intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở trẻ bệnh dưới năm tuổi sau phẫu thuật tiêu hóa tại Bệnh viện Nhi trung ương

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhi sau phẫu thuật tiêu hóa tại khoa ngoại bệnh viện Nhi trung ương năm 2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở trẻ bệnh dưới năm tuổi sau phẫu thuật tiêu hóa tại Bệnh viện Nhi trung ương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN VĂN SÁNG Mã sinh viên: C01233 THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ Ở TRẺ BỆNH DƯỚI NĂM TUỔI SAU PHẪU THUẬT TIÊU HÓA TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG LUẬN ÁN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG Mã số chuyên ngành 8.72.03.01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÊ THỊ BÌNH HÀ NỘI - 2019
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Lê Thị Bình Trưởng Bộ môn Điều dưỡng, Phó trưởng khoa Khoa học sức khỏe trường đại học Thăng Long, người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa cũng như các thầy cô kiêm nhiệm đã trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập. Xin cám ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung Ương cùng các anh, chị đồng nghiệp ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện tôi chọn làm nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình trực hiện đề tài. Hà nội, ngày 20 tháng 09 năm 2019 Nghiên cứu viên Nguyễn Văn Sáng
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Văn Sáng
  4. CHỮ VIẾT TẮT BMI Body mass index (Chỉ số khối cơ thể) BN Bệnh nhân CDC Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) CI Confidence interval (Khoảng tin cậy) CS Cộng sự CSBN Chăm sóc bệnh nhân NKBV Nhiễm khuẩn bệnh viện NKVM Nhiễm khuẩn vết mổ NVYT Nhân viên y tế OR Odds ratio (Tỉ số chênh) PT Phẫu thuật PTV Phẫu thuật viên PTTH Phẫu thuật tiêu hóa KH Kế hoạch SENIC Study on the Efficacy of Nosocomial Infection Control (Chỉ số nguy cơ về hiệu quả chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện) VNĐ Việt Nam đồng ĐD Điều dưỡng PT Đo thời gian Prothrombin, Prothrombin Time APTT thời gian Thromboplastin từng phần được hoạt hoá Activated Partial Thromboplastin Time
  5. MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………… 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI............................................................ 3 1. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ DA ........................................... 3 1.1. Giải phẫu học của da. .............................................................................. 3 1.2. Sinh lý da ................................................................................................. 4 1.3. Những bất thường gây nên sự mất toàn vẹn của da ................................ 5 1.4. Chu trình nhiễm khuẩn ............................................................................ 6 1.5. Khái niệm về nhiễm khuẩn mắc phải ...................................................... 8 1.6. Tình hình kháng thuốc kháng sinh hiện nay ......................................... 12 1.7. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ..................................... 13 1.8. Dự phòng chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ ........................... 14 1.9. Điều trị nhiễm khuẩn vết mổ ................................................................. 17 1.10. Áp dụng quy trình điều dưỡng .......................................................... 17 1.11.Tình hình nghiên cứu về nhiễm khuẩn vết mổ ..................................... 19 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 21 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 21 2.3.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................. 21 2.4. Cỡ mẫu ...................................................................................................... 22 2.5. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 22 2.5.1. Hình thức thu thập số liệu: ..................................................................... 22
  6. 2.5.2.Công cụ nghiên cứu ............................................................................. 22 2.6. Các biến số nghiên cứu .......................................................................... 23 2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ...................................... 23 2.7.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi .............................. 23 2.7.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ ..................................... 246 2.7.3. Phân loại phẫu thuật và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ .................... 266 2.7.4. Tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ của phẫu thuật theo chỉ số SENIC ...... 27 2.7.5. Đánh giá đau, kết quả chăm sóc và điều trị : ................................... 277 2.8. Khống chế sai số và phân tích số liệu .................................................. 311 2.8.1. Khống chế sai số................................................................................. 31 2.8.2. Nhập và xử lý dữ liệu ......................................................................... 31 2.8.3. Phân tích dữ liệu ................................................................................. 31 2.9 . Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 32 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………33 3.1 Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhi sau phẫu thuật tiêu hóa ................. 33 3.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………..33 3.3. Các đặc điểm lâm sàng bệnh nhi sau phẫu thuật tiêu hóa ........................ 40 3.4. Nhận định các kết quả cận lâm sàng ......................................................... 42 3.5. Các yếu tố liên quan với nhiễm khuẩn vết mổ ......................................... 45 3.6. Đánh giá kết quả điều trị, chăm sóc bệnh nhi ........................................... 52 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................53 4.1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhi sau phẫu thuật tiêu hóa. ............... 53 4.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................. 54 4.3. Các đặc điểm lâm sàng bệnh nhi sau phẫu thuật tiêu hóa ........................ 62 4.4. Nhận định các kết quả cận lâm sàng......................................................... 65
  7. 4.5. Các yếu tố liên quan với nhiễm khuẩn vết mổ ......................................... 68 KẾT LUẬN ........................................................................................................76 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... PHỤ LỤC ………………………………………………………………………
  8. Danh mục các hình Trang Hình 1.1 Gải phẫu da 3 Hình 1.2 Các thành phần tham gia quá trình viêm 5 Hình 1.3 Nhiễm khuẩn nông 9 Hình 1.4 Nhiễm khuẩn cân cơ 9 Hình 1.5 Nhiễm khuẩn khoang cơ thể 10 Hình 1.6 Sơ đồ phân loại nhiễm khuẩn vết mổ 10
  9. Danh mục các biểu đồ Trang Bảng 2.1 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi 24 Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ của phẫu thuật theo chỉ số 27 SENIC Bảng 3.1 Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở NB sau phẫu thuật tiêu hóa 33 Bảng 3.2 Tuổi của đối tượng nghiên cứu 33 Bảng 3.3 Giới của đối tượng nghiên cứu 34 Bảng 3.4 Tình trạng về dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu 34 Bảng 3.5 Bệnh lý kèm theo của đối tượng nghiên cứu 34 Bảng 3.6 Tiền sử phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu 35 Bảng 3.7 Hình thức phẫu thuật ở bệnh nhi PT tiêu hóa 36 Bảng 3.8 Phân loại phẫu thuật ở bệnh nhi 36 Bảng 3.9 Vị trí cơ quan phẫu thuật ở bệnh nhi 37 Bảng 3.10 Thời gian PT và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ theo chỉ 37 số SENIC Bảng 3.11 Phân bố nhiễm khuẩn vết mổ PTTH theo mức độ 38 Bảng 3.12 Tỷ lệ bệnh nhi phải phẫu thuật lại 38 Bảng 3.13 Số ngày nằm viện trung bình trước mổ 39 Bảng 3.14 Số ngày nằm viện trung bình sau mổ 39 Bảng 3.15 Mức độ đau của bệnh nhi sau phẫu thuật tiêu hóa 40 Bảng 3.16 Đặc điểm lâm sàng bệnh nhi sau phẫu thuật tiêu hóa 40 Bảng 3.17 Kết quả cận lâm sàng trước và sau phẫu thuật tiêu hóa 42 Bảng 3.18 Tỉ lệ vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ sau PT tiêu hóa 43 Bảng 3.19 Tỷ lệ cha mẹ trẻ bệnh tuân thủ theo tư vấn, hướng dẫn của điều dưỡng 44 Bảng 3.20 Sự liên quan giữa vệ sinh bàn tay điều dưỡng trước, sau 45 khi thực hiện kỹ thuật chăm sóc với NKBV. Bảng 3.21 Sự liên quan giữa số ngày nằm viện với NKVM phẫu 45
  10. thuật tiêu hóa Bảng 3.22 Liên quan giữa nhóm tuổi với NKVM PT tiêu hóa 46 Bảng 3.23 Sự liên quan giữa chăm sóc dinh dưỡng với NKMP 46 Bảng 3.24 Liên quan giữa chỉ số SENIC với nhiễm NKVM phẫu 47 thuật tiêu hóa Bảng 3.25 Liên quan giữa thời gian nằm viện trước mổ với NKVM 47 phẫu thuật tiêu hóa Bảng 3.26 Liên quan giữa có bệnh lý kèm theo của người bệnh với 48 NKVM PT tiêu hóa Bảng 3.27 Liên quan giữa mổ phiên và mổ cấp cứu với NKVM 48 phẫu thuật tiêu hóa Bảng 3.28 Liên quan giữa thời gian bác sỹ mổ với NKVM phẫu 49 thuật tiêu hóa Bảng 3.29 Liên quan giữa phân loại mổ sạch- mổ bẩn với NKVMphẫu thuật tiêu hóa 49 Bảng 3.30 Sự liên quan giữa NB phải PT lại với NKVM sau PT tiêu hóa 50 Bảng 3.31 Liên quan giữa hoạt động CS vết mổ ≥ 2 lần/ngày và ≤ 50 1 lần/ngày với nhiễm khuẩn vết mổ Bảng 3.32 Sự liên quan giữa NB sử dụng kháng sinh với NKVM 51 sau PT tiêu hóa Bảng 3.33 Đánh giá kết quả điều trị chăm sóc (theo dõi tiến triển, 52 hồi phục) Bảng 3.34 Kết quả lâm sàng ra viện 52
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) luôn là vấn đề được quan tâm không chỉ ở các nước phát triển mà còn là vấn đề ưu tiên hàng đầu ở các nước đang phát triển. Nhiễm khuẩn vết mổ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tật và gia tăng gánh nặng về tài chính cho bản thân bệnh nhi, các cơ sở y tế và cho cả cộng đồng Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong 4 loại nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) thường gặp nhất trong các cơ sở khám chữa bệnh chiếm 20% – 30% các NKBV. Nghiên cứu tỷ lệ NKVM tại Mỹ và một số nước Tây Âu thay đổi từ 2% -15% tùy theo loại phẫu thuật (PT)[47]. Tại các nước khu vực châu Á NKVM gặp ở 8,8%- 17,7%. Nghiên cứu gần đây của Hibbert D. và cs ở Arập Xê-út (2015) trên các bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa cho kết quả NKVM chiếm tới 30,0% [48].Nghiên cứu về nhiễm khuẩn vết mổ của Young, H. và cs cho thấy: tỉ lệ NKVM là 10,9% [49] Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn những nước đã phát triển tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ dao động khoảng từ 5% - 15% số bệnh nhân được phẫu thuật. Nghiên cứu về tỷ lệ, phân bố, các yếu tố liên quan và tác nhân gây NKBV tại bệnh viện Bạch Mai năm 2012 của Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Việt Hùng (2012) và cs cho thấy: tỷ lệ hiện mắc NKBV là 4,5% với tỷ lệ NKVM là nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 8,7%.Nghiên cứu thực hiện năm 2008 tại 8 bệnh viện tỉnh phía Bắc cho thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 10,5% [3]. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ là do vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng; trong đó nguyên nhân do vi khuẩn là phổ biến nhất. Việc xâm nhập, phát triển và gây bệnh của các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ phụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố nguy cơ sau [3]: yếu tố môi trường, yếu tố phẫu thuật, yếu tố bệnh nhân và yếu tố vi khuẩn. Các yếu tố này tác động qua lại, đan xen với nhau làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Bệnh viện Nhi trung ương một trong những bệnh viện đầu ngành nhi khoa
  12. 2 của Việt Nam với quy mô 2000 giường bệnh; bệnh viện có nhiệm vụ tiếp nhận bệnh nhi ở khu vực Hà Nội và bệnh nhi nặng được chuyển tuyến từ các tỉnh thành trong cả nước. Tình trạng quá tải bệnh viện cùng với việc tập trung nhiều bệnh nhi nặng và lưu lượng hàng ngày cao của nhiều đối tượng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và đặc biệt là tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ. Thực tế cho thấy, tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở các người bệnh phẫu thuật tiêu hóa còn ít được chú ý. Câu hỏi đặt ra là tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ và nguyên nhân gây NKVM các phẫu thuật tiêu hóa ở Bệnh viện Nhi trung ương tại giai đoạn hiện nay như thế nào, yếu tố nguy cơ nào ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ, đó chính là lý do đề tài “Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở trẻ bệnh dưới năm tuổi sau phẫu thuật tiêu hóa tại bệnh viện Nhi trung ương” được tiến hành nhằm mục tiêu sau: 1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhi sau phẫu thuật tiêu hóa tại khoa ngoại bệnh viện Nhi trung ương năm 2019 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2