intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người bệnh ngoại trú tại khoa khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai, năm 2018

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

38
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai năm 2018; phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai năm 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người bệnh ngoại trú tại khoa khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai, năm 2018

  1. -1- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ------------------------------------- Lê Mỹ Dung – Mã học viên: C00682 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN BẠCH MAI, NĂM 2018 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ: 8720701 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Hồ Minh Lý 2. TS. Lưu Phương Lan Hà Nội - 2018
  2. 1 MỞ ĐẦU Là một bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trong cộng đồng với tỷ lệ mắc ở người lớn khoảng 25%-35% và được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, trong những năm gần đây, tăng huyết áp (THA) đã trở thành nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong hàng đầu trên phạm vi toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do THA; và dự kiến đến năm 2025, toàn thế giới có khoảng 1,56 tỷ người bị THA. Tại Việt Nam, theo Hội tim mạch học Việt Nam, năm 2016 có khoảng 48% người Việt Nam trưởng thành mắc bệnh THA, đây là mức báo động đỏ so với năm 2000 (khoảng 16,3%) và năm 2009 (khoảng 25,4%). Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật (CDC) của Mỹ, năm 2013, tỷ lệ tuân thủ điều trị trên thế giới chỉ đạt từ 20-30%. Tại Việt Nam, Tổng quan các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị ở người bệnh khác nhau giữa các nghiên cứu và dao động từ 21% đến 44,8%, trong đó, thấp hơn ở người bệnh ngoại trú. Những thông tin trên cho thấy tình trạng không tuân thủ điều trị THA ở người bệnh nói chung và người bệnh điều trị ngoại trú là một vấn đề rất đáng lo ngại và cần có những can thiệp kịp thời. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về “Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người bệnh ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai, năm 2018” với các mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai năm 2018. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai năm 2018. Cấu trúc của luận án: Luận án gồm 72 trang (không kể tài liệu tham khảo và phụ lục) với 19 bảng, 02 hình và 10 biểu đồ, được chia thành các phần: Đặt vấn đề 02 trang; Tổng quan 19 trang; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 08 trang; Kết quả nghiên cứu 24 trang; Bàn luận 16 trang; Kết luận 01 trang và Khuyến nghị 02 trang. Luận án có 85 tài liệu tham khảo: 49 tài liệu tiếng Việt và 36 tài liệu tiếng Anh.
  3. 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Đại cương về tăng huyết áp 1.1.1. Khái niệm và phân loại 1.1.1.1. Khái niệm huyết áp và tăng huyết áp Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) là trị số huyết áp lớn nhất trong một chu kỳ hoạt động tim, đo được ở thì tâm thu. Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) là trị số huyế áp nhỏ nhất trong một chu kỳ hoạt động tim, đo được ở thì tâm trương [8]. Tăng huyết áp: Theo WHO, một người được cho là bị THA khi có một trong hai hoặc cả hai trị số: Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) ≥ 90mmHg. Trị số được tính trung bình cộng của ít nhất 2 lần đo liên tiếp với cách đo chuẩn [81]. 1.1.1.2. Phân loại huyết áp Phân loại theo nguyên nhân tìm được gồm 2 nhóm: THA nguyên phát (hay THA vô căn) và THA thứ phát. - Nhóm THA nguyên phát (Bảng 1.1). Bảng 1.1. Phân loại huyết áp theo WHO (2003) Phân loại Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương (mmHg) (mmHg) Huyết áp tối ưu
  4. 3 1.1.2.2. Biến chứng hoặc các tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp Một số biến chứng thường gặp ở người bệnh bị THA [8]: - Nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực. - Phì đại thất trái, suy tim. - Bệnh mạch máu ngoại vi. - Xuất huyết hoặc xuất tiết võng mạc, phù gai thị. - Protein niệu, tăng creatinin huyết thanh, suy thận. - Đột quỵ, thiểu máu não thoáng qua, sa sút trí tuệ, hẹp động mạch cảnh. 1.1.2.3. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp Tuổi càng cao thì nguy cơ tăng huyết áp càng cao: Nghiên cứu do của trường đại học Framingham cho thấy tỷ lệ tiến triển thành THA trong 4 năm là 50% ở nhóm 65 tuổi trở lên và có huyết áp ở mức 130- 139mmHg/ 85-89mmHg; 26% ở những người có huyết áp trong khoảng 120-129mmHg/ 80-84mmHg [55], [75]. Thừa cân, béo phì: Theo nghiên cứu của Joses và cộng sự, những người có BMI lớn hơn 30 có nguy cơ bị THA cao gấp 4 lần so với người có BMI dưới 25 [74]. Giới tính:Có một số ít nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ THA theo giới tính. Theo các nghiên cứu này, trong nhóm người trưởng thành, nam bị THA nhiều hơn nữ [40]. Yếu tố gia đình: Những người có bố, mẹ hoặc anh, chị, em bị THA thì có nhiều khả năng bị THA hơn những người khác [40]. Căng thẳng thần kinh, sang chấn tâm lý: Khi bị căng thẳng tâm thần kinh, hệ thần kinh giao cảm tăng cường hoạt động giải phóng adrenalin và nor-adrenalin làm tim tăng co bóp, nhịp tim nhanh hơn, động mạch co nhỏ lại và làm tăng huyết áp [6]. Ăn nhiều muối (ăn mặn) làm tăng nguy cơ THA và tăng nguy cơ đột quỵ ở người THA: Thử nghiệm TONE (The Trial of Nonpharmacologic Interventions in the Elderly) cho thấy nếu giảm bớt muối ăn khoảng 0,04g/ngày, thì giảm một nửa nguy cơ THA [64]. Lười vận động, lạm dụng rượu bia, hút thuốc là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc THA: Bảng phân tầng các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch và huyết áp của Châu Âu cho thấy lười vận động; lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành trên các người bệnh có mức huyết áp tưởng chừng như bình thường; đồng thời những yếu tố này cũng làm gia tăng mức độ cảnh báo ở những người có ngưỡng huyết áp ở mức tiền THA [50].
  5. 4 1.1.3. Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp Nguyên tắc chung [46]: - Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài. - Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”. “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là
  6. 5 [20], [49]. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi tham khảo thang đo Morisky để xây dựng bộ câu hỏi đánh giá “tuân thủ điều trị” với 6 khía cạnh: (1) tuân thủ chế độ dùng thuốc, (2) tuân thủ chế độ ăn, (3) tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập thể lực, (4) tuân thủ không hút thuốc lá/ thuốc lào; (5) giảm uống rượu/bia, (6) tuân thủ việc theo dõi chỉ số huyết áp (đo, ghi lại chỉ số huyết áp và đi khám định kỳ). 1.2. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam 1.2.1. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới Theo ước tính của WHO, mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do THA; và dự kiến đến năm 2025, toàn thế giới sẽ có khoảng 1,56 tỷ người bị THA [69]. THA là nguyên nhân tử vong của ít nhất 45% trường hợp tử vong do bệnh tim mạch, và của 51% trường hợp tử vong do đột quỵ [84]. Một nghiên cứu tổng quan 135 tài liệu, nghiên cứu về THA tại 90 nước trên toàn thế giới của Katherine T. Mills và cộng sự (2016) cho thấy: trong năm 2010, 31,1% người trưởng thành trên thế giới bị THA (tương ứng khoảng 1,39 tỷ người), 28,5% ở các nước có thu nhập cao và 31,5% ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Từ năm 2000 đến năm 2010, tỷ lệ hiện mắc THA của nhóm người trưởng thành giảm 2,6% ở các nước có thu nhập cao nhưng lại tăng 7,7% ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trong cùng thời kỳ này, nghiên cứu ghi nhận sự gia tăng đáng kể ở các nước có thu nhập cao về tỷ lệ có nhận thức đúng về THA (từ 58,2% năm 2000 lên 67,0% năm 2010), về tỷ lệ được điều trị THA (từ 44,5% lên 55,6%) và tỷ lệ kiểm soát được huyết áp (từ 17,9% lên 28,4%). Trong khi đó những tỷ lệ này ở các nước có thu nhập thấp và trung bình chỉ tăng nhẹ, thậm chí còn giảm: với tỷ lệ nhận thức tăng 32,3% đến 37,9%; tỷ lệ được điều trị tăng từ 24,9% lên 29,0% và tỷ lệ kiểm soát được huyết áp giảm từ 8,4% xuống còn 7,7% [79]. 1.2.2. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam Tỷ lệ THA tại Việt Nam tăng nhanh kể từ khảo sát trên diện rộng đầu tiên năm 1992 do Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai thực hiện, khi đó tỷ lệ mắc ở người trưởng thành miền Bắc chỉ khoảng vài phần trăm [26]. Năm 2011, nghiên cứu của Hà Anh Đức trên 2368 người từ 25 tuổi trở lên tại Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ THA là 23%, trong đó có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ, giữa các nhóm tuổi và cao hơn ở nhóm thừa cân béo phì [56].
  7. 6 Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, trên 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh thành trên toàn quốc mắc THA. Kết quả cho thấy có 47,3% người (20,8 triệu người) bị THA. Đặc biệt, trong những người bị THA, có 39,1% (8,1 triệu người) không được phát hiện bị THA; có 7,2% (0,9 triệu người) bị THA không được điều trị; có 69,0% (8,1% triệu người) bị THA chưa kiểm soát được [48]. Và theo điều tra mới nhất năm 2016 của Hội, có khoảng 48% người trưởng thành mắc bệnh THA, đây là mức báo động đỏ so với năm 2000 (khoảng 16,3%) và năm 2009 (khoảng 25,4%) [47], [48]. Chương trình phòng chống tăng huyết áp Quốc gia Từ năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2012-2015 trong đó có Chương trình phòng chống tăng huyết áp, nhằm mục tiêu tăng 50% số người bệnh được quản lý và điều trị THA thông qua các hoạt động can thiệp cụ thể gồm: truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về THA; tăng cường việc phát hiện thông qua sàng lọc sớm, đào tạo cán bộ y tế tuyến cơ sở và đưa công tác hỗ trợ điều trị và quản lý ngoại trú về tuyến cơ sở. Mô hình quản lý và điều trị ngoại trú tại bệnh viện Tại nhiều bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh hiện nay đang thực hiện mô hình quản lý và điều trị ngoại trú cho người bệnh, các bệnh viện này không thực hiện khám sàng lọc mà nguồn người bệnh đầu vào là do người bệnh tự đến, thường có thể từ các khoa Lão khoa, các khoa khác khi đi khám những bệnh tật khác nhau hoặc tự đến sau khi có kết quả khám phát hiện ở một tuyến khác. Người bệnh được khám và làm các xét nghiệm nhằm chẩn đoán xác định giai đoạn cũng như mức độ cần điều trị và kê đơn, chi phí khám thường được tính dựa theo chế độ bảo hiểm hiện hành. Theo một số nghiên cứu, có hơn 60% người bệnh bỏ điều trị sau 6 tháng và còn thiếu những đánh giá trên quy mô rộng về tỷ lệ bỏ điều trị nhóm người bệnh ngoại trú [10], [29], [42]. 1.3. Nghiên cứu tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Nghiên cứu tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên thế giới Nghiên cứu của Pauline E. Osamor ở Nigeria năm 2011 cho thấy không có sự khác biệt tuân thủ điều trị thuốc giữa nam và nữ người bệnh nhưng tình trạng hôn nhân lại có mối liên quan có ý nghĩa [70].
  8. 7 Nghiên cứu của Krzesinski J và cộng sự tại Brussels - Bỉ, năm 2011, cho biết duy trì tương tác giữa thầy thuốc và người bệnh là một điều kiện có tính chất quyết định sự tuân thủ điều trị THA. Chi phí điều trị cũng có ảnh hưởng đến tuân thủ thuốc ở người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh có lối sống tích cực và có ít nguy cơ có hại cho sức khỏe cũng hỗ trợ người bệnh tuân thủ điều trị tốt hơn [62]. Nghiên cứu của Manal Ibrahim Hanafi Mahmoud năm 2012 cho biết tỷ lệ tuân thủ điều trị THA chung là 35,1%. Người bệnh kém tuân thủ nhất là đối với việc tập thể dục. Giới, thu nhập thấp, trình độ văn hóa, tình trạng công việc, thói quen hút thuốc ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ [60]. Nghiên cứu của Nandini Natarajan năm 2013 cho thấy có 77% người bệnh tuân thủ dùng thuốc. Những người bệnh tập thể dục đều đặn và thực hiện chế độ ăn lành mạnh, giảm muối có mối liên quan đơn biến với điểm tuân thủ điều trị cao [68]. 1.3.2. Nghiên cứu tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại Việt Nam Nghiên cứu của Đinh Văn Thành và Lương Ngọc Khuê năm 2011 ở người từ 18 tuổi trở lên tại huyện Yên Dũng và huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang cho thấy: có 63,08% người mắc THA đã dùng thuốc, trong đó, dùng đủ thuốc là 16,67% và chưa đủ thuốc là 46,41%. Tỉ lệ người mắc THA đã được đo huyết áp là 72,46% [43]. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương năm 2011 ở người bệnh THA từ 25 đến 60 tuổi tại 4 phường thành phố Hà Nội cho thấy: 44,8% có thực hành đạt về tuân thủ điều trị THA; 34% theo dõi huyết áp thường xuyên; 67,2% uống thuốc điều trị THA nhưng chỉ có 43,6% là uống thuốc đầy đủ; 36% tuân thủ chế độ ăn uống; 66,4% đã hạn chế ruợu/bia, 64% thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi đạt yêu cầu và 62,8% thường xuyên luyện tập thể dục. Kết quả phân tích mô hình quy logistic cho thấy giới tính, kiến thức về THA có liên quan đến tuân thủ điều trị THA [37], [38]. Kết quả nghiên cửu cắt ngang của Nguyễn Thị Hải Yến năm 2012 về tuân thủ chế độ ăn ở 260 người bệnh THA khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện E cho thấy: tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn là 40,4%. Phân tích bằng mô hình hồi quy logistic đa biến chỉ ra kiến thức về bệnh và chế độ điều trị, việc giải thích của NVYT về THA và những nguy cơ là hai yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê đến tuân thủ chế độ ăn [49]. Nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Hạnh năm 2013 trên 380 người bệnh THA điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước cho thấy: 51,1% người bệnh có kiến thức đạt về bệnh và chế độ điều trị THA;
  9. 8 33,4% người bệnh đạt về tuân thủ điều trị chung (đạt từ 4 trong tổng số 6 nội dung trở lên). Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị THA cao hơn ở các nhóm người bệnh: có thời gian điều trị trên 1 năm, thuộc nhóm trên 60 tuổi và nhóm có kiến thức đạt [17]. 1.4. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu Bệnh viện Bạch Mai được thành lập năm 1911, tiền thân là Nhà thương Cống Vọng chuyên thu nhận và điều trị người bệnh truyền nhiễm. Từ năm 1975 đến nay: đất nước thống nhất, Bệnh viện Bạch Mai đảm nhiệm trọng trách khám chữa bệnh tuyến cuối của ngành y tế [4]. Khoa Khám bệnh của bệnh viện Bạch Mai có 120 NVYT gồm: 33 bác sỹ (01 Phó giáo sư, 05 Tiến sỹ, 01 Bác sỹ chuyên khoa II, 24 Thạc sỹ và 02 Bác sỹ chuyên khoa I), 83 điều dưỡng và 04 hộ lý. Bên cạnh đó, Khoa có 21 nhân viên hợp đồng. Trung bình mỗi năm khoa Khám Bệnh khám, điều trị ngoại trú cho 550.000 lượt người. Người bệnh THA thuộc Chương trình quản lý THA được quản lý và điều trị ngoại trú tại Khoa năm 2017 là 5.824 người, tăng so với năm 2016 (4.956 người) [3]. 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên tổng quan tài liệu về tuân thủ điều trị THA và các yếu tố nguy cơ, yếu tố ảnh hưởng/ liên quan đến tuân thủ điều trị THA. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu sẽ không đề cập đến nhóm yếu tố về dịch vụ điều trị THA ngoại trú. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Đối tượng nghiên cứu Người bệnh điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai năm 2018 đủ 18 tuổi trở lên; được chẩn đoán mắc THA vô căn (nguyên phát), không có biến chứng nặng do THA; được quản lý và điều trị trong Chương trình quản lý tăng huyết áp. 1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04 đến tháng 08 năm 2018 tại Khoa Khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai. 1.3. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang có phân tích. 1.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 1.4.1. Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng 1 tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả cắt ngang với độ tin cậy α = 0,05; ước lượng tỷ lệ tuân thủ điều trị THA p = 0,334 (the nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Hạnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước năm 2013) [17]; sai số chấp nhận được của ước lượng d = 0,05 (5,0%). Thay các giá trị vào công thức
  10. 9 tính được n = 342 người. Dự phòng khoảng 10% đối tượng bỏ cuộc hoặc phiếu thu trống trên 50% thông tin, nên số lượng mẫu cần thu thập là 376 (lấy tròn là 380). Thực tế, có 380 người bệnh thoả mãn tiêu chí lựa chọn đã tham gia nghiên cứu (đạt 100% mẫu dự kiến). 1.4.2. Phương pháp chọn mẫu Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để tiếp cận và phỏng vấn người bệnh. Bất kỳ người bệnh nào đến khám cũng được nhóm điều tra viên (ĐTV) tiếp cận và mời tham gia phỏng vấn. Quá trình chọn mẫu diễn ra liên tục, trong tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật) cho đén khi đủ cỡ mẫu và đã không có sự trùng lặp người bệnh tới khám lại trong thời gian thu thập số liệu. 1.5. Biến số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá Biến số: các nhóm biến số chính trong nghiên cứu gồm: - Nhóm biến số về thông tin chung của người bệnh: đặc điểm nhân khẩu học, tiền sử THA của gia đình và bản thân, BMI, chỉ số huyết áp của bản thân, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ người THA của bệnh viện. - Nhóm biến số về kiến thức của người bệnh: kiến thức về bệnh THA; kiến thức về tuân thủ điều trị THA. - Nhóm biến số về thực hành tuân thủ điều trị THA của người bệnh: tuân thủ chế độ dùng thuốc, tuân thủ chế độ ăn, tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập thể lực, tuân thủ không hút thuốc lá/ thuốc lào; giảm uống rượu/bia, tuân thủ việc theo dõi chỉ số huyết áp (đo, ghi lại chỉ số huyết áp và đi khám định kỳ). Một số tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu: - Đánh giá kiến thức về bệnh THA và chế độ điều trị THA: Có 16 câu hỏi đánh giá kiến thức tổng hợp về bệnh THA và chế độ điều trị THA bao gồm 11 nội dung kiến thức. Mỗi nội dung kiến thức có điểm tối đa là 01 điểm. Điểm cho mỗi lựa chọn đúng được tính bằng 1 điểm chia cho tổng số lựa chọn đúng của nội dung kiến thức đó. Người bệnh được đánh giá là có kiến thức “Đạt” nếu tống điểm đạt từ 7 điểm trở lên, dưới 7 điểm là “Chưa đạt”. - Đánh giá thực hành tuân thủ điều trị THA của người bệnh: Có 47 câu hỏi để đánh giá thủ điều trị THA của người bệnh trong vòng 1 tháng qua gồm 06 nhóm thực hành. Thực hành tuân thủ điều trị THA chung của người bệnh được đánh giá là “Tuân thủ điều trị” nếu được đánh giá là “Tuân thủ” tại 5 nhóm thực hành chế độ điều trị trở lên.
  11. 10 1.6. Phương pháp thu thập số liệu - Công cụ thu thập số liệu: là bộ phiếu phỏng vấn có cấu trúc được thiết kế sẵn trên cơ sở tham khảo bộ công cụ của các nghiên cứu trước đó [2], [17], [20], [37] và các quy định hiện hành của Bộ Y tế về điều trị THA. - Tổ chức thu thập số liệu: Nhóm ĐTV gồm nghiên cứu viên chính và 04 sinh viên điều dưỡng đang thực tập tại Bệnh viện Bạch Mai, nhưng không thực tập trực tiếp tại Khoa Khám bệnh. ĐTV trong ngày phỏng vấn không mặc áo blu và đã được tập huấn về nội dung và kỹ năng phỏng vấn người bệnh. Nhóm ĐTV tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh THA đồng ý tham gia nghiên cứu. Cuộc phỏng vấn được tiến hành sau khi người bệnh hoàn thành quy trình khám và lấy thuốc, mỗi cuộc phỏng vấn khoảng 15 - 20 phút diễn ra tại một phòng riêng được bố trí gần địa điểm lĩnh thuốc. 1.7. Xử lý và phân tích số liệu Nghiên cứu sử dụng phần mềm Epidata 3.1 để nhập liệu và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. 1.8. Sai số có thể và biện pháp khắc phục sai số Để khắc phục sai số trong thu thập số liệu, nghiên cứu đã thử nghiệm phiếu phỏng vấn và tập huấn ĐTV trước khi thu thập số liệu. Có thể có sai số nhớ lại và người bệnh không trả lời trung thực. Để khắc phục, nghiên cứu chỉ tìm hiểu về thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh trong 1 tháng trước thời điểm nghiên cứu, ĐTV không mặc áo blu, địa điểm phỏng vấn được bố trí tại một phòng riêng và cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về bảo mật thông tin. Để hạn chế sai sót trong nhập liệu, những điều kiện ràng buộc được sử dụng với phần mềm nhập liệu Epidata 3.1 và 10% số phiếu được nhập lại để kiểm tra tính chính xác. 1.9. Đạo đức nghiên cứu - Nghiên cứu tuân thủ và đảm bảo tất cả các quy trình về đạo đức nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu nhận được sự ủng hộ của Lãnh đạo Bệnh viện và Lãnh đạo Khoa Khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai. - Nghiên cứu chỉ tiến hành phỏng vấn đối với người bệnh đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. Quá trình phỏng vấn không gây bất kỳ tổn hại nào cho người tham gia và không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị trong tương lai của người bệnh. Thông tin cá nhân của
  12. 11 người bệnh tham gia nghiên cứu được bảo mật, mã hóa và chỉ phục vụ mục tiêu nghiên cứu. 1.10. Hạn chế của nghiên cứu - Nghiên cứu có thể có sai số không thể loại bỏ hoàn toàn 100%. - Nghiên cứu chưa thể đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố văn hoá; yếu tố tương tác giữa NVYT và người bệnh và chưa đề cập đến đối tượng là người bệnh không thuộc Chương trình quản lý tăng huyết áp. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh ngoại trú khoa Khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai 3.1.1. Một số thông tin chung về người bệnh tăng huyết áp Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh (n=380) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Trung bình ± Độ lệch chuẩn 65,18 ± 7,79 Tuổi Khoảng tuổi 32-80 ≤ 60 tuổi 98 25,8 Nhóm tuổi >60 tuổi 282 74,2 Nam 188 49,5 Giới tính Nữ 192 50,5 Trình độ Dưới PTTH 118 31,1 học vấn Từ PTTH trở lên 262 68,9 Nghỉ hưu 270 71,0 Công nhân/ Công chức, viên chức/ Nghề 47 12,4 Kinh doanh, buôn bán nghiệp Nông dân 44 11,6 Khác (làm tự do, nội trợ) 19 5,0 Chưa kết hôn 2 0,5 Hôn nhân Đang sống với chồng/ vợ 355 93,4 Ly hôn/ Ly thân/ Goá 23 6,1 Hoàn cảnh Sống một mình 15 3,9 gia đình Sống cùng với gia đình 365 96,1 Nông thôn 171 45,0 Nơi ở Thành thị 209 55,0 Bảng 3.1 cho thấy tuổi trung bình của 380 người bệnh THA tham gia nghiên cứu là khoảng 65 tuổi, có 74,2% người bệnh trên 60 tuổi.
  13. 12 Có 50,5% người bệnh THA tham gia nghiên cứu là nữ; 68,9% người có trình độ học vấn từ phổ thông trung học (PTTH) trở lên. Đa số người bệnh đã nghỉ hưu (71,4%), đã kết hôn và đang sống với chồng/ vợ (93,4%). Tỷ lệ người bệnh sống ở khu vực thành thị chiếm 55% và đa số hiện đang sống cùng với gia đình (96,1%). Về hoàn cảnh phát hiện bệnh THA của người bệnh tham gia nghiên cứu, kết quả cho thấy 64,5% người phát hiện bệnh THA khi có biểu hiện triệu chứng của THA và 35,5% người vô tình phát hiện mình bị THA khi đi khám sức khoẻ hoặc tự đo huyết áp.Đa số người bệnh THA đều điều trị ngay sau khi phát hiện bệnh (86,3%). Trong tổng số 52 người không điều trị ngay khi phát hiện bệnh, lý do chủ yếu là do thấy sức khoẻ bình thường (88,5%). Về tình trạng sức khỏe tại thời điểm nghiên cứu, có 88,7% người bệnh có bệnh kèm theo, trong đó đái tháo đường và suy tim là hai bệnh kèm theo có tỷ lệ người mắc cao nhất (34,7%). Đa số người bệnh có chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 23 kg/m2 (chiếm 55,3%), tỷ lệ người có chỉ số BMI ở mức bình thường (18,5 - 22,9 kg/ m2) chiếm 42,1%. Có 30,8% có chỉ số huyết áp đo được ở mức bình thường; 30,5% người có chỉ số huyết áp ở mức bình thường cao; 61,3% người bệnh đã đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu. Bảng 3.5. Kiến thức về bệnh và tuân thủ điều trị THA của người bệnh (n=380) Nội dung kiến thức Đạt Chưa đạt SL % SL % Về chỉ số xác định THA 365 96,1 15 3,9 Về chỉ số huyết áp mục tiêu 364 95,8 16 4,2 Về đặc điểm bệnh THA 157 41,3 223 58,7 Về những biến chứng của THA 90 23,7 290 76,3 Về biện pháp điều trị THA 172 45,3 208 54,7 Về tuân thủ uống thuốc điều trị 377 99,2 3 0,8 Về tuân thủ chế độ ăn khi điều trị THA 330 86,8 50 13,2 Về việc uống rượu/ bia khi điều trị THA 270 71,1 110 28,9 Về việc hút thuốc khi điều trị THA 376 98,9 4 1,1 Về chế độ sinh hoạt, luyện tập khi bị THA 287 75,5 93 24,5 Về chế độ đo, ghi lại chỉ số huyết áp và 214 56,3 166 43,7 khám định kỳ Kiến thức chung (≥7/11 nội dung đạt) 285 75,0 95 25,0
  14. 13 Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ người có kiến thức chung đạt về bệnh THA và tuân thủ điều trị THA là 75%. Những nhóm nội dung kiến thức có trên 90% người đạt là các kiến thức về chỉ số xác định bệnh THA (96,1%), chỉ số huyết áp mục tiêu (95,8%), tuân thủ uống thuốc điều trị (99,2%) và kiến thức liên quan đến việc hút thuốc lá/ thuốc lào khi điều trị THA (98,9%). Các nhóm nội dung kiến thức có dưới 60% người có kiến thức đạt là kiến thức về đặc điểm của bệnh (41,3%), những biến chứng của bệnh (23,7%), biện pháp điều trị THA (45,3%), kiến thức về chế độ đo, ghi lại chỉ số huyết áp và khám định kỳ (56,3%). 3.1.2. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh Biểu đồ 3.6. Thực hành tuân thủ điều trị THA của người bệnh (n=380) Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị THA chung (tuân thủ ≥5 trong 6 nội dung) là 62,6% và tỷ lệ không tuân thủ là 37,4%. Đa số người bệnh THA tham gia nghiên cứu tuân thủ về việc hạn chế uống rượu/ bia (96,1%), tuân thủ chế độ thuốc (95,8%), tuân thủ chế độ ăn (90,5%), không hút thuốc lá/ thuốc lào (90,5%). Có 60,3% người bệnh không tuân thủ chế độ sinh hoạt/ luyện tập thể lực; 41,8% không tuân thủ việc đo, ghi chép lại chỉ số huyết áp và khám sức khoẻ định kỳ. Có 25,5% người bệnh tuân thủ cả 06 nội dung điều trị (Biểu đồ 3.6)
  15. 14 Về tuân thủ chế độ thuốc điều trị: Kết quả cho thấy 22,9% người bệnh THA đã từng không uống thuốc hạ áp. Lý do được đa số nhóm người này đưa ra là do không nhớ (43,6%) và bận công việc (42,5%). Có 13,9% người bệnh THA tự ý ngừng uống thuốc hạ áp khi cảm thấy khó chịu do uống thuốc; 8,9% người tự ý ngừng uống thuốc hạ áp khi thấy chỉ số huyết áp đo được ở mức bình thường. Có 96,8% người có mang theo thuốc hạ áp khi xa nhà; 97,9% người cho biết họ uống thuốc hạ áp theo đúng hướng dẫn của bác sỹ và không tự ý mua thuốc hạ huyết áp về uống. Có 42,9% người bệnh không được ai nhắc nhở về việc uống thuốc hạ áp; 55% người có người thân trong gia đình và 16,8% người có được NVYT thường xuyên nhắc nhở về việc uống thuốc hạ áp. Về tuân thủ chế độ ăn: Có 20,8% người bệnh có ăn đồ chiên (rán)/ xào; 17,2% người bệnh có ăn các loại dưa muối/ cà muối/ kim chi; 10,2% người bệnh có ăn lòng đỏ trứng; 8,7% người bệnh ăn thêm gia vị/ nước mắm/ nước tương/ muối khi ăn cùng gia đình; 7,1% người có ăn mỡ hoặc các sản phẩm chế biến từ mỡ động vật với tần xuất 2 lần/ tuần trở lên. Tỷ lệ người có ăn phủ tạng đông vật; ăn đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn ở mức 2 lần/tuần trở lên chiếm dưới 3%. Về tuân thủ không hút thuốc lá/ thuốc lào: Kết quả cho thấy đa số người bệnh tham gia nghiên cứu chưa từng hút thuốc lá/ thuốc lào (65,5%). Có 29% người bệnh đã từng hút thuốc lá/ thuốc lào nhưng hiện đã dừng/ bỏ thuốc; 5,5% người bệnh vẫn đang hút thuốc lá/ thuốc lào. Về tuân thủ hạn chế uống rượu/ bia: Tỷ lệ người bệnh THA hiện vẫn uống bia 21,1%, trong đó có 15% người uống hằng ngày và uống nhiều nhất trong một ngày khoảng 2 cốc bia. Có 11,3% người bệnh vẫn còn uống rượu mạnh, trong đó 7% uống hàng ngày, 37,25 uống từ 1 – 2 lần/ngày; ngày uống nhiều nhất khoảng 2,5 cốc rượu mạnh. Có 18,7% người bệnh THA vẫn còn uống rượu vang, trong đó: 5,6% uống hàng ngày và số cốc rượu vang uống nhiều nhất một ngày là khoảng 1,3 cốc. Về tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập thể lực: Kết quả cho thấy trước khi phát hiện bị bệnh THA có 58,9% người thường xuyên vận động, tập luyện thể lực. Có 11,1% người hiện đang làm công việc phải ngồi hoặc đứng một chỗ với thời gian
  16. 15 đi lại không quá 10 phút/ ca lao động và 6,1% người có công việc liên quan đến hoạt động nặng nhọc hoặc trung bình (ít nhất 10 phút/ ca lao động). Từ khi phát hiện bị THA, có 96,6% người có luyện tập thể lực, trong đó 80,4% người luyện tập hàng ngày. Có 57,6% thường xuyên (5-7 lần/tuần) tập thể dục thể thao/ tập dưỡng sinh/ đi bộ khoảng 30- 60 phút mỗi ngày. Tỷ lệ người bệnh THA rèn luyện thể lực ở mức độ nhẹ (đi bộ, dưỡng sinh) chiếm đa số (76,3%); rèn luyện thể lực ở mức độ vừa chiếm 12,9%. Về tuân thủ việc đo, ghi lại chỉ số huyết áp và khám định kỳ: Có 80% người thường xuyên đo huyết áp hàng ngày tại nhà; 62,4% người bệnh đo huyết áp khi có biểu hiện THA; 69,7% đo khi đi khám sức khoẻ định kỳ. Tỷ lệ người có thường xuyên ghi số đo huyết áp vào sổ sau mỗi lần đo chiếm 29,5%. Có 12,4% người bệnh THA không đi khám sức khoẻ định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ, chủ yếu do bận công việc (66%). 3.2. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh ngoại trú khoa Khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai 3.2.1. Mối liên quan đơn biến giữa tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh và một số yếu tố Bảng 3.11. Mối liên quan đơn biến giữa tuân thủ điều trị THA và đặc điểm nhân khẩu của người bệnh (n=380) Không Tuân thủ OR Yếu tố tuân thủ p (CI 95%) SL (%) SL (%) Nhóm tuổi ≤60 tuổi 51(52,0) 47 (48,0) 2,3 60 tuổi 91 (32,3) 191 (67,7) (1,4- 3,6) Giới tính Nam 69 (36,7) 119 (63,3) 0,9 0,79 Nữ 73 (38,0) 119 (62,0) (0,6 – 1,4) Trình độ học vấn Dưới PTTH 45 (38,1) 73 (61,9) 1,1 0,836 ≥ PTTH 97 (37,0) 165 (63,0) (0,7 – 1,6) Nghề nghiệp Đang đi làm 53 (56,4) 41 (43,6) 2,9
  17. 16 Không Tuân thủ OR Yếu tố tuân thủ p (CI 95%) SL (%) SL (%) Không đi làm 89 (31,1) 197 (68,9) (1,8 – 4,6) Hôn nhân Chưa kết hôn/ Goá/ 5 (20,0) 20 (80,0) Ly thân/ Ly hôn 0,4 0,063 Đã kết hôn và đang (0,1-1,1) 137 (38,6) 218 (61,4) sống với chồng/ vợ Hoàn cảnh gia đình Sống một mình 4 (26,7) 11 (73,3) 0,6 Sống cùng với gia 0,382 138 (37,8) 227 (62,2) (0,2-1,9) đình Nơi ở Không phải thành thị 71 (41,5) 100 (58,5) 1,4 0,13 Thành thị 71 (34,0) 138 (66,0) (0,9-2,1) Bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị của người bệnh trên 60 tuổi (67,7%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm từ 60 tuổi trở xuống (OR=2,8; p0,05). Số năm bị THA và số năm điều trị THA có mối liên quan đơn biến có ý nghĩa thống kê (p0,05).
  18. 17 Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị THA của người bệnh có bệnh kèm theo là 62,9% cao hơn nhóm không có bệnh kèm theo (60,5%), nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhóm người bệnh có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 23 kg/m2 trở lên (thừa cân, béo phì) có tỷ lệ tuân thủ điều trị là 70,5% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có BMI dưới 23 kg/m2 (không thừa cân, béo phì) với OR=2,1. Tỷ lệ chưa đạt được huyết áp mục tiêu trong nhóm không tuân thủ điều trị THA là 51,4% cao hơn có ý nghĩa thống kê (p0,05). Tỷ lệ không tuân thủ điều trị THA của nhóm người bệnh có kiến thức chung về THA chưa đạt là 51,6% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có kiến thức đạt (32,6%) với OR=2,2 và p 60 tuổi* - - 1 - Nghề nghiệp Đang đi làm 0,804 0,004 2,2 1,3 - 3,8 Không đi làm * - - 1 - Thời gian bị THA
  19. 18 Biến độc lập Hệ số Mức ý OR CI 95% hồi quy nghĩa hiệu chỉnh Chưa đạt được 0,837
  20. 19 Phân bố giới tính trong nhóm người bệnh THA tham gia nghiên cứu khá đồng đều, tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương [37], khác so với nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Hạnh [17], nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Hạnh [20]. Về trình độ học vấn, người bệnh THA trong nghiên cứu chủ yếu có trình độ từ PTTH trở lên (68,9%). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Hạnh tại Tiền Hải, Thái Bình (56,3%) [20] và nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Hạnh (33,9%) [17]; thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương (82%) [37]. Về nghề nghiệp, 71% người bệnh THA trong nghiên cứu là cán bộ, công chức, viên chức/ công nhân đã nghỉ hưu. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Hạnh (24,7%) [17].Đa số người bệnh THA trong nghiên cứu hiện đang sống cùng với gia đình, phù hợp với tỷ lệ người đã kết hôn và đang sống cùng vợ/chồng, đồng thời tương đồng với nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Hạnh [17]. Đa số (64,5%) người phát hiện bệnh THA khi có biểu hiện triệu chứng của THA, và 35,5% người vô tình phát hiện mình bị THA khi đi khám sức khoẻ hoặc tự đo huyết áp. Nghiên cứu của Bùi Thị Hà năm 2010 cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ là 65,23% [16]. Nghiên cứu cho thấy còn 13,7% người bệnh THA không điều trị ngay sau khi phát hiện bệnh với lý do chủ yếu là do thấy sức khoẻ bình thường (88,5%). Kết quả này phản ánh tâm lý chủ quan của người bệnh. Đây là tâm lý, thái độ trong chăm sóc sức khoẻ mà các chương trình truyền thông – giáo dục sức khoẻ cần để thay đổi. Nghiên cứu cho thấy có hơn một nửa số người bệnh THA hiện có chỉ số khối cơ thể BMI từ 23 kg/ m2 trở lên tức là hơn một nửa số đối tượng nghiên cứu đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Chu Hồng Thẳng năm 2008 và nghiên cứu của Phạm Gia Khải năm 2003 [26], [41]. Hạn chế trong chủ động tìm hiểu và tiếp cận các thông tin về bệnh THA có thể là một trong các nguyên nhân khiến tỷ lệ người bệnh THA có kiến thức chung đạt về THA (về bệnh THA và chế độ điều trị bệnh THA) chỉ chiếm 75%, mặc dù tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Hạnh (51,1%) [17], của Nguyễn Thị Hải Yến (57,3%) [49], của Đỗ Thái Hoà (61,4%) [21].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1