intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan các yếu tố tác động đến hành vi mua hàng ngẫu hứng: Vai trò trung gian của hội chứng sợ bị bỏ lỡ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tổng kết tác động của hội chứng sợ bị bỏ lỡ đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp cho các nhà hoạch định đưa ra những chính sách phù hợp và chiến lược cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan các yếu tố tác động đến hành vi mua hàng ngẫu hứng: Vai trò trung gian của hội chứng sợ bị bỏ lỡ

  1. TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA HÀNG NGẪU HỨNG: VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA HỘI CHỨNG SỢ BỊ BỎ LỠ Trần Thị Kim Nhung, Trần Thu Hằng, Đinh Văn Tiên Sơn(1) TÓM TẮT: Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại Ďiện tử và các kênh mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng có thể dễ dàng xuất hiện hành vi mua sắm ngẫu hứng, nhưng ít ai hiểu rõ về hành vi mua sắm phức tạp, hấp dẫn và Ďột ngột này. Đặc biệt, trong bối cảnh việc tiêu dùng thời trang nhanh ngày càng trở nên phổ biến, hành vi mua hàng ngẫu hứng càng khiến người tiêu dùng dành ít sự quan tâm Ďến tính bền vững. Có nhiều yếu tố tác Ďộng Ďến hành vi mua sắm ngẫu hứng của người tiêu dùng, trong Ďó, bài nghiên cứu tập trung vào: (1) nhu cầu thuộc về, (2) sự khan hiếm và (3) hội chứng tâm lí sợ bị bỏ lỡ (FOMO). Đã có rất nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nước Ďề cập Ďến tác Ďộng của hội chứng tâm lí sợ bị bỏ lỡ Ďến hành vi của người tiêu dùng, thế nhưng rất ít nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa hội chứng này và hành vi mua hàng ngẫu hứng. Từ tổng quan nghiên cứu, bài viết tổng kết tác Ďộng của hội chứng sợ bị bỏ lỡ Ďến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng. Trên cơ sở Ďó, Ďề xuất giải pháp cho các nhà hoạch Ďịnh Ďưa ra những chính sách phù hợp và chiến lược cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Từ khoá: FOMO, hành vi mua hàng ngẫu hứng, nhu cầu thuộc về, sự khan hiếm. ABSTRACT: With the strong development of e-commerce and online shopping channels, consumers can easily exhibit impulse buying, but few understand the complexity, allure, and suddenness of this behavior. Particularly, in the context of the increasing popularity of fast fashion consumption, impulse buying leads consumers to pay less attention to sustainability. There are many factors influencing consumers' impulse buying, among which the study focuses on (2) the need to belong, (2) scarcity, and (3) fear of missing out. Numerous studies, both nationally and internationally, have addressed the impact of FOMO on consumer behavior; however, few studies clarify the relationship between this syndrome and impulse buying. Drawing from a literature review, this article 1. Khoa Khoa học quản lí - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Liên hệ: (Điện thoại: 0915191582; Email: nhungtk.neu@gmail.com). 1515
  2. summarizes the effects of FOMO on consumers' impulse buying. Based on this foundation, the article proposes solutions for planners to formulate appropriate policies and strategies for businesses to enhance their overall efficiency. Keywords: FOMO, impulse buying, the need to belong, scarcity. 1. Giới thiệu Mặc dù khái niệm về FOMO Ďã xuất hiện từ lâu, nhưng chỉ gần Ďây, nó mới trở nên phổ biến hơn do sự bùng nổ của mạng xã hội. Con người không muốn bỏ lỡ những gì Ďang diễn ra trên mạng xã hội. Ngày nay, mọi người luôn mong muốn tham gia vào các tình huống xã hội; họ chia sẻ và xem nội dung trên mạng xã hội, từ Ďó có xu hướng FOMO cao hơn. Những năm gần Ďây, với sự phát triển mạnh mẽ của các sàn thương mại Ďiện tử và các kênh mua sắm trực tuyến, các doanh nghiệp thời trang, Ďặc biệt là thời trang nhanh Ďã dùng rất nhiều chiêu thức, hiệu ứng Ďể thu hút khách hàng, trong Ďó có FOMO. Một số nghiên cứu Ďã Ďưa FOMO vào nghiên cứu trong mối quan hệ của nó với hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng - một kiểu hành vi mua mang lại lợi nhuận lớn trong lĩnh vực kinh doanh thời trang. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu Ďược thực hiện ở trong nước và nước ngoài chưa Ďi sâu vào các lĩnh vực sản phẩm cụ thể. Dựa vào quan Ďiểm nêu trên và nhận thức Ďược sự ảnh hưởng của FOMO, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu tác Ďộng trung gian của FOMO trong mối quan hệ giữa nhu cầu thuộc về và sự khan hiếm Ďến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng trong bối cảnh tiêu dùng thời trang nhanh. Từ Ďó, bài viết Ďề xuất giải pháp cho các nhà hoạch Ďịnh chính sách và hàm ý quản trị Ďể các doanh nghiệp thời trang có thể tham khảo và Ďưa ra các chiến lược tiếp thị thích hợp. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước Đã có nhiều nghiên cứu ngoài nước nghiên cứu và Ďịnh nghĩa về FOMO. FOMO Ďược Ďịnh nghĩa là ―sự lo lắng về cảm xúc‖ (Dykman, 2012), ―một trạng thái tâm lí khi một người cảm thấy lo lắng rằng mọi người trong vòng tròn quan hệ của họ có thể có những trải nghiệm bổ ích hơn họ‖ và ―mong muốn duy trì kết nối liên tục với các hoạt Ďộng của bạn bè trên mạng xã hội‖ (Przybylski & cộng sự, 2013). Điểm chung của các nghiên cứu này nằm ở việc chỉ xem xét FOMO như một Ďặc Ďiểm cá nhân mà không Ďưa vào một bối cảnh cụ thể. Sau Ďó, các tài liệu liên quan Ďến FOMO mới dần Ďược phân loại thành 2 lĩnh vực chính: phi tiếp thị và tiếp thị. Trong Ďó, lĩnh vực phi tiếp thị, Ďiển hình là tâm lí học Ďã nghiên cứu FOMO chuyên sâu hơn nhiều so với lĩnh vực tiếp thị (Przybylski & cộng sự, 2013). Trong lĩnh vực phi tiếp thị, các nghiên cứu về FOMO phát triển nhanh chóng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, quản lí và Ďặc biệt là tâm lí học (Tandon & cộng sự, 2021). Hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực phi tiếp thị Ďều cho rằng FOMO là một Ďặc Ďiểm tính cách tập trung vào những tác Ďộng tâm 1516
  3. lí tiêu cực (Dogan, 2019). FOMO liên quan Ďến nhu cầu về liên kết, năng lực và quyền tự chủ (Przybylski & cộng sự, 2013), mong muốn Ďáp ứng các nhu cầu bẩm sinh, chẳng hạn như sự kết nối giữa các cá nhân (Blachnio và Przepiorka, 2018), sự thuộc về (Wang & cộng sự, 2018) và sự nổi tiếng (Beyens & cộng sự, 2016). FOMO cũng Ďề cập Ďến những tác Ďộng tiêu cực Ďối với sức khoẻ cá nhân như gia tăng cảm giác cô Ďơn hay các các vấn Ďề từ hành vi sử dụng mạng xã hội chẳng hạn như tin tức giả và chia sẻ thông tin sai lệch (Talwar & cộng sự, 2019), Trong lĩnh vực tiếp thị, FOMO thường gắn liền với hành vi tiêu dùng quá mức, ví dụ như hành vi tiêu dùng theo trào lưu (Kang và Ma, 2020), tiêu dùng hàng xa xỉ (xu hướng khoe khoang) (Argan & cộng sự, 2022) và việc mua hàng chịu ảnh hưởng của người nổi tiếng (Kang & cộng sự, 2019). Tổng quan tài liệu trước Ďây cho thấy rằng, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Ďến hành vi người tiêu dùng liên quan Ďến FOMO Ďã bắt Ďầu phát triển nhưng còn manh mún, chưa toàn diện (Alfina & cộng sự, 2023). Tuy nhiên, một số nghiên cứu phát triển khái niệm Ďã bắt Ďầu xem xét mối quan hệ giữa FOMO, mạng xã hội và hành vi tiêu dùng (Argan & cộng sự, 2022). Thuật ngữ FOMO Ďang trở nên phổ biến hơn cùng với việc sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều khiến các cá nhân ngày càng theo Ďuổi lối sống quá mức (Alt, 2015). Đây cũng là cơ sở Ďể bài nghiên cứu thực hiện về tác Ďộng trực tiếp và vai trò trung gian của FOMO Ďến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng, Ďặc biệt trong bối cảnh tiêu dùng thời trang nhanh. Có thể thấy, những khoảng trống trong các bài nghiên cứu về FOMO trước Ďây cho thấy, FOMO vẫn là một hiện tượng chưa Ďược nghiên cứu kĩ trong lĩnh vực tiếp thị, Ďặc biệt là Ďặt trong bối cảnh hành vi của người tiêu dùng. Vẫn cần phải có những nghiên cứu kiểm tra cơ chế tác Ďộng chặt chẽ hơn về mối liên hệ của FOMO ảnh hưởng Ďến hành vi tiêu dùng của các cá nhân. Các nghiên cứu trước Ďây Ďã ủng hộ quan Ďiểm này và trong Ďó các học giả cũng kêu gọi nghiên cứu sâu hơn Ďể mở rộng hiểu biết hiện tại về FOMO cùng những tiền Ďề và hậu quả của nó (Alfina & cộng sự, 2023). 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước Trần Văn Tân & cộng sự (2022) Ďã Ďề xuất mô hình lý luận Ďể làm rõ FOMO trong lĩnh vực tiếp thị. Nghiên cứu trên Ďã Ďề xuất mô hình với những yếu tố ảnh hưởng từ: (1) Lợi ích cảm nhận (2) FOMO (3) Ý Ďịnh mua (4) Hành vi mua. Mô hình qua phân tích Ďã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua sắm Online (bao gồm: Lợi ích cảm nhận, Ý Ďịnh mua, FOMO). Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho việc Ďề xuất các giải pháp cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao doanh thu thông qua FOMO. Cùng nghiên cứu về các biến số ảnh hưởng Ďến FOMO và cách FOMO ảnh hưởng Ďến quyết Ďịnh mua hàng của thế hệ gen Z tại Việt Nam, Doan và Lee (2023) cho rằng có 3 yếu tố chính ảnh hưởng tích cực Ďến FOMO gồm (1) Lòng tự ái, (2) Sự so sánh xã hội và (3) Sự khan hiếm. Bằng cách cách nêu bật các yếu 1517
  4. tố ảnh hưởng Ďến FOMO và làm rõ các mối quan hệ xung quanh, nghiên cứu cung cấp những hiểu biết hữu ích về nền tảng lí thuyết của FOMO, từ Ďó Ďưa Ďến các nhà tiếp thị những Ďề xuất thực tế Ďể thực hiện các chiến dịch tiếp thị thành công trên nền tảng mạng xã hội. Xét trong lĩnh vực tâm lí học, nghiên cứu về FOMO trong thời kỳ Ďại dịch COVID-19 của Chan Van Huynh & cộng sự (2022) Ďối sánh mối quan hệ giữa FOMO và sự cô Ďơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tác Ďộng tích cực giữa sự cô Ďơn và hai khía cạnh của FOMO là cá nhân và xã hội. Nhìn chung, có sự khác biệt về lĩnh vực và các yếu tố Ďược nghiên cứu về FOMO tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay về FOMO tại Việt Nam phần lớn phân tích và xem xét tác Ďộng của nó Ďến cảm giác nội tại, cảm xúc của con người mà chưa có tính ứng dụng thực tế cao. Đối với tiếp thị, FOMO có thể bắt nguồn từ lợi ích cảm nhận theo Trần Văn Tân & cộng sự (2022) hay Ďến từ lòng tự ái, sự so sánh xã hội và sự khan hiếm như nghiên cứu của Doan và Lee (2023). Điểm chung của các nghiên cứu hướng Ďến hành vi mua sắm, hay quyết Ďịnh mua của người tiêu dùng nhưng chưa làm rõ Ďược các mối quan hệ này về cơ sở lý luận. 3. Tổng quan hành vi mua hàng ngẫu hứng và các yếu tố tác động đến hành vi mua hàng ngẫu hứng trong bối cảnh tiêu dùng thời trang nhanh 3.1. Hành vi mua hàng ngẫu hứng Hành vi mua hàng ngẫu hứng là một nội dung Ďặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng. Việc nghiên cứu hành vi mua ngẫu hứng có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn, thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia marketing và tâm lí học. Nghiên cứu về hành vi mua hàng ngẫu hứng Ďã trở nên phổ biến và quan trọng hơn sau nghiên cứu của DuPont về thói quen mua hàng của người tiêu dùng (Rook, 1987). Đặt nền móng cho nhiều nghiên cứu, Stern (1962) Ďã Ďưa ra Ďịnh nghĩa hành vi mua hàng ngẫu hứng là bất kỳ hành vi mua hàng nào do người mua thực hiện mà không Ďược lên kế hoạch trước. Trong những năm tiếp theo, các nhà nghiên cứu Ďã phát triển mở rộng Ďịnh nghĩa của Stern bằng cách bổ sung thêm các yếu tố cảm xúc của hiện tượng này. Theo Rook (1987), mua hàng ngẫu hứng xảy ra khi người tiêu dùng trải qua mong muốn mua sắm một cách bất chợt, với cảm xúc mạnh mẽ và dai dẳng Ďể mua ngay lập tức một cái gì Ďó. Sự thôi thúc mua này thể hiện trạng thái vui thích phức tạp và có thể tạo ra những mâu thuẫn trong cảm xúc của người tiêu dùng. Ngoài ra, mua hàng ngẫu hứng có khuynh hướng xảy ra khi người tiêu dùng ít quan tâm tới hậu quả của nó. Iyer (1989) còn phân biệt thêm rằng, tất cả các hành vi mua hàng ngẫu hứng Ďều không có kế hoạch, nhưng việc mua sắm không có kế hoạch thì chưa chắc là Ďược quyết Ďịnh một cách ngẫu hứng. 1518
  5. Một số nghiên cứu Ďiều tra các Ďặc Ďiểm của người tiêu dùng như tuổi, giới tính, lịch sử văn hoá và tâm trạng tương quan với hành vi mua hàng ngẫu hứng (Wood, 1998; Dittmarr & cộng sự, 1995; Kacen và Lee, 2002; Beatty và Ferrell, 1998). Wood (1998) cho rằng, tuổi là một yếu tố quan trọng trong quá trình mua sắm ngẫu nhiên, và kết quả nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng trong Ďộ tuổi từ 18 Ďến 39 thường có xu hướng mua nhiều sản phẩm ngẫu nhiên hơn. Beatty và Ferrell (1998) lại cho rằng, tâm trạng của người tiêu dùng là một yếu tố quyết Ďịnh của hành vi mua hàng ngẫu hứng. Nếu ai Ďó Ďang ở trong tâm trạng tốt, họ có thể hành xử hào phóng hơn khi thưởng cho bản thân, Ďiều Ďó thể hiện xu hướng mua hàng ngẫu hứng lớn hơn. Ditmaar & cộng sự (1995) phát hiện rằng, phụ nữ có khả năng mua hàng ngẫu hứng hơn nam giới. Ở góc Ďộ văn hoá, Kacen và Lee (2002) Ďã nghiên cứu về tác Ďộng của yếu tố văn hoá Ďến mua hàng ngẫu hứng ở cả cấp Ďộ cá nhân và khu vực. Bằng việc khảo sát người tiêu dùng ở nhiều quốc gia như Úc, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Singapore và Malaysia, tác giả Ďã chứng minh rằng, yếu tố khu vực (chủ nghĩa cá nhân - chủ nghĩa tập thể) và yếu tố khác biệt văn hoá giữa các cá nhân (quan niệm Ďộc lập - phụ thuộc lẫn nhau) Ďều có ảnh hưởng rõ ràng Ďến hành vi mua hàng ngẫu hứng. Kaccen và Lee khẳng Ďịnh rằng, chủ nghĩa cá nhân phương Tây (Úc, Hoa Kỳ) nhấn mạnh vào bản thân, nhu cầu và mong muốn cá nhân cũng như tận hưởng niềm vui sẽ khuyến khích hành vi mua hàng ngẫu hứng. Ngược lại, quan niệm của chủ nghĩa tập thể phương Đông (Singapore, Malaysia) nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau, kiểm soát và Ďiểm chỉnh cảm xúc, mong muốn và nhu cầu của cá nhân sao cho phù hợp với nhóm xã hội làm ngăn cản hành vi mua hàng ngẫu hứng và mẫu nghiên cứu này Ďược thu thập ở các nước phương Tây - một giới hạn mà các nghiên cứu trong tương lai cần tiếp tục làm rõ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, ở Ďộ tuổi từ 18 - 45, sự gia tăng về Ďộ tuổi làm giảm hành vi mua hàng ngẫu hứng Ďối với người châu Á nhưng không có tác Ďộng Ďáng kể Ďến người da trắng. Trên cùng một hệ quy chiếu, Ďể làm rõ bối cảnh hành vi người tiêu dùng theo chủ nghĩa tập thể tại các nước Châu Á, hành vi mua hàng ngẫu hứng Ďược Ďặc biệt quan tâm ở các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ (Mittal & cộng sự, 2016), Trung Quốc (Zhou và Wong, 2004), Việt Nam (Mai & cộng sự, 2003). Với khát vọng ngày càng tăng ở các quốc gia này, Ďộng lực mua sắm Ďã chuyển từ thực dụng Ďến cảm xúc khoái lạc (Chang & cộng sự, 2011). Mittal & cộng sự (2016) khẳng Ďịnh, việc mua sắm ngẫu hứng Ďang ngày càng trở thành một hành vi mua sắm chiếm ưu thế ở Ấn Độ và mang lại cơ hội lớn cho các nhà tiếp thị và nhà bán lẻ. Trong các cuộc khảo sát gần Ďây của Nielsen (2015, 2016), người trả lời từ các thị trường tăng trưởng phần lớn là những người tiêu dùng nhiều, vượt quá mức trung bình toàn cầu khi nói Ďến việc mua hàng ngẫu hứng. Ngược lại, những người trả lời ở các khu vực phát triển trên thế giới Ďược cho là có thái Ďộ Ďắn Ďo nhất, chủ yếu bị chi phối bởi giá cả và ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi người 1519
  6. khác. Mai & cộng sự (2003) kết luận rằng, bất chấp chủ nghĩa tập thể của người tiêu dùng tại Việt Nam, các sản phẩm sử dụng cá nhân là sản phẩm Ďược mua nhiều nhất dựa trên hành vi mua hàng ngẫu hứng. Kết quả nghiên cứu cũng chứng minh việc mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng là những món Ďồ nhỏ, có giá trị thấp như quần áo, Ďồ dùng trong nhà, mặt hàng liên quan Ďến âm nhạc và quà tặng. Mai & cộng sự (2003) cũng nhận thấy rằng, Ďịnh hướng chủ nghĩa cá nhân có mối quan hệ tích cực với việc mua hàng ngẫu hứng, tuy nhiên, không có mối quan hệ tiêu cực Ďáng kể giữa Ďịnh hướng chủ nghĩa tập thể và hành vi mua hàng ngẫu hứng. Có thể thấy, quá trình chuyển Ďổi kinh tế ở Việt Nam Ďã ảnh hưởng Ďến giá trị, thái Ďộ và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng, Ďiều này Ďã dẫn Ďến sự tồn tại chung của chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân ở người tiêu dùng, cái sau dường như là ngày càng tăng và ảnh hưởng Ďáng kể Ďến hành vi mua hàng ngẫu hứng. Điều này góp phần tạo tiền Ďề và khuyến khích nghiên cứu về hành vi mua hàng ngẫu hứng tại các thị trường mới nổi như Việt Nam, bất chấp văn hoá theo chủ nghĩa tập thể Ďiển hình của người tiêu dùng châu Á. Từ những phân tích ở trên, hành vi mua hàng ngẫu hứng thể hiện rõ những Ďặc Ďiểm như sau: là hành vi mua hàng không có kế hoạch, xảy ra khi người mua hàng tiếp xúc với một sự kích thích và trải nghiệm một sự thôi thúc bất chợt Ďể mua hàng, mang tính cảm tính hơn là lí tính. Cụ thể hơn, hành vi mua hàng ngẫu hứng ở Ďây sẽ Ďược Ďề cập trong bối cảnh nghiên cứu về thời trang nhanh tại Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng, việc tiêu thụ hàng hoá thời trang nhanh - một mô hình hoạt Ďộng kinh doanh có hại cho môi trường - vẫn tiếp tục gia tăng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các sàn thương mại Ďiện tử như Shopee, Lazada, Amazon, Taobao… Mô hình kinh doanh thời trang nhanh mang Ďến những xu hướng thời trang mới nhất Ďồng thời Ďáp ứng linh hoạt nhu cầu của người tiêu dùng với giá cả phải chăng. Đồng thời, sản xuất Ďúng lúc sẽ khuếch Ďại các xu hướng thời trang dẫn Ďến tiêu dùng quá mức và tạo ra lãng phí thời trang. Vậy nên, việc nghiên cứu hành vi mua hàng ngẫu hứng Ďối với sản phẩm thời trang nhanh là cần thiết nhằm Ďáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường và nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 3.2. Các yếu tố tác động đến hành vi mua hàng ngẫu hứng - Nhu cầu thuộc về Có nhiều Ďịnh nghĩa về nhu cầu thuộc về, như nhu cầu thuộc về là một nguồn Ďộng lực mang tính nền tảng là muốn bản thân Ďược chấp nhận trong những mối quan hệ với người khác và là một phần của các nhóm xã hội (Baumeister, 2012); hay nhu cầu thuộc về là nhu cầu tích cực, hạnh phúc và mang ý nghĩa lớn lao với những người trong mối quan hệ ấy (Allen & cộng sự, 2021). Nhu cầu thuộc về còn Ďược xem là ―bàn tay vô hình‖ và ―lí thuyết cơ bản‖ giúp giải thích một loạt các hiện tượng trong tâm lí (Gabriel, 2021). Và theo Pickett (2004), nhu cầu thuộc về là Ďộng lực cơ bản của con người, hình thành nên nhận thức, cảm xúc và Ďịnh hướng hành vi. 1520
  7. Tựu trung, Ďể Ďịnh nghĩa phù hợp và Ďầy Ďủ nhất, thì nhu cầu thuộc về là Ďộng lực Ďể hình thành và duy trì mối quan hệ mạnh mẽ, ổn Ďịnh với người khác. Nhu cầu thuộc về là Ďộng lực cơ bản và cực kỳ lan toả của con người, những người có nhu cầu thuộc về cao sẽ nỗ lực nhiều hơn Ďể nâng cao kết nối xã hội của mình. Nhu cầu này Ďược Ďáp ứng khi người ta có thể thường xuyên tham gia, có tương tác tích cực và có ảnh hưởng trong một nhóm ổn Ďịnh (Baumeister và Leary, 2017). Và theo giả thuyết về sự thuộc về (Baumeister và Leary, 2017), nhu cầu thuộc về có nhiều tác Ďộng Ďến nhận thức, cảm xúc và hành vi của con người, những cá nhân có mức Ďộ nhu cầu thuộc về cao sẽ chú ý nhiều hơn Ďến tương tác giữa các cá nhân và kết nối xã hội với người khác. Do Ďó, xét trong bối cảnh mua hàng, nhu cầu thuộc về có thể thúc Ďẩy người tiêu dùng mua các sản phẩm hoặc dịch vụ thể hiện bản sắc hoặc giá trị của họ. Người tiêu dùng có thể mua hàng Ďể tìm kiếm sự công nhận hoặc ngưỡng mộ của người khác. Kacen và Lee (2002) cũng nhận Ďịnh, hành vi mua hàng ngẫu hứng Ďược kích thích bởi nhu cầu thuộc về. Cụ thể, khi người tiêu dùng tin rằng việc mua hàng ngẫu hứng của họ Ďược xã hội chấp nhận, họ càng có xu hướng gia tăng hành vi này. Hơn nữa, theo Paravati & cộng sự (2021), khi bản thân không duy trì Ďược các mối quan hệ xã hội, nhu cầu thuộc về sẽ không Ďược thoả mãn, dẫn Ďến nhiều hậu quả về tâm lí, thể chất và bệnh lí trong Ďó có FOMO. Bên cạnh Ďó, nhu cầu thuộc về cũng có thể khiến người tiêu dùng mua sắm theo Ďám Ďông. Khi mọi người xung quanh Ďang mua một sản phẩm nào Ďó, họ có thể cảm thấy bị áp lực phải mua sản phẩm Ďó Ďể không bị lạc lõng. Do Ďó, thật hợp lí khi cho rằng những người có nhu cầu thuộc về cao sẽ có mức FOMO cao. Tức là nhu cầu thuộc về có thể dự Ďoán Ďược FOMO. Bằng chứng thực nghiệm với các phương pháp và mẫu khác nhau Ďã hỗ trợ cho quan Ďiểm này. Ví dụ: một nghiên cứu cắt ngang cho thấy nhu cầu thuộc về có mối liên hệ tích cực với FOMO (Beyen & cộng sự, 2016). Ngoài ra, một nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng FoMO có mối liên hệ chặt chẽ với nhu cầu Ďược thuộc về. Dựa vào các lập luận trên, chúng tôi Ďề xuất giả thuyết sau: H1: Nhu cầu thuộc về tác động t ch cực đến hành vi mua hàng ngẫu hứng. H2: Nhu cầu thuộc về tác động t ch cực đến FOMO. - S han hiếm Sự khan hiếm bắt nguồn từ sự mất cân Ďối giữa cung và cầu dẫn Ďến thiếu hụt (Kristofferson & cộng sự, 2017). Trong tiếp thị, sự khan hiếm có thể Ďược Ďịnh nghĩa là một sản phẩm có sẵn trong một thời gian hoặc số lượng giới hạn (Jang & cộng sự, 2015). Thông tin về tính hạn chế của sản phẩm có thể truyền Ďạt tới người tiêu dùng bằng cách sử dụng tuyên bố bằng văn bản hoặc tuyên bố trực quan (Joensuu-Salo & cộng sự, 2018). Thời gian có hạn có nghĩa là ưu Ďãi sản phẩm sẽ hết hạn sau một thời gian Ďược xác Ďịnh. Sự khan hiếm có tác Ďộng tích cực Ďến việc mua hàng ngẫu hứng trong bối cảnh tiêu dùng thời trang nhanh (Gupta và Gentry, 2019). Theo Ďó, vì sản phẩm 1521
  8. mang tính khan hiếm nên người tiêu dùng có thể cảm thấy áp lực phải mua sản phẩm Ďó ngay lập tức (Tokatli, 2008). Khi người tiêu dùng bị cám dỗ bởi cảm xúc của họ khi mua hàng trong môi trường bán lẻ thời trang nhanh mà không cần lập kế hoạch hoặc bằng cách sử dụng sự kiểm soát hợp lí, họ Ďang tham gia vào hành vi mua hàng ngẫu hứng (Bhardwaj và Fairhurst, 2010). Ngoài ra, bài nghiên cứu còn sử dụng mô hình khan hiếm Ďược phát triển từ mô hình S-O-R bởi Wu & cộng sự (2012). Mô hình S-O-R khẳng Ďịnh rằng, các kích thích từ môi trường ảnh hưởng Ďến phản ứng cảm xúc và nhận thức của một cá nhân, từ Ďó ảnh hưởng Ďến hành vi cá nhân (Lee và Yun, 2015; Wu và Li, 2018). Tín hiệu từ môi trường (S) là tác nhân kích thích người tiêu dùng và Ďề cập Ďến kích thích tiếp thị và/ hoặc kích thích tình huống. Chủ thể (O) là một trạng thái bên trong của một cá nhân, Ďược thể hiện bằng các trạng thái cảm xúc và nhận thức. Nó cũng Ďược coi là trạng thái trung gian giữa kích thích và phản ứng. Yếu tố cuối cùng trong mô hình S-O-R là phản hồi (R) cũng có thể Ďược gọi là hành vi (Kamboj & cộng sự, 2018). Mô hình S-O-R Ďã Ďược sử dụng Ďể giải thích mối quan hệ giữa sự khan hiếm và hành vi mua hàng ngẫu hứng (Chen và Yao, 2018; Islam & cộng sự, 2021) và do Ďó, Ďược coi là thích hợp Ďể nghiên cứu này áp dụng và Ďịnh hướng con Ďường của môi trường Ďối với việc mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng trong bối cảnh tiêu dùng thời trang nhanh. Từ lập luận trên, nhóm nghiên cứu Ďưa ra giả thuyết sau: H3: Sự khan hiếm sản phẩm thời trang nhanh tác động t ch cực đến hành vi mua sắm ngẫu hứng. H4: Sự khan hiếm sản phẩm thời trang nhanh tác động t ch cực đến FOMO. - FOMO FOMO Ďược Ďịnh nghĩa là một loại cảm xúc (Hayran & cộng sự, 2020; Zhang & cộng sự, 2020), mô tả sự lo lắng của người tiêu dùng về việc bỏ lỡ cơ hội hoặc trải nghiệm mà người khác có. Theo Kang và Ma (2020), FOMO thường liên quan Ďến hành vi tiêu dùng quá mức, ví dụ như hành vi tiêu dùng theo trào lưu, tiêu dùng hàng xa xỉ (Argan & cộng sự, 2022) và việc mua hàng chịu ảnh hưởng của người nổi tiếng (Kang & cộng sự, 2019). Một số nghiên cứu cũng xem xét mối quan hệ giữa FOMO, mạng xã hội và hành vi tiêu dùng (Argan và Tokay-Argan, 2018). Thuật ngữ FOMO Ďang trở nên phổ biến hơn vì ngày càng nhiều các cá nhân Ďang theo Ďuổi lối sống quá mức (Alt, 2015). Trong nghiên cứu này, FOMO Ďược bối cảnh hoá là nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội mua sản phẩm thời trang nhanh. Đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nỗi sợ bỏ lỡ của người tiêu dùng sẽ gây ra hành vi mua hàng ngẫu hứng. Việc mua hàng ngẫu hứng có thể Ďược gây ra bởi các kích thích bên ngoài và cảm xúc cá nhân (Ahmed & cộng sự, 2020). Do Ďó, xét trong bối cảnh tiêu dùng sản phẩm thời trang nhanh, FOMO là nhân tố thúc Ďẩy người tiêu dùng có hành vi mua hàng ngẫu hứng. 1522
  9. Dựa vào lập luận trên, chúng tôi Ďề xuất giả thuyết sau: H5: FOMO tác động t ch cực đến hành vi mua hàng ngẫu hứng Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 4. Bài học rút ra từ mô hình nghiên cứu 4.1. Đối với nhu cầu thuộc về Đối với các nhà hoạch Ďịnh chính sách, cần có các chương trình, chính sách hỗ trợ việc xây dựng mối quan hệ xã hội. Các mối quan hệ xã hội lành mạnh có thể giúp Ďáp ứng nhu cầu thuộc về của con người. Những chương trình hỗ trợ cộng Ďồng, thúc Ďẩy hoạt Ďộng ngoại khoá,... có thể tạo sự kết nối và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh trong xã hội, cộng Ďồng. Các chính sách cụ thể cần Ďược thiết kế phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của từng quốc gia, khu vực. Tuy nhiên, việc hiểu Ďược mối quan hệ giữa nhu cầu thuộc về với FOMO và hành vi mua hàng ngẫu hứng có thể giúp các nhà hoạch Ďịnh chính sách thiết kế các chương trình, chính sách hiệu quả hơn trong việc Ďáp ứng nhu cầu của người dân và giải quyết các vấn Ďề xã hội. Đối với các doanh nghiệp thời trang, họ cần tập trung vào Ďáp ứng nhu cầu thuộc về của khách hàng hơn bằng cách cung cấp các sản phẩm thời trang phù hợp với xu hướng, mang lại cảm giác mới mẻ và Ďộc Ďáo. Doanh nghiệp thời trang nhanh có thể tận dụng FOMO bằng cách Ďưa ra các sản phẩm Ďộc quyền, các chương trình khuyến mãi giới hạn. Điều này cũng giúp hạn chế tác Ďộng xấu của thời trang nhanh Ďối với môi trường do sản xuất sản phẩm một cách ồ ạt. Các doanh nghiệp thời trang nói chung cần nhận thức Ďược vai trò quan trọng của Ďộng lực bên trong là nhu cầu thuộc về. Do Ďó, các doanh nghiệp thời trang bền vững ngoài chú trọng vào chất lượng sản phẩm còn phải tạo ra các sản phẩm phù hợp với xu hướng. Trải nghiệm, dịch vụ mua sắm hấp dẫn cũng có thể giúp người tiêu dùng cảm thấy Ďược kết nối với thương hiệu và cộng Ďồng. Các doanh nghiệp có thể tạo các trải nghiệm mua sắm thú vị bằng cách thiết kế cửa hàng thân thiện với khách hàng, tổ chức các sự kiện hoặc hoạt Ďộng cộng Ďồng. Mối quan hệ, sự gắn kết giữa người tiêu dùng với nhau sẽ tạo cộng Ďồng mạnh mẽ trong chính doanh nghiệp Ďó. Việc hiểu và vận dụng Ďược yếu tố nhu cầu thuộc về sẽ giúp các doanh nghiệp thời trang thiết kế các chiến lược hiệu quả hơn trong thúc Ďẩy doanh số bán hàng, xây dựng cộng Ďồng và lòng trung thành của khách hàng. 1523
  10. 4.2. Đối với s han hiếm Trong thời Ďại công nghệ số phát triển nhanh chóng, các sản phẩm thời trang nhanh cũng ngày càng gia tăng cả về quy mô và mẫu mã, Ďáp ứng Ďược thị hiếu của người tiêu dùng và Ďiều này dẫn Ďến mối lo ngại Ďáng kể cho các nhà hoạch Ďịnh chính sách về bảo vệ môi trường. Vậy nên, các nhà hoạch Ďịnh chính sách cần Ďưa ra các giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tác Ďộng xấu của thời trang nhanh Ďối với môi trường và sức khoẻ tinh thần. Đồng thời sử dụng các kênh truyền thông Ďể chia sẻ thông tin về quá trình sản xuất, nguồn gốc của các sản phẩm thời trang nhanh và hậu quả của nó khi người tiêu dùng mua sắm nhanh, không có kế hoạch nhằm làm giảm tác Ďộng của nhận thức khan hiếm và FOMO của người tiêu dùng. Bên cạnh Ďó, các nhà hoạch Ďịnh có thể Ďưa ra các biện pháp nhằm khuyến khích tiêu dùng sản phẩm bền vững như giảm thuế giá trị gia tăng, giảm thuế xuất - nhập khẩu Ďối với các mặt hàng ―xanh‖, từ Ďó mở rộng nguồn cung sản phẩm thời trang và làm giảm sự khan hiếm của sản phẩm. Bên cạnh Ďó, khuyến khích các chương trình Ďổi sản phẩm cũ lấy sản phẩm mới Ďể tăng cường chu kỳ tái chế, làm tăng vòng Ďời của các sản phẩm thời trang, Ďồng thời tăng nhận thức khách hàng về việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững. Đối với các doanh nghiệp thời trang, với nhận thức ngày càng tăng của người tiêu dùng thế hệ X, Y, Z thì việc chú trọng vào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là Ďiều cần thiết. Các doanh nghiệp thời trang bền vững có thể dựa vào cơ chế tác Ďộng của sự khan hiếm và FOMO Ďến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng bằng cách tăng cường tiếp xúc của khách hàng với các thông tin về chương trình khuyến mãi, hậu mãi; booking giới thiệu sản phẩm từ KOL, KOC, digital banner,... giúp khách hàng có thể tiếp xúc nhanh nhất với các thông tin về sản phẩm, dịch vụ Ďược doanh nghiệp cung cấp. Việc làm này cũng sẽ thôi thúc nhận thức khan hiếm của khách hàng và lo lắng sẽ bỏ lỡ sản phẩm và do Ďó, dẫn Ďến hành vi mua hàng nhanh chóng của người tiêu dùng. Doanh nghiệp có thể tạo nguồn Ďộng lực cho khách hàng qua sự khan hiếm bằng chương trình dành cho khách hàng thân thiết. Chương trình này có thể bao gồm việc cung cấp mã giảm giá riêng, quyền truy cập Ďộc quyền vào các sản phẩm mới trước khi ra mắt trên thị trường chung, chương trình tích Ďiểm Ďể Ďổi lấy những ưu Ďãi Ďặc biệt hấp dẫn. Điều này không chỉ tạo ra Ďộng lực và lợi ích cụ thể cho khách hàng mà còn làm tăng lòng trung thành và sự quan tâm sát sao của khách hàng. Doanh nghiệp cũng có thể thúc Ďẩy sự cạnh tranh mua hàng của khách hàng dựa trên nguyên lí hoạt Ďộng của hiệu ứng tâm lí FOMO. Tạo sự khan hiếm trong sản phẩm không chỉ một phần giúp chứng minh sản phẩm là chất lượng, việc Ďó còn khiến khách hàng cảm thấy rằng họ Ďang cạnh tranh với nhiều người khác Ďể sở hữu sản phẩm Ďó. Bên cạnh Ďó, các doanh nghiệp thời trang nhanh cũng có thể phát triển mô hình kinh doanh của mình dựa trên cơ chế tác Ďộng trên, tuy nhiên cần chú trọng thêm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có 1524
  11. thể Ďẩy mạnh truyền thông thương hiệu và Ďáp ứng phù hợp với nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. 5. Kết luận và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai Trong nghiên cứu này, chúng tôi Ďã tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng Ďến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng, trong Ďó, yếu tố FOMO Ďóng vai trò trung gian. Tuỳ vào từng cá nhân với các mức Ďộ FOMO khác nhau, các yếu tố nhu cầu thuộc về và sự khan hiếm sẽ tác Ďộng ít hay nhiều Ďến hành vi mua hàng ngẫu hứng. Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung khoảng trống cho mô hình tác Ďộng của FOMO Ďến hành vi của người tiêu dùng, Ďồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, việc mua hàng thời trang của người tiêu dùng không chỉ gói gọn trong Ďặc tính của sản phẩm, mà thay vào Ďó, các yếu tố về mặt tâm lí, cảm xúc khi mua hàng cũng có tác Ďộng rất lớn. Ở Ďây, bài nghiên cứu có Ďề cập Ďến hai yếu tố ảnh hưởng chính là nhu cầu thuộc về liên quan trực tiếp Ďến Ďộng lực bên trong và sự khan hiếm liên quan Ďến Ďộng lực từ bên ngoài của người tiêu dùng. Nghiên cứu tương lai, chúng tôi sẽ tập trung vào việc kiểm Ďịnh mô hình Ďề kiểm Ďịnh các yếu tố ảnh hưởng Ďến hành vi người tiêu dùng và kiểm Ďịnh vai trò trung gian của FOMO. Kết quả nghiên cứu Ďịnh lượng trong tương lai sẽ bổ sung cho nghiên cứu này một cách mạnh mẽ hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmed, R. R., Streimikiene, D., Rolle, J. A. & Duc, P. A. (2020). The COVID-19 pandemic and the antecedants for the impulse buying behavior of US Citizens. Journal of competitiveness, (3). 2. Alfina, Hartini, S. & Mardhiyah, D. (2023). FOMO related consumer behaviour in marketing context: A systematic literature review. Cogent Business & Management, 10 (3), 2250033. 3. Allen, K. A., Arslan, G., Craig, H., Arefi, S., Yaghoobzadeh, A. & Sharif Nia, H. (2021). The psychometric evaluation of the sense of belonging instrument (SOBI) with Iranian older adults. BMC geriatrics, 21, 1-8. 4. Alt, D. (2015). College students‘ academic motivation, media engagement and fear of missing out. Computers in human behavior, 49, 111-119. 5. Appel, M., Krisch, N., Stein, J. P. & Weber, S. (2019). Smartphone zombies! Pedestrians‘ distracted walking as a function of their fear of missing out. Journal of Environmental Psychology, 63, 130-133. 6. Argan, M., Argan, M. T., Ayd noğlu, N. Z. & Özer, A. (2022). The delicate balance of social influences on consumption: A comprehensive model of consumer-centric fear of missing out. Personality and Individual Differences, 194, 111638. 7. Baumeister, R. F. & Leary, M. R. (2017). The need to belong: Desire for interpersonal attachments as a fundamental human motivation. Interpersonal development, 57-89. 1525
  12. 8. Baumeister, R. F. (2012). Need-to-belong theory. Handbook of theories of social psychology, 2, 121-140. 9. Beatty, S. E. & Ferrell, M. E. (1998). Impulse buying: Modeling its precursors. Journal of retailing, 74 (2): 169-191. 10. Beyens, I., Frison, E. & Eggermont, S. (2016). ―I don‘t want to miss a thing‖: Adolescents‘ fear of missing out and its relationship to adolescents‘ social needs, Facebook use, and Facebook related stress. Computers in human behavior, 64, 1-8. 11. Bhardwaj, V. & Fairhurst, A. (2010). Fast fashion: response to changes in the fashion industry. The international review of retail, distribution and consumer research, 20 (1): 165-173.. 12. Błachnio, A. & Przepiórka, A. (2018). Facebook intrusion, fear of missing out, narcissism, and life satisfaction: A cross-sectional study. Psychiatry research, 259, 514-519. 13. Chang, H. J., Eckman, M. & Yan, R. N. (2011). Application of the Stimulus-Organism-Response model to the retail environment: the role of hedonic motivation in impulse buying behavior. The International review of retail, distribution and consumer research, 21 (3): 233-249. 14. Chan Van Huynh, Hai Thanh Phan, Thuy Doan Hua, Thuy-Hien Nguyen- Thi, Vinh-Long Tran-Chi (2022). Relationship between the fear of missing out and loneliness among Vietnamese university students in COVID-19 pandemic. Pegem Journal of Education and Instruction, 12 (3): 44-48. 15. Chen, C. C. & Yao, J. Y. (2018). What drives impulse buying behaviors in a mobile auction? The perspective of the Stimulus-Organism-Response model. Telematics and Informatics, 35 (5): 1249-1262. 16. Dittmar, H., Beattie, J. & Friese, S. (1995). Gender identity and material symbols: Objects and decision considerations in impulse purchases. Journal of economic psychology, 16 (3): 491-511. 17. DOAN, T. N. Q. & LEE, H. T. (2023). Relationships between FoMO, Flow, and Impulse Purchase: Focusing on TikTok Social-commerce Platform. Journal of Distribution Science, 21 (11): 91-101. 18. Dogan, V. (2019). Why do people experience the fear of missing out (FoMO)? Exposing the link between the self and the FoMO through self- construal. Journal of Cross-Cultural Psychology, 50 (4): 524-538. 19. Dykman, A. (2012). The fear of missing out. Forbes. 20. Gabriel, S. (2021). Reflections on the 25th anniversary of Baumeister & Leary‘s seminal paper on the need to belong. Self and Identity, 20 (1): 1-5. 22. Gupta, S. & Gentry, J. W. (2019). ‗Should I Buy, Hoard, or Hide?‘- Consumers‘ responses to perceived scarcity. The International Review of Retail, Distribution and Consumer Research, 29 (2): 178-197. 1526
  13. 23. Hayran, C., Anik, L. & Gürhan-Canli, Z. (2020). A threat to loyalty: Fear of missing out (FOMO) leads to reluctance to repeat current experiences. PLoS One, 15 (4), e0232318… 24. Islam, T., Pitafi, A. H., Arya, V., Wang, Y., Akhtar, N., Mubarik, S. & Xiaobei, L. (2021). Panic buying in the COVID-19 pandemic: A multi-country examination. Journal of Retailing and Consumer Services, 59, 102357. 24. Iyer, Easwar S. ―Unplanned Purchasing: Knowledge of shopping environment and‖. Journal of retailing 65.1 (1989): 40. 26. Jang, W. E., Ko, Y. J., Morris, J. D. & Chang, Y. (2015). Scarcity message effects on consumption behavior: Limited edition product considerations. Psychology & Marketing, 32 (10): 989-1001. 27. Joensuu-Salo, S., Sorama, K., Viljamaa, A. & Varamäki, E. (2018). Firm performance among internationalized SMEs: The interplay of market orientation, marketing capability and digitalization. Administrative sciences, 8 (3): 31. 29. Kacen, J. J. & Lee, J. A. (2002). The influence of culture on consumer impulsive buying behavior. Journal of consumer psychology, 12 (2): 163-176. 30. Kamboj, S., Sarmah, B., Gupta, S. & Dwivedi, Y. (2018). Examining branding co-creation in brand communities on social media: Applying the paradigm of Stimulus-Organism-Response. International Journal of Information Management, 39, 169-185. 31. Kang, I. & Ma, I. (2020). A study on bandwagon consumption behavior based on fear of missing out and product characteristics. Sustainability, 12 (6): 2441. 32. Kang, I., Son, J. & Koo, J. (2019). Evaluation of culturally symbolic brand: The role of ―fear of missing out‖ phenomenon. Journal of international consumer marketing, 31 (3): 270-286. 33. Kristofferson, K., McFerran, B., Morales, A. C. & Dahl, D. W. (2017). The dark side of scarcity promotions: How exposure to limited-quantity promotions can induce aggression. Journal of Consumer Research, 43 (5): 683-706. 34. Lee, H. J. & Yun, Z. S. (2015). Consumers‘ perceptions of organic food attributes and cognitive and affective attitudes as determinants of their purchase intentions toward organic food. Food quality and preference, 39, 259-267. 35. Mai, N. T. T., Jung, K., Lantz, G. & Loeb, S. G. (2003). An exploratory investigation into impulse buying behavior in a transitional economy: A study of urban consumers in Vietnam. Journal of International Marketing, 11 (2): 13-35. 36. Mittal, S., Chawla, D. & Sondhi, N. (2016). Segmentation of impulse buyers in an emerging market–An exploratory study. Journal of Retailing and Consumer Services, 33, 53-61. 37. Nielsen, 2015, 2016. Global Online Consumer Confidence, Concerns, and Spending Intention 1527
  14. 38. Paravati, E., Naidu, E. & Gabriel, S. (2021). From ―love actually‖ to love, actually: The sociometer takes every kind of fuel. Self and Identity, 20 (1): 6-24. 39. Pickett, C. L., Gardner, W. L. & Knowles, M. (2004). Getting a cue: The need to belong and enhanced sensitivity to social cues. Personality and social psychology bulletin, 30 (9): 1095-1107. 40. Przybylski, A. K., Murayama, K., DeHaan, C. R. & Gladwell, V. (2013). Motivational, emotional, and behavioral correlates of fear of missing out. Computers in human behavior, 29 (4): 1841-1848. 41. Rook, D. W. (1987). The buying impulse. Journal of consumer research, 14 (2): 189-199. 42. Stern, H. (1962). The significance of impulse buying today. Journal of marketing, 26 (2): 59-62. 43. Talwar, S., Dhir, A., Kaur, P., Zafar, N. & Alrasheedy, M. (2019). Why do people share fake news? Associations between the dark side of social media use and fake news sharing behavior. Journal of Retailing and Consumer Services, 51, 72-82. 44. Tandon, A., Dhir, A., Almugren, I., AlNemer, G. N. & Mäntymäki, M. (2021). Fear of missing out (FoMO) among social media users: a systematic literature review, synthesis and framework for future research. Internet Research, 31(3): 782-821. 45. Tokatli, N. (2008). Global sourcing: insights from the global clothing industry-the case of Zara, a fast fashion retailer. Journal of economic Geography, 8 (1): 21-38. 46. Trần Văn Tân, Nguyễn Thị Thu Hồng, Huỳnh Hồng Hạnh, Lò Thị Minh Nguyệt, Ngô Văn Quang (2022). Hội chứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO) trong mua sắm Online của sinh viên khối ngành Kinh tế tại Hà Nội. Tập san Sinh viên nghiên cứu khoa học. 47. Wang, P., Xie, X., Wang, X., Wang, X., Zhao, F., Chu, X., ... & Lei, L. (2018). The need to belong and adolescent authentic self-presentation on SNSs: A moderated mediation model involving FoMO and perceived social support. Personality and Individual Differences, 128, 133-138. 48. Wood, M. (1998). Socio-economic status, delay of gratification, and impulse buying. Journal of economic psychology, 19(3): 295-320. 49. Wu, W. Y., Lu, H. Y., Wu, Y. Y. & Fu, C. S. (2012). The effects of product scarcity and consumers' need for uniqueness on purchase intention. International journal of consumer studies, 36 (3): 263-274. 50. Wu, Y. L. & Li, E. Y. (2018). Marketing mix, customer value, and customer loyalty in social commerce: A stimulus-organism-response perspective. Internet Research, 28 (1): 74-104… 51. Zhang, Z., Jiménez, F. R. & Cicala, J. E. (2020). Fear of missing out scale: A self‐concept perspective. Psychology & Marketing, 37 (11): 1619-1634. 52. Zhou, L. & Wong, A. (2004). Consumer impulse buying and in-store stimuli in Chinese supermarkets. Journal of International Consumer Marketing, 16 (2): 37-53. 1528
  15. MỤC LỤC Trang - Lời nói Ďầu 7 - Phát triển chương trình Ďào tạo ở các trường Ďại học Ďáp ứng mục tiêu phát 8 triển bền vững - Đặng Văn Tiến - Phát huy vai trò của giáo dục và Ďào tạo trong chiến lược phát triển bền 15 vững ở Việt Nam hiện nay - Hoàng Thị Giang - Giáo dục vì mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay - 27 Nguyễn Cẩm Nga - Giáo dục Ďại học trong bối cảnh chuyển Ďổi số - Lê Quốc Diễm 35 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình chuyển Ďổi số trong giáo dục 46 Ďại học hiện nay - Vũ Trà Giang - Chuyển Ďổi số trong giáo dục Ďại học ở Việt Nam hướng tới mục tiêu phát 59 triển bền vững - Lê Trọng Hưng - Nâng cao hiệu quả mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm Ďáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam, 69 hướng tới mục tiêu phát triển bền vững - Lê Thanh Thuỷ - Thực trạng tích hợp giáo dục vì phát triển bền vững trong chương trình học phi 85 chính thức tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng - Trần Thiện Trí - Nâng cao chất lượng Ďào tạo ngành du lịch tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo tiêu chuẩn du lịch ASEAN năm 2023 - 102 Lê Quốc Hưng, Chung Lê Khang - Chuyển Ďổi số trong kế toán - nhu cầu của doanh nghiệp và sự thích ứng từ phía các trường Ďại học - Nguyễn Hồng Nga, Lâm Thị Trúc Linh, 112 Nguyễn Ngọc Thọ, Trần Thị Ánh Hồng - Mức Ďộ nhận thức và kỳ vọng của người học khi quyết Ďịnh lựa chọn các chương trình Ďào tạo cử nhân khối ngành Kinh tế tại Trường Đại học Vinh - 121 Nguyễn Đăng Đức, Bùi Thị Khánh Huyền, Lê Thị Giang - Hợp tác giữa cơ sở giáo dục Ďại học và doanh nghiệp - yếu tố nâng cao chất 139 lượng nguồn nhân lực hiện nay - Đỗ Thị Thu Huyền - Phát triển nguồn nhân lực, thúc Ďẩy Ďầu tư xanh: Vấn Ďề hợp tác giữa Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh và doanh nghiệp hiện nay - 149 Nguyễn Khoa Huy - Chuyển Ďổi kĩ thuật số trong giáo dục do Ďại dịch COVID-19 và bước tiến tiếp theo hướng tới mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam - 158 Lê Thị Thuý Hà - Chuyển Ďổi số trong giáo dục ở Đại học Thái Nguyên - Nguyễn Thị Quế Loan 175 - Chuyển Ďổi số trong dạy học và kiểm tra Ďánh giá tại Trường Đại học Kinh 186 tế Quốc dân - Hoàng Văn Thắng, Phạm Văn Nghĩa - Nghiên cứu năng lực thông tin của sinh viên ngành Kế toán trong bối cảnh 191 chuyển Ďổi số - Trương Thị Hoài, Ngô Ngọc Thu, Trần Thị Ngần 1529
  16. - Tác Ďộng của ai trong dạy và học Ďại học - Phan Thị Thuý Kiều, Lê Thị 206 Hồng Gấm, Nguyễn Tự Trung Nhã, Lê Thanh Mỹ - Trường Đại học Thủ Dầu Một Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Ďáp 215 ứng yêu cầu phát triển kinh tế số tại tỉnh Bình Dương - Vũ Hải Thiên Nga - Các nhân tố ảnh hưởng Ďến quyết Ďịnh lựa chọn chương trình chất lượng 229 cao của sinh viên - Đặng Thị Loan, Bùi Thị Thanh Hương - Thực trạng kĩ năng tự học của sinh viên Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường 245 Đại học Sư phạm Đà Nẵng - Phạm Minh Tuấn - Phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên nhằm hướng tới Ďạt chuẩn Ďầu ra 253 chung của Trường Đại học Công nghệ Đông Á - Vi Văn Thảo - Vai trò của vốn văn hoá trong hoạt Ďộng khởi nghiệp của sinh viên hiện nay (nghiên cứu trường hợp sinh viên khởi nghiệp tại một số trường Ďại học trên 267 Ďịa bàn Hà Nội) - Lương Thu Trang - Cơ hội khởi nghiệp của sinh viên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - 276 ThS. Hoàng Thị Phương Loan - Tăng cường vai trò quản trị của trường Ďại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp Ďổi mới sáng tạo ở Việt Nam hiện nay - Trần Thị Diên, 288 Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Mạnh Hưng - Chương trình khởi nghiệp cơ sở giáo dục một số nước - Đào Minh Châu 300 - Xây dựng hệ thống giáo dục khởi nghiệp tại các trường Ďại học ở Trung 306 Quốc và Hoa Kỳ - Bài học cho Việt Nam - Nguyễn Quốc Phóng - Giáo dục và kiến thức khởi nghiệp có ảnh hưởng Ďến ý Ďịnh khởi nghiệp? 316 Vai trò trung gian của thái Ďộ khởi nghiệp - Nguyễn Đình Uông - Ảnh hưởng của chất lượng quản trị Ďến bất bình Ďẳng giáo dục tại Việt Nam - Bùi Quang Tuyến, Hoàng Thị Huệ, Nguyễn Thị Bích Trâm, Lê Phan Tuấn 334 Đạt, Nguyễn Linh Ngọc, Nguyễn Tú Tuệ Minh - Quan hệ lao Ďộng tại các trường Ďại học ngoài công lập ở Việt Nam - 349 Trịnh Đình Hậu - Developing a process for enhancing the efficiency of management at Bau Bang high school through digital transformation - Dang Tuan Duy, 356 Nguyen Thi Tra My - Triết lí giáo dục của Hồ Chí Minh về giáo dục - Ďào tạo và sự vận dụng vào Ďào tạo nguồn nhân lực trong nền kinh tế số nhằm phát triển bền vững ở 371 nước ta hiện nay - Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Quốc Sơn - Quan Ďiểm Đại hội XIII của Đảng về phát triển nguồn nhân lực trong nền 390 kinh tế số ở Việt Nam hiện nay - Tạ Thị Năm - Nguồn nhân lực trong nền kinh tế số: Kinh nghiệm một số quốc gia châu Á 402 và khuyến nghị cho Việt Nam - Trần Thị Hồng Cúc, Ngô Thị Thoại An - Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Ďáp ứng yêu cầu chuyển Ďổi số trong 413 doanh nghiệp - Hoàng Cao Thiện - Quản trị nguồn nhân lực xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững - 423 Nguyễn Công Nhật 1530
  17. - Nguồn nhân lực trong xây dựng nền kinh tế số ở Việt Nam: Thực trạng và 432 giải pháp - Lê Văn Tuyên - Quản lí nguồn nhân lực - giải pháp tối ưu hoá nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch hướng tới mục tiêu Net zero của Việt Nam Ďến năm 2050 - 440 Nguyễn Văn Đồng - Quản trị nguồn nhân lực xanh - Xu thế tất yếu cho các doanh nghiệp ở 450 Việt Nam phát triển bền vững trong nền kinh tế số - Đỗ Ngân Hương - Chuyển Ďổi số và việc làm: bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia châu Á - Nguyễn Thị Mai, Huỳnh Nguyễn Vinh, Trương Lê Thảo Ngân, 467 Vũ Nguyễn Kiều Vân, Lâm Nguyễn Như Nguyện, Nguyễn Thảo Nguyên - Phát triển nguồn nhân lực số Ďáp ứng yêu cầu kinh tế số ở thành phố 488 Đà Nẵng - Lâm Bá Hoà, Nguyễn Thị Thu Hà - The effects of human and financial development on climate change vulnerability: A worldwide perspective - Nguyen Hoang Long, Tran Thi 497 Thao Quyen, Nguyen Van Tien Son - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số Ďáp ứng mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay - Hoàng Thị Thu Huyền, 517 Phạm Thị Tường Vi - Nguồn nhân lực trong bối cảnh phát triển kinh tế số ở Việt Nam hiện nay - 527 Hoàng Thị Lan Phương - Phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế số góp phần phát triển bền 537 vững - Đỗ Thị Huyền Thanh - Vận dụng quản trị nguồn nhân lực xanh cho sự phát triển bền vững của doanh 550 nghiệp - Nguyễn Thị Việt Hà, Phạm Thị Thương Diệp - Phát triển nguồn nhân lực số Ďáp ứng yêu cầu chuyển Ďổi số ở 559 Việt Nam - Trần Khánh Linh, Ninh Thị Thu Thuỷ - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam góp phần phát triển 568 kinh tế - Nguyễn Thị Cẩm Vân, Phạm Đức Giáp, Cao Ngọc Thị Quỳnh Trang - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số của 579 Việt Nam - Phạm Thị Hồng Mỵ - Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thông qua phát triển việc làm xanh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam - Hoàng Thị Huệ, 592 Nguyễn Hải Anh, Nguyễn Khánh Hằng, Nguyễn Hải Nam, Nguyễn Cao Hà Trang, Nguyễn Thu Thảo - Nâng cao chất lượng nguồn lực lao Ďộng trong nền kinh tế góp phần phát triển bền vững ở Việt Nam - Đinh Văn Tới, Phan Thị An Phú, Hoàng Thị 606 Thuý Hằng - Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các tỉnh duyên hải miền Trung 616 trong giai Ďoạn hiện nay - Phạm Huy Thành, Nguyễn Văn Hoàn - Giải pháp thu hút nguồn nhân lực số trong quá trình phát triển kinh tế số tại Thành phố Hồ Chí Minh - Phạm Hồng Sơn, Võ Thị Tuyết Như, Lâm Thái Khang, 625 Nguyễn Công Khải 1531
  18. - Những khuyến nghị về phát triển nguồn nhân lực Ďáp ứng thực tiễn phát triển nền kinh tế xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Nguyễn Trần 633 Khai Quốc - Phát triển nguồn nhân lực du lịch - cơ sở phát triển du lịch bền vững tại 653 Hà Giang - Hoàng Thị Lan - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai Ďoạn số hoá ngành Ngân hàng - Phạm Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Thu 666 - Đổi mới nhân lực khu vực công trong nền kinh tế số nhằm Ďáp ứng phát 680 triển bền vững - Phạm Thị Bích Thuỷ - Đào tạo nguồn nhân lực Ďối với ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong 691 bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thị Hằng - Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình và bài toán nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững theo xu hướng kinh tế xanh - Lê Văn Tấn, 703 Nguyễn Thị Hưởng, Hoàng Thị Thêm, Mai Thuận Lợi - Phát triển nguồn nhân lực dẫn chương trình sự kiện du lịch chất lượng cao 716 trong giai Ďoạn hiện nay - Hồ Lưu Phúc - Thực trạng và những vấn Ďề Ďặt ra Ďối với nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi Việt Nam trước thách thức của cuộc cách mạng 726 công nghiệp 4.0 - Trần Cao Nguyên, Lê Văn Giáp - Biểu Ďồ phát triển nguồn nhân lực Việt Nam: Chiến lược ―Ďầu tư xanh‖ cho 734 tương lai bền vững - Lê Văn Hải - Tín dụng xanh tại một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam - Lê Thuỳ Dung, 746 Võ Hoàng Diễm Trinh, Thân Thị Bình - Tăng trưởng tín dụng và mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp 761 tại Hậu Giang - Phạm Minh Trí, Nguyễn Quốc Bình, Cao Thị Nhân Anh - Một số Ďề xuất thúc Ďẩy phát triển thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam - 778 Nguyễn Văn Đán, Nguyễn Thị Anh Thi - Phát triển trái phiếu xanh thúc Ďẩy phát triển tài chính xanh ở Việt Nam hiện 788 nay - Phạm Thị Mai Hương, Nguyễn Anh Đức, Võ Thị Minh Tâm - Phát triển tài chính xanh tại Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững - 802 TS. Đường Thị Quỳnh Liên - Phát triển thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững 811 tại Việt Nam - Nguyễn Võ Tuyết Trinh - Chiến lược và sáng kiến do các công ty kiểm toán thực hiện nhằm thúc Ďẩy 821 phát triển tài chính xanh ở Việt Nam - Ngọ Minh Trang - Kinh nghiệm quốc tế phát triển tài chính xanh hướng tới mục tiêu phát triển 838 bền vững - Nguyễn Hồng Hạnh - Tài chính toàn diện và dân trí tài chính trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam - 845 Nguyễn Ngọc Duẩn, Lại Quỳnh Anh - Hoàn thiện các quy Ďịnh pháp luật về ưu Ďãi thuế thu nhập doanh nghiệp 861 cho Ďầu tư xanh ở Việt Nam - Đinh Văn Linh - Chuyển Ďổi số với bảo vệ và cải thiện môi trường ở Việt Nam - Bùi Phan 869 Nhã Khanh, Bùi Quang Bình 1532
  19. - Chuyển Ďổi số trong doanh nghiệp hướng Ďến mục tiêu tăng trưởng bền 880 vững - Phan Thị Thu Hà - Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các doanh nghiệp thuộc ngành bán lẻ trong bối cảnh nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức - 888 Nguyễn Minh Huyền, Bùi Huyền Anh, Nguyễn Trang Thu - Chuyển Ďổi số - giải pháp cho phát triển bền vững trong doanh nghiệp nhỏ và 904 vừa do nữ làm chủ trên Ďịa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Thị Diệu Linh - Sự tham gia của cộng Ďồng dân cư trong việc chuyển Ďổi số Ďể phát triển du 918 lịch bền vững tại tỉnh Long An - Hà Nam Khánh Giao, Nguyễn Thị Kim Ngân - Phương pháp phân tích nhân tố khám phá xác Ďịnh các nhân tố ảnh hưởng Ďến quá trình chuyển Ďổi số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên Ďịa bàn 935 tỉnh Hải Dương - Phạm Văn Nghĩa, Hoàng Văn Thắng - Chuyển Ďổi mô hình kinh doanh theo hướng kinh tế tuần hoàn dựa trên chuyển 950 Ďổi số của doanh nghiệp Đà Nẵng - Bùi Quang Bình, Nguyễn Trường Minh - Xu hướng phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam - Nguyễn Phan Yến Phương 964 - Thu hút vốn Ďầu tư trực tiếp nước ngoài xanh tỉnh Nghệ An - Nguyễn Lan Anh, 973 Đinh Văn Tới, Hoàng Thị Thuý Hằng, Lê Bảo Ngọc - Thực trạng thu hút vốn Ďầu tư trực tiếp nước ngoài xanh tại Việt Nam và 988 bài học kinh nghiệm từ quốc tế - Hoàng Võ Hằng Phương, Ngô Quang - Phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh - Kinh nghiệm quốc tế và bài học 999 cho Việt Nam - Bùi Thị Hồng Chinh - Phát triển du lịch xanh tại Pù Luông, Thanh Hoá: Tiềm năng và một số vấn Ďề Ďặt ra giai Ďoạn hiện nay - Lê Văn Tấn, Hoàng Hồng Anh, Hoàng Thị Thêm, 1010 Trịnh Thị Thuyết, Mai Thuận Lợi - Du lịch xanh tại Việt Nam: Lí thuyết Ďến thực tiễn - Lê Hữu Nghĩa 1023 - Phát triển du lịch sinh thái tại Phá Hạc Hải thuộc huyện Lệ Thuỷ và huyện 1035 Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - Phan Nữ Ý Anh, Võ Thị Nho - Xây dựng năng lực cộng Ďồng trong phát triển bền vững du lịch sinh thái: Trường hợp phường Thuỷ Biều, thành phố Huế - Nguyễn Đoàn Hạnh Dung, 1047 Bạch Thị Thu Hà - Tác Ďộng của ESG Ďến niềm tin thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng ở doanh nghiệp FNB: Nghiên cứu tại nội thành Hà Nội - Lê Thanh Tâm, 1064 Phạm Hà Thanh, Tạ Ngọc Anh, Trần Hà Trang, Nguyễn Mỹ Thảo, Vũ Minh Trang - Các nhân tố ảnh hưởng Ďến công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 1094 Phạm Thị Xuân Thảo, Trương Thị Mỹ Liên, Nguyễn Thị Bích Nhi - Thực hành môi trường, xã hội và quản trị trong các doanh nghiệp logistic 1106 tại Việt Nam - Đoàn Thị Thanh Hoà, Trương Thị Nhi, Nguyễn Văn Tiến Sơn - Xây dựng quan hệ lao Ďộng hài hoà trong các doanh nghiệp FDI ở tỉnh 1114 Thừa Thiên Huế - Nguyễn Hữu Lợi - Thu hút FDI xanh gắn với chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của 1127 Việt Nam - Triệu Văn Huấn 1533
  20. - Giải pháp thúc Ďẩy quản trị công xanh tại Việt Nam - Phan Thị Thanh Trúc, 1138 Nguyễn Thị Thu Hà - Trách nhiệm của doanh nhân Việt Nam trong phát triển kinh tế xanh ở Việt 1152 Nam hiện nay - Hoàng Thu Trang, Nguyễn Thị Thanh Thương - Tăng trưởng xanh ở các quốc gia châu Á: Vai trò của Ďầu tư tư nhân - Nguyễn Thị Mai, Huỳnh Nguyễn Vinh, Nguyễn Thái Nguyên, Lê Thị Cẩm 1164 Ly, Thái Nhật Huy, Huỳnh Phan Hoài Hạ, Phan Thế Thuỳ Linh - Thực trạng và giải pháp kinh tế xanh vì môi trường bền vững ở Việt Nam: một số lý luận và thực tiễn - Trần Thái Yên, Nguyễn Đắc Hậu, 1178 Phan Thị Thanh Bình, Trần Thị Vân - Dự Ďoán các yếu tố tác Ďộng ý Ďịnh mua xanh Ďối với Ďổi mới sinh thái và sản phẩm xanh: Nghiên cứu ở thành phố Đà Nẵng - Việt Nam - Lê Thị Kim Tuyết, 1190 Nguyễn Thành Nhân, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Trà My - Ảnh hưởng của hạ tầng viễn thông di Ďộng Ďến tăng trưởng xanh ở 1214 Việt Nam - Vũ Lê Huy - Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam với vấn Ďề thực thi các 1223 cam kết về môi trường trong Evfta - Lữ Thị Ngọc Diệp - Thực hiện kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững trên Ďịa bàn 1238 thành phố Đà Nẵng - Nguyễn Thị Thu Hà - Thúc Ďẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp Việt Nam - 1251 Nguyễn Thị Hạnh, Hoàng Bảo Ngọc - Ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong chăn nuôi bò thịt góp phần phát triển tăng trưởng xanh bền vững ở Việt Nam - Hoàng Anh Tuấn, Võ Thị Hải Lê, 1264 Bùi Hữu Đoàn - Phát triển kinh tế tuần hoàn cho ngành Cà phê ở Việt Nam - Lương Thị 1276 Quỳnh Mai - Trần Thị Hồng Lam - Thị trường tín chỉ carbon: khởi Ďầu mới cho ngành Lâm nghiệp Việt Nam - 1285 Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Trương Thị Nhi, Nguyễn Thị Diễm - Phát thải khí nhà kính và mục tiêu Net zero tại Việt Nam - Nguyễn Thị Ánh Ngọc, 1297 Lê Tuấn Mãnh - Hướng tới phát thải về 0 (Netzero): Kinh nghiệm từ các quốc gia, thực trạng 1311 và bài học cho Việt Nam - Nguyễn Lê Hương Trà, Nguyễn Quốc Phóng - Thực trạng dấu chân carbon ở Việt Nam - Trần Thị Thuý Ngọc, Trần Thị 1323 Hoàng Yến - Nâng cao công tác quản lí nhà nước Ďối với phát triển bền vững môi trường 1335 không khí ở tỉnh Quảng Trị - Nguyễn Hữu Nguyên Xuân, Mai Thị Như Thuỷ - Biến Ďổi khí hậu có thúc Ďẩy tự do hoá thương mại? Nghiên cứu Ďiển hình 1351 tại các quốc gia châu Á - Nguyễn Thị Mai, Lương Thắng Kiệt, Võ Thùy Linh, Võ Trần Phương Nga, Nguyễn Tiểu Quỳnh, Cao Tú Vân - Tác Ďộng mở cửa thương mại Ďến ô nhiễm môi trường - Lê Hoàng Đức 1375 - Các yếu tố tác Ďộng Ďến ô nhiễm môi trường ở các nước châu Á - 1386 Nguyễn Vũ Tường Vy, Võ Ngọc Hồng Thanh, Đặng Như Ý, Huỳnh Hiền Hải 1534
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2