Nguyễn Bá Chúc
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN .............................................................................................. 3 1.1 Khái niệm ............................................................................................................. 3 1.2 Nguyên nhân tật khúc xạ: ..................................................................................... 7 1.3 Các yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở học sinh: ................................................. 9 1.4 Cách đánh giá cận thị học đường ....................................................................... 12 1.5 Cách phòng chống cận thị học đường ................................................................ 13 1.6 Điều trị tật khúc xạ ............................................................................................. 14 1.7 Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về cận thị .............................. 16 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 21 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu......................................................... 21 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 21 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 21 2.1.3 Thời gian nghiên cứu........................................................................... 21 2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 21 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 21 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu.............................................................................. 21 2.2.3 Kỹ thuật chọn mẫu............................................................................... 22 2.3 Các biến số và chỉ số nghiên cứu ....................................................................... 23 2.3.1 Định nghĩa biến số ............................................................................... 23 2.4 Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................... 32 2.4.1 Công cụ thu thập thông tin .................................................................. 32 2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin ................................................................. 32 2.5 Phân tích và xử lý số liệu ................................................................................... 33 2.6 Sai số và biện pháp hạn chế sai số...................................................................... 34 2.6.1 Sai số ................................................................................................... 34 2.6.2 Biện pháp khắc phục ........................................................................... 34 2.7 Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................................. 34
  6. 2.8 Hạn chế của đề tài............................................................................................... 35 Chương 3. KẾT QUẢ .................................................................................................. 36 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................................................... 36 3.2 Tỷ lệ cận thị ở học sinh trung học cơ sở............................................................. 40 3.3 Một số yếu tố liên quan đến cận thị ở học sinh trung học cơ sở ........................ 41 Chương 4. BÀN LUẬN................................................................................................ 47 4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................................................. 47 4.2 Thực trạng cận thị ở học sinh trung học cơ sở..................................................... 50 4.3. Một số yếu tố liên quan đến cận thị ở học sinh trung học cơ sở ........................ 54 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 69 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHÁM MẮT PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Phân loại cận thị [5]................................................................................................................................. 6 Bảng 2.1 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập các biến số .............................................................. 23 Bảng 2.1 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập các biến số (tiếp theo) ........................................... 24 Bảng 2.2 Quy định cỡ số theo nhóm chiều cao học sinh [2] ................................................................................ 31 Bảng 2.3 Quy định kích thước cơ bản của bàn ghế [2]........................................................................................ 31 Bảng 3.1 Đặc điểm dân số học của đối tượng nghiên cứu (n=384) .................................................................... 36 Bảng 3.2 Đánh giá tư thế ngồi viết bài đúng của học sinh (n=384) .................................................................... 37 Bảng 3.3 Một số thói quen trong học tập ở trường của học sinh (n=384).......................................................... 38 Bảng 3.4 Một số thói quen học tập ở nhà của học sinh (n=384) ......................................................................... 39 Bảng 3.5 Đặc điểm cận thị ở học sinh trung học cơ sở (n=384) .......................................................................... 40 Bảng 3.6 Một số đặc điểm dân số học liên quan đến cận thị ở học sinh (n=384) ............................................... 41 Bảng 3.7 Một số thói quen học tập ở trường liên quan đến cận thị ở học sinh ................................................. 42 Bảng 3.8 Thói quen học tập và sinh hoạt ở nhà liên quan đến cận thị ở học sinh ............................................. 44 Bảng 3.9 Một số yếu tố liên quan đến cận thị ở học sinh phân tích đa biến ...................................................... 46 Bảng 4.1 So sánh tỷ lệ cận thị học đường ở học sinh trung học cơ sở ............................................................... 54 Bảng 4.2 Tỷ lệ mắc cận thị học đường trong các nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................ 55 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Mắt bình thường ..................................................................................................................................... 3 Hình 1.2 Mắt cận thị .............................................................................................................................................. 5
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT HSCS Hệ số chiếu sáng THCS Trung học cơ sở KTC Khoảng tin cậy TIẾNG ANH BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) OR Odd Ratio (Tỷ số số chênh) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2015, trên thế giới có trên 253 triệu người mù và suy giảm thị lực, trong đó có 36 triệu người mù, 217 triệu người suy giảm thị lực ở mức trung bình hoặc nặng (khoảng 19 triệu trẻ em) [50]. Trong các tật khúc xạ, cận thị xuất hiện nhiều hơn so với loạn thị và viễn thị. Hiện nay, cận thị đang là một vấn đề xã hội ngày càng phổ biến, nhất là ở lứa tuổi học sinh. Cận thị là nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực và cận thị càng nặng càng dễ gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng như bong võng mạc, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể sớm và tăng nhãn áp. Tốc độ phát triển nhanh của xã hội đã tạo nhiều điều kiện để trẻ tiếp xúc với các phương tiện điện tử đa dạng, làm tăng việc sử dụng mắt nói chung và nhất là tăng mức độ nhìn gần nói riêng khiến thị lực của trẻ giảm dần gây ra tật cận thị. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh nội thành chiếm ưu thế hơn các học sinh thuộc các tỷnh ngoại thành [12]. Các chi phí kinh tế của tật khúc xạ, đặc biệt là tật cận thị cũng cao: tại Singapore, các chi phí trực tiếp hàng năm trung bình cho điều trị tật cận thị cho mỗi học sinh Singapore ở độ tuổi 7-9 được ước tính là 148,2 USD. Tại Hoa Kỳ, Khảo sát kiểm tra về Y tế và Dinh dưỡng quốc gia (NHANES) báo cáo các chi phí trực tiếp hàng năm cho điều trị về suy giảm tầm nhìn xa do tật khúc xạ là khoảng 39 USD đến 7,2 tỷ USD. Ba gánh nặng bệnh tật do cận thị bao gồm các biến chứng bệnh lý như thoái hóa điểm vàng do cận thị, đục thủy tinh thể và glocome mắt. Một tật khúc xạ cũng có thể làm giảm thị lực ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gia tăng khó khăn trong việc thực hiện các công việc liên quan đến thị giác [66]. Học sinh cấp độ trung học cơ sở có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi hay còn được gọi là tuổi thiếu niên, là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ vì đây là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Cận thị thường xuất hiện lần đầu ở trẻ em thuộc độ tuổi đi học nhưng vì mắt vẫn tiếp tục phát triển nên cận thị cũng tiến triển theo phát triển của mắt. Do cận thị diễn tiến từ từ và khó
  10. 2 phát hiện nếu người lớn không để ý, từ đó chưa ý thức được tầm quan trọng để phòng chống. Cận thị là một tật khúc xạ hoàn toàn có thể phòng ngừa được [6]. Tỷ lệ cận thị ở học đường còn cao cho thấy tầm quan trọng của các chương trình can thiệp nhằm giảm tỷ lệ cận thị học đường. Vì vậy, tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, phường Thạnh Lộc, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019” với hai mục tiêu nghiên cứu sau: 1. Mô tả thực trạng cận thị ở học sinh trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, phường Thạnh Lộc, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến cận thị của đối tượng nghiên cứu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2