Đề bài: Từ bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát, em có suy nghĩ gì về lối <br />
học thi cử của ngày xưa và nay<br />
Bài làm<br />
Bài được sáng tác vào lúc Cao Bá Quát đi thi hương tại trường thi Nam định. Đường công <br />
danh trong bối cảnh đất nước tối hù khiến người nho sĩ lưỡng lự như lạc đường trên “bãi <br />
cát dài”, lẽ nào không lối thoát.<br />
‘Bãi cát dài lại bãi cát dài<br />
Một bước tới kéo lùi một bước<br />
Trời tối đi chẳng nghỉ<br />
Lữ khách rơi nước mắt.<br />
Anh chẳng học phép ông tiên ngủ<br />
Trèo non lội nước oán vô cùng!<br />
Xưa nay kẻ vì danh lợi<br />
Tất tả trên đường lộ<br />
Trước quán rượu gió tạt hơi rượu ngon<br />
Người tỉnh thường ít, kẻ say thì nhiều.<br />
Bãi cát dài, bãi cát dài, tính sao đây?<br />
Đường bằng thì mờ mịt, đường hiểm ác thì nhiều<br />
Nghe ta hát một khúc ca đường cùng<br />
Phương bắc, núi Bắc núi vạn trùng<br />
Phương nam núi Nam sóng vạn đợt<br />
Cớ sao anh vẫn còn đứng thẳng đây trên cát?’<br />
‘Trường sa’, là “bãi cát dài”. Lời dạo trong bốn câu đầu thể hiện lòng quyết tâm của <br />
người lữ khách. Hành nhân với nỗi trong cô đơn tuyệt đối. “Vừa đi vừa ngủ” là một phép <br />
thuật của người tiên để họ đi xa mà không biết mệt. ‘Khúc cùng đồ’ (khúc ca ‘đường <br />
cùng’) là khúc hát của người đang ở bước đường cùng. Ai là người hát khúc cùng đồ?. Đó <br />
là người nho sĩ quyết một lòng ở ẩn không chịu ra làm quan, nếu bị ép thì họ “chuồn” vào <br />
núi. Phương Nam, phương Bắc núi non trùng trùng điệp điệp, người nho sĩ lo sợ gì không <br />
có chổ dung thân. Hậu Hán thư có chép: Pháp Chân bảo viên Thái thú rằng: “nếu ông cứ <br />
bắt tôi ra làm quan thì ở phía bắc thì tôi vào núi Bắc, ở phía nam thì tôi vào núi Nam”. Việt <br />
Nam mình có câu “Đói thì về cạp đất mà ăn”. Tự tin! Bản lĩnh! Khí phách!.<br />
Rất ít khi Cao Bá Quát chịu phung phí lời thơ trong việc tả cảnh, tác giả chịu “xuất <br />
chiêu”, núi non nhấp nhô như sóng biển Đông. Núi non vốn tỉnh, xưa nay như một ước lệ <br />
trong Đường thi, đó là nơi dành cho người ở ẩn, nay với Cao Bá Quát lại trở thành động, <br />
núi liền núi nhấp nhô như sóng vận hành trong yên lặng mà nghe chừng như có tiếng thét <br />
gào của gió phụ họa. Núi tiếp hơi người để nâng cao chí khí của người quân tử đang cố <br />
tìm phương hành động giúp đời . ..<br />
Những câu thơ đầu của "Sa hành đoản ca" mở ra một hiện trạng, một cảnh ngộ và cũng <br />
là sự lên tiếng đầy bức xúc, bức bối của nhân vật trữ tình (Khách tử). Không gian và thời <br />
gian từ những câu thơ trên như đe doạ, như dồn lữ khách tới cái bi thương của hoàn cảnh: <br />
ngày sắp tàn (thời gian) mà không gian vẫn trải mở dằng dặc, mênh mang cát trắng <br />
(trường sa phục trường sa). Thực cảnh "bãi cát dài" ấy đem đến cảm giác thật rùng mình <br />
"Đi một bước như lùi một bước". Hình ảnh "bãi cát dài" vì thế có thể khơi gợi cảm <br />
hứng từ hiện thực khách quan, "được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội, <br />
qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng. Nhưng, hình ảnh "Trường sa phục trường sa" <br />
trong thơ Cao Bá Quát, thực sự bức bách như nỗi ám ảnh tâm tưởng. Thế nên, sự lên <br />
tiếng của nhân vật trữ tình mới quá đỗi chân thực và xúc động: "Khách tử lệ giao lạc" <br />
(Lữ khách trên đường nước mắt rơi).<br />
Từ hình ảnh về con người nhỏ bé, mong manh giữa biển cát cuộc đời (tất nhiên hình <br />
ảnh "trường sa" vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa là một ẩn dụ tượng trưng), bài thơ của <br />
Cao Bá Quát lại mở tiếp ra một cấp độ nữa của cảm xúc và suy tư.<br />
Tứ thơ của "Sa hành đoản ca" trong những câu thơ cuối đang thực sự vận động với nội <br />
lực đầy day dứt, trăn trở như sắp bùng phát cơn bão tố của lòng người:<br />
‘Bãi cát dài, bãi cát dài biết tính sao đây?’<br />
Một câu thơ, một câu hỏi tự nó ngân vang lời bi thiết trước hiện trạng như bế tắc, bần <br />
cùng khi con người đi đường mà chưa tìm ra đường. Chỉ thấy trước mắt: đường thật <br />
nhiều ám ảnh, ghê sợ mà "bước đường bằng phẳng thì mờ mịt"!<br />
"Sa hành đoản ca" của Cao Bá Quát, chợt cất lên tiếng thơ, tiếng hát khởi phát từ lòng <br />
người, thật lạ:<br />
‘Hãy nghe ta hát khúc "đường cùng"<br />
Cái hay và ấn tượng trong những con chữ của Cao Bá Quát là ở chỗ: tác giả dùng chữ "ca" <br />
(hát) chứ không dùng chữ "thuyết" (nói). Thế nên không thể: "Thính ngã nhất xướng cùng <br />
đồ thuyết" (hãy nghe ta nói lời đường cùng).<br />
Nỗi bi phẫn, u uất trong lòng, làm sao chỉ giải toả bằng lời nói thường tình? Phải cuồng <br />
ca, sảng ca những lời ca dậy lửa, dậy sóng từ con tim đang ngập tràn nỗi đau và niềm <br />
kiêu hãnh. Khúc ca bi tráng của Cao Bá Quát đã đến độ cao trào của cảm hứng. Trước <br />
cảnh tượng điệp trùng vây bủa của núi, của sóng, của cát... phải biết đi tìm sự giải thoát <br />
cho số phận.<br />
Nhà thơ họ Cao chợt tìm đến mà hạ bút kết lại "Sa hành đoản ca" trong một câu thơ lạ. <br />
Và, cũng chính vì lạ mà chợt nâng cao và rộng mở, tầm cảm xúc và suy tư cho toàn bộ thi <br />
phẩm; tứ thơ cũng đột ngột dâng trào từ hình thức nghi vấn.<br />
‘Anh còn đứng làm chi trên bãi cát’<br />
Bài thơ khép lại bằng câu hỏi với bao nhiêu băn khoăn, u uất. Nhưng, cũng chính từ câu <br />
chữ ấy, lại đánh thức sự tung phá và giải thoát cho con người và cảnh ngộ. Với Cao Bá <br />
Quát, con đường giải thoát cho số phận mình là tìm đến và tham gia cuộc khởi nghĩa Mỹ <br />
Lương (1854) chống lại triều Nguyễn. Từ buồn đau, bế tắc và cô đơn, trước bãi cát mịt <br />
mùng nghiệt ngã của cuộc đời tiên sinh họ Cao tìm đến kiêu hãnh giữa thiên nhiên <br />
khoáng đạt vĩnh hằng.<br />