intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng loãng xương của phụ nữ 45-60 tuổi đến khám tại Bệnh viện Việt Đức năm 2019 và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành đánh giá thực trạng loãng xương của phụ nữ 45-60 tuổi đến khám tại khoa Khám xương bệnh viện Việt Đức, năm 2019. Mời các bạn cùng tham khảo luận văn để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng loãng xương của phụ nữ 45-60 tuổi đến khám tại Bệnh viện Việt Đức năm 2019 và một số yếu tố liên quan

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG BÙI BÍCH VƯỢNG THỰC TRẠNG LOÃNG XƯƠNG CỦA PHỤ NỮ 45-60 TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG BÙI BÍCH VƯỢNG THỰC TRẠNG LOÃNG XƯƠNG CỦA PHỤ NỮ 45-60 TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số : 8.72.07.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRỊNH HÙNG CƯỜNG Hà Nội-2019
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo tổ chức y tế thế giới định nghĩa, Loãng xương là một bệnh mạn tính, tiến triển, do nhiều nguyên nhân và là bệnh rối loạn chuyển hóa của xương hay gặp nhất ở phụ nữ lớn tuổi. Tuy vậy, loãng xương cũng xảy ra ở cả nam giới, ở mọi chủng tộc và ở mọi lứa tuổi [22]. Tại Việt Nam, tỷ lệ bị loãng xương ngày càng gia tăng, mỗi năm số người bị loãng xương ở nước ta vào khoảng 152.000 trường hợp trong đó nữ giới chiếm hơn 60% [31]. Tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ chiếm tỷ lệ đặc biệt cao tại các đô thị lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh [18] [19]. Loãng xương là bệnh của cả hệ thống xương với đặc điểm là có giảm khối lượng xương và thoái hóa vi thể cấu trúc của mô xương làm xương dễ gãy [22]. Điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Văn Quyền và cộng sự cho thấy bệnh nhân bị loãng xương cảm nhận rằng bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân với hậu quả rất khó chịu: đau kéo dài (84% phụ nữ gãy xương cột sống, 59% phụ nữ không gãy xương cột sống, suy giảm chức năng cơ thể, giảm hoạt động xã hội, giảm chịu đựng
  4. 2 (43% phụ nữ không bị). Nhìn chung, 76% phụ nữ cho thấy giảm chất lượng cuộc sống. Ngược lại, ở nhóm chứng chỉ 24% giảm chất lượng cuộc sống [29]. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm và phòng ngừa ở cộng đồng là quan trọng Khoa Khám xương - bệnh viện Việt Đức được tách ra từ khoa Chấn thương và thành lập khoa riêng từ ngày 12/01/2012. Khoa có nhiệm vụ chính là khám tư vấn, điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật các bệnh lý thuộc chuyên ngành chấn thương chỉnh hình. Tại khoa Khám xương, hiện nay đang triển khai 2 máy đo loãng xương. Mỗi ngày trung bình đo từ 40-50 lượt bệnh nhân, giúp chẩn đoán và điều trị loãng xương. Đây là một trong các cơ sở uy tín về khám và điều trị bệnh loãng xương được nhiều người tìm đến. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng loãng xương của phụ nữ từ 45 - 60 tuổi đến khám tại Khoa Khám xương - bệnh viện Việt Đức và những yếu tố liên quan đến thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng loãng xương của phụ nữ 45-60 tuổi đến khám tại bệnh viện Việt Đức năm 2019 và một số yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu sau đây:
  5. 3 1. Đánh giá thực trạng loãng xương của phụ nữ 45-60 tuổi đến khám tại khoa Khám xương bệnh viện Việt Đức, năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng loãng xương của đối tượng nghiên cứu.
  6. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sơ lược vế cấu trúc, chức năng và sự tăng trưởng và chu chuyển xương 1.1.1. Cấu trúc và chức năng của xương 1.1.2. Sự tăng trưởng và chu kỳ phát triển của xương 1.2. Định nghĩa, phân loại loãng xương, triệu chứng lâm sàng của loãng xương 1.2.1. Định nghĩa loãng xương 1.2.2. Phân loại loãng xương 1.2.3. Các yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương 1.2.4. Triệu chứng loãng xương 1.2.5. Hậu quả của loãng xương 1.2.6. Phương pháp chẩn đoán loãng xương và đo MDX 1.2.7. Phòng bệnh loãng xương 1.3. Các nghiên cứu về tình hình loãng xương và một số yếu tố liên quan trên Thế giới và tại Việt Nam 1.3.1. Nghiên cứu về tình hình loãng xương và yếu tố liên quan trên Thế giới 1.3.2. Các nghiên cứu về tình hình loãng xương và một số yếu tố liên quan tại Việt Nam 1.4. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu
  7. 5 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Phụ nữ 45-60 tuổi đến khám tại khoa Khám xương, bệnh viện Việt Đức - Tiêu chuẩn lựa chọn: đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu. Đối tượng có khả năng giao tiếp và trả lời các câu hỏi - Tiêu chuẩn loại trừ: đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu. Đối tượng không có khả năng giao tiếp và trả lời các câu hỏi 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Khám xương, bệnh viện Việt Đức 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2019 đến tháng 08/2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu Cỡ mẫu
  8. 6 Áp dụng công thức ước lượng 1 tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả: Trong đó: n: Cỡ mẫu cần nghiên cứu : Hệ số tin cậy ứng với 95% (α=0,05), ta có - = 1,96 p: Là tỷ lệ loãng xương của ở phụ nữ từ 45 -60 tuổi. Lấy p = 0,415 là tỷ lệ phụ nữ 45 tuổi trở lên bị loãng xương trong nghiên cứu của Nguyễn Trung Hoà và cộng sự [17]. d: Sai số mong muốn tuyệt đối so với p, chọn d = 0,05 Thay vào công thức trên tính được n= 373. Trên thực tế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 407 đối tượng. Cách chọn mẫu Tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện trong nhóm phụ nữ 45 – 60 tuổi đến khám tại khoa khám xương, bệnh viện Việt Đức. Chọn lần lượt
  9. 7 những đối tượng đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu vào nghiên cứu cho đến đủ số mẫu dự kiến thì dừng lại. 2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá 2.3.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu - Thông tin chung: tuổi, giới, trình độc học vấn, tình trạng sản phụ khoa, chiều cao, cân nặng… - Tình trạng loãng xương - Một số yếu tố liên quan đến tình trạng loãng xương 2.3.2. Tiêu chí đánh giá sử dụng trong nghiên cứu - BMI: Đánh giá theo tiêu chuẩn dành riêng cho người Châu Á (IDI & WPRO BMI)  BMI < 18,5: nhẹ cân  BMI từ 18,5 – 22,9: bình thường  BMI từ 23 trở lên: Thừa cân, béo phì - Loãng xương:  Xương bình thường: T score từ – 1SD trở lên.  Thiếu xương (Osteopenia): T score dưới – 1SD đến – 2,5SD.
  10. 8  Loãng xương (Osteoporosis): T score dưới – 2,5SD.  Loãng xương nặng: T score dưới – 2,5 SD kèm tiền sử/ hiện tại có gãy xương 2.4. Quy trình thu thập thông tin 2.4.1. Công cụ thu thập thông tin - Đối với biến số về chiều cao, cân nặng và mật độ xương sử dụng phương pháp đo trực tiếp bằng các phương tiện máy móc.  Máy đo mật độ xương: Osteosys  Dụng cụ đo cân nặng, chiều cao: Akiko TZ-120 - Đối với biến số một số yếu tố liên quan đến tình loãng xương: sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. 2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin - Đo cân nặng: Cân được kiểm tra và điều chỉnh chính xác trước khi cân. Cân được đặt ở vị trí ổn định trên mặt phẳng. Đối tượng nghiên cứu mặc quần áo mỏng và không đi giày, dép, đội mũ hoặc mang các vật gì khác. Đọc kết quả chính xác đến 0,1kg. - Đo chiều cao: đối tượng đứng thẳng trên bàn cân, không đi giầy dép, đội mũ, mắt nhìn thẳng theo một đường thẳng nằm ngang, hai tay buông thõng theo thân
  11. 9 mình, 4 điểm chạm vào thước đo là: chẩm, lưng, mông, gót. Đọc chính xác đến 0,1 cm. - Đo mật độ xương: bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng (Dual energy X – ray absorptiometry, được viết tắt bằng DXA. Đo tại 3 điểm: cột sống thắt lưng và 2 cổ xương đùi - Yếu tố liên quan đến loãng xương: phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn (Phụ lục 1). 2.4.3 Tổ chức thu thập thông tin - Bước 1: Chào hỏi đối tượng, giới thiệu về nghiên cứu, đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu. - Bước 2: Điều tra viên tiến hành phỏng vấn đối tượng. Điều tra viên là cán bộ phòng khám - Bước 3: Kiểm tra phiếu sau khi hoàn tất, cảm ơn đối tượng. Mời đối tượng sang phòng cân đo và đo mật độ xương. Tại phòng cân đo, Cán bộ phòng khám hướng dẫn đối tượng tiến hành cân đo theo đúng quy chuẩn. - Bước 4: Đối tượng gửi lại phiếu cân đo và đo mật độ xương. Kết thúc quá trình thu thập số liệu 2.5. Sai số có thể gặp và biện pháp khống chế sai số
  12. 10 Sai số Cách khắc phục Do điều tra viên: Sai số do Tập huấn kỹ trước khi đi kỹ năng phỏng vấn và ghi phỏng vấn, thống nhất các chép thông tin không đầy ý kiến với nhau. đủ. Sai số trong quá trình cân, Tuân thủ đúng kỹ thuật cân đo đo. Tập huấn kỹ cho kỹ thuật viên Do đối tượng nghiên cứu: Thử nghiệm bộ câu hỏi, Không hiểu rõ câu hỏi, thiết kế bộ câu hỏi dễ hiểu, không nhớ chính xác thông ngắn gọn. tin. Sai số trong quá trình nhập, Làm sạch số liệu trước khi phân tích số liệu: số liệu nhập vào máy tính, phát chưa được làm sạch, nhập hiện thiếu số liệu và số liệu sai, nhập thiếu thông tin. vô lý, mã hóa trước khi nhập. 2.6. Xử lý và phân tích số liệu - Làm sạch số liệu thô trước khi nhập liệu. - Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. - Xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0.
  13. 11 - Sử dụng các thuật toán trong thống kê mô tả để đưa ra các tỷ lệ và tỷ lệ %. - Sử dụng phương pháp kiểm định khi bình phương để so sánh hai tỷ lệ và tỷ suất chênh OR, CI 95% và p để phân tích mối liên quan. 2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu - Đề cương nghiên cứu được hội đồng duyệt đề cương Trường Đại học Thăng Long thông qua. - Được Giám đốc bệnh viện Việt Đức cho phép thực hiện nghiên cứu tại bệnh viện. - Đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện. - Các thông tin về đối tượng được giữ bí mật và chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu khoa học. 2.8. Hạn chế của nghiên cứu Do là nghiên cứu mô tả cắt ngang nên nghiên cứu cũng có những hạn chế chung của phương pháp mô tả cắt ngang và kết quả chỉ phản ánh tại thời điểm hiện tại. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phỏng vấn nên không quan sát được thực hành của đối tượng.
  14. 12 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng loãng xương của phụ nữ 45-60 tuổi đến khám tại khoa Khám xương, bệnh viện Việt Đức năm 2019 40 Min: -3,8 Max: 2,8 TB±SD: -1,23±1,5 30 Frequency 20 10 0 -4.0 -2.0 0.0 2.0 4.0 Mat do xuong Biểu đồ 3.1. Phân bố mật độ xương của đối tượng nghiên cứu (n=407) Kết quả trên biều đồ 3.1 cho thấy mật độ xương trung bình của các đối tượng tham gia nghiên cứu là - 1,23±1,5 T-score. Người có chỉ số T-score thấp nhất là - 3,8 và cao nhất là 2,8.
  15. 13 Bảng 3.1. Tình trạng loãng xương của ĐTNC (n=407) Tình trạng loãng xương Số lượng Tỷ lệ (%) Xương bình thường: T score từ 168 41,3 – 1SD trở lên. Thiếu xương (T score dưới – 161 39,5 1SD đến – 2,5SD) Loãng xương (T score dưới – 78 19,2 2,5SD) Kết quả nghiên cứu cho thấy 41,3% đối tượng có tình trạng xương bình thường, 39,5% đối tượng bị thiếu xương và 19,2% đối tượng bị loãng xương (Bảng 3.21). 3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng loãng xương của ĐTNC Bảng 3.2. Liên quan giữa đặc điểm cá nhân với thực trạng loãng xương của ĐTNC (n=407) Loãng xương p Tuổi Có (SL Không OR (95%CI) (%)) (SL (%)) > 55 52 (31,5) 113 (68,5) 3,82 0,000 ≤ 55 26 (10,7) 216 (89,3) 2,267-6,448
  16. 14 Phụ nữ độ tuổi trên 55 có khả năng loãng xương cao gấp 3,82 lần so với phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống (OR=3,82; 95%CI: 2,267-6,448; p 2 lần 34 (25,6) 99 (74,4) 1,79 0,02 ≤2 lần 44 (16,1) 230 (83,9) 1,082-2,97 Cắt buồng trứng Đã cắt 12 (34,3) 23 (65,7) 2,41 0,02 Không cắt 66 (17,7) 306 (82,3) 1,146-5,10 Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ đã mãn kinh có khả năng loãng xương cao gấp 3,65 lần so với phụ nữ
  17. 15 chưa mãn kinh (OR=3,65; 95%CI: 1,939-6,898; p
  18. 16 Phụ nữ có cân nặng từ 45kg trở xuống có khả năng loãng xương cao gấp 2,53 lần so với nhóm trên 45 kg (OR=2,53, 95%CI: 1,160-5,542; p
  19. 17 Bảng 3.31. Liên quan giữa tiền sử gãy xương với thực trạng loãng xương của ĐTNC (n=407) Tiền sử Loãng xương OR p gãy Có (SL Không (SL (95%CI) xương (%)) (%)) Bản thân đã từng gãy xương Đã từng 24 (27,3) 64 (72,7) 1,84 0,03 Chưa 54 (16,9) 265 (83,1) 1,058-3,19 Gia đình có người bị loãng xương Có 33 (27,3) 88 (72,7) 2,01
  20. 18 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng loãng xương của phụ nữ 45-60 tuổi đến khám tại khoa Khám xương, bệnh viện Việt Đức năm 2019 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mật độ xương trung bình của các đối tượng tham gia nghiên cứu là -1,23 T-score. Người có chỉ số T-score thấp nhất là - 3,8 và cao nhất là 2,8. So với nghiên cứu của Đỗ Minh Sinh tại xã Tam Thanh, Vụ Bản, Nam Định [30], chỉ số T-score trung bình của các đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn (-1,23 so với -2,42). Trong 407 đối tượng tham gia nghiên cứu có 41,3% đối tượng có tình trạng xương bình thường (T score từ – 1SD trở lên), 39,5% đối tượng bị thiếu xương (T score dưới – 1SD đến – 2,5SD) và 19,2% đối tượng bị loãng xương. Tỷ lệ loãng xương trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành tại Hậu Giang năm 2014 (25,1%) [24] 4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng loãng xương của đối tượng nghiên cứu 4.2.1. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân với tình trạng loãng xương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2