intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng chất lượng cuộc sống của sinh viên trường Đại học Thăng Long năm học 2018-2019 và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

74
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo luận văn để nắm chi tiết thực trạng chất lượng cuộc sống của sinh viên trường Đại học Thăng Long năm học 2018-2019; phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng chất lượng cuộc sống của sinh viên trường Đại học Thăng Long năm học 2018-2019 và một số yếu tố liên quan

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---------- NGUYỄN THỊ BÍCH LIỄU THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NĂM HỌC 2018 -2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội, 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHOẺ BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG ---------- NGUYỄN THỊ BÍCH LIỄU THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NĂM HỌC 2018 -2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số : 8 72 07 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đào Xuân Vinh Hà Nội, 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đai học và Quản lý khoa học, cùng tập thể thầy, cô giáo Bộ môn Y tế công cộng, Trường Đại học Thăng Long đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu, và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đào Xuân Vinh, giảng viên Bộ môn Y tế công cộng, Trường Đại học Thăng Long là người đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Th.S. Ngô Thị Thu Hiền cùng tập thể nhóm nghiên cứu, Bộ môn Y tế Công Cộng, Trường Đại học Thăng Long đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình triển khai thu thập và phân tích số liệu để hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên Trường Đại học Thăng Long đã nhiệt tình giúp đỡ, tích cực phối hợp và hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập số liệu phục vụ đề tài nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 10 năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Bích Liễu
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: - Phòng Sau đại học và Quản lý khoa học - Bộ môn Y tế công cộng - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu trong luận văn là một phần số liệu trong đề tài “Chất lượng cuộc sống và sức khỏe tâm thần ở sinh viên Trường Đại học Thăng Long, năm học 2018- 2019 và một số yếu tố liên quan” đã được phép sử dụng bởi chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu. Các số liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 10 năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Bích Liễu
  5. iii MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3 1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................3 1.1.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống .................................................................3 1.1.2. Khái niệm sinh viên và đặc điểm của sinh viên hiện nay ........................... 4 1.2. Một số tiêu chí đánh giá và công cụ đo lường chất lượng cuộc sống .............6 1.3. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống trên thế giới và Việt Nam ............10 1.3.1. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống trên thế giới ............................. 10 1.3.2. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống tại Việt Nam ............................ 13 1.4. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của sinh viên .................15 1.5. Vài nét về địa điểm nghiên cứu .....................................................................17 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 20 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................... 20 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................20 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 20 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 20 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 20 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 20 2.2.2. Cỡ mẫu ........................................................................................................20 2.2.3. Chọn mẫu.....................................................................................................21 Cách chọn mẫu: Nhóm nghiên cứu sẽ lập danh sách các lớp sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ tư đang học tập trong Học kỳ I năm học 2019 – 2020 tại Trường Đại học Thăng Long. Tại mỗi lớp, tiến hành chọn chủ đích sinh viên tình nguyện tham gia nghiên cứu đến khi đủ số lượng 400 sinh viên cho từng nhóm sinh viên. ........................................................................................................................... 22 2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá ......................................22 2.3.1. Các biến số, chỉ số nghiên cứu ....................................................................22 2.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cuộc sống .................................................25
  6. iv 2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số khối cơ thể ....................................................... 25 2.3.4. Tiêu chuẩn phân loại cường độ hoạt động thể lực ......................................26 2.4. Quy trình thu thập thông tin ...............................................................................26 2.5. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................................... 29 2.6. Sai số và biện pháp khống chế sai số .................................................................29 2.7. Hạn chế nghiên cứu ............................................................................................ 30 2.8. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................ 30 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................31 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 31 3.1.1. Đặc điểm xã hội, nhân khẩu học .................................................................31 3.1.2. Thông tin tình trạng sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu ........................... 35 3.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu ............................. 39 3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu ..42 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................................ 57 4.1. Về thực trạng chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu ......................... 57 4.2. Về mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với một số yếu tố ........................ 60 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 67 KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 70 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................... 74 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................... 84
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) BSI Brief Symptom Inventory (Xác định các triệu chứng tóm tắt) CLCS Chất lượng cuộc sống EQ-5D-5L European Quality of Life-5 Dimensions- 5 Level (Chất lượng cuộc sống châu Âu với 5 lĩnh vực và 5 cấp độ) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) WHOQOL_BREF World health organization quality of life (Bộ câu hỏi của Tổ chức Y tế Thế giới để đánh giá chất lượng cuộc sống) SF-36 Short - Form 36 (Dạng đầy đủ) SF-12 Short - Form 12 (Dạng câu hỏi ngắn)
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Đặc điểm sinh viên theo các ngành năm học 2018 - 2019 .......................... 17 Bảng 2. 1. Phân bố mẫu nghiên cứu (n = 800) .............................................................. 22 Bảng 2.2. Biến số, chỉ số nghiên cứu ............................................................................22 Bảng 2. 3. Sai số và biện pháp khắc phục .....................................................................29 Bảng 3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên .............................................31 Bảng 3.2. Đặc điểm gia đình của sinh viên ...................................................................32 Bảng 3.3. Tình trạng chi tiêu trung bình/ tháng của sinh viên ......................................33 Bảng 3. 4. Tình hình nguồn tài chính chi tiêu trong năm học của sinh viên .................34 Bảng 3.5. Cảm nhận cá nhân về tài chính hiện tại của sinh viên ..................................34 Bảng 3. 6. Chỉ số khối cơ thể của sinh viên ..................................................................35 Bảng 3.7. Tình hình mắc bệnh mạn tính của sinh viên .................................................35 Bảng 3. 8. Tình hình những sự kiện căng thẳng trong 12 tháng qua của sinh viên ......37 Bảng 3.9. Tình hình hoạt động thể lực của sinh viên .................................................... 38 Bảng 3. 10. Tình hình hút thuốc và sử dụng rượu bia của sinh viên ............................. 39 Bảng 3. 11. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của sinh viên theo một số yếu tố xã hội và nhân khẩu học .....................................................................................................40 Bảng 3. 12. Điểm chất lượng cuộc sống theo 8 lĩnh vực của sinh viên ........................ 41 Bảng 3. 13. Phân loại chất lượng cuộc sống của sinh viên theo năm học..................... 42 Bảng 3. 14. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với giới tính ............................. 42 Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với ngành học .......................... 43 Bảng 3. 16. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với năm học ............................. 43 Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và xếp loại học tập của đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................................... 44 Bảng 3. 18. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với nguồn tài chính ..................45 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với tình trạng nhà ở của đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................................45 Bảng 3. 20. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với thứ tự con trong gia đình của đối tượng nghiên cứu .....................................................................................................46 Bảng 3. 21. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với đối tượng sống chính cùng .......................................................................................................................................46
  9. vii Bảng 3. 22. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với số anh/chị em ruột trong gia đình ................................................................................................................................ 47 Bảng 3. 23. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống của sinh viên với tình trạng chi tiêu trung bình ................................................................................................................47 Bảng 3. 24. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với tình hình tài chính .............48 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với tiền sử mắc bệnh tâm thần kinh của người thân trong gia đình ................................................................................49 Bảng 3. 26. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống của sinh viên với tình trạng BMI .......................................................................................................................................50 Bảng 3. 27. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống của sinh viên với hoạt động thể lực ..................................................................................................................................50 Bảng 3. 28. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống của sinh viên với tình trạng mắc bệnh mạn tính của sinh viên .......................................................................................... 50 Bảng 3. 29. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với tình trạng bị ốm/tai nạn trong 4 tuần qua của sinh viên ................................................................................................ 52 Bảng 3. 30 Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với sự kiện gây căng thẳng trong 12 tháng qua của sinh viên ............................................................................................ 53 Bảng 3.31. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với hành vi sức khỏe ................55 Bảng 3.32. Phân tích hồi quy đa biến giữa chất lượng cuộc sống với một số yếu tố....55
  10. viii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1. 1. Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................... 19 Hình 2. 2. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................ 28 Biểu đồ 3.1. Xếp loại học tập của sinh viên ..................................................................32 Biểu đồ 3.2. Tình trạng bị ốm/tai nạn trong 4 tuần qua của sinh viên .......................... 36 Biểu đồ 3.3. Tiền sử mắc bệnh về tâm thần trong gia đình sinh viên ........................... 38 Biểu đồ 3.4. Phân loại chất lượng cuộc sống của sinh viên ..........................................41
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh viên cũng là một nhóm dân số đặc biệt trong xã hội và là nhóm liên quan nhiều đến các vấn đề về sức khỏe, lại đang trong quá trình chuyển tiếp quan trọng của cuộc đời. Trong đó, sinh viên đang đi lên từ thời niên thiếu đến khi trưởng thành và trong giai đoạn này cũng tập trung nhiều những quyết định lớn trong cuộc đời của họ. Mối quan tâm, gánh nặng và lo lắng của sinh viên khác với các nhóm dân số khác. Sinh viên phải chịu các loại stress khác nhau, chẳng hạn như áp lực học tập, các vấn đề xã hội và các vấn đề tài chính. Như vậy, họ dễ bị phát triển các vấn đề về tinh thần, có thể ảnh hưởng đến thành tích học tập và chất lượng cuộc sống của họ [41]. Chất lượng cuộc sống là một khái niệm rộng, nó bao gồm nhiều giá trị tích cực như hạnh phúc, sự thành công, thịnh vượng, sức khoẻ, và sự hài lòng. Chất lượng cuộc sống đã trở thành một công cụ quan trọng trong đánh giá chất lượng chăm sóc sức khoẻ. của sinh viên đại học là một vấn đề quan trọng để giải quyết các vấn đề về thể chất, tinh thần, xã hội càng sớm càng tốt và cũng là một trong các yếu tố quan trọng để tạo ra các nhà lãnh đạo trong tương lai cho quốc gia phát triển [45]. Các nhà khoa học trên thế giới hiện nay không chỉ quan tâm đến vấn đề sức khỏe thể chất trong đánh giá sức khỏe cho mọi đối tượng trong xã hội mà còn quan tâm rất nhiều khái niệm về sức khỏe tinh thần, các yếu tố xã hội được tổng hợp trong các nghiên cứu chất lượng cuộc sống. Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về chất lượng cuộc sống của sinh viên trong các trường đại học, một số nghiên cứu đã cho thấy rằng nhiều vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của sinh viên như tuổi, khu vực sống, giới, chuyên ngành học,… [38] Tại Việt Nam hiện nay chất lượng cuộc sống cũng đang là vấn đề được quan tâm tìm hiểu cho các đối tượng khác nhau trong tình hình đời sống xã hội ngày một nâng cao. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tập trung đánh giá chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, hay cho bệnh nhân suy thận mãn bệnh nhân mổ sỏi mật, bệnh nhân bị zona thần kinh, bệnh nhân alzheimer, chưa có nhiều
  12. 2 nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống cho các đối tượng sinh viên [8]. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của sinh viên để đưa ra các giải pháp thích hợp nâng cao chất lượng cuộc sống của sinh viên là rất cần thiết. Trường Đại học Thăng Long là trường ngoài công lập đào tạo bậc đại học đầu tiên tại Việt Nam. Trường Đại học Thăng Long hoạt động trên nguyên tắc: không vì mục tiêu lợi nhuận, tạo một môi trường giáo dục lành mạnh, tôn trọng tính trung thực, tình yêu thương và tinh thần hợp tác. Với truyền thống 30 năm xây dựng và phát triển không ngừng, Trường Đại học Thăng Long đã khẳng định tên tuổi và chất lượng đào tạo với gần 2000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước [12]. Bên cạnh vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, Ban lãnh đạo đã tạo điều kiện cải thiện chất lượng cuộc sống của sinh viên. Tuy nhiên, thực trạng chất lượng cuộc sống của sinh viên Trường Đại học Thăng Long như thế nào? và có những yếu tố nào liên quan đến chất lượng cuộc sống của họ?. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu được thực hiện tại trường để trả lời các câu hỏi đó. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng chất lượng cuộc sống của sinh viên Trường Đại học Thăng Long năm học 2018 - 2019 và một số yếu tố liên quan” với hai mục tiêu: 1) Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của sinh viên trường Đại học Thăng Long năm học 2018 - 2019 2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1