intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng sâu răng và một số yếu tố liên quan từ phía bà mẹ của học sinh trường tiểu học thị trấn nông cống tỉnh Thanh Hóa năm 2018

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

39
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô tả thực trạng sâu răng của học sinh trường tiểu học thị trấn Nông Cống tỉnh Thanh Hóa năm 2018. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh sâu răng của các bà mẹ học sinh tiểu học trường tiểu học thị trấn Nông Cống tỉnh Thanh Hóa năm 2018 và phân tích một số yếu tố liên quan từ phía bà mẹ đến thực trạng sâu răng của học sinh trường tiểu học thị trấn Nông Cống tỉnh Thanh Hóa năm 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng sâu răng và một số yếu tố liên quan từ phía bà mẹ của học sinh trường tiểu học thị trấn nông cống tỉnh Thanh Hóa năm 2018

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG LÊ QUANG VƯƠNG THỰC TRẠNG SÂU RĂNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỪ PHÍA BÀ MẸ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN NÔNG CỐNG TỈNH THANH HÓA NĂM 2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8.72.07.01 Hướng dẫn khoa học: PGS TS. ĐÀO XUÂN VINH Hà Nội - 2018
  2. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, Tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ. Giờ đây khi quyển luận văn tốt nghiệp đã được hoàn thành, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Ban giám hiệu, Thầy Cô giáo Trường Đại Học Thăng Long những người đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ Tôi hoàn thành chương trình học tập và hỗ trợ tôi trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu. PGS.TS. Đào Xuân Vinh, giáo viên hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Ban lãnh đạo và các thầy cô giáo trường tiểu học thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã hợp tác, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu không có sự đóng góp đó Tôi khó có thể hoàn thành luận văn này. Xin được cảm ơn các bạn bè khóa Cao học YTCC 5 TH Trường đại học Thăng Long đã luôn chia sẻ kinh nghiệm học tập, động viên Tôi những lúc khó khăn, được làm quen và cùng học tập với các bạn đối với Tôi thực sự là một niềm vui. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người thân trong đại gia đình những người luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ trên bước đường đi của Tôi. Lời cảm ơn chân thành, đặc biệt nhất Tôi xin được gửi tới: Bố mẹ, vợ và con là những người đã chịu nhiều khó khăn vất vả, đã hy sinh rất nhiều cho Tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
  3. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CSSKRM Chăm sóc sức khỏe răng miệng NHĐ Nha học đường ĐH Đại học TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TL Tỷ lệ TS Tần số VSRM Vệ sinh răng miệng WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
  4. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... i DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................... iii I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 3 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................. 3 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4 2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 5 2.4. Phương pháp đánh giá .................................................................................. 7 2.5. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 8 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................... 8 3.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................... 8 3.2. Thực trạng sâu răng của học sinh ............................................................... 10 3.3. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sâu răng của bà mẹ ................ 12 3.7. Một số yếu tố liên quan từ phía bà mẹ đến tình trạng sâu răng của học sinh ........................................................................................................................... 14 IV. BÀN LUẬN ................................................................................................ 15 4.1.Thực trạng sâu răng của học sinh ................................................................ 15 4.3.Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh SR cho con của bà mẹ ............. 17 4.4. Một số yếu tố liên quan từ phía bà mẹ đến thực trạng SR của học sinh ... 20 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 23
  5. 1 TÓM TẮT - Mục tiêu: Mô tả thực trạng sâu răng của học sinh trường tiểu học thị trấn Nông Cống tỉnh Thanh Hóa năm 2018. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh sâu răng của các bà mẹ học sinh tiểu học trường tiểu học thị trấn Nông Cống tỉnh Thanh Hóa năm 2018 và phân tích một số yếu tố liên quan từ phía bà mẹ đến thực trạng sâu răng của học sinh trường tiểu học thị trấn Nông Cống tỉnh Thanh Hóa năm 2018. Đối tượng: Học sinh trường tiểu học thị trấn nông cống năm 2018. Các bà mẹ có con đang học tại trường tiểu học TT Nông Cống, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa năm 2018. Phương pháp: Áp dụng phương pháp nghiên cứu của dịch tễ học với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Tỷ lệ sâu răng của học sinh trường tiểu học thị trấn Nông Cống huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa là khá cao 62,7%, trong đó sâu răng sữa 68,5%, sâu răng vĩnh viễn là 31,5%. Chỉ số sâu răng mất trám của răng sữa là 1,96, chỉ số Sâu mất trám của răng vĩnh viễn là 0,4. Kiến thức của bà mẹ về phòng chống sâu răng cho trẻ đạt chiếm tỷ lệ 56,2%; 62,7% bà mẹ có thái độ đúng trong phòng chống sâu răng cho trẻ; Thực hành của bà mẹ về phòng chống sâu răng cho trẻ đạt chiếm tỷ lệ chưa cao 45,9%. Con của các bà mẹ có trình độ dưới Trung học phổ thông có khả năng sâu răng cao gấp 24,8 lần so với con củacó trình độ trênTrung học phổ thông. Con của các bà mẹ có kiến thức phòng chống sâu răng đạt con của họ có khả năng sâu răng chỉ bằng 0,13 lần con của bà mẹ có kiến thức không đạt. Con của các bà mẹ đạt thực hành về phòng chống sâu răng con của họ có khả năng sâu răng chỉ bằng 0,15 lần con của bà mẹ không đạt thực hành. Từ khóa: Sâu răng, học sinh, tiểu học thị trấn Nông Cống, Thanh Hóa. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sâu răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến nhất trên thế giới nhưng có thể dự phòng được. Từ những năm 1970 Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã xếp bệnh sâu răng vào hàng thứ ba trong bảng xếp hạng bệnh tật vì mức độ phổ biến (90 - 99% dân số) [3]. Đây là bệnh tổn thương không hồi phục
  6. 2 do đó nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ [4]. Tỷ lệ mắc bệnh sâu răng ở Việt Nam, đặc biệt ở trẻ em được xếp ở vị trí rất cao. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ bệnh sâu răng giảm xuống ở các nước phát triển, tuy nhiên ở các nước đang phát triển do điều kiện kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên tình trạng sâu răng còn khá cao và có xu hướng tăng lên [12]. Tại Việt Nam, năm 2003 WHO đánh giá tỷ lệ mắc bệnh sâu răng ở nước ta vào loại cao nhất thế giới và nước ta thuộc khu vực các nước có tỷ lệ bệnh răng miệng đang tăng lên [13]. Tại Việt Nam, sau khi rà soát một số tài liệu, nghiên cứu chủ yếu từ thư viện, cơ sở dữ liệu trực tuyến đã cho thấy một số nghiên cứu chứng minh kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sâu răng của bà mẹ có ảnh hưởng lớn đến kết quả phòng bệnh sâu răng của trẻ; tuy nhiên thực trạng này còn chưa đạt. Điển hình như nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thủy năm 2009 tại Hà Nội cho thấy kiến thức của bà mẹ trong phòng bệnh sâu răng cho con chưa đạt chiếm tỷ lệ 31,7%, thực hành chưa đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 40,9% [7]. Nghiên cứu của Đặng Thị Yên năm 2012 tại Hưng Yên trên đối tượng là các bà mẹ có con học lớp một thì các tỷ lệ tương ứng 85,5% và 66,4% [11]. Theo số liệu khám sức khỏe học sinh huyện Nông Cống qua các năm học, tỷ lệ sâu răng của học sinh khối tiểu học còn khá cao và đang có xu hướng tăng lên. Trong đó trường tiểu học thị trấn Nông Cống có tỷ lệ học sinh sâu răng cao nhất (61,8%). Đây thực sự là một vấn đề đáng quan tâm, vì lứa tuổi học sinh tiểu học ở giai đoạn này các em chuyển từ răng sữa sang răng vĩnh viễn nhưng lại chưa thể có ý thức tự chăm sóc và bảo vệ răng miệng của bản thân. Do đó bên cạnh nhà trường thì kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sâu răng của bà mẹ đóng một vai trò quan trọng đối với việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho các em. Tuy nhiên, thực trạng sâu răng của học sinh trường tiểu học thị trấn Nông Cống tỉnh Thanh Hóa hiện như thế nào? Và có những yếu tố nào về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh sâu răng của bà mẹ có liên quan đến thực
  7. 3 trạng đó? Để giải đáp hai câu hỏi nêu trên, hiện chưa có nghiên cứu nào được thực hiên tại địa bàn. Chính vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng sâu răng và một số yếu tố liên quan từ phía bà mẹ của học sinh trường tiểu học thị trấn Nông Cống tỉnh Thanh Hóa năm 2018’’ nhằm 3 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng sâu răng của học sinh trường tiểu học thị trấn Nông Cống tỉnh Thanh Hóa năm 2018. 2. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh sâu răng của các bà mẹ học sinh tiểu học trường tiểu học thị trấn Nông Cống tỉnh Thanh Hóa năm 2018. 3. Phân tích một số yếu tố liên quan từ phía bà mẹ đến thực trạng sâu răng của học sinh trường tiểu học thị trấn Nông Cống tỉnh Thanh Hóa năm 2018. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh trường tiểu học thị trấn nông cống năm 2018 - Các bà mẹ có con đang học tại trường tiểu học TT Nông Cống, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa năm 2018. • Tiêu chí lựa chọn: - Học sinh đang học tại trường tiểu học thị trấn Nông Cống tỉnh Thanh Hóa năm 2018. - Học sinh đồng ý tham gia khám răng - Các bà mẹ có con đang học tại trường tiểu học TT Nông Cống, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa năm 2018, đồng ý tham gia nghiên cứu và có khả năng trả lời phỏng vấn. • Tiêu chí loại trừ: - Không phải là học sinh trường tiểu học thị trấn Nông Cống tỉnh Thanh Hóa năm 2018
  8. 4 - Học sinh không đồng ý tham gia khám răng - Các bà mẹ không có khả năng trả lời phỏng vấn. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 04/2018 đến tháng 09/2018. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Áp dụng phương pháp nghiên cứu của dịch tễ học với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích • Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả. p(1 − p) n = Z 12− / 2 d2 Trong đó: - n là cỡ mẫu tối thiểu cần thiết - Z(1-a/2) : Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95%( α = 0,05) thì Z(1-a/2) = 1,96 - p: ước đoán tỷ lệ bà mẹ có thực hành đúng về phòng bệnh sâu răng là 0,6 [10] - d: Khoảng sai lệch của p mẫu nghiên cứu với quần thể, lấy d=0,07 Theo công thức, tổng cộng có 188 mẫu được lựa chọn vào nghiên cứu, cộng thêm 15% ước tính tỷ lệ từ chối phỏng vấn có tổng số mẫu cần điều tra là 215 bà mẹ học sinh và khám răng cho 215 học sinh tại trường tiểu học thị trấn Nông Cống. Thực tế, hiện có 233 học sinh đang học tại trường tiểu học TT Nông Cống, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, trong đó:
  9. 5 - Khối lớp 1: 47 học sinh - Khối lớp 2: 51 học sinh - Khối lớp 3: 46 học sinh - Khối lớp 4: 51 học sinh - Khối lớp 5: 38 học sinh Vì vậy chúng tôi đã chọn toàn bộ số học sinh hiện có của trường là 233 học sinhvà số bà mẹ tương ứng là 233. • Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện toàn bộ học sinh và các bà mẹ tương ứng đáp ứng tiêu chuẩn chọn và tiêu chuẩn loại trừ đã đặt ra. 2.3. Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1. Công cụ thu thập số liệu - Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ theo bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn (Phụ lục 1) gồm các nội dung sau: Phần A: Thông tin chung Phần B: Kiến thức của bà mẹ về phòng bệnh sâu răng cho học sinh Phần C: Thái độ của bà mẹ về phòng bệnh sâu răng cho học sinh Phần D: Thực hành của bà mẹ về phòng bệnh sâu răng cho học sinh Phần E: Tiếp cận thông tin về bệnh sâu răng - Phiếu khám răng (Phụ lục 2) 2.3.2. Kỹ thuật thu thập thông tin. - Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ theo các nội dung đã được nêu trong phiểu phỏng vấn được thiết kế sẵn - Khám lâm sàng phát hiện sâu răng cho học sinh. Kết quả khám được ghi vào phiếu khám
  10. 6 2.3.3. Cách tổ chức thu thập số liệu • Tổ chức thu thập thông tin từ phía bà mẹ - Tập huấn điều tra viên. Tổng cộng có tất cả 4 điều tra viên gồm 2 bác sỹ và 2 y sỹ đa khoa có chuyên môn về lĩnh vực răng miệng. Trước khi tiến hành công tác điều tra các ĐTV được tổ chức tập huấn và thử trả lời bộ câu hỏi, nếu vướng mắc ở câu hỏi nào sẽ được nêu ra để cùng nhau thảo luận nhằm hoàn thiện bộ câu hỏi dễ hiểu và rõ ràng hơn, kết quả nghiên cứu chính xác hơn. Trung bình một ngày phỏng vấn được khoảng 50 bà mẹ. - Liên hệ với Trạm y tế xã trước khi điều tra xin phép được hỗ trợ thực hiện nghiên cứu. Trao đổi kế hoạch làm việc với Trạm y tế để thống nhất thời gian và địa điểm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu thập số liệu. Trạm y tế sẽ thông báo với các bà mẹ qua loa phát thanh biết về mục đích của nghiên cứu và mời tham gia trả lời phỏng vấn tại hội trường thôn. Ba ngày trong tuần sẽ tiến hành phỏng vấn tại hội trường thôn, trung bình một ngày phỏng vấn được 50 bà mẹ. Với những bà mẹ không thể đến tham gia trả lời phỏng vấn thì ĐTV sẽ liên hệ lại với Trạm y tế để được hỗ trợ phỏng vấn bà mẹ tại nhà, có khoảng 25% bà mẹ được tiến hành phỏng vấn tại nhà. - Giám sát ngay trong và sau khi các ĐTV tiến hành thu thập số liệu. Giám sát khi các ĐTV tiến hành thu thập số liệu để kiểm tra quá trình thu thập số liệu diễn ra theo đúng kế hoạch và số liệu được thu thập chính xác nhằm hạn chế sai số trong quá trình điều tra. Sau khi các ĐTV thu thập số liệu xong sẽ tiến hành kiểm tra lại phiếu điều tra, nếu phiếu điều tra không hợp lệ thì tiến hành điều tra lại phiếu đó. • Tổ chức khám răng cho học sinh - Tổng có 5 bác sỹ nha khoa và 5 điều dưỡng nha khoa tổ chức tiến hành khám răng trong vòng 2 ngày tại trường tiểu học thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
  11. 7 2.4. Phương pháp đánh giá Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức của bà mẹ - Nếu trả lời đúng trên 65% số điểm ( ≥ 20/30 điểm): Kiến thức đạt - Nếu trả lời dưới 65% số điểm (< 20 điểm): Kiến thức chưa đạt Tiêu chuẩn đánh giá thái độ của bà mẹ Sử dụng thang điểm 5 mức độ Likert để đo lường thái độ của bà mẹ đối với việc phòng bệnh sâu răng cho trẻ. Có 5 câu hỏi thể hiện cho 5 quan điểm để đo lường thái độ, trong đó có 3 quan điểm thể hiện thái độ tích cực, 2 quan điểm thể hiện thái độ không tích cực nhằm hạn chế những sai lệch do sự trả lời theo dây chuyền. Mỗi quan điểm sẽ có 5 mức độ đánh giá: Rất không đồng ý, không đồng ý, ý kiếm trung lập, đồng ý và rất đồng ý. Đánh giá thái độ của từng quan điểm: - Trả lời 4 hoặc 5 điểm: quan tâm - Trả lời 1 đến 3 điểm: không quan tâm. Đánh giá thái độ đối với 5 quan điểm: Dựa vào tổng số điểm của 5 quan điểm, tổng số điểm càng cao, thái độ càng tích cực. Tổng điểm tối đa là 25 điểm và tối thiểu là 5 điểm. Bà mẹ có tổng điểm ≥ 20 điểm được đánh giá có thái độ đúng, bà mẹ có tổng điểm
  12. 8 Trên mỗi răng cần khám đủ 5 mặt răng, trên mỗi mặt răng phát hiện tất cả các lỗ sâu với phương pháp dùng đầu nhọn xông nha khoa tì và di trên mặt răng chú ý các rãnh mặt nhai, các mặt tiếp giáp và ở cổ răng. Ghi nhận kết quả. * Trơn láng: Không có lỗ sâu * Nham nhở: nghi ngờ cần phải khám kỹ, bằng cách làm sạch mặt răng với cây nạo ngà hay cây lấy cao bằng tay hoặc máy lấy cao bằng siêu âm, sau đó tiến hành khám lại và ghi nhận kết quả. * Sụp lỗ, mắc đầu nhọn: có lỗ sâu, cần quan sát kỹ và thăm dò hình dáng, độ rộng, độ sâu và cảm giác của thành và đáy của lỗ sâu. Một người được chẩn đoán là sâu răng khi có ít nhất 01 răng bị sâu. 2.5. Phương pháp phân tích số liệu Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. Số liệu được nhập 2 lần bởi 2 người nhập riêng biệt, rút ngẫu nhiên 10% phiếu để kiểm tra tính chính xác của số liệu. Số liệu được làm sạch trước khi đưa vào phân tích. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Các thuật toán phân tích thống kê được áp dụng bao gồm: Tỷ lệ % cho từng biến số; Tỷ số chênh OR; Khoảng tin cậy 95% của OR và giá trị p so sánh. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu học sinh (n=233) Khối lớp và giới Số lượng Tỷ lệ (%) tính 1. Khối lớp Khối lớp 1 71 30,5 Khối lớp 2 63 27,0 Khối lớp 3 37 15,9 Khối lớp 4 31 13,3
  13. 9 Khối lớp 5 31 13,3 2. Giới tính Nam 119 51,3 Nữ 114 48,7 Kết quả bảng 1 cho thấy: trong số 233 học sinh tham gia khám răng học sinh ở khối lớp 1 chiếm tỷ lệ cao nhất 30,5%, tiếp đến là học sinh khối lớp 2 chiếm tỷ lệ 27%, học sinh khối lớp 3 chiếm tỷ lệ 15,9%, thấp nhất là học sinh ở khối lớp 4 và lớp 5 chiếm tỷ lệ 13,3%. Giới tính: Số học sinh nam chiếm tỷ lệ 51,3% cao hơn học sinh nữ 48,7%. Bảng 2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu mẹ học sinh (n=233) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Tuổi 35 tuổi 112 48,1 2. Trình độ học vấn Tiểu học 19 8,2 THCS 74 31,8 THPT 104 44,6 Trung cấp trở lên 36 15,5 3. Nghề nghiệp Viên chức 33 14,2 Công nhân 61 26,2 Buôn bán 20 8,6 Nội trợ 13 5,6 Làm ruộng 106 45,5 4. Thu nhập Trên 700.000đ/Người 131 56,2 Dưới 700.000đ/Người 102 43,8 Kết quả bảng 2 cho thấy: Trong số 233 bà mẹ tham gia nghiên cứu có 51,9% bà mẹ dưới 35 tuổi, 48,1% các bà mẹ trên 35 tuổi.
  14. 10 Các bà mẹ có trình độ học vấn là trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất 44,6%, trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 31,8%, trung cấp trở lên chiếm 15,5%, thấp nhất là nhóm các bà mẹ có trình độ học vấn là tiểu học chiếm tỷ lệ 8,2%. Nghề nghiệp của các bà mẹ là làm ruộng chiếm tỷ lệ 45,5%, tiếp đến nhóm bà mẹ là công nhân 26,2%, nhóm các bà mẹ viên chức 14,2%, các bà mẹ có nghề buôn bán và nội trợ chiếm tỷ lệ thấp 8,6% và 5,6%. Nhóm gia đình bà mẹ có mức thu nhập bình quân đầu người trên 700.000 đồng chiếm tỷ lệ 56,2%, nhóm gia đình bà mẹ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 700.000 đồng chiếm tỷ lệ 43,8%. 3.2. Thực trạng sâu răng của học sinh Bảng 3.Tình trạng sâu răng qua khám lâm sàng (n=233) Tình trạng sâu răng Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Không sâu răng 87 37,3 2. Có sâu răng 146 62,7 - Sâu 1 răng 34 14,6 - Sâu 2 răng 13 5,6 - Sâu >=3 răng 99 42,5 Bảng 3 trình bày tình trạng sâu răng qua khám lâm sàng cho thấy: học sinh bị sâu răng chiếm tỷ lệ 62,7%, số học sinh bị sâu từ 3 răng trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,5%, tiếp đến là học sinh bị sâu 1 răng chiếm tỷ lệ 14,6%, thấp nhất là học sinh bị sâu 2 răng chiếm tỷ lệ 5,6%. Bảng 4.Tình trạng sâu răng theo khối lớp qua khám lâm sàng Răng sữa Răng vĩnh viễn Khối lớp Sâu răng SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Khối lớp 1 28 24 85,7 4 14,3 Khối lớp 2 35 28 80,0 7 20,0 Khối lớp 3 37 25 67,6 12 32,4
  15. 11 Khối lớp 4 25 15 60,0 10 40,0 Khối lớp 5 21 8 38,1 13 61,9 Tổng 146 100 68,5 46 31,5 Kết quả bảng 4 cho thấy: tỷ lệ sâu răng sữa là 68,5% trong đó, tỷ lệ sâu răng sữa cao nhất ở khối lớp 1 (85,7%), thấp nhất ở khối lớp 5 (38,1%). Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 31,5% trong đó, tỷ lệ sâu răng cao nhất ở khối lớp 5 (61,9%), thấp nhất ở khối lớp 1 (14,3%). Bảng 5. Chỉ số smt răng sữa theo khối lớp Số răng Số Tổng TS Số răng Chỉ số Khối lớp mất do răng số răng khám sâu smt sâu trám smt Khối lớp 1 71 106 3 18 117 1,65 Khối lớp 2 63 123 15 14 152 2,41 Khối lớp 3 37 95 2 12 109 2,95 Khối lớp 4 31 39 6 4 49 1,58 Khối lớp 5 31 17 3 0 20 0,65 Tổng 233 380 29 48 457 1,96 Kết quả khám răng cho thấy: Chỉ số sâu mất trám răng sữa ở trẻ từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 tuổi là 1,96; cao nhất ở nhóm khối lớp 3 (2,95), thấp nhất ở nhóm lớp 5 (0,65). Bảng 6. Chỉ số SMT răng vĩnh viễn theo khối lớp Số răng Số Tổng số TS Số răng Chỉ số Khối lớp mất do răng răng khám sâu SMT sâu trám SMT Khối lớp 1 71 5 0 0 5 0,07 Khối lớp 2 63 15 0 1 16 0,25 Khối lớp 3 37 20 0 2 22 0,59 Khối lớp 4 31 26 0 0 26 0,84 Khối lớp 5 31 24 0 0 24 0,77 Tổng 233 90 0 3 93 0,4
  16. 12 Kết quả khám răng cho thấy: Chỉ số SMT răng vĩnh viễn (DMFT) ở trẻ từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 tuổi là 0,4, cao nhất ở nhóm khối lớp 4 (0,84), thấp nhất ở nhóm lớp 1 (0,07). 3.3. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh sâu răng của bà mẹ Kiến thức đạt 43,8% 56,2% Kiến thức không đạt Biểu đồ 1. Kiến thức chung của bà mẹ về phòng bệnh sâu răng (n=233) Biểu đồ 1 cho thấy kết quả phân tích 233 bà mẹ có 56,2% bà mẹ có kiến thức đạt và 43,8% bà mẹ có kiến thức không đạt trong phòng chống bệnh sâu răng cho trẻ. 37,3% Thái độ đúng 62,7% Thái độ chưa đúng Biểu đồ 2. Thái độ chung của bà mẹ về phòng bệnh sâu răng (n=233)
  17. 13 Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy có 62,7% bà mẹ có thái độ đúng trong phòng chống bệnh sâu răng cho trẻ và 37,3% bà mẹ có thái độ chưa đúng trong phòng chống sâu răng cho trẻ. 45,9% Thực hành đạt 54,1% Thực hành không đạt Biểu đồ 3. Thực hành chung của bà mẹ về phòng bệnh sâu răng (n=233) Qua phân tích 233 bà mẹ, có 45,9% bà mẹ thực hành đạt về phòng chống sâu răng cho con, 54,1% bà mẹ có thực hành không đạt. 3.4. Một số yếu tố liên quan từ phía bà mẹ đến thực trạng sâu răng của học sinh Bảng 7. Mối liên quan kiến thức của bà mẹ với tình trạng sâu răng của học sinh Tình trạng sâu răng OR Kiến thức Có Không p (CI 95%) SL(%) SL(%) 88 14 Không đạt (86,3%) (13,7%) 7,9
  18. 14 Bảng 8. Mối liên quan thái độ của bà mẹ với tình trạng sâu răng của học sinh Tình trạng sâu răng OR Thái độ (CI 95%) p Có Có SL(%) SL(%) 57 30 Không đúng (65,5%) (34,5%) 1,2 >0,05 89 57 (0,7-2,1) Đúng (61,0%) (39,0%) Kết quả bảng 8 cho thấy: Chưa có mối liên quan giữa thái độ của bà mẹ với tình trạng sâu răng của học sinh. Bảng 9. Mối liên quan thực hành của bà mẹ với tình trạng sâu răng của học sinh Tình trạng sâu răng OR Thực hành Có Có p (CI 95%) SL(%) SL(%) 103 23 Không đạt (81,7%) (18,3%) 6,7
  19. 15 trung bình bao gồm cả răng sâu đã được hàn, răng sâu đã nhổ ở một cá thể trong cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: học sinh bị sâu răng chiếm tỷ lệ 62,7%, số học sinh bị sâu từ 3 răng trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,5%, tiếp đến là học sinh bị sâu 1 răng chiếm tỷ lệ 14,6%, thấp nhất là học sinh bị sâu 2 răng chiếm tỷ lệ 5,6%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thủy tại trường tiểu học Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội (67%) [7], nhưng nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tước tại trường THCS xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh lại cho kết quả thấp hơn (48,7%) [10]. Điều này cho thấy học sinh thực hành phòng chống sâu răng chưa tốt có thể do mải chơi, cha/mẹ không kiểm tra nhắc nhở, đi học bán trú ở trường không đánh răng sau khi ăn. Tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh là 68,5%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh 6 tuổi là 87,74% [6], cao hơn trường tiểu học Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội (60,5%) [7], phải chăng các bà mẹ chưa quan tâm đúng mức đến chăm sóc răng miệng cho trẻ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ sâu răng cao nhất ở trẻ khối lớp 1, tiếp theo là trẻ khối lớp 2, thấp nhất là trẻ khối lớp 5. Điều này được lý giải như sau: tỷ lệ sâu răng sữa đã có xu hướng thuyên giảm, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao, học sinh khối lớp 1 – khối lớp 3 thì răng sữa là chủ yếu mà ý thức tự chăm sóc răng miệng còn rất kém đồng thời thiếu sự nhắc nhở của các bà mẹ, khối lớp 4, 5 răng sữa đang được thay thế dần bằng răng vĩnh viễn nên tỷ lệ sâu răng sữa thấp hơn. Chỉ số sâu mất trám răng sữa ở trẻ từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 tuổi là 1,96; cao nhất ở nhóm khối lớp 3 (2,95), thấp nhất ở nhóm lớp 5 (0,65). Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thủy; cao hơn điều tra sức khỏe răng miệng lần thứ hai của Trần Văn Tường và Trịnh Đình Hải 1,87 [6]. Trong số 457 răng sâu mất trám chỉ có 48 răng được trám (10%). Kết quả này cũng giống như những nghiên cứu khác tại Việt Nam số răng được trám chiếm tỷ lệ thấp so với răng sâu không được trám [7][9]. Điều này có thể lý giải rằng do sự
  20. 16 phát triển của xương hàm nên các răng sữa của trẻ thưa, hay dắt thức ăn, mặt khác vệ sinh răng miệng của trẻ chưa đảm bảo, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển gia tăng, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên các bà mẹ chưa có sự quan tâm đúng đắn đến chăm sóc răng miệng, chưa can thiệp kịp thời. Vì khi sâu răng sữa sẽ dẫn đến viêm tủy, áp xe làm cho các em đau, mất ăn, mất ngủ, phải nghỉ học. Hậu quả cuối cùng là mất răng sớm, làm cho răng vĩnh viễn mọc chậm, mọc không đúng trên cung hàm ảnh hưởng tới sự nhai và thẩm mỹ. Cũng có thể do nhận thức của các bà mẹ học sinh cho rằng răng sữa là răng tạm thời, thời gian tồn tại ngắn đến tuổi sẽ thay nên không cần chữa. Mặt khác do thiếu thầy thuốc chuyên khoa, thiếu trang thiết bị máy móc nên việc chăm sóc chữa trị cho trẻ em còn nhiều hạn chế. Học sinh ở lứa tuổi này theo sự phát triển bình thường có bốn răng số sáu mới mọc lúc 6 tuổi. Răng số 6 này không thay, là hàm răng vĩnh viễn đầu tiên của con người, trong 6 năm tiếp theo hầu hết các răng vĩnh viễn thay thế dần các răng sữa. Đây là những răng hàm quan trọng trong răng vĩnh viễn sau này, nhưng đã có tỷ lệ sâu răng là 31,5%, chỉ số SMT 0,4. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Đăng Nhỡn tại xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở học sinh lứa tuổi 12 là 64,06%, chỉ số SMT 1,67 [5]. Cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Huyền Trang tại trường Trung học cơ sở Ngô Sỹ Liên, Chương mỹ, Hà Nội tỷ lệ sâu răng ở học sinh là 14,95%, chỉ số SMT 0,28 [8]. Điều này có thể lý giải rằng khi mới mọc răng thì các hố rãnh trên mặt răng thường hẹp và sâu, dễ mắc thức ăn và khó làm sạch mà lứa tuổi này lại hay ăn vặt. Các yếu tố này là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển mảng bám răng, các vi khuẩn trên mảng bám răng lại chuyển hóa các chất có nguồn gốc gluxit để sinh ra axit phá hủy men răng gây ra sâu răng. Nghiên cứu của các tác giả khác trong nước cũng chỉ ra rằng chỉ số sâu răng trong cộng đồng cao nhưng đáp ứng điều trị rất thấp [2]. Nhìn chung hầu hết nghiên cứu ở các tỉnh và ở các lứa tuổi chỉ số sâu răng cao nhưng chỉ số trám thấp, vì thế nhu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1