intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng di chứng viêm não ở trẻ em và nhu cầu chăm sóc tại Bệnh viện Nhi trung ương

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

22
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn với mục tiêu tìm hiểu triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm não ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2019; các hình thái di chứng và nhu cầu chăm sóc trẻ di chứng viêm não.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng di chứng viêm não ở trẻ em và nhu cầu chăm sóc tại Bệnh viện Nhi trung ương

  1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG HỒ THỊ BÍCH THỰC TRẠNG DI CHỨNG VIÊM NÃO Ở TRẺ EM VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Hà Nội – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG HỒ THỊ BÍCH THỰC TRẠNG DI CHỨNG VIÊM NÃO Ở TRẺ EM VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành: Điều dưỡng Mã số: 8.72.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Người hướng dẫn khoa học: TS.BS. NGUYỄN VĂN LÂM Hà Nội – 2019
  3. 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADEM Acute Disseminated Viêm não tủy rải rác cấp tính Encephalomyelitis CT City Scaner Cắt lớp vi tính EBV Epstein Barr Virus Virut Epstein Barr ECHO Enteric Cytopathic human orphan Virut đường ruột ở người EV Enterovirus Virut Entero CMV Cytomegalo virus Virut Cytomegalo HSV Herpes Simplex Virus Virus Herpes Simplex Hib Haemophilus influenza b Virut Hemophilus cúm B JE Japanese encephalitis Viêm não Nhật Bản MRI Magnetic Resonance Imaging Chụp cộng hưởng từ PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng khuếch đại gen ADHD Attention-Deficit/Hyperactivity Tăng động giảm chú ý Disorder BN Bệnh nhân NC Nghiên cứu TC Tiêm chủng NN Nguyên nhân VN Viêm não ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm não là bệnh nhiễm trùng cấp tính hệ thần kinh trung ương do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó viêm não do virus chiếm khoảng 32% [6]. Biểu hiện bệnh là sự rối loạn chức năng thần kinh – tâm thần khu trú hoặc lan tỏa. Bệnh khởi phát cấp tính, diễn biến nặng và có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng nặng nề như: Rối loạn ngôn ngữ, thính giác, co giật và nặng hơn là mất ý thức và rối loạn vận động làm bệnh nhân sống thực vật. Báo cáo ở Anh cho thấy các di chứng phổ biến của viêm não tại nước này gặp tới 35% là chậm phát triển trí tuệ và 18% bệnh nhân có hành vi bất thường [22]. Tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 5,23-8,66/100.000 dân/năm và tỷ lệ tử vong khoảng 12% [26]. Ở Việt Nam ghi nhận trung bình mỗi năm khoảng 1.000 ca mắc viêm
  4. 2 não, trong số đó viêm não Nhật Bản chiếm khoảng 10%. Gần 60% các ca viêm não ghi nhận ở khu vực miền Bắc [9]. Ước tính khoảng 30% bệnh nhân nhập viện tử vong và khoảng 1/3-1/2 trường hợp sống sót bị các di chứng thần kinh và tâm thần nặng nề [3], [4]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Thùy năm 2015 thì số bệnh nhân khỏi để lại di chứng chiếm 60,61%. Tỷ lệ bệnh nhân để lại di chứng chậm phát triển tinh thần vận động chiếm 24,24%, bệnh nhân bại liệt chiếm 12,13%, bại não chiếm 3,03% [8]. Tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, hàng năm tiếp nhận và điều trị khoảng 400 - 500 bệnh nhi viêm não (theo báo cáo ca bệnh hàng năm của Khoa Truyền nhiễm). Bệnh gặp rải rác quanh năm nhưng chủ yếu ở các tháng mùa hè. Theo báo cáo hàng năm của bệnh viện, tỷ lệ tử vong do viêm não chiếm 12,4% trong tổng số tử vong chung toàn viện, 5% số bệnh nhân viêm não vào viện. Với những bệnh nhân được ra viện, tỷ lệ có biến chứng, di chứng chiếm tới 30 - 40% [1]. Di chứng viêm não là hậu quả nặng nề của bệnh, gây khó khăn trong cuộc sống của người bệnh, khó khăn cho người chăm sóc và tốn kém thời gian, kinh tế của gia đình, xã hội. Chăm sóc bệnh nhân di chứng viêm não là công việc vất vả, đòi hỏi kỹ năng đặc biệt, lòng yêu thương và sự kiên trì. Thực tế gia đình người bệnh rất cần sự hướng dẫn của nhân viên y tế để chăm sóc bệnh nhân sau khi ra viện, nhưng công việc này chưa được quan tâm một cách đúng mức. Các nghiên cứu về di chứng viêm não cũng chưa nhiều, do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng di chứng viêm não ở trẻ em và nhu cầu chăm sóc trẻ di chứng viêm não tại bệnh viện Nhi Trung ương” với các mục tiêu sau đây: 1. Mô tả một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm não ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2019. 2. Xác định các hình thái di chứng và nhu cầu chăm sóc trẻ di chứng viêm não.
  5. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm viêm não ở trẻ em Viêm não là bệnh nhiễm trùng cấp tính của hệ thần kinh trung ương do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu do virus. Bệnh viêm não do virus có thể lây truyền qua muỗi đốt (đối với các loại arbovirus như virus viêm não Nhật Bản); qua đường hô hấp (như virus Herpes Simplex-HSV) hoặc qua đường tiêu hoá (như các loại virus đường ruột). Bệnh khởi phát cấp tính, diễn biến nặng và có thể dẫn đến tử vong nhanh hoặc để lại di chứng nặng nề. Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và chăm sóc toàn diện, điều trị căn nguyên còn hạn chế [1]. 1.2. Dịch tễ học bệnh viêm não 1.2.1. Dịch tễ học viêm não trên thế giới Hiện nay mới có một số loại viêm não đã được nghiên cứu tương đối đầy đủ. Các viêm não lây truyền do muỗi và ve đã xác định được tương đối rõ ràng về khu vực dịch tễ, mùa và các loại vector côn trùng. Viêm não do enterovirus, virus cúm, và virus thủy đậu xảy ra theo mùa và thường gây ra dịch. Viêm não do HSV xảy ra rải rác ở khắp nơi trên thế giới, dù có thể khác biệt chút ít theo mùa và vùng địa lí [11], [17], [21],[30]. 1.2.2. Dịch tễ học viêm não tại Việt Nam Những năm gần đây nhờ hiệu quả của chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh viêm não Nhật Bản đã giảm hơn, ít xảy ra dịch lớn, tuy nhiên vẫn còn là một trong những bệnh hay gặp trong nhóm bệnh nhiệt đới. Căn nguyên viêm não cũng được xác định nhiều hơn nhờ áp dụng các xét nghiệm sinh học phân tử. Theo nghiên cứu của Phạm Nhật An và cộng sự tiến hành trong thời gian 5 năm – từ 2008 đến hết 2012, tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị 2565 trẻ viêm não. Trung bình mỗi năm có hơn 500 bệnh nhi viêm não, căn nguyên gây viêm não hàng đầu là các virus viêm não Nhật Bản, Herpes simplex typ 1 [3], [25].
  6. 4 1.3. Căn nguyên gây viêm não 1.3.1. Viêm não do các căn nguyên nhiễm trùng 1.3.1.1. Viêm não do virus: 1.3.1.2. Viêm não do vi khuẩn 1.3.1.3. Viêm não do nấm 1.3.1.4. Viêm não do đơn bào/ nguyên sinh 1.3.1.5. Viêm não do ký sinh trùng 1.3.2. Viêm não do căn nguyên không nhiễm trùng 1.3.3. Nhóm không xác định được căn nguyên 1.4. Cơ chế bệnh sinh và tổn thương giải phẫu bệnh viêm não 1.4.1. Cơ chế bệnh sinh của viêm não nhiễm trùng tiên phát 1.4.1.1. Đường xâm nhập: 1.4.1.2. Cơ chế gây tổn thương não: 1.4.2. Cơ chế bệnh sinh viêm não sau nhiễm trùng/ viêm não thứ phát 1.5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 1.5.1. Biểu hiện lâm sàng 1.5.2. Cận lâm sàng 1.6. Nguyên tắc điều trị: - Xử lý hô hấp, sốc, co giật. 1.7. Các di chứng thường gặp của bệnh viêm não 1.7.1. Các thay đổi về nhận thức và hành vi sau viêm não Nhận thức bao gồm các quá trình: Chú ý, trí nhớ, ngôn ngữ, khả năng giải quyết vấn đề, ra quyết định, lập kế hoạch và tổ chức. Những quá trình này hỗ trợ trong các hoạt động hàng ngày như: Giao tiếp, làm việc nhà, duy trì tình bạn, làm việc, lái xe, học tập. Sau viêm não năng lực tâm thần của một người sẽ thay đổi và theo đó là những khó khăn trong các hoạt động hàng ngày của họ. Sự suy giảm nhận thức sau viêm não khác nhau tùy từng người. Viêm não ảnh
  7. 5 hưởng khác nhau lên mỗi người phụ thuộc vào tổn thương não, loại viêm não và khả năng tiếp cận điều trị của mỗi người [16], [24]. Xử lý thông tin Trí nhớ Ngôn ngữ Chức năng điều hành 1.7.2. Di chứng tâm thần vận động sau viêm não 1.8. Các vấn đề cần chăm sóc bệnh nhân viêm não có di chứng Phục hồi chức năng lí tưởng và đầy đủ bao gồm các đánh giá thường xuyên của các chuyên gia như: Bác sĩ, điều dưỡng, vật lí trị liệu, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ, chuyên gia dinh dưỡng, nhà tâm lí học ... [23], [33]. 1.8.1. Chăm sóc trẻ viêm não trong giai đoạn cấp 1.8.2. Theo dõi, chăm sóc và phục hồi chức năng trẻ di chứng viêm não 1.9. Các nghiên cứu về di chứng viêm não trên thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây
  8. 6 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ 01/08/2018 đến 31/07/2019. - Địa điểm nghiên cứu: Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương. - Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán viêm não điều trị tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương. + Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân trong lứa tuổi 1 tháng -16 tuổi, chẩn đoán viêm não, trước khi bị bệnh vẫn sinh hoạt học tập bình thường, gia đình hợp tác và đồng ý tham gia nghiên cứu. + Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm não theo Hiệp hội viêm não Quốc tế năm 2013 [36]. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán viêm não Quốc tế: Chẩn đoán viêm não = tiêu chuẩn chính + 3 tiêu chuẩn phụ [36]. Như vậy chẩn đoán viêm não bằng các tiêu chuẩn về lâm sàng và cận lâm sàng: + Lâm sàng: hội chứng nhiễm trùng cấp (sốt); hội chứng não màng não (đau đầu, rối loạn ý thức/li bì/ hôn mê, co giật/liệt, run chi, nôn, cổ cứng). + Tiêu chuẩn loại trừ: Gia đình không đồng ý tham gia nghiên cứu. Trẻ có bệnh về thần kinh trước đó như: Động kinh, rối loạn tinh thần vận động, bại não ... 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu.
  9. 7 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU Bệnh nhân vào viện nghi ngờ viêm não BN được khai thác tiền sử, bệnh sử, thăm khám lâm sàng, tiến hành làm các xét nghiệm: Máu, dịch não tủy, chẩn đoán hình ảnh . . . Đủ tiêu chuẩn lấy vào nghiên cứu Nhóm xác định được Nhóm không xác định căn nguyên được căn nguyên Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Đánh giá kết quả điều trị qua thang điểm Liverpool Tử vong, Xác định xin về có di chứng Khỏi Ra viện Phân loại di chứng Xác định nhu cầu chăm sóc
  10. 8 2.3. Nội dung nghiên cứu: 2.4. Các tiêu chuẩn, kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu ❖ Xác định di chứng viêm não: + Dùng thang điểm Liverpool để đánh giá tại thời điểm kết thúc điều trị nội trú. Thang điểm dùng để hỏi bố, mẹ hoặc người chăm sóc bệnh nhi và quan sát hành động của trẻ với 15 dấu hiệu thể hiện tinh thần, vận động của trẻ, so sánh với trẻ bình thường cùng lứa tuổi hoặc chính bản thân trẻ trước khi bị bệnh. + Đánh giá: Đối với mỗi câu hỏi có điểm số từ 2 đến 5 điểm. Điểm đầu ra Liverpool cuối cùng bằng điểm thấp nhất cho mỗi câu hỏi đơn lẻ. Như vậy một trẻ hoàn toàn bình thường sẽ đạt 5 điểm ở mỗi câu. Một trẻ có di chứng nhẹ sẽ là điểm 4; di chứng trung bình, ảnh hưởng đến chức năng nhưng không hoàn toàn phụ thuộc là điểm 3 và trẻ suy giảm lớn dẫn đến phụ thuộc hoàn toàn là 2 điểm. Nếu bệnh nhân tử vong sẽ có số điểm là 1. Trong nghiên cứu sẽ đánh giá điểm của từng loại di chứng xuất hiện ở bệnh nhi [26],[37]. + Thang điểm được thể hiện trong phụ lục 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu
  11. 9 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu từ 01/08/2018 đến 31/07/2019 có 270 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu với kết quả như sau: 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm não 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Tuổi: Bảng 3.1. Phân bố bệnh theo tuổi Tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ Trung bình n = 270 % 1 tháng - ≤ 12 tháng 36 13,3 >12 tháng - ≤ 36 tháng 61 22,6 >36 tháng – ≤ 60 tháng 38 14,1 64,1 ± 47,9 > 60 tháng 135 50,0 TỔNG 270 100 Bệnh gặp ở tất cả các nhóm tuổi, tuy nhiên nhóm trên 60 tháng chiếm tỷ lệ cao 50%, tuổi mắc bệnh trung bình là 64,1 ± 47,9 tháng, trung vị là 60 tháng. - Giới:
  12. 10 39,6% Nam 60,4% Nữ Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới Bệnh mắc ở nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ nam / nữ: 1,5/1 - Tháng mắc bệnh trong năm Biểu đồ 3.2. Tháng mắc bệnh trong năm Bệnh gặp rải rác quanh năm, cao điểm vào hai tháng mùa hè tháng 5 (39 BN) và tháng 6 (40 BN). 3.1.2. Lâm sàng bệnh viêm não 3.1.2.3. Đặc điểm lâm sàng
  13. 11 Bảng 3.2. Các triệu chứng lâm sàng Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ (n = 270) (%) Tri giác Biến đổi nhẹ 110 40,7 Biến đổi vừa 144 53,3 Hôn mê 16 6,0 Liệt Không liệt 238 88,1 Có liệt 32 11,9 Co giật Không giật 59 21,9 Toàn thân 187 69,3 Khu trú 24 8,9 Sốt Nhẹ 1 0,4 Vừa 11 4,1 Cao 223 82.6 Kịch phát 35 13 Đau đầu 165 61,1 Run tay chân 100 37 Nôn 249 92,2 Suy hô hấp 60 22,2 Đa số các bệnh nhân có các triệu chứng: Nôn (92,2%), sốt cao (82,6%), đau đầu (61,1%), co giật toàn thân (69,3%). 3.1.3. Căn nguyên gây viêm não Bảng 3.3. Các virus xác định được trong NC Tên virus Số bệnh phẩm (+) Tỷ lệ% HSV 19 7,0 JE 55 20,4 EV 31 11,5 Virus khác 15 5,5 Chưa rõ căn nguyên 150 55,6 TỔNG 270 100 Số bệnh nhân chưa rõ căn nguyên chiếm tỷ lệ cao 55,6%, số bệnh nhân viêm não Nhật Bản chiếm 20,4%.
  14. 12 Biểu đồ 3.3. Căn nguyên viêm não theo các tháng trong năm Trong khi viêm não Nhật Bản chủ yếu gặp ở tháng 5, tháng 6 thì viêm não HSV và viêm não chưa rõ nguyên nhân gặp ở tất cả các tháng trong năm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 3.2. Di chứng viêm não và nhu cầu chăm sóc 3.2.1. Tình trạng di chứng Bảng 3.4. Kết quả điều trị nội trú Tình trạng Số BN Tỷ lệ% Khỏi, ra viện 190 70,4 Ra viện, có di chứng 78 28,8 Tử vong 2 0,8 Tổng 270 100 Có tới 28,8% bệnh nhân viêm não ra viện có di chứng
  15. 13 Bảng 3.5. Kết quả điều trị với các căn nguyên HSV EV JE VN do VN do căn virus khác nguyên khác Khỏi, Ra 1 31 24 11 123 viện (5,3%) (100%) (43,6%) (73,3%) (82,0%) Có di chứng 18 0 30 4 26 Kết (94,7%) (54,5%) (26,7%) (17,3%) quả Tử vong 0 0 1 0 1 (1,9%) (0,7%) TỔNG 19 31 55 15 150 Bệnh nhân có di chứng chủ yếu trong nhóm HSV 18/19 (94,7%), JE 30/55 (54,5%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p
  16. 14 Bảng 3.6. Mức độ di chứng của trẻ theo căn nguyên gây bệnh VN do VN do căn Tình trạng JE HSV virus khác nguyên khác p Di chứng nhẹ 0 1 0 1 (5,6%) (3,8%) …….. Di chứng 5 0 1 8 trung bình (16,7%) (25%) (30,7%) ……… Di chứng 25 17 3 17
  17. 15 Bảng 3.8. Số di chứng trên một bệnh nhi Số di chứng Số BN Tỷ lệ% 1 di chứng 8 10,3 2 di chứng 1 1,3 3 di chứng 6 7,7 Trên 3 di chứng 63 80,7 TỔNG 78 100 Số bệnh nhân có 3 di chứng trở lên chiếm tỷ lệ 80,7% trên tổng số bệnh nhân di chứng, chỉ có 1 BN có 2 di chứng (1,3%), 8 bệnh nhân có 1 di chứng (10,3%) và 6 BN có 3 di chứng (7,7%) 3.2.2. Nhu cầu chăm sóc của bệnh nhi có di chứng Bảng 3.9. Di chứng của bệnh nhi và nhu cầu chăm sóc (bảng này liên quan đến bảng 3.20) Di chứng Số BN Nhu cầu Số BN Nói 57 (73,1%) Tập nói 57 (73,1%) Ăn uống 53 (68%) Tập ăn 53 (68%) ở một mình 51 (65,3%) Làm quen 51 (65,3%) Hành vi 47 (60,3%) Thay đổi 47 (60,3%) Sự nhận dạng 49 (62,8%) Gợi nhớ 49 (62,8%) Động kinh 43 (55,2%) Chăm sóc động kinh 43 (%55,2) Mặc quần áo 62 (79,5%) Tập kỹ năng 62 (79,5%) Đại tiểu tiện 48 (61,6%) Tập thói quen 48 (61,6%) Vận động tay 52 (66,7%) Tập vận động tay 52 (66,7%) Đi lại 66 (84,6%) Tập đi 66 (84,6%) Nghe 28 (35,9%) Trợ thính 28 (35,9%) Ngồi 56 (71,8%) Tập ngồi 56 (71,8%) Đứng dậy 63 (80,7%) Đứng dậy 63 (80,7%) Học tập 48 (61,6%) Dạy học 48 (61,6%) Nhặt đồ 57 (73,1%) Tập vận động 57 (73,1%) Mỗi khiếm khuyết tương ứng với nhu cầu cần chăm sóc và phục hồi chức năng. Tập nói: 73,1%, tập ăn, uống: 68%, tập đi: 84,6%, thay đổi hành vi: 60,3%, trợ thính: 35,9% . . . .
  18. 16 Bảng 3.10. Số di chứng trên 1 bệnh nhi và nhu cầu chăm sóc (số liệu này liên quan đến bảng 3.21) Số di chứng Số BN Nhu cầu 1 di chứng 8 (10,33%) Tập ăn; tập nói, tập ngồi, tập đi, tập đứng 2 di chứng: 1 (1,3%) Tập nói, tập bỏ các hành vi không - nói đúng - hành vi 3 di chứng 6 (7,7%) Tập nói, ăn, vận động, học, nghe . . . . > 3di chứng 63 (80,7%) Tập nói, ăn, vận động, nghe . . . Có tới 80,7% số bệnh nhi có nhu cầu chăm sóc cao vì có trên 3 di chứng phối hợp. Điều này là gánh nặng và áp lực lớn cho chính bệnh nhi, người chăm sóc và nhân viên y tế.
  19. 17 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN Nghiên cứu từ 1/8/2018 đến 31/7/2019 có 270 bệnh nhi được chẩn đoán viêm não điều trị tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương. Trong số đó có 78 ca (28,8%) để lại di chứng. 4.1. Đặc điểm dịch tễ: Tuổi: Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng lứa tuổi mắc bệnh viêm não chủ yếu trên 60 tháng chiếm tỷ lệ 50% (Bảng 3.1), lứa tuổi từ 12 đến 36 tháng chiếm tỷ lệ 22,6%, tuổi trung bình là 64,1 ± 47,9 tháng. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Sandeep Kumar năm 2018 nghiên cứu về dịch tễ học viêm não do virus ở Đông Ấn Độ tỷ lệ trẻ từ 5 – 15 tuổi chiếm đa số [30]. Nguyên nhân có thể là do trẻ trên 5 tuổi là lứa tuổi ít được chú ý đến tiêm phòng và tiêm nhắc lại, lứa tuổi dưới 12 tháng vẫn còn miễn dịch từ mẹ truyền sang. Giới: Bệnh mắc ở cả hai giới với tỷ lệ nam/nữ: 1,5/1 (Biểu đồ 3.1). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Sndeep Kumar (nam > nữ) [30]. Thời gian mắc bệnh: Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh gặp rải rác quanh năm, cao điểm nhất là 2 tháng mùa hè tháng 5 là 39 BN, và tháng 6 là 40 BN (Biểu đồ 3.2). Kết quả này hoàn toàn phù hợp trong y văn và tương đồng với kết quả của Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự nghiên cứu dịch tễ học bệnh viêm não – màng não tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2015, bệnh gặp chủ yếu vào các tháng mùa hè [6]. Căn nguyên viêm não theo các tháng: Trong kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy rằng viêm não Nhật Bản gặp chủ yếu ở tháng 5, tháng 6 (Biểu đồ 3.3). Viêm não chưa rõ căn nguyên gặp rải rác ở tất cả các tháng trong năm. Kết quả này hoàn toàn có thể giải thích được do tình hình khí hậu thay đổi và đúng như trong y văn. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của của GS Phạm Nhật An nghiên cứu căn nguyên gây viêm não ở trẻ em năm 2012 [2].
  20. 18 4.2. Đặc điểm lâm sàng Kết quả nghiên cứu cho thấy các bệnh nhi đều có biến đổi về tri giác: Nôn (92,2%), sốt cao (82,6%), đau đầu (61,1%), run tay chân (37%), suy hô hấp (22,2%) (Bảng 3.4). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn Thị Mai Thùy và Kumar [8], [30]. Bệnh nhi viêm não đều có các triệu chứng về thần kinh, hội chứng não – màng não như y văn. 4.2.1. Căn nguyên gây viêm não Trong nghiên cứu của chúng tôi ngoài những căn nguyên đã tìm ra thì có tới 150 ca (55,6%) chưa rõ căn nguyên (Bảng 3.3). Trong số các căn nguyên tìm ra thì chủ yếu là viêm não Nhật Bản 55 ca (20,4%), viêm não do EV 31 ca (11,5%), viêm não do HSV 19 ca (7,03%), 15 ca (3,7%) viêm não do virus khác (trong đó 5 ca (1,8%) viêm não sau thủy đậu, 5 ca (1,8%) viêm não sau quai bị, 3 ca (1,1%) viêm não sau tay chân miệng, 1 ca (0,37%) viêm não do HHV6, 1 ca (0,37%) viêm não sau sởi). Kết quả này thấp hơn so với kết quả của BS Nguyễn Thị Mai Thùy : Viêm não Nhật Bản là 24,4% [8]. Mặc dù ở nước ta, vacin viêm não Nhật Bản đã có trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1997, số ca mắc viêm não Nhật Bản đã giảm đáng kể. Tuy nhiên các trường hợp mắc là ở lứa tuổi lớn chưa được tiêm nhắc lại, hoặc có tiêm nhưng không đủ, có một số tiêm không đúng lịch. Vì vậy viêm não Nhật Bản vẫn là nguyên nhân hàng đầu trong các trường hợp viêm não do virus hiện nay. Ngoài ra viêm não do HSV và EV vẫn chưa có vacin phòng bệnh nên số ca mắc cũng khá cao. Bên cạnh đó vacin thủy đậu, quai bị cũng chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng nên số trẻ có biến chứng viêm não sau các bệnh trên vẫn còn. Căn nguyên viêm não theo nhóm tuổi: Trong kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy rằng viêm não do HSV chủ yếu gặp ở nhóm tuổi 12 – 36 tháng (52,6%), viêm não Nhật Bản chủ yếu ở nhóm trên 5 tuổi (72,8%), viêm não chưa rõ căn nguyên ở nhóm trên 5 tuổi là 46,7% (Bảng 3.12). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Sự khác nhau này có thể do các vấn đề về dịch tễ, tiêm phòng và kháng thể. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Koskiniemi M và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1