Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15-49 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm mô tả thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15-49 tuổi đến khám tại trạm Y tế xã/thị trấn và phòng khám trực thuộc trung tâm Y tế huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15-49 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------------------- TRỊNH THỊ BÌNH VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI Ở PHỤ NỮ 15- 49 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HUYỆN ĐÔNG SƠN,TỈNH THANH HÓA NĂM 2018 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ: 8720701 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THÁI HÒA Hà Nội - Năm 2018
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là bệnh nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục khá phổ biến chiếm 50% đối tượng nữ trong độ tuổi (15 - 49), chiếm 80% tổng số người bị bệnh phụ khoa; bệnh do quan hệ tình dục, nội sinh, thầy thuốc và có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như thói quen vệ sinh, kiến thức, hành vi sức khỏe, nguồn nước....Bệnh dễ dẫn đến những biến chứng như: Chửa ngoài tử cung, sẩy thai, thai lưu, vô sinh, ung thư.....ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, khả năng lao động của phụ nữ [1]. Đông Sơn là huyện đồng bằng thuần nông; tổng số hộ gia đình 21.390 hộ; tỷ lệ hộ nghèo 1,03%; tổng số phụ nữ 15 - 49 tuổi là 19.340 người, trong đó phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng 12.994 người [46]. Trong những năm gần đây kinh tế, xã hội đã có bước phát triển, địa bàn chưa có nghiên cứu nào, công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe chưa được quan tâm. Để mô tả được thực trạng bệnh và phân tích một số yếu tố liên quan, đề xuất các giải pháp phòng chống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “ Viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 - 49 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018” với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 - 49 tuổi đến khám tại trạm Y tế xã/thị trấn và phòng khám trực thuộc trung tâm Y tế huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở đối tượng nghiên cứu. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm giải phẫu, mô học, sinh lý bộ phận sinh dục dưới a, Âm hộ (AH): Là một phần của bộ phận sinh dục nữ, lộ ra bên ngoài. b, Âm đạo (AD): Là một ống cơ trơn đàn hồi kéo dài từ âm hộ hướng lên trên và ra sau tới tận cổ tử cung và tử cung. c, Cổ tử cung (CTC): Hình nón cụt gồm 2 phần: Phần trong và phần trên AD được ngăn bởi thành âm đạo bám vào CTC, dài từ 3 - 4 cm và có đường kính từ 2,5 - 3,5 cm [17],[37]. * Đặc điểm sinh lý sinh dục nữ: Ở phụ nữ bình thường, hệ vi sinh vật trong AD ở trạng thái cân bằng động. Mất sự cân bằng này có thể dẫn tới tình trạng viêm nhiễm âm đạo[10],[11]. 1.2. Khái niệm về viêm nhiễm đường sinh dục dưới Viêm nhiễm đường sinh dục (VNĐSD) là vấn đề quan trọng trong bệnh lý phụ khoa, là các nhiễm khuẩn tại cơ quan sinh dục, bao gồm cả viêm nhiễm do bệnh lây truyền qua đường tình dục và viêm nhiễm khác không lây qua quan hệ tình dục; thường gặp nhất sau sẩy thai, nạo phá thai và sinh đẻ hoặc do các nguyên nhân khác. Bệnh thường biểu hiện một hội chứng gồm các triệu chứng là: Ngứa, tiết dịch âm đạo, loét sùi, ra máu bất thường và đau bụng dưới. Trong đó, tiết dịch âm đạo là triệu chứng quan trọng và phổ biến nhất có giá trị trong
- 2 chẩn đoán tác nhân gây bệnh khác nhau dựa vào tính chất như: Mùi, màu sắc, số lượng, thay đổi tuỳ thuộc vào từng loại tác nhân gây bệnh [6],[8],[34]. Bệnh không những ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ mà còn gây biến chứng nặng nề đến chức năng tâm sinh lý làm vợ, làm mẹ người phụ nữ [18]. Quản lý các VNĐSDD đòi hỏi người nhân viên Y tế phải có kỹ năng và sự hợp tác tốt của người bệnh và giám sát của cộng đồng trong thực hiện chính sách, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình [5]. Việc phòng chống VNĐSDD ở phụ nữ là trách nhiệm của các cán bộ Y tế, của các cơ sở Y tế và cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng [29]. Dựa vào vị trí giải phẫu, người ta chia viêm nhiễm đường sinh dục ra làm 2 loại: * Viêm nhiễm đường sinh dục dưới (dưới vòng bám âm đạo). Viêm nhiễm đường sinh dục dưới (VNĐSDD) Bao gồm: Viêm âm hộ, viêm âm đạo, CTC và tuyến sinh dục (viêm tuyến bartholein). Loại này chiếm 80 - 90% tổng số các bệnh viêm sinh dục, đây là loại viêm nhiễm hở, chẩn đoán và điều trị kịp thời kết quả tốt [23]. * Viêm nhiễm đường sinh dục trên. Là những viêm nhiễm bao gồm: Viêm niêm mạc thân tử cung, viêm vòi trứng và phần phụ [23]. 1.3. Nguyên nhân, đường lây, hậu quả viêm nhiễm đường sinh dục dưới 1.3.1. Nguyên nhân, đường lây VNĐSDD thường gặp do lậu cầu khuẩn, chlamydia, tricomonas vaginalis, gardnerella vaginalis, candida albicans, virus u nhú, virus herpes. Đường lây chủ yếu do quan hệ tình dục; nội sinh do tăng sinh quá mức các vi sinh vật có trong đường sinh dục của phụ nữ bình thường; khám bệnh không đảm bảo vô trùng. Các viêm nhiễm này có thể dự phòng và có thể chữa khỏi được [5],[30],[51]. 1.3.2. Hậu quả: Nguy cơ của các nhiễm khuẩn này có thể là vô sinh, chửa ngoài tử cung, ung thư, sảy thai, đẻ thiếu cân...hơn nữa làm tăng nguy cơ nhiễm HIV [5],[6],[29]. 1.4. Cơ chế và sinh lý bệnh học viêm nhiễm đường sinh dục dưới. Viêm là hình thái bệnh học phổ biến nhất tại CTC. Biểu mô trụ thường dễ bị nhiễm trùng hơn biểu mô vẩy. Tổn thương biểu mô CTC thường dẫn đến đáp ứng dạng viêm với các đặc điểm: Tổn thương khu trú tế bào (TB) biểu mô [2] * Các yếu tố thuận lợi: Bộ phận sinh dục nữ có cấu tạo giải phẫu đặc biệt với nhiều ngóc ngách, nhiều nếp nhăn, nhiều lỗ tuyến thuận lợi cho mần bệnh cư trú và phát triển. Đường sinh dục nữ thông vào ổ bụng ở đầu loa vòi trứng làm điều kiện cho vi khuẩn phát triển vào phúc mạc gây viêm tiểu khung, hành kinh hàng tháng kèm theo bong niêm mạc tử cung để lại tổn thương trong buồng tử cung, máu kinh là môi trường nuôi cấy vi khuẩn thuận lợi nên viêm nhiễm càng dễ phát triển [17].
- 3 * Các yếu tố nguy cơ: Một số thay đổi làm mất cân bằng trong môi trường âm đạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn cư trú do tác động của việc dùng kháng sinh, corticoid dài ngày, thai nghén, bệnh tiểu đường [10]. * Các yếu tố bảo vệ của âm đạo. Bao gồm: Sự khép kín của âm đạo; môi trường acid nhẹ và pH thay đổi từ 3,8 - 4,8 của âm đạo tạo điều kiện tốt cho TB dự trữ tăng sinh, phát triển tạo thành biểu mô vảy, dày bảo vệ niêm mạc AD - CTC, chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài [10]. Trong môi trường âm đạo của người khỏe mạnh có khoảng 7 loại vi khuẩn Lactobacill (Doderlein) khác nhau sản xuất acid lactic (pH 3,8 - 4,8), có chức năng bảo vệ niêm mạc âm đạo. Về cơ bản chỉ có Lactobacilli có thể sống trong môi trường pH này, do đó phòng ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại khác. Khi điều kiện môi trường này bị phá vỡ sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và gây bệnh, do đó cần điều trị kháng sinh đầy đủ. Vi khuẩn cơ hội chỉ gây bệnh khi hiện diện với số lượng cao, miễn dịch của cơ thể giảm hoặc khi có đường vào hoặc môi trường âm đạo mất tính toan [10]. 1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới trên lâm sàng. Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới trên lâm sàng Loại hình Triệu chứng cơ năng Khám lâm sàng Viêm âm hộ - Ngứa âm hộ . - Vết trầy xước gây bội nhiễm - Đau âm hộ . làm cho âm hộ xung huyết, - Rát âm hộ viêm tấy đỏ, có khi còn lở loét, sùi. Viêm âm đạo - Khí hư màu vàng, mùi - Âm đạo đỏ, có thể có sưng nề. hôi - Khí hư màu vàng, mùi hôi - Khí hư như mủ màu xanh thường do vi khuẩn. xám, hoặc màu trắng, có - Khí hư như mủ màu xanh bọt kèm theo ngứa, rát âm xám, hoặc màu trắng, loãng hộ. kèm theo ngứa, đau rát, có thể - Khí hư trắng đặc như bột, do Trichomonas. kèm theo ngứa nhiều. - Khí hư trắng đặc như bột, - Khí hư đặc như mủ, có kèm theo ngứa nhiều thường thể lẫn máu kèm theo đau do nấm. buốt âm hộ. - Khí hư đặc như mủ,có thể lẫn - Khí hư ít, loãng máu kèm theo đau buốt âm hộ - Có thể có ngứa, đau rát thường do lậu hoặc clamydia. âm hộ. - Khí hư ít, loãng thường nội tiêt.
- 4 Viêm cổ tử - Khí hư nhiều. - Khí hư nhiều; tính chất, màu cung - Có thể kèm theo ngứa, sắc tùy thuộc nguyên nhân gây đau rát âm hộ, sốt, đau hạ bệnh. vị, đau vùng lưng, đái - CTC đỏ, sưng nề, có thể loét buốt. chợt, bị giả mạc che phủ, chạm vào dễ chảy máu [7],[31]. Viêm tuyến - Bệnh nhân đau ở vùng - Khám bằng cách nắn môi nhỏ Bartholin âm hộ, thường đau một giữa ngón cái và ngón trỏ sẽ bên, đi đứng đều đau. thấy một khối có khi to bằng quả trứng rắn, tròn đều. Nắn thấy đau, bóp, sờ thấy mủ chảy ra ở cửa tuyến. Có thể sờ thấy khối cứng, khu trú áp xe có mủ [1],[5],[26]. Tổn thương - Polyp; Nang naboth; Sùi, u khác nhú... * Để chẩn đoán căn nguyên cần phải xét nghiệm dịch âm đạo. * Chẩn đoán phân biệt: Với lao và ung thư cổ tử cung. Để chẩn đoán xác định cần phải chẩn đoán tế bào học khối u và sinh thiết để xét nghiệm giải phẫu bệnh lý [4],[26]. 1.6. Dự phòng viêm nhiễm đường sinh dục dưới - Hướng dẫn phụ nữ thực hiện tốt vệ sinh phụ nữ (vệ sinh hàng ngày, vệ sinh giao hợp, vệ sinh kinh nguyệt). - Thầy thuốc phải đảm bảo vô khuẩn khi thăm khám và làm thủ thuật đặc biệt là các thủ thuật can thiệp vào buồng tử cung. - Mọi phụ nữ cần khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần, để phát hiện và điều trị sớm, nếu có nhiễm khuẩn sinh dục [29]. 1.7. Tình hình và một số nghiên cứu viêm nhiễm đường sinh dục dưới Theo báo cáo đánh giá thực hiện chiến lược chăm sóc khỏe sinh sản Việt Nam 2001 – 2010. Kết quả thực hiện mục tiêu 4 là: Hiện chưa có số liệu đại diện nên không có khả năng đánh giá được việc thực hiện các chỉ tiêu để ra liên quan đến giảm tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản. Về việc xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia mới về CSSKSS trong giai đoạn 2011 - 2020 với: Giải pháp 1 - Truyền thông giáo dục sức khỏe việc quảng bá về chiến lược vẫn còn hạn chế, chất lượng của tài liệu Truyền thông giáo dục sức khỏe còn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thực sự chú trọng đến đặc thù vùng/miền, dân tộc nên hiệu quả còn chưa cao; Giải pháp 2 - Tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ, việc phòng chống nhiểm khuẩn đường sinh sản đã được thực hiện đồng bộ ở các tuyến, nhiều hoạt động đã được thực hiện nhằm tăng cường
- 5 tiếp cận với dịch vụ CSSKSS. Tuy nhiên một số dịch vụ như phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản vẫn còn hạn chế. Các chủ đề ưu tiên đầu tư trong giai đoạn tới là: Giảm tỷ lệ các bệnh lây truyền qua đường tình dục; sàng lọc phát hiện sớm ung thư đường sinh sản, tiến tới giảm tỷ lệ ung thư sinh dục [31]. Quỹ dân số liên hợp quốc đã nêu các vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực SKSS ở Việt Nam: Không phải tất cả người dân Việt Nam đều dễ dàng tiếp cận các thông tin và dịch vụ về sức khỏe sinh sản. Tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi sinh sản mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản (20%) và nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cao (25%) [34]. Xuất phát từ tình hình đó Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia với phương châm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSKSS có chất lượng, huy động rộng rãi cộng đồng tham gia công tác CSSKSS [25]; tiếp đó trong chiến lược CSSKSS tại Tỉnh Thanh Hóa đã được đưa vào thành Nghị Quyết hội đồng nhân dân tỉnh với mục tiêu: Tăng tỷ lệ sàng lọc ung thư đường sinh sản ở phụ nữ trong độ tuổi 30 - 54 tuổi; giảm 15% số trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh sản vào năm 2015 và 30% vào năm 2020; giảm 10% số trường hợp nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục vào năm 2015 và 20% vào năm 2020 [45]. 1.8. Đặc điểm, tình hình địa bàn nghiên cứu Đông Sơn là huyện đồng bằng, là cửa ngõ phía Tây thành phố Thanh Hóa, có Quốc lộ 45, 47 đi qua; phía Tây giáp với huyện Triệu Sơn, phía Nam giáp với huyện Nông Cống và huyện Quảng Xương, phía Bắc giáp với huyện Thiệu Hoá; dân cư chủ yếu là dân tộc kinh, là một huyện có đời sống vào trung bình của tỉnh Thanh Hoá thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp; gồm có 15 xã/thị trấn; tổng số hộ gia đình 21.390 hộ; tổng số nhân khẩu thường trú 78.199 người; tổng số phụ nữ 15 - 49 tuổi 19.340 người trong đó số phụ nữ 15 - 49 có chồng 12.994 người [46]. Kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm 2018 đạt được như sau: Khám phụ khoa được 7.970/12.975 lượt; điều trị phụ khoa 2.298/3.708 lượt; đặt dụng cụ tử cung 670/1.000 người đạt 67,0% kế hoạch năm [38]. Cho đến thời điểm tiến hành nghiên cứu này, tại trên địa bàn chưa nghiên cứu nào có mực tiêu và đối tượng tương tự được triển khai. Các kết quả thu được từ nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc xây dựng kế hoạch truyền thông và cung cấp các dịch vụ CSSKSS trên địa bàn. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả phụ nữ từ 15 - 49 tuổi (có ngày sinh từ 01/6/1969 đến 01/6/2003), đã có chồng, đến tư vấn/khám/sử dụng các dịch vụ CSSKSS lần đầu do cán bộ trung tâm Y tế thực hiện tại trạm Y tế xã/thị trấn hoặc phòng khám trực thuộc TTYT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. * Tiêu chuẩn chọn: - Phụ nữ từ 15 - 49 tuổi có chồng thường trú tại huyện Đông Sơn; - Đồng ý tham gia nghiên cứu và có khả năng trả lời phỏng vấn.
- 6 * Tiêu chuẩn loại trừ - Đang có thai. - Đang hành kinh. - Đang dùng thuốc điều trị VNĐSDD. - Người không có khả năng giao tiếp; bị bệnh thần kinh, tâm thần. - Sau quan hệ vợ chồng 24 giờ. - Đối tượng đã được khám, chẩn đoán, điều trị bệnh đến tái khám. - Đã cắt tử cung hoàn toàn. 2.1.2. Thời gian nghiên cứu: Từ 01/6/2018 - 30/9/2018. 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Trạm Y tế xã/thị trấn và phòng khám trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu dịch tễ học mô tả với kỹ thuật điều tra cắt ngang có phân tích. 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn cỡ mẫu nghiên cứu 2.2.2.1. Cỡ mẫu : + Sử dụng công thức ước lượng một tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả p(1 − p) n = Z 12− / 2 d2 Trong đó : - n: Cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu; - p: Ước tính tỷ lệ mắc bệnh VNĐSDD (Theo nghiên cứu của Trần Thị Hoan (2009) [28] tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới 47,83%, chọn p = 0,4783). - d : Độ chính xác của nghiên cứu hay sai số cho phép so với tỷ lệ thật trong quần thể, chọn d = 0,07 - Z1- α/2: Hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% (α = 0,05) nên ta có Z1- α/2 = 1,96). Với các tham số trên, thay vào công thức tính được cỡ mẫu n = 195 Dự phòng 10% trong trường hợp mất mẫu, làm tròn số cỡ mẫu điều tra là 214 đối tượng. Thực tế đã điều tra được 206 đối tượng. 2.3. Biến số, chỉ số và tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu TT BIẾN SỐ CHỈ SỐ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP Thông tin chung 1 Tuổi Tỷ lệ % các nhóm Phỏng vấn trực tiếp tuổi
- 7 Trình độ học vấn % trình độ học vấn Phỏng vấn trực tiếp 2 (Cấp học cao nhất) của đối tượng 3 Nghề nghiệp % nghề nghiệp của Phỏng vấn trực tiếp (Tạo ra thu nhập đối tượng chính) 4 Tình trạng kinh tế gia % hộ nghèo, cận Phỏng vấn trực tiếp đình (UBND xã xếp nghèo, hộ đủ ăn trở loại theo quy định lên của đối tượng [33]). 5 Nguồn nước sinh % hộ gia đình sử Phỏng vấn trực tiếp hoạt của gia đình dụng nguồn nước (Theo phương pháp hợp VS và Không trực quan [7]) hợp VS 6 Số con % đối tượng có từ Phỏng vấn trực tiếp 3 con trở lên; chưa có con và có tử 1 - 2 con. 7 Số lần nạo/sẩy % nạo/sẩy thai 1 Phỏng vấn trực tiếp lần trở lên;chưa nạo sẩy lần nào 8 Biện pháp tránh thai % có sử dụng Phỏng vấn trực tiếp (Chuẩn quốc gia BPTT và % không [47]). sử dụng BPTT. Mục tiêu 1. Mô tả thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 - 49 tuổi đến khám tại trạm Y tế xã/thị trấn và phòng khám trực thuộc trung tâm Y tế huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018. 9 Thực trạng mắc bệnh Tỷ lệ % mắc VNĐSSD Khám phụ khoa VNĐSDD theo đặc trưng theo: Nhóm tuổi, nghề cá nhân (Được khám nghiệp, học vấn, tình trạng chẩn đoán là bị bệnh) kinh tế, nguồn nước sinh hoạt, số con, tiền sử nạo/sẩy thai, BPTT. 10 Thực trạng mắc bệnh Tỷ lệ % mắc VAH; VAD, Khám phụ khoa VNĐSDD theo hình thái VCTC, VAH - VAD, tổn thương (Được khám VAD - CTC, VAH - AD chẩn đoán là bị bệnh) – CTC 11 Thực trạng kiến thức Tỷ lệ % kiến thức chung Phỏng vấn trực chung về bệnh: Dấu hiệu đạt yêu cầu và không đạt tiếp nhận biết, nguyên nhân, yêu cầu cách phòng bệnh;
- 8 12 Thực trạng thực hành Tỷ lệ % thực hành VS Phỏng vấn trực phòng chống VNĐSDD: BPSD; VS khi QHTD; tiếp VS BPSD; VS khi VSKN; KPK định kỳ đạt QHTD; VSKN; KPK yêu cầu và không đạt yêu định kỳ cầu 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở đối tượng nghiên cứu 13 Liên quan giữa nhóm tuổi của Tỷ số chênh OR Tính OR đối tượng với VNĐSDD. (CI95%OR); p (CI95%OR); p 14 Liên quan giữa học vấn của Tỷ số chênh OR Tính OR đối tượng với VNĐSDD (CI95%OR); p (CI95%OR); p 15 Liên quan giữa nghề nghiệp Tỷ số chênh OR Tính OR của đối tượng với VNĐSDD (CI95%OR); p (CI95%OR); p 16 Liên quan giữa tình trạng kinh Tỷ số chênh OR Tính OR tế của đối tượng với (CI95%OR); p (CI95%OR); p VNĐSDD 17 Liên quan giữa số con của đối Tỷ số chênh OR Tính OR tượng với VNĐSDD (CI95%OR); p (CI95%OR); p 18 Liên quan giữa số lần nạo/sẩy Tỷ số chênh OR Tính OR của đối tượng với VNĐSDD (CI95%OR); p (CI95%OR); p 19 Liên quan giữa nguồn nước sử Tỷ số chênh OR Tính OR dụng của đối tượng với (CI95%OR); p (CI95%OR); p VNĐSDD 20 Liên quan sử dụng BPTT với Tỷ số chênh OR Tính OR VNĐSDD (CI95%OR); p (CI95%OR); p Liên quan giữa kiến thức Tỷ số chênh OR Tính OR 21 chung về bệnh với VNĐSDD (CI95%OR); p (CI95%OR); p 22 Liên quan giữa thực hành VS Tỷ số chênh OR Tính OR BPSD với VNĐSDD (CI95%OR); p (CI95%OR); p 23 Liên quan giữa thực hành VS Tỷ số chênh OR Tính OR khi QHTD với VNĐSDD (CI95%OR); p (CI95%OR); p 24 Liên quan giữa thực hành Tỷ số chênh OR Tính OR VSKN với VNĐSDD (CI95%OR); p (CI95%OR); p 25 Liên quan giữa thực hành Tỷ số chênh OR Tính OR KPK định kỳ với VNĐSDD (CI95%OR); p (CI95%OR); p
- 9 Bảng 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức và thực hành trong nghiên cứu Kiến thức Nội dung Cách đánh giá Phương pháp và thực thu thập hành Kiến thức Dấu hiệu - Đạt yêu cầu: Trả lời được 3 trong Phỏng vấn hiểu biết về VNĐSDD 5 dấu hiệu. trực tiếp VNĐSDD - Không đạt yêu cầu: Trả lời được từ 2 dấu hiệu trở xuống. Nguyên - Đạt yêu cầu: Trả lời được 3 trong nhân 4 lý do viêm nhiễm đường sinh VNĐSDD dục dưới. - Không đạt yêu cầu: Trả lời được từ 2 lý do trở xuống. Biết cách - Đạt yêu cầu: Biết được 3 trong 5 phòng cách phòng bệnh. VNĐSDD - Không đạt yêu cầu: Biết chỉ 2 cách phòng trở xuống. Kết quả Đạt yêu - Có 2/3 tiêu chuẩn có kiến thức đánh giá cầu trên đạt yêu cầu. kiến thức Không - Có 1/3 hoặc không có tiêu chuẩn chung về đạt yêu kiến thức trên đạt yêu cầu . bệnh cầu Thực hành Vệ sinh bộ + Số lần vệ sinh trong ngày về phòng phận sinh - Đạt yêu cầu: Vệ sinh 1 lần trở chống dục lên. VNĐSDD - Không đạt yêu cầu: Không vệ sinh. + Cách thức vệ sinh - Đạt yêu cầu: Đầy đủ 2 tiêu chuẩn: Vệ sinh từ trước ra sau và dưới vòi nước chảy. - Không đạt yêu cầu: Vệ sinh từ sau ra trước và/hoặc ngâm cả mông, bộ phận hoặc chỉ đạt 1 trong 2 tiêu chuẩn trên. + Đánh giá thực hành VSBPSD - Đạt yêu cầu: Đầy đủ 2 tiêu chuẩn số lần vệ sinh và cách thức vệ sinh đạt yêu cầu. - Không đạt yêu cầu: Có 1 hoặc không có tiêu chuẩn đạt yêu cầu.
- 10 Vệ sinh + Số lần thay băng vệ sinh kinh - Đạt yêu cầu: Từ 3 lần trở lên. nguyệt. - Không đạt yêu cầu: Dưới 3 lần. + Số lần vệ sinh kinh nguyệt - Đạt yêu cầu: Từ 3 lần trở lên. - Không đạt yêu cầu: Dưới 3 lần. * Đánh gia kiến thực hành về VSKN - Đạt yêu cầu: Đầy đủ 2 tiêu chuẩn số lần thay băng và số lần vệ sinh kinh nguyệt đạt yêu cầu. - Không đạt yêu cầu: Chỉ có 1 hoặc không có tiêu chuẩn nào đạt yêu cầu. Vệ sinh * Đạt yêu cầu: Đầy đủ 2 tiêu quan hệ chuẩn: Vệ sinh trước và sau khi tình dục. giao hợp. * Không đạt yêu cầu: Không thực hiện đầy đủ 2 tiêu chuẩn trên. Khám * Đạt yêu cầu: Số lần khám từ 1 phụ khoa. trở lên trong năm. * Không đạt yêu cầu: Không khám lần nào trong năm. 2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin + Phỏng vấn trực tiếp đối tượng theo các nội dung đã được nêu trong phần phỏng vấn được thiết kế sẵn. + Khám phụ khoa gồm: - Quan sát bằng mắt thường: Đặc điểm, tính chất, màu sắc khí hư, các tổn thương âm hộ. - Đặt mỏ vịt quan sát: Nhận định đặc điểm, tính chất, màu sắc khí hư và phát hiện các tổn thương như viêm đỏ, loét, trợt thành AD, u sùi thành AD, lộ tuyến CTC, polyp CTC…… 2.5. Phân tích và xử lý số liệu Nhập liệu bằng phần mềm EpiData 3.1; Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 và Epi Enfo.7.0; Thống kê mô tả bằng lập bảng các biến số; Xác định mối liên quan qua tính tỷ suất chênh OR, khoảng tin cậy 95%CI và p (Xác định có ý nghĩa thống kê khi p
- 11 - Đối tượng được giải thích mục tiêu nghiên cứu và tư vấn đầy đủ. Những đối tượng có bệnh được chẩn đoán, hướng dẫn điều trị đầy đủ và hẹn tái khám. - Các số liệu và kết quả nghiên cứu được giữ bí mật chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu đã được đề ra. 2.7. Hạn chế đề tài - Do nguồn lực có hạn nên nghiên cứu mới chỉ thực hiện được trên các đối tượng đến cơ sở Y tế, thường là có nhu cầu khám hay sử dụng các dịch vụ CSSKSS khác nhau, nên không đại diện cho cộng đồng phụ nữ 15 - 49 tuổi huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa được. - Chưa thực hiện được xét nghiệm để chẩn đoán xác định căn nguyên gây bệnh. Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở đối tượng 3.1.1. Một số thông tin của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Một số thông tin của đối tượng nghiên cứu Đặc trưng đối tượng nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ % Nhóm tuổi 15 – 19 03 1,46 20 – 24 29 14,08 25 – 29 32 15,54 30– 34 35 16,99 35 – 39 56 27,18 40 –44 23 11,16 45 – 49 28 13,59 Học vấn Mù chữ, tiểu học 34 16,50 Trung học cơ sở 45 21,85 Phổ thông trung học 86 41,74 Cao đẳng - ĐH – SDH 41 19,91 Nghề nghiệp Nông dân 175 84,95 Buôn bán, khác 31 15,05 Tình trạng kinh tế Hộ nghèo, cận nghèo 04 1,94 Các hộ đủ ăn trở lên 202 98,06 Số con 3 con trở lên 60 29,13 Chưa có con, 1 - 2 con 146 70,87 Số lần nạo/sẩy thai Chưa nạo/sẩy lần nào 156 75,73 1lần trở lên 50 24,27 BPTT Có sử dụng 182 88,35 Không sử dụng 24 11,65 Nguồn nước sinh hoạt Không hợp vệ sinh 38 18,45 Hợp vệ sinh 168 81,55
- 12 Qua bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ phụ nữ đến khám độ tuổi từ 35 - 39 có tỷ lệ cao nhất 27,18%; độ tuổi 15 - 19 tỷ lệ thấp nhất 1,46%; tuổi thấp nhất là 18 tuổi. - Trình độ học vấn PTTH tỷ lệ cao nhất 41,74%; - Nghề nghiệp chủ yếu là nông dân tỷ lệ là 84,95%; - Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo là 1,94%%; - Số con từ 3 con trở lên tỷ lệ 29,13%; - Tiền sử nạo/sảy thai 1 lần trở lên tỷ lệ 24,27%. - Có sử dụng BPTT tỷ lệ là 88,35%; - Sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh tỷ lệ 18,45%. 3.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh chung 33.01 Viêm nhiễm đường sinh dục dưới Bình thường 66.99 Biều đồ 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh chung Qua biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ VNĐSDD là 66,99%; Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nằm ở mức trung bình; Thấp hơn Lê Hoài Chương (2013) [16] 83,1%; phải chăng tại bệnh viện phụ sản Trương Ương là tuyến cuối của quốc gia, đối tượng đến phần lớn là đối tượng có vấn đề sức khỏe được giới thiệu từ các tuyến dưới nên tỷ lệ này cao hơn của chúng tôi, có thể phù hợp với thực tiễn. Cao hơn với các tác giả: Phạm Thu Xanh và Đinh Viết Đạt (2011) [13] tỷ lệ mắc VNĐSDD là 62,9%; phải chăng nghiên cứu của các tác giả này NC đồng loạt trong cộng động, trong đó có cả ĐT có nhu cầu và không có nhu cầu sử dụng các dịch vụ CSSKSS; hay công việc nuôi trồng thu mua và đánh bắt thủy hải sản ven bờ, điều kiện của họ thu mua theo mùa nên có điều kiện đi khám phụ khoa định kỳ nên tỷ có tỷ lệ thấp hơn của chúng tôi là phù hợp. 3.2.3. Các hình thái viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở đối tượng nghiên cứu 14.49 0 7.25 17.39 Viêm AH đơn thuần Viêm AD đơn thuần Viêm CTC đơn thuần Viêm AH - AD 49.28 Viêm AD - CTC 11.59
- 13 Biều đồ 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh theo hình thái tổn thương Qua biểu đồ 3.2 cho thấy hình thái viêm AD - CTC có tỷ lệ cao nhất 49,28%; không có tỷ lệ viêm AH đơn thuần. Kết quả này tương tự Trần Thị Hoan (2009) [28] VAD - VCTC tỷ lệ cao nhất 30,4%; không có viêm âm hộ; phải chăng đặc điểm vị trí địa lý, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, dân trí tương đồng nhau thì các hình thái VNĐSDD cũng tượng tự nhau. Kết quả này khác với Lê Hoài Chương (2013) [16] có cùng cách chon mẫu là ĐT có nhu cầu sử dụng các dịch vụ CSSKSS tại cơ sở Y tế cho thấy VAD lệ cao nhất chiếm 66,6%, sau đó AD – CTC tỷ lệ 33,8%. Phải chăng địa bàn Hà Nội điều kiện thuận lợi hơn, nhu cầu CSKSS tốt hơn, phụ nữ thành thị/thành phố quan tâm đến sức khỏe hơn, nhận thức về bệnh tốt hơn nên đi khám phụ khoa kịp thời ở hình thái VAD đơn thuần cao hơn và hình thái tổn thương phối hợp AD - CTC thấp hơn chúng tôi cũng là phù hợp. Qua đó cho thấy đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau, cách chọn mẫu, phương pháp nghiên cứu khác nhau thì tỷ lệ mắc VNĐSDD cũng có sự khác nhau; điều này cũng dễ hiểu vì các bệnh học nói chung và bệnh VNĐSDD nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường sống, phong tục tâp quán ....của mỗi địa phương; khả năng được tiếp cận với dịch vụ Y tế, kiến thức và thái độ, điều kiện để thực hành phòng chống bệnh VNĐSDD của đối tượng khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh cũng khác nhau….Và ngược lại tác nhân gây bệnh VNĐSDD tồn tại trong cộng đổng là rất cao, cho dù chúng ta có làm tốt công tác phòng bệnh đến đâu thì cũng không thể loại trừ hết tác nhân gây bênh và ở mỗi giai đoạn phát triển của xã hôi lại xuất hiện những tác nhân gây bệnh mới. Muốn hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lê mắc bệnh cũng như hậu quả mà bênh gây ra tại cộng đổng thì việc tuyên truyền giáo dục cho người phụ nữ hiểu biết để có cách phòng chống có hiệu quả, khi có những biểu hiện bất thường nên đi khám phụ khoa ngay để điều trị kịp thời, hạn chế tối đa nguồn lây ra cộng đồng. 3.1.4. Kiến thức chung về bệnh Biều đồ 3.3. Kiến thức chung về viêm nhiễm đường sinh dục dưới Biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ đối tượng có kiến thức về VNĐSDD đạt yêu cầu tỷ lệ là 66,99%. Kết quả này khác Hoàng Minh Hằng (2011) [14], 86,7% có khí hư; 64,8% có ngứa; Có thể do thiết kế khác nhau nên tỷ lệ này khác nhau hay có thể do địa lý, địa hình, khí hậu, đặc tính công tác dân số, KHHGĐ, mức
- 14 độ hiểu biết của đối tượng; do nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau ở mỗi địa phương. 3.1.5. Thực hành phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới 80 69,9 70 62,62 60 55,83 53,88 50 44,17 46,12 37,38 Đạt 40 30,1 30 Không đạt 20 10 0 VSBPSD VSKN VSQHTD Khám phụ khoa Biều đồ 3.4. Thực hành phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới Biểu đồ 3.4.cho thấy: - Thực hành vệ sinh bộ phận sinh dục đạt yêu cầu 62,62%; - Thực hành vệ sinh kinh nguyệt đạt yêu cầu là 44,17%; - Thực hành vệ sinh khi QHTD đạt yêu cầu 46,12%; - Thực hành khám phụ khoa định kỳ đạt yêu cầu là 30,10%. Kết này thấp Hoàng Minh Hằng (2011) [14], Phải vệ sinh BPSD đạt 70%; 64% trả lời phải dùng nước sạch; 44% cần vệ sinh kinh nguyệt; 54% cần khám phụ khoa định kỳ. Điều đó chứng tỏ phụ nữ huyện vĩnh Bảo đã quan tâm đến VNĐSDD; công tác truyền thông giáo dục sức khỏe kiến thức và thực hành phòng chống VNĐSDD đã tổ chức một cách sâu rộng và thường xuyên để kiến thức đi vào trong tiềm thức nhân dân. 3.2. Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở đối tượng nghiên cứu Bảng 3.2. Mối liên quan viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở đối tượng nghiên cứu Không viêm Viêm nhiễm nhiễm Mối liên quan viêm nhiễm đường sinh OR đường sinh đường sinh dục dưới dục dưới (95%CI) P dục dưới SL % SL % Có mối liên quan giữa VNĐSDD và Nghề Nông dân 124 70,86 51 29,14 2,95 nghiệp (1,35 - Buôn bán, khác 14 45,16 17 54,84 p < 0,01 6,430) Trình độ Mù chữ, tiểu học 28 82,35 06 17,65 2,63
- 15 học vấn (1,03 - p < 0,05 THSC trở lên 110 63,95 62 36,05 6,70) Nguồn Không hợp vệ sinh 32 84,21 06 15,79 3,12 nước SH (1,24 - Hợp vệ sinh 106 63,10 62 36,90 p 0,05 3,02) Tình Hộ nghèo, cận 03 75,00 01 25,00 1,49 trạng kinh nghèo (0,15 - tế Các hộ đủ ăn trở p > 0,05 135 66,83 67 33,17 14,59) lên Số con 3 con trở lên 35 58,33 25 41,69 0,58 1-2 con, chưa có (0,31 - p > 0,05 103 70,55 43 29,45 1,09) con Số lần 1 lần trở lên 28 56,00 22 44,00 0,53 nạo/sẩy (0,28 - thai Chưa lần nào 110 70,51 46 29,49 1,03) p > 0,05 Sử dụng Có sử dụng 124 68,13 58 31,87 1,53 BPTT (0,64 - Không sử dụng 14 58,33 10 41,67 p > 0,05 3,64)
- 16 KẾT LUẬN 1. Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49 tuổi đến khám tại trạm Y tế xã/thị trấn và phòng khám trực thuộc trung tâm Y tế huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018 + Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới là 66,99%, trong đó hình thái hình thái viêm âm đạo - Cổ tử cung kết hợp chiếm tỷ lệ cao nhất là 49,28%; viêm âm hộ - Âm đạo là 11,59%; viêm âm hộ - Âm đạo - Cổ tử cung là 14,49%; viêm cổ tử cung đơn thuần là 17,39%; viêm âm đạo đơn thuần là 7,25%; không có viêm AH đơn thuần. + Tỷ lệ kiến thức chung về viêm nhiễm đường sinh dục dưới đạt yêu cầu là 66,99%; không đạt yêu cầu tỷ lệ là 33,01%. + Tỷ lệ thực hành về phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới: - Vệ sinh bộ phận sinh dục đạt yêu cầu tỷ lệ là 62,62%; - Vệ sinh kinh nguyệt đạt yêu cầu tỷ lệ là 44,17%; - Vệ sinh khi quan hệ tình dục đạt yêu cầu tỷ lệ 46,12%; - Khám phụ khoa định kỳ đạt yêu cầu tỷ lệ là 30,10%; 2. Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở đối tượng nghiên cứu + Có mối liên quan giữa viêm nhiễm đường sinh dục dưới và: - Nghề nghiệp với OR = 2,95; p < 0,01. - Học vấn với với OR = 2,63; p < 0,05. - Nguồn nước sinh hoạt với OR = 3,12; p < 0,05. - Kiến thức chung về bệnh với OR = 3,19; p = 0,001. - Thực hành vệ sinh bộ phận sinh dục với OR = 5,47; p < 0,001. - Thực hành vệ sinh kinh nguyệt với OR = 3,22; p < 0,001. - Thực hành vệ sinh khi quan hệ tình dục với OR = 3,44; p < 0,001. - Thực hành khám phụ khoa định kỳ với OR = 2,61; p < 0,05. + Chưa tìm thấy mối liên quan giữa: Nhóm tuổi, tình trạng kinh tế, số con, số lần nạo/sẩy thai, sử dụng biện pháp tránh thai và bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới với p > 0,05.
- 17 KHUYẾN NGHỊ 1. Đối với công tác truyền thông giáo dục sức khỏe Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tập trung độ tuổi sinh hoạt tình dục (20 - 39) và đối tượng nông dân. Nội dung truyền thông về hiểu biết và thực hành cách phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới như: Dấu hiệu, tầm quan trọng phát hiện sớm và điều trị kịp thời và cách phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới như: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh khi quan hệ tình dục......Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản viết bài, phòng truyền thông giáo dục sức khỏe tổ chức thực hiện. 2. Đối với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản - Tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Trạm Y tế để phụ nữ thường xuyên được tư vấn đầy đủ, phát hiện bệnh sớm, điều trị bệnh kịp thời, trong đó Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản là đầu mối tổ chức các đợt chiến dịch, đặc biệt quan tâm đến độ tuổi (15 - 49) có chồng. - Tăng cường giám sát kiểm tra, hỗ trợ việc thực hiện hướng dẫn chuẩn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các Trạm Y tế cơ sở để đối tượng đến được cán bộ chuyên trách sản phụ khoa tại trạm khám, chẩn đoán và điều trị hoặc chuyển tuyến trên kịp thời. - Có sự chỉ đạo và tham gia của các cấp Đảng và Chính quyền trong triển khai, điều phối các hoạt động thực hiện chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 310 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn