Tổng cầu Số nhân và Cân bằng chi tiêu
lượt xem 33
download
Chúng ta sẽ minh chứng một số ví dụ của số nhân trên, nhưng chúng ta cũng có thể chỉ ra nó bằng cách sử dụng Hình 9 dưới đây (tương tự với Hình 8). ● Cân bằng ban đầu là điểm R0 cắt đường 450 tại Y*. ● Sự tăng lên chi tiêu đầu tư được biểu thị bởi DA 0, làm dịch chuyển hàm chi tiêu sang điểm E1. ● Chúng ta biết ràng một cân bằng mới diễn ra tại đường E1 cắt đường 450, trong trường hợp này là tại Y1*. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng cầu Số nhân và Cân bằng chi tiêu
- Tổng cầu Số nhân và Cân bằng chi tiêu Định nghĩa chính xác của số nhân là: Chúng ta sẽ minh chứng một số ví dụ của số nhân trên, nhưng chúng ta cũng có thể chỉ ra nó bằng cách sử dụng Hình 9 dưới đây (tương tự với Hình 8). ● Cân bằng ban đầu là điểm R0 cắt đường 450 tại Y*. ● Sự tăng lên chi tiêu đầu tư được biểu thị bởi DA > 0, làm dịch chuyển hàm chi tiêu sang điểm E1. ● Chúng ta biết ràng một cân bằng mới diễn ra tại đường E1 cắt đường 450, trong trường hợp này là tại Y1*.
- ● Như chúng ta đã nói ở trên, chi tiêu tăng thêm kéo theo một mức sản lượng tăng thêm = thu nhập tăng thêm. ● Như đồ thị đã chỉ ra, thu nhập tăng thêm cuối cùng (bằng với chi tiêu tăng thêm cuối cùng), phải lớn hơn sự tăng lên ban đầu về đầu tư. ● Để cho dễ hiểu được, hãy nhớ lại rằng Y = C + I +G, điều này hàm ý rằng DY = DC + DI (bởi vì DG = 0).
- ● Bởi vì DC phải lớn hơn không (> 0), do có sự tăng lên về thu nhập, điều này hàm ý rằng DY lớn hơn DI, nhưng điều này cũng tương đương với cách nói rằng số nhân (=DY/DI trong trường hợp này) lớn hơn 1. Công thức Số nhân Chúng ta có thể suy ra một cách chính xác giá trị của số nhân trong trường hợp này bằng cách áp dụng toán học. ● Trước đó, khi chúng ta tìm ra giá trị sau đầu cho GDP thực tế: (16) Y0 = . ● Trong trường hợp này chúng ta đang xem xét Hình 9, nguồn gốc của cú sốc là sự thay đổi trong I0, với t0 và Gc không đổi. ● Do đó, chúng ta có I = I0 + DI. ● Hơn nữa, chúng ta có thể thấy rằng chúng ta có một mức mới Y1 = Y0 +DY.
- ● Do đó chúng ta có thể viết biểu thức sau đây cho Y1: (17) . Đem so sánh biểu thức (17) với biểu thức (16), ta có: , hay , hay (18) . Từ công thức này chúng ta có thể suy ra số nhân đầu tư (k) bằng cách chia hai vế cho DI: (19) Do đó chúng ta có thể thấy rằng giá trị của số nhân phụ thuộc vào giá trị của khuynh hướng chi tiêu biên - thực tế, giá trị của xu hướng tiêu dùng biên càng cao, thì số nhân càng lớn.
- ● Chúng ta có thể thấy điều này bằng việc nhìn vào ví dụ trên đây, với MPC = 0.60. ● Trong trường hợp này, số nhân có thể được tính như sau: . ● Giá trị này xác nhận lại giá trị mà chúng ta đã tìm ra ở trên. ● Chúng ta có thể lưu ý rằng nếu khuynh hướng tiêu dùng biên cao lên, thì giá trị của số nhân cũng tăng lên. ● Ví dụ, với MPC bằng 0.75, chúng ta có số nhân là 4.0: . ● Lý do của việc số nhân tăng lên là với một số nhân tăng lên, tại cấp thứ hai và những cấp sau của quy trình số nhân, chúng ta có mức giảm sút chi tiêu cao hơn, và do đó có DY cao hơn. Nguyên nhân của Chu kỳ kinh tế
- Số nhân có thể giúp chúng ta hiểu được phần nào về sự vận hành của chu kỳ kinh tế. ● Chu kỳ kinh doanh cho chúng ta thấy được những giai đoạn tăng lên thay thế trong GDP thực tế và giảm GDP thực tế. ● Những thay đổi này bắt đầu bằng một đột biến, ví dụ như sự suy thoái ở Hoa Kỳ làm giảm xuất khẩu của chúng ta và tổng chi tiêu, hoặc một sự suy giảm trong niềm tin của người tiêu dùgn trong tương lai làm giảm tiêu dùng hiện tại. ● Sự giảm xuống chi tiêu ban đầu dẫn đến một sự giảm xuống lớn hơn trong GDP thực tế do hiệu ứng số nhân tiêu cực, làm chúng ta bị suy giảm GDP thực tế và tăng thất nghiệp, khi các doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc khi họ cắt giảm sản xuất. ● Cuối cùng, tại tận cùng của chu kỳ kinh tế chúng ta có được một sự tăng lên về chi tiêu (điều này có thể do một chính sách đặc biệt, mà chúng ta sẽ thấy) điều này dẫn đến thu nhập tăng lên, và hiệu ứng số nhân tích cực dẫn đến tăng lên GDP thực tế
- và giảm thất nghiệp, khi doanh nghiệp thuê thêm nhân công để sản xuất thêm hàng hoá và dịch vụ đang có nhu cầu. 9) Số nhân Chính sách Tài chính. Các số nhân giúp chúng ta giải thích cách thức một cú sốc khuyếch trương hiệu ứng tiêu cực đối với nền kinh tế, nhưng nó cũng giúp chúng ta tìm hiểu chính sách tài khoá được xây dựng để ngăn cản những hiệu ứng tiêu cực này. ● Chúng ta sẽ tìm hiểu chính sách tài chính về chi tiết trong chương 6, khi chúng ta đã xây dựng được mô hình đầy đủ ở phía cầu. ● Tuy nhiên, chúng ta có thể nói tóm tắt các khái niệm ở đây. Chính sách tài chính được thực hiện bởi chính phủ liên bang hoặc một tỉnh nào đó trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm thất nghiệp và lạm phát.
- ● Nó liên quan đến những nỗ lực có mục đích để biến đổi chi tiêu chính phủ và/hoặc thuế để cố gắng ổn định nền kinh tế. ● Điều này được thực hiện trong ngân sách tỉnh hoặc liên bang. Ngân sách là báo cáo hàng năm về thu nhập và chi tiêu dự kiến của chính phủ trong một năm tài khoá. ● Chính phủ sẽ có rất nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô (ví dụ, giúp đỡ những nông dân, xây dựng thêm các con đường, tăng học bổng). Họ cũng có mục tiêu kinh tế vĩ mô nhằm thúc đầy kinh tế tăng trưởng và giảm thất nghiệp và việc làm. ● Những thay đổi trong chi tiêu chính phủ (G) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi tiêu ( hãy nhớ rằng EP = C + I +G). Do đó, nếu chính phủ muốn tăng thu nhập trong nước và tăng việc làm, họ có thể tăng mua sắm, và hiệu ứng số nhân có một tác động lớn hơn đối với tổng GDP thực tế. ● Những thay đổi về thuế ảnh hưởng gián tiếp đến tổng chi tiêu. Ví dụ, một sự cắt giảm thuế sẽ làm tăng thu nhập sau thuế của
- người tiêu dùng, và sẽ làm tăng chi tiêu cho tiêu dùng nói chung (cũng như làm tăng tiết kiệm), dẫn đến hiệu ứng số nhân của GDP thực tế cao hơn và số lượng việc làm cũng lớn hơn. ● Chúng ta thường thấy những lời kêu gọi chính phủ tăng chi tiêu để giúp nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái. Lập luận thuyết phục nhất về chính sách tài chính xuất phát từ cuộc Đại Khủng hoảng những năm 1930. ● Trong Đại Khủng hoảng, thị trường chứng khoán sụp đổ dẫn đến sự giảm sút khổng lồ trong chi tiêu đầu tư và chi tiêu cho tiêu dùng, kết hợp với sự cắt giảm trong chi tiêu chính phủ và thương mại quốc tế. ● Ở Canada, GDP thực tế giảm khoảng 30%, và thất nghiệp tăng từ 2% lên đến khoảng 20%. ● Điều này tiếp tục diễn ra trên toàn thế giới cho đến cuối những năm 1930.
- ● Tuy nhiên năm 1936, J. M. Keynes, trong cuốn sách của ông tự đề Lý thuyết chung về Việc làm, Lãi suất, và Tiền tệ, lần đầu tiên đưa ra ý tưởng về hệ số nhân mà chúng ta thấy ở đây. ● Sau đó, rất ngẫu nhiên, lý thuyết của ông ít nhiều đã được chứng minh trong những năm 1940 khi có một sự tăng lớn trong chi tiêu quốc phòng cho Thế chiến II dẫn đến sự tăng mạnh GDP thực tế, và giảm mạnh thất nghiệp (thất nghiệp ở Canada giảm xuống mức gần 2%). Chúng ta hãy xem xét tại sao những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế có thể thay đổi GDP thực tế, bằng cách trở lại với mô hình chi tiêu của chúng ta. ● Chúng ta bây giờ đưa ra một công thức đầy đủ của hàm tiêu dùng, với các khoản thuế dẫn dụ và tự định: (7) C = a - bt0 + b(1-t)Y. Thay thế biểu thức này vào mối quan hệ chi phí (E = C +I0 +G0):
- (20) E = . ● Trong cân bằng: E = Y: Y* = . ● Ta có Y*: (21) Y* = . ● Nếu chúng ta cho thuế và/hoặc chi tiêu chính phủ thay đổi,[7] chúng ta có thể thấy rằng: (22) . Chúng ta có thể sử dụng đẳng thức (22) để tính số nhân chính sách tài chính sau đây: ● Số nhân mua sắm của chính phủ (23) ,
- Với b
- ● Chương trình này sẽ thay đổi cách thu thuế, và giảm mức thuế thu (có lợi hơn cho những hộ gia đình có thu nhập cao). ● Như bài báo cho rằng, cũng như số nhân thuế tự định đã chỉ ra, cắt giảm thuế sẽ thúc đẩy tổng chi tiêu, và tăng GDP thực tế trong cân bằng. ● Những phân tích của chúng ta cung cấp căn cứ cơ ban để hiểu được điều này. ● Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý rằng có rất nhiều sự phức tạp chúng ta cần giải quyết trong những chương tiếp theo. ● Ví dụ như, tăng chi tiêu chính phủ có thể tăng tỷ lệ lãi suất và cắt giảm chi tiêu tư nhân, và nó có thể tăng mức giá cả và tạo nên áp lực lạm phát. 10) Thương mại quốc tế và số nhân Trong câu chuyện của chúng ta, chúng ta đã bỏ qua yếu tố nước ngoài.
- ● Bây giờ chúng ta có thể giải quyết bằng cách thêm vào chi tiêu dự kiến, điều này độc lập với mức GDP thực tế ở Canada, mặc dù có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác ở Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới: EXP = EX0. ● Chúng ta cũng có thể đưa vào nhập khẩu dự kiến, điều này phụ thuộc vào các yếu tố tự định như là giá trị của tỷ lệ hối đoái (chương 7), nhưng lại phụ thuốc tỷ lệ thuận với mức thu nhập ở Canada: IMP = IM0 +mY. ● Xu hướng nhập khẩu biên là m (0
- ● Chúng ta có thể thấy rằng GDP thực tế cân bằng bây giờ phụ thuộc vào những cú sốc xuất khẩu và nhập khẩu, cũng như những biến trước đó của chúng ta. ● Hơn nữa, chúng ta có thể thấy rằng những số nhân tương tự nhau, ngoại trừ bây giờ chúng phụ thuộc vào xu hướng biên xuất khẩu: (23') , (24') , Lưu ý rằng giá trị của m càng lớn, thì giá trị của số nhân càng nhỏ, điều này dẫn đến trường hợp mà chúng ta nghiên cứu. Nghiên cứu tình huống: Số nhân Saskatchewan. Câu chuyện báo chí năm 1995 trên tờ Lead-Post đã trình bày một ví dụ hoàn hảo về quan điểm của hệ số nhân trong hoạt động, và tầm quan trọng tiềm năng của chính phủ.
- ● Trong cuộc bầu cử năm 1995, Đảng Tự do lập luận rằng cắt giảm thuế bán hàng $100 tỷ mỗi năm (t0 sẽ giảm) sẽ làm tăng chi tiêu cho tiêu dùng, tạo thêm 50,00 việc là và tăng mức tăng trưởng GDP thực tế lên đến 8% mỗi năm. ● Công ty tư vấn Infometrica làm một việc tương tự bằng cách sử dụng một mô hình vĩ mô ở quy mô lớn (một phiên bản lớn hơn mô hình mà chúng ta đang sử dụng), và phát hiện ra một tác động rất nhỏ - nó sẽ tạo ra 414 việclàm, và tăng GDP thực tế lên khoảng 0.5%. ● Tin xấu từ sự mâu thuẫn này đã góp phần làm mất đi cơ hội thắng cử của đảng Tự do, và cuối cùng Haverstock lên làm lãnh đạo. Tại sao lại có sự khác biệt này trong ước tính? ● Đảng tự do đã làm công việc dự đoán, và không có ý tưởng thực tế nào về số nhân hoạt động như thế nào.
- ● Nếu bạn đọc câu chuyện một cách kỹ càng, bạn sẽ thấy rằng cắt giảm thuế bán hàng có ảnh hưởng lớn đến việc bán hàng của những thứ có giá trị lớn như là ô tô hoặc thiết bị khác. ● Hầu hết những sản phẩm này được sản xuất ngoài tỉnh, do đó ảnh hưởng nội bộ là nhỏ. ● Thực tế, Saskatchewan là một tỉnh nhỏ, có xu hướng nhập khẩu biên cao, m cao. ● Những ước đoán của tôi là m khoảng trên 0.50 đối với Saskatchewan, do đó số nhân rất nhỏ. ● Do đó, cắt giảm thuế có ảnh hưởng rất ít. ● Điều này chỉ ra rằng - bạn cần phải hiểu rõ nền kinh tế của nước bạn? 11) Kết luận Chúng ta đã phát triển được một mô hình cơ bản về tổng chi tiêu, tập trung xung quanh một mô hình của hàm tiêu dùng.
- ● Chúng ta đã bắt đầu bằng cách giả định mức giá là cố định. ● Chúng ta đã sửdụng mô hình này để tìm ra mức cân bằng chi tiêu và GDP thực tế, và tiếp đó lại sử dụng mô hình này để giải thích điều gì xảy ra đối với phần chi tiêu của dòng luân chuyển nếu có một cú sốc ngoại sinh đối với hệ thống. ● Hơn nữa, chúng ta đã sử dụng khái niệm về số nhân để giải quyết vấn đề ảnh hưởng của các cú sốc ngoại sinh đối với chính sách tài khoá lớn đến mức nào. Tuy nhiên, mô hình của chúng ta vẫn còn rất đơn giản. ● Chúng ta có đầu tư ngoại sinh, xuất khẩu ngoại sinh. ● Chúng ta cần phát triển những quan hệ này, đặc biệt là tỷ lệ lãi suất ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào. ● Bên cạnh đó, chúng ta cần tìm hiểu điều gì xảy ra một khi giá cả tăng lên.
- ● Trong trường hợp này, tăng chi tiêu sẽ làm tăng mức giá của nhiều loại hàng hoá nói chung, điều này lại dẫn đến cắt giảm tổng lượng chi tiêu, dẫn đến hiệu ứng số nhân giảm đi ở khía cạnh tăng GDP thực tế. [1] Mọi dữ liệu bình quân dựa trên giá trị bình quân từ năm 1981- 1985, trích từ cơ sở dữ liệu CANSIM, Thống kê Canada, bảng 7416, trong khi mức độ thay đổi được tính từ bản 6840. [2] Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm hiểu đồ thị, bạn có thể tham khảo "Các kỹ năng Toán học để Tìm hiểu Kinh tế học: Giới thiệu về Đồ thị", một tài liệu về đồ thị và kinh tế học, bạn có thể xem tại http://syllabus.syr.edu/cid/graph/book.html. [3] Lưu ý rằng chúng ta có thể biểu diễn một cách tổng quát biểu thức (4) từ biểu thức (2) với lưu ý rằng: S = YD - C; S = YD - C = YD - (a+bYD) = -a + (1-b)YD.
- [4] Trích từ "Thời đại sống trên vay mượn" Báo Nhà kinh tế học, ngày 6, tháng Mười một, 1999. [5] Trích từ Thống kê Canada. The Daily. [6] Bạn hãy thử tính, nếu không tin vào tôi - hãy duy trì việc tính sách giá trị, thêm chúng vào, và bạn sẽ thấy kết quả là 2.50. [7] Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng phương pháp tích phân trực tiếp đối với biểu thức (21)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo: "Học thuyết Keynes và những vấn đề kích cầu nhằm chống suy giảm kinh tế ở nước ta"
8 p | 513 | 164
-
Ôn tập lịch sử học thuyết kinh tế - Lý thuy ết tổng cầu, xu hướng tiêu dùng cận biên, số nhân đầu tư, vai trò điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư bản của Keynes
4 p | 432 | 101
-
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 3: Lợi ích và chi phí, cung và cầu
16 p | 111 | 13
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 3 - TS. Hay Sinh
53 p | 123 | 13
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Chương 2 - Hồ Hữu Trí
38 p | 71 | 7
-
Chính sách thiết lập mạng lưới tổ chức thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học và đổi mới ở Việt Nam
11 p | 50 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 3 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
58 p | 7 | 4
-
Bài giảng Chương 4: Tổng cầu và chính sách tài khóa
11 p | 90 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 3 - ThS. Phạm thị Mộng Hằng
11 p | 53 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 4: Chính sách ngoại thương và tài chính
40 p | 39 | 3
-
Bài giảng Chương 3: Lý thuyết xác định sản lượng quốc gia
12 p | 236 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa (Năm 2022)
58 p | 14 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 3 - TS. Nguyễn Văn Tuyên
16 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn