intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Từ Phan Liêu, Đặng Dung đến Nguyễn Trãi .

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

64
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tâm sự của một thế hệ trước những biến động của đất nước ở đầu thế kỷ thứ XV 1. Vào cuối thế kỷ thứ 14 nước Đại Việt bắt đầu một giai đoạn suy vong.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Từ Phan Liêu, Đặng Dung đến Nguyễn Trãi .

  1. Từ Phan Liêu, Đặng Dung đến Nguyễn Trãi
  2. Tâm sự của một thế hệ trước những biến động của đất nước ở đầu thế kỷ thứ XV 1. Vào cuối thế kỷ thứ 14 nước Đại Việt bắt đầu một giai đoạn suy vong. Ở đầu thế kỷ thứ 13, chỉ 200 năm trưóc đó, đoàn quân bách chiến bách thắng của Thành Cát Tư hãn và Hốt Tất Liệt đã phải bị khuất phục trưóc những chiến công hiển hách của Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải. Nhưng đến cuối thế kỷ 14, nhà Trần đã mất đi năng lực quốc phòng để gìn giữ biên giới. Các vị vua cuối cùng nhà Trần nhu nhược, yếu hèn. Nước Chiêm Thành nhỏ bé ở phương nam, dưới sự lãnh đạo của Chế Bồng Nga, đã hơn 10 lần đem quân vượt biên giới phía nam xâm phạm lãnh thổ và ba lần đem quân tàn phá kinh đô Thăng Long. Trong bối cảnh đó, Hồ Quí Ly xuất hiện như một cái phao cứu vãn nhà Trần. Ông đã giúp triều đình cũng cố lại triều chính và quân đội. Hai cha con Hồ Quí Ly và Hồ Nguyên Trừng đã xây dựng đưọc một nền công nghệ quốc phòng cao độ có khả năng sản xuất được những vũ khí tân kỳ. Với khả năng quân sự mới đó, thủy quân Đại Việt đã giết được Chế Bồng Nga, chấm dứt được hoạ xâm lược của Chiêm Thành. Nhưng cái phao cứu sinh Hồ Quí Ly đã trở thành sợi dây thòng lọng lịch sử cho nhà Trần. Với khôn ngoan, mưu lược cùng với quyền lực trong tay, Hồ Quí Ly đã chấm dứt nhà Trần và mở ra triều đại nhà
  3. Hồ. Hồ Quý Ly là một con người văn võ toàn tài với đầy tham vọng, và là một nhà chính trị tài giỏi quyền biến. Nhưng Hồ Quý Ly phải đương đầu với tham vọng to lớn hơn ở phương bắc. Đó là tham vọng của Minh Thành Tổ, một hoàng đế thông minh đảm lược vừa mới cưóp ngôi người cháu ở Kim Lăng, Trung Hoa. Đầu thế kỷ 15 là thời gian Trung Hoa đã được bình định và bước vào giai đoạn phục hưng. Năm 1398, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương băng hà. Ông truyền ngôi lại cho cháu đích tôn, tức là Huệ Đế. Năm 1402, Huệ đế bị chú là Yên Vương Lệ (Chu De) cứớp ngôi. Yên vương Lệ lên ngôi tức là Minh Thành Tổ. Dưới thời Minh Thành Tổ, ông đã cho tổ chức hạm đội viễn dương với 48 chiếc tàu và 28.000 thủy binh dưói quyền chỉ huy của đô đốc Trịnh Hoà viễn du khắp nơi trên thế giới. Sử cho biết hạm đội Trịnh Hoà (Zheng He) thực hiện 7 chuyến viễn du, đã chinh phục các nuóc Nam Á, Phi châu, và gần đây các sử gia Tây Phương đã khám phá đoàn thám hiểm của Trịnh Hoà đã có dấu chân tại Greenland, Bắc cực và châu Mỹ trước cả Columbus, đem về cho Minh Thành Tổ rất nhiều vật lạ quí hiếm và sự thần phục của các vương quốc xa xôi. Sự kiện nầy nói lên một điều là đối lực của dân quân Đại Việt bấy giờ là Minh Thành Tổ, một triều đại cực thịnh của Trung Hoa. Minh Thành Tổ muốn mở rộng biên giới về phương nam. Nhân cơ hội một số quan lại nhà Trần chạy qua Kim Lăng dâng sớ tố cáo nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã phất ngọn cờ Diệt Hồ Phù Trần, để
  4. đem quân sang Đại Việt. Năm 1406 Minh Thành Tổ phong Chu Năng làm Chinh Di Đại Tướng Quân, Trương Phụ làm Chinh Di Hữu Phó Tướng Quân cùng Mộc Thạnh làm Chinh Di Tả Phó tướng quân thống lĩnh 80 vạn quân chia làm hai cánh tràn xuống nước ta. (ĐVSKTT 307) Thực chất của chiến dịch chinh nam với 800 ngàn quân dưới nhãn hiệu Diệt Hồ Phù Trần của nhà Minh là cuôc chiến tranh xâm lược đi liền với một cuộc di dân vĩ đại. Minh Thành Tổ muốn bình định Đại Việt để Đại Việt trở thành quận huyện của Trung Hoa như Ngô Việt, Mân Việt trước đây. Do đó, cuộc chinh nam lần nầy không phải chỉ là một cuộc viễn chinh quân sự thuần túy. Minh Thành Tổ đã phát động chiến tranh xâm lược tổng hợp quân sự, văn hoá và huyết thống. Đoàn quân 800,000 người đó có tác dụng pha loãng giòng máu của dân Việt ở phương nam, và làm thay đổi nếp sống và văn hoá Việt để đồng hoá vào Trung Hoa. Đồng thời, mặt trận tâm lý với khẩu hiệu Diệt Hồ Phù Trần của Minh Thành Tổ đã đánh vào nhược điểm về giá trị chính thống của chính quyền Hồ Quí Ly. Đòn tâm lý nầy gây giao động mạnh mẽ trong quần chúng và chi phối mạnh mẽ ý chí chống xâm lăng của quân dân Đại Việt. Mất tính chính thống, Hồ Quí Ly mất năng lực đạo đức để lãnh đạo công cuộc kháng chiến. Hồ Quí Ly đã thất bại trên mặt trận chiến tranh chính trị trước khi mặt trận quân sự bị sụp đổ. Sự thất bại của nhà Hồ trong việc lãnh đạo công cuộc chiến đấu chống
  5. quân Minh đã đưa Đại Việt vào vòng nô lệ bắc triều lần thứ hai. 2. Phan Liêu, Đặng Dung và Nguyễn Trãi là ba thanh niên sinh ra lớn lên thời Trần mạt. Ba người đều là dòng dõi của những đại quan làm việc vói triều đình nhà Trần. Khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, thân sinh cả ba đều hợp tác với chế độ mới. Họ là những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thanh niên của đầu thế kỷ 15 phải chứng kiến sự phá sản thê thảm của triều đại nhà Trần, một triều đại đã hơn một lần đưa dân tộc Đại Việt lên đỉnh cao của lịch sử . Nguyễn Trãi, Đặng Dung và Phan Liêu đều sinh ra và lớn lên cùng thời kỳ. Nguyễn Trãi và Đặng Dung đi tìm con đường cứu nước. Nguyễn Trãi đã thành công và Đặng Dung đã phải tuẩn tiết. Riêng Phan Liêu đã đầu hàng giặc để làm quan. a. Phan Liêu là con của quan thái phó Nghệ An Phan Quí Hữu. Nghệ An là cửa ngõ vào Hoá Châu. Lúc ấy lực lượng của Giản Định Đế và Trùng Quang Đế đang nắm giữ vùng Nghệ An Thanh Hoá. Năm 1413, Trương Phụ đem quân đánh Nghệ An. Phan Quí Hữu ra hàng. Phan Liêu được Trương Phụ cho làm tri phủ Nghệ An. Quân của Trùng Quang Đế chạy về Hoá châu. Phan Liêu đem thông tin quân số của Trùng Quang Đế cho Trưong Phụ biết. Nhờ đó, Trương Phụ đã tiêu diệt được lực lượng Nghĩa Quân. Trùng Quang Đế và Đặng Dung đều bị bắt trong trận Hoá Châu nầy và sau đó tự vẫn trên đưòng giải về Kim Lăng. Do sự phản bội của Phan Liêu, chế độ nhà Trần hoàn toàn
  6. cáo chung. Đến năm 1419, Phan Liêu bất đồng quan điểm với Mã Kỳ, một tướng lãnh quân Minh, nên đem quân giết quan quân nhà Minh ở Thanh hoá và chạy qua Ai lao. Phan Liêu không đầu hàng ở giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh xâm lược. Ông đầu hàng vào năm 1413, tức là 6 năm sau khi Trương Phụ và Mộc Thạnh đem quân tràn vào Đại Việt. Trong thời gian đó, cha của Phan Liêu là Phan Quí Hữu đang còn làm quan cho nhà Hậu Trần, đang làm công tác phù Trần. Ở giai đoạn nầy động lực cho sự hợp tác với quân Minh không còn là phù Trần nữa. Sau 6 năm chiếm đóng Đại Việt quân Minh không hề quan tâm đến việc đưa con cháu nhà Trần trở lại ngai vàng. Chiến dịch Diệt Hồ Phù Trần đã hiển nhiên trở thành cuộc chiến tranh xâm lược. Ở giai đoạn nầy, hàng quân Minh là sự chọn lựa giữa cái chết vinh vì đất nước và cái sống nhục theo quân xâm lược, là chọn lựa giữa đi với Trùng Quang vào núi kháng chiến và theo giặc Minh làm quan. Phan Liêu chọn con đường thứ hai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2