intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Hữu nghị năm 2019

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

26
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là đánh giá thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng viên tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Hữu nghị năm 2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN THÙY VÂN THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội 11/2019
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN THÙY VÂN THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ NĂM 2019 Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số : 8 72 07 01 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH HÙNG CƯỜNG
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Điều dưỡng là một bộ phận quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ y tế, là trụ cột của hệ thống y tế. Người điều dưỡng thực hiện các công việc chăm sóc từ đơn giản đến phức tạp, đây là những người trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc, điều trị, cho người bệnh từ lúc nhập viện cho đến khi ra viện [1]. Trong quá trình chăm sóc người bệnh, bàn tay là công cụ hàng ngày giúp người điều dưỡng thực hiện các kỹ thuật chăm sóc, do đó bàn tay của điều dưỡng viên thường xuyên tiếp xúc với da, máu, dịch tiết của người bệnh và các dụng cụ y tế đã qua sử dụng. Các vi sinh vật gây bệnh từ người bệnh, từ các dụng cụ đã sử dụng qua tay của điều dưỡng viên, làm cho bàn tay của điều dưỡng viên là nguồn chứa các vi sinh vật gây bệnh [6]. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy – Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trên bàn tay điều dưỡng chứa 126,875 vi khuẩn/cm2 [8]. Nghiên cứu phổ sinh vật trên bàn tay nhân viên y tế tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả có tổng cộng 11 loại vi khuẩn đã xuất hiện trên bàn tay nhân viên y tế trong nghiên cứu này, trong đó các vi khuẩn Staphylococci coagulase âm chiếm tỷ lệ 54,04%, tiếp theo là nấm (19,72%), trực khuẩn gram dương (13,21%), trực khuẩn gram âm không lên men lactose (4,73%). Một điều đáng lưu ý khác là số
  4. 2 bàn tay hiện diện cùng lúc 3 loại vi sinh vật là 6,1%, 2 loại vi sinh vật là 32,7%, 1 loại vi sinh vật là 46% [12]. Tổ chức Y tế thế giới đã phát động nhiều chiến dịch “Vệ sinh tay” trên toàn cầu và đưa ra khuyến nghị: “Vệ sinh tay là kháng sinh tốt nhất, là biện pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng lại phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện hiệu quả nhất” [14]. Nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ với người bệnh mà còn đối với các nhân viên y tế. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, nhiễm khuẩn bệnh viện ảnh hưởng đến 10% số người nhập viện [7]. Nhiễm khuẩn bệnh viện lây truyền qua một số đường, tuy nhiên việc lây truyền thông qua bàn tay của nhân viên y tế là phổ biến nhất [13]. Chính vì vậy, sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện [13]. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy, mức độ tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế còn chưa cao như nghiên cứu của Phùng Văn Thuỷ [9] năm 2014 cho thấy chỉ có 14,8% nhân viên y tế có thực hành vệ sinh tay thường quy đạt hay nghiên cứu của Nguyễn Quang Toàn [11] năm 2017 tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay là 58,71%. Bệnh viện Hữu Nghị là bệnh viện đa khoa hạng I. Trung bình mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận khám ngoại trú
  5. 3 cho khoảng 264.000 lượt người bệnh, điều trị nội trú cho gần 16.000 người bệnh, thực hiện trên 45.000 thủ thuật – phẫu thuật các loại. Mặc dù, hàng năm Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện đã tiến hành giám sát vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng viên nhưng mới chỉ dừng lại ở việc giám sát theo chủ đề ở từng khoa riêng lẻ, chưa có nghiên cứu nào về sự tuân thủ vệ sinh tay thường quy trên toàn bộ đối tượng điều dưỡng của cả bệnh viện [3]. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng viên tại bệnh viện hiện nay và những yếu tố liên quan đến thực trạng trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài về “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng viên tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2019” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng viên tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy của đối tượng nghiên cứu.
  6. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu 1.2. Mục đích và vai trò của vệ sinh tay thường quy trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện 1.2.1. Nhiễm khuẩn bệnh viện 1.2.2. Vai trò của việc vệ sinh tay thường quy 1.3. Vệ sinh tay thường quy 1.3.1. Các thời điểm vệ sinh tay [2] 1.3.2. Quy trình vệ sinh tay thường quy [2] 1.4. Nghiên cứu về tuân thủ vệ sinh tay thường quy và một số yếu tố liên quan trên Thế giới và Việt Nam 1.4.1. Nghiên cứu tuân thủ vệ sinh tay thường quy và một số yếu tố liên quan trên Thế giới 1.4.2. Nghiên cứu tuân thủ vệ sinh tay thường quy và một số yếu tố liên quan tại Việt Nam 1.5. Giới thiệu về Bệnh viện Hữu Nghị 1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu
  7. 5 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Điều dưỡng viên đang công tác tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng, Bệnh viện Hữu Nghị. *Tiêu chuẩn lựa chọn : những điều dưỡng viên trực tiếp chăm sóc người bệnh tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng, Bệnh viện Hữu Nghị. Điều dưỡng viên có mặt tại thời điểm nghiên cứu. Điều dưỡng viên đồng ý tham gia nghiên cứu. *Tiêu chuẩn loại trừ: Không chọn những đối tượng sau tham gia vào nghiên cứu: những điều dưỡng viên không trực tiếp chăm sóc người bệnh (điều dưỡng hành chính). Những điều dưỡng viên vắng mặt tại thời điểm nghiên cứu (nghỉ ốm, thai sản, đi học hoặc nghỉ không lương). Từ chối tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: địa điểm nghiên cứu: tại 30 khoa lâm sàng và cận lâm sàng của Bệnh viện Hữu Nghị. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4/2019 đến tháng 8/2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang có phân tích. 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
  8. 6 Áp dụng công thức ước lượng 1 tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả: 2 𝑝 (1−𝑝) 𝑛 = 𝑍(1− 𝛼 𝑥 2 ) 𝑑2 Trong đó: n: Cỡ mẫu cần nghiên cứu 𝑍1−𝛼 : Hệ số tin cậy ứng với 95% (α=0,05), ta có - 2 𝑍1−𝛼 = 1,96 2 p: Là tỷ lệ điều dưỡng tuân thủ vệ sinh tay thường quy. Theo nghiên cứu của Hoảng Thị Hiền tại bệnh viện Hoè Nhai năm 2015, tỷ lệ điều dưỡng tuân thủ vệ sinh tay thường quy là 52,9, lấy p=0,529 [13]. d: Sai số mong muốn tuyệt đối so với p, chọn d = 0,06 Thay vào công thức trên tính được n = 266 Theo danh sách do phòng nhân sự cung cấp, có 332 điều dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn tại 30 khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Như vậy, nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ. Chọn toàn bộ 332 điều dưỡng vào nghiên cứu. Đánh giá việc tuân thủ thực hành vệ sinh tay thường quy của đối tượng nghiên cứu: theo WHO, có 5 thời điểm người điều dưỡng cần thực hiện vệ sinh tay khi chăm sóc người bệnh vì vậy mỗi điều dưỡng chúng tôi tiến hành quan sát 5 cơ hội vệ sinh tay. Tổng số cơ hội vệ sinh tay quan sát trong nghiên cứu là 332 * 5 = 1660 cơ hội.
  9. 7 2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá 2.3.1. Biến số, chỉ số trong nghiên cứu - Thông tin chung: tuổi, giới, trình độ học vấn, nơi công tác, kiến thức về vệ sinh tay thường quy, thái độ về vệ sinh tay thường quy - Thực hành tuân thủ vệ sinh tay thường quy: số cơ hội VST được tuân thủ, số quy trình được tuân thủ, tỷ lệ điều dưỡng tuân thủ VSTTQ - Một số yếu tố liên quan đến VSTTQ 2.3.2. Tiêu chí đánh giá trong nghiên cứu - Đánh giá kiến thức, thái độ về VST : về kiến thức, có 17 câu hỏi đánh giá kiến thức VST, điểm tối đa cho phần đánh giá kiến thức là 17 điểm. Kiến thức được đánh giá là đạt khi số điểm ≥ 12 điểm (2/3 tổng số điểm). Chưa đạt khi số điểm < 12 điểm. Về thái độ có 8 câu hỏi với 3 mức độ trả lời: đồng ý, không đồng ý và không có ý kiến. Tổng số điểm tối đa của phần thái độ là 8 điểm. Thái độ được đánh giá là tích cực khi số điểm ≥ 6 điểm (2/3 tổng điểm). Chưa tích cực khi số điểm < 6 điểm. - Đánh giá tuân thủ vệ sinh tay  Một cơ hội VST được coi là tuân thủ khi đảm bảo 2 yêu cầu : (1) có thực hiện VST khi có cơ hội cần VST; (2) phải VST với nước và xà phòng hoặc dung dịch VST có chứa cồn. Tỷ lệ % cơ hội tuân thủ VST =
  10. 8 (số cơ hội tuân thủ VST/ Tổng số cơ hội cần VST được quan sát) x 100% .  Một quy trình VST được coi là tuân thủ khi đảm bảo yêu cầu: thực hiện đúng và đủ 6 bước của quy trình VST. Tỷ lệ % tuân thủ quy trình VST = (Số quy trình VST tuân thủ/ Tổng số quy trình VST được quan sát) x 100%.  Đánh giá thực hành tuân thủ VSTTQ của điều dưỡng: một điều dưỡng có thực hành VSTTQ đạt khi điều dưỡng đó có vệ sinh tay với nước và xà phòng hoặc với cồn/ dung dịch VST có chứa cồn ở tất cả các cơ hội VST được quan sát. Tỷ lệ % điều dưỡng tuân thủ VST = (Số điều dưỡng tuân thủ VST/ Tổng số điều dưỡng tham gia) x 100%. 2.4. Phương pháp thu thập số liệu 2.4.1. Công cụ thu thập số liệu Bộ câu hỏi thiết kế sẵn 2.4.2. Kỹ thuật thu thập số liệu - Kiến thức - thái độ tuân thủ VSTTQ : phát vấn đối tượng bằng bộ công cụ được thiết kế sẵn. - Thực hành vệ sinh tay của đối tượng nghiên cứu : quan sát đánh giá bằng bảng kiểm. 2.5. Phân tích và xử lý số liệu - Làm sạch số liệu thô trước khi nhập liệu. - Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. - Xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0.
  11. 9 - Sử dụng các thuật toán trong thống kê mô tả để đưa ra các tỷ lệ và tỷ lệ %. - Sử dụng phương pháp kiểm định khi bình phương để so sánh hai tỷ lệ và tỷ suất chênh OR, CI 95% và p để xác định mối liên quan. 2.6. Sai số và cách khắc phục sai số Sai số Cách khắc phục Do điều tra viên: sai số do Tập huấn kỹ trước khi đi kỹ năng phỏng vấn và ghi phỏng vấn, thống nhất các chép thông tin không đầy ý kiến với nhau. đủ. Do đối tượng nghiên cứu: Thử nghiệm bộ câu hỏi, không hiểu rõ câu hỏi, thiết kế bộ câu hỏi dễ không nhớ chính xác thông hiểu, ngắn gọn. tin. Sai số trong quá trình nhập, Làm sạch số liệu trước khi phân tích số liệu: số liệu nhập vào máy tính, phát chưa được làm sạch, nhập hiện thiếu số liệu và số sai, nhập thiếu thông tin. liệu vô lý, mã hóa trước khi nhập. 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu - Đề cương nghiên cứu được hội đồng duyệt đề cương Trường Đại học Thăng Long thông qua - Được Giám đốc bệnh viện Hữu Nghị cho phép thực hiện nghiên cứu tại bệnh viện
  12. 10 - Đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện - Các thông tin về đối tượng được giữ bí mật và chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu khoa học. 2.8. Hạn chế nghiên cứu Do là nghiên cứu mô tả cắt ngang nên nghiên cứu cũng có những hạn chế chung của phương pháp mô tả cắt ngang là không xác định được yếu tố nguy cơ tại thời điểm nghiên cứu. Điều tra viên là những cán bộ thuộc Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện nên có thể gặp những sai số khi quan sát thực hành của điều dưỡng viên. Do không tiến hành nghiên cứu định tính nên việc tìm hiểu những yếu tố cản trở việc tuân thủ VSTTQ của người điều dưỡng chưa đầy đủ.
  13. 11 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng viên bệnh viện Hữu Nghị năm 2019. 12,6% Đạt Không đạt 87,4% Biểu đồ 3.1. Kiến thức chung của điều dưỡng về vệ sinh bàn tay (n=332) Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về VSTTQ là 87,4%, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức chưa đạt là 12,6% 2,7% Đạt Không đạt 97,3%
  14. 12 Biểu đồ 3.2. Thái độ chung của điều dưỡng về vệ sinh tay thường quy (n=332) Có 97,3% điều dưỡng có thái độ đạt về vệ sinh tay thường quy, 2,7% điều dưỡng có thái độ chưa đạt Bảng 3.1. Cơ hội vệ sinh tay được tuân thủ (n=1660) Số cơ % cơ hội Số cơ hội VST được hội có Cơ hội VST được tuân thủ VST quan sát (b/a*100) (b) (a) 1: Trước khi tiếp xúc với 332 128 38,6 người bệnh 2: Trước khi làm thủ 332 280 84,3 thuật vô trùng 3: Sau khi tiếp xúc với 332 218 65,7 người bệnh 4: Sau khi tiếp xúc với 332 319 96,1 máu và dịch cơ thể 5: Sau khi tiếp xúc với 332 148 44,6 vùng xung quanh người bệnh Tổng 1660 1093 65,8 Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy 65,8% số cơ hội được quan sát có tuân thủ vệ sinh tay. Cơ hội VST được tuân thủ nhiều nhất là sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể (96,1%) và trước khi làm thủ thuật vô trùng (84,3%). Thấp nhất là trước khi tiếp xúc với người bệnh (38,6%).
  15. 13 Bảng 3.2. Quy trình vệ sinh tay được tuân thủ (n=1093) % quy Số quy Số quy trình trình trình VST Thời điểm VST được VST được quan tuân thủ tuân thủ sát (a) (b) (b/a*100) 1: Trước khi tiếp xúc với NB 128 35 27,3 2: Trước khi làm thủ thuật vô trùng 280 121 43,2 3: Sau khi tiếp xúc với NB 218 69 31,7 4: Sau khi tiếp xúc với máu và dịch 319 168 52,7 cơ thể 5: Sau khi tiếp xúc với vùng xung 148 47 31,8 quanh người bệnh Tổng 1093 440 40,3 Kết quả bảng 3.2 cho thấy 40,3% số quy trình được quan sát có tuân thủ vệ sinh tay. Quy trình VST được tuân thủ nhiều nhất ở thời điểm sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể (52,7%), tiếp đó là thời điểm “trước khi làm thủ thuật vô trùng” (43,2%). Thời điểm “Trước khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh” có số quy trình VST được tuân thủ thấp nhất 27,3%.
  16. 14 Bảng 3.3. Tỷ lệ điều dưỡng viên tuân thủ VSTTQ (n=332) Tuân thủ VSTTQ Số lượng Tỷ lệ % Tuân thủ 47 14,2 Chưa tuân thủ 285 85,8 Tổng 332 100,0 Tỷ lệ điều dưỡng tuân thủ cả 5 thời điểm chỉ chiếm 14,2%; tỷ lệ điều dưỡng chưa tuân thủ chiếm 85,8% (Bảng 3.4). 3.2. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ VSTTQ của điều dưỡng viên. Bảng 3.4. Mối liên quan giữa tuổi với tuân thủ VSTTQ của ĐTNC (n=332) Không Tuân Nhóm OR p tuân thủ thủ tuổi (95%CI) SL (%) SL (%) ≤ 30 107 (93,9) 7 (6,1) 3,43 p 30 178 (81,7) 40 7,94 tuổi (18,3) Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi với việc tuân thủ VSTTQ của điều dưỡng. Nhóm điều dưỡng trên 30 tuổi có khả năng tuân thủ VSTTQ cao gấp 3,43 lần so với nhóm từ 30 tuổi trở xuống (OR=3,43; 95%CI: 1,48-7,94; p
  17. 15 Bảng 3.5. Mối liên quan giữa thâm niên công tác với tuân thủ VSTTQ của ĐTNC (n=332) Không Tuân thủ Thâm OR p tuân thủ niên (95%CI) SL (%) SL (%) < 5 107 (94,7) 6(5,3) 4,10
  18. 16 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng bệnh viện Hữu nghị năm 2019 Tổng số cơ hội vệ sinh tay quan sát trong nghiên cứu của chúng tôi là 332 * 5 = 1660 cơ hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ cơ hội vệ sinh tay được tuân thủ là 65,8%. Mặc dù kiến thức của điều dưỡng về thời điểm cần vệ sinh tay cao (97,9%), tỷ lệ cơ hội vệ sinh tay được tuân thủ vẫn không cao, có thể do tâm lý e ngại việc vệ sinh tay nhiều lần trong ngày có thể gây ảnh hưởng đến da của điều dưỡng (37,4% đồng ý quan điểm VST nhiều lần trong ngày sẽ làm tổn thương da tay). Kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Trần Đăng Tính năm 2013 (59,6%) [10] và Phùng Văn Thuỷ năm 2014 (39,5%) [9]; thấp hơn so với nghiên cứu của Hoàng Thị Hiền năm 2015 (84,8%) [4]. Sự khác nhau này có thể do sự khác nhau trong đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu của các tác giả thực hiện trên cả bác sĩ và điều dưỡng. Còn nghiên cứu của chúng tôi chỉ tiến hành ở điều dưỡng viên. Trong 5 thời điểm người điều dưỡng cần vệ sinh tay thường quy, thời điểm có số cơ hội VST được tuân thủ nhiều nhất là sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể (96,1%). Kết quả của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu quan sát trực tiếp (84,6%) và kết quả được
  19. 17 quan sát bằng camera (63,9%) của Nguyễn Thị Thu Huyền năm 2018 tại bệnh viện Tim Hà Nội [5]. Đây là thực hành tốt của điều dưỡng viên. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ cơ hội VST được tuân thủ thấp nhất tại thời điểm “Trước khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (38,6%). Điều này cũng phản ảnh thực tế, điều dưỡng mới chỉ quan tâm phòng tránh lây nhiễm cho bản thân mà chưa có ý thức tốt trong việc phòng tránh lây nhiễm cho người bệnh. Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Phùng Văn Thuỷ [9], của Nguyễn Thị Thu Huyền [5] có thể thấy tỷ lệ cơ hội VST tuân thủ ở các thời điểm không giống nhau. Với những thời điểm có nguy cơ lây nhiễm cao như “trước khi làm thủ thuật vô trùng”; “Sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể” thì tỷ lệ tuân thủ thường cao. Còn với các thời điểm ít nguy cơ hơn tỷ lệ tuân thủ cơ hội VST cũng thấp hơn. Việc này tiềm ẩn nguy cơ tăng nhiễm khuẩn chéo giữa những người bệnh do bàn tay của người điều dưỡng. Lãnh đạo viện và khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn cần thực hiện nhiều biện pháp tốt hơn nhằm cải thiện thực hành của điều dưỡng viên. Trong quy trình vệ sinh tay, việc thực hiện đúng và đủ 6 bước là rất quan trọng, quyết định hiệu quả của việc làm sạch và loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ quy trình vệ sinh tay được tuân thủ không
  20. 18 cao, chỉ chiếm 40,3% tổng số quy trình VST được quan sát. Trong khi kiến thức của điều dưỡng viên về 6 bước trong quy trình VSTTQ rất tốt (93,7% điều dưỡng có kiến thức đúng). Điều này cho thấy kiến thức đúng về thực hiện các bước chưa đủ, vì trong thực tế, có thể có nhiều yếu tố tác động khiến họ chưa thực hành đúng. Tỷ lệ quy trình vệ sinh tay trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền với 74% [5]. Độ tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi đa số >30 tuổi (65,7%) trong khi nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền tỷ lệ này là 44,3%. Có thể do độ tuổi càng cao thì việc chủ quan trong việc thực hiện đủ các bước rửa tay càng tăng. Điều này có thể lý giải vì sao tỷ lệ thực hành quy trình VSTTQ trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ quy trình VST được tuân thủ cao nhất ở các thời điểm “Sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể” (52,7%) và “Trước khi làm thủ thuật vô trùng” (43,2%). Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ quy trình VST được tuân thủ tại từng thời điểm còn rất thấp (4/5 thời điểm có tỷ lệ dưới 50%). Bệnh viện cần tập huấn và truyển thông nhiều hơn nữa để giúp các điều dưỡng hiểu hơn và nâng cao hơn nữa việc tuân thủ quy trình vệ sinh tay thường quy. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, việc tuân thủ vệ sinh tay thường quy được cho là đạt yêu cầu khi thực hiện đủ cả 5 thời điểm và sử dụng dung dịch vệ sinh tay chứa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2