intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền của người dân tại Trạm y tế phường 9, Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn phân tích một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ y học cổ truyền; mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền của người dân tại trạm y tế phường 9, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền của người dân tại Trạm y tế phường 9, Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG DƯ NGỌC LONG THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN TẠI TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 9, QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG DƯ NGỌC LONG THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN TẠI TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 9, QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019 Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8 72 07 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS-TS NGUYỄN VĂN TẬP HÀ NỘI – 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu, phòng đào tạo sau Đại học cùng toàn thể các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Thăng Long, Khoa Sức khỏe, Bộ môn Y tế công cộng: đã giảng dạy, trang bị kiến thức, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học, tạo điều kiện cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, chân thành biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Tập người Thầy đầy nhiệt huyết và tận tụy đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi từ suốt quá trình xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương cũng như trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn . Tôi xin được cám ơn Bệnh viện đa khoa Nam Anh – tỉnh Bình Dương, Ban lãnh đạo Trạm Y tế phường 9 quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh, các anh chị em đồng nghiệp tại tổ Y học cổ truyền đã quan tâm giúp đỡ, nhiệt tình cộng tác, và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành công tác nghiên cứu. Xin được cảm ơn các bạn bè đồng khóa, những người đã luôn cùng tôi chia sẻ kinh nghiệm học tập, động viên, khuyến khích giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn, được học tập cùng các bạn đối với tôi thực sự là một niềm vui. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Cha Mẹ tôi, những người thân trong gia đình tôi, những người luôn lặng lẽ dõi theo từng bước đi của tôi, luôn có mặt đúng lúc mỗi khi tôi cần thiết. Lời cảm ơn chân thành và đặc biệt nhất tôi xin được gửi tới gia đình nhỏ của tôi, người bạn đời và các con của tôi, những người đã chịu nhiều khó khăn vất vả, đã hy sinh rất nhiều cho tôi trong suốt quá trình học tập, phấn đấu vừa qua. Bình Dương, tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Dư Ngọc Long
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Dư Ngọc Long
  5. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN ................................................................................. 3 1.1 Khái niệm về y học cổ truyền .......................................................................... 3 1.2 Khái niệm về điều trị theo YHCT .................................................................... 3 1.2.1. Thuốc YHCT .............................................................................................. 3 1.2.2. Điều trị không dùng thuốc: ........................................................................ 5 1.3 Tầm quan trọng của YHCT trong chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân ...... 5 1.4 Y học cổ truyền ở một số nước trên thế giới ................................................... 7 1.5. Y học cổ truyền ở Việt Nam............................................................................. 9 1.6 Một số yếu tố ảnh hưởng động hoạt động KCB bằng YHCT hiện nay ở Việt Nam ........................................................................................................ 13 1.6.1 Các yếu tố thuộc về chính sách, hệ thống tổ chức quản lý YHCT trong CSSK cộng đồng ............................................................................ 13 1.6.2 Ảnh hưởng của nhân lực YHCT trong việc cung cấp các dịch vụ KCB cho nhân dân ở Việt Nam............................................................... 14 1.6.3 Các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vườn thuốc Nam, truyền thông giáo dục sức khỏe............................................................... 14 1.7 Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng y học cổ truyền .............................. 15 1.7.1 Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng y học cổ truyền trên thế giới ..................................................................................................... 15 1.7.2 Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng y học cổ truyền tại Việt Nam ................................................................................................. 17 1.8 Một số đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................. 19
  6. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 21 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ....................................................... 21 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 21 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 21 2.1.3 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 21 2.2 Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................. 21 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích. .............................. 21 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu: .................................................................................. 21 2.2.3 Kỹ thuật chọn mẫu: ................................................................................... 22 2.3 Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá: .............................................. 23 2.3.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu: ................................................................... 23 2.3.2 Tiêu chí đánh giá ....................................................................................... 30 2.4 Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 31 2.4.1. Công cụ thu thập thông tin ....................................................................... 31 2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin ...................................................................... 31 2.5 Phân tích và xử lý số liệu.................................................................................. 32 2.6 Sai số và biện pháp hạn chế sai số .................................................................... 32 2.6.1 Sai số ......................................................................................................... 32 2.6.2 Biện pháp khống chế sai số ....................................................................... 32 2.7 Đạo đức trong nghiên cứu: ............................................................................... 32 2.8 Hạn chế của nghiên cứu.................................................................................... 33 Chương 3 KẾT QUẢ ..................................................................................... 34 3.1 Đặc tính dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu ............................................ 34 3.2 Thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại trạm y tế: ............................... 36 3.3 Một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ YHCT của người dân ............... 40 BÀN LUẬN..................................................................................................... 47 4.1 Đặc điểm dân số xã hội của người dân trong vùng được nghiên cứu: ............. 47 4.2 Thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền của người dân tại trạm y tế ....... 49 4.3 Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ Y học cổ truyền tại trạm y tế............................................................................................................ 56
  7. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN .............................................................................. 62 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................ 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 64 PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tỷ lệ phần trăm các hoạt động YHCT tại trạm y tế xã ................... 13 Bảng 2.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu: ......................................................... 23 Bảng 3.1. Đặc tính cá nhân của đối tượng nghiên cứu (n=347)...................... 34 Bảng 3.2. Đặc tính học vấn của đối tượng nghiên cứu (n=347) ..................... 35
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT CSSK Chăm sóc sức khỏe KCB Khám chữa bệnh TYT Trạm Y tế YHCT Y học cổ truyền YDHCT Y Dược Học cổ truyền YHHĐ Y học hiện đại TIẾNG ANH CI Confidence Interval (Khoảng tin cậy) OR Odd Ratio (Tỷ số số chênh) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Y học cổ truyền hay còn gọi là Y học dân tộc là toàn bộ kiến thức, kỹ năng, thực hành dựa trên nền tảng lý luận, lòng tin và kinh nghiệm của mỗi khu vực, mỗi nền văn hóa khác nhau; Được sử dụng để duy trì sức khỏe, cũng như phòng và chữa bệnh, cải thiện, điều trị những rối loạn thể chất, tinh thần [46]. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những nước đang phát triển và phát triển, tỷ lệ người dân sử dụng Y học cổ truyền (YHCT) để chăm sóc sức khỏe ngày càng phổ biến, đem lại hiệu quả cao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân [36]. Với đặc tính là sẵn có, dễ áp dụng và giá thành thấp, nên sử dụng YHCT là phương pháp để trị bệnh rất thích hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là những người nghèo [47]. Việt Nam có truyền thống lâu đời về YHCT, Quyết định số 2166/QĐ- TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển Y, dược cổ truyền (YDCT) Việt Nam đến năm 2020 ( ký ngày 30 tháng 11 năm 2010). Theo đó Bộ Y tế đã đưa ra kế hoạch hành động với mục tiêu: kế thừa, phát huy phát triển Y dược học cổ truyền (YDHCT), kết hợp Y học hiện đại, xây dựng nền y học Việt Nam hiện đại khoa học và đại chúng, phát triển ngành YDHCT như một ngành trọng tâm, ngang tầm với khu vực để mang lại hiệu quả về kinh tế; đồng thời giới thiệu nét văn hóa, hiện đại hóa và phát triển YDCT trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, củng cố và phát triển tổ chức mạng lưới YDCT [30]. Ngày nay hệ thống y tế Việt Nam cũng như hệ thống khám chữa bệnh bằng YHCT, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại (YHHĐ) đã bao phủ khắp từ Trung ương đến địa phương. Việc kết hợp YHCT và YHHĐ tại tuyến
  11. 2 cơ sở đã và đang được thực hiện, tuy nhiên số lượng bệnh nhân được khám bệnh, chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp YHCT còn rất thấp [5],[ 8]. Tại tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT kết hợp với YHHĐ tại các bệnh viện đa khoa huyện năm 2009 đạt 4,2% thì đến năm 2011 chỉ đạt 3,4%; tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ tại trạm y tế tăng lên rất chậm, sau 5 năm chỉ tăng 0,7%. Vì vậy, để đạt được những chỉ tiêu mà chiến lược Quốc gia đã đề ra, cần có những nghiên cứu về tình hình và tỷ lệ sử dụng dịch vụ YHCT tại các tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là các tuyến cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu như trạm Y tế để từ đó tìm hiểu những lý do khiến người dân ít sử dụng dịch vụ YHCT rồi đưa ra những kế hoạch, phương pháp cải cách giúp phát triển YHCT một cách tốt hơn. Đó cũng là lý do chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng sử dụng dịch vụ Y học cổ truyền của người dân tại trạm Y tế phường 9, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh – năm 2019” với các mục tiêu cụ thể như sau: 1. Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ y học cổ truyền của người dân tại trạm y tế phường 9, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ y học cổ truyền của đối tượng nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1