Từ pháp quyền tự nhiên đến quyền công dân và xã hội công dân trong tư tưởng chính trị phương tây
lượt xem 14
download
Pháp quyền tự nhiên và quyền công dân Từ năm 500 trước Công nguyên, nhà triết học Heraclitus đã cho rằng: Tất cả các luật của con người đều được nuôi dưỡng bởi luật của thánh thần. Luật của thánh thần thống trị trong phạm vi nó muốn, đủ cho tất cả, trường tồn và trên tất cả [1]. Nghĩa là ngoài vô vàn luật của con người, có một luật cao hơn, phổ biến và độc lập với lý trí của con người. Luật này là vĩnh hằng và là cơ sở, là chuẩn mực cao nhất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Từ pháp quyền tự nhiên đến quyền công dân và xã hội công dân trong tư tưởng chính trị phương tây
- Từ pháp quyền tự nhiên đến quyền công dân và xã hội công dân trong tư tưởng chính trị phương tây
- 1. Pháp quyền tự nhiên và quyền công dân Từ năm 500 trước Công nguyên, nhà triết học Heraclitus đã cho rằng: Tất cả các luật của con người đều được nuôi dưỡng bởi luật của thánh thần. Luật của thánh thần thống trị trong phạm vi nó muốn, đủ cho tất cả, trường tồn và trên tất cả [1]. Nghĩa là ngoài vô vàn luật của con người, có một luật cao hơn, phổ biến và độc lập với lý trí của con người. Luật này là vĩnh hằng và là cơ sở, là chuẩn mực cao nhất để điều chỉnh luật của con người. Để tồn tại, con người tất yếu phải tuân theo cái chung, mặc dù vẫn có sự hiểu biết riêng. Nhận xét mang tính ẩn dụ này chứa đựng những hạt giống đầu tiên của pháp quyền tự nhiên: Luật của con người không đơn thuần là sản phẩm của quy ước hay các quan hệ quyền lực vì luật chỉ đúng và hợp lý khi hài hoà với tự nhiên[2]. Ciceron là người đầu tiên trình bày rõ ràng về pháp quyền tự nhiên. Ông cho rằng: “Có một luật thực sự trong thực tế - gọi là lý trí đúng đắn - phù hợp với tự nhiên, phổ biến trong tất cả các sinh vật, không thay đổi và không diệt vong. (…) Làm cho luật này mất hiệu lực bằng cách lập pháp, về mặt đạo đức là không đúng hay hạn chế ảnh hưởng của nó là không thể chấp nhận được và xoá bỏ nó hoàn toàn là không thể”[3]. Điều đó có nghĩa là con người có các quyền tự nhiên không thể chuyển nhượng được. Người sở hữu quyền này không thể từ bỏ nó, dù tự nguyện hay không tự nguyện và không một người, một nhóm người hoặc một thể chế nào có thể tước đoạt những quyền tự nhiên đó.
- Khi thành bang Hy Lạp cùng mối liên hệ bền chặt giữa cá nhân và cộng đồng sụp đổ, những hạt nhân đầu tiên của khái niệm cá nhân ra đời và pháp quyền tự nhiên xuất hiện. Quan niệm về pháp quyền tự nhiên không phải là ý tưởng đơn nhất mà là một chuỗi các quan điểm với cách tiếp cận khác nhau. Những người ủng hộ chủ nghĩa tự nhiên chính trị của Aristotle coi quyền công dân là gốc của mọi quyền. Họ cho rằng, quyền tư hữu và các quyền dân sự khác nảy sinh từ các quyền chính trị cơ bản hơn. Những người theo trường phái Locke cho rằng, con người sở hữu các quyền tự nhiên như quyền được sống, được tự do và sở hữu tài sản. Quyền công dân là quyền phái sinh và mang tính công cụ để phục vụ quyền cơ bản đó. Các cá nhân đòi hỏi các quyền chính trị khi bước vào xã hội chính trị và những quyền đó tồn tại trong chừng mực cần thiết để bảo vệ các quyền tự nhiên. Hai cách tiếp cận này dẫn đến hai trường phái trong pháp quyền tự nhiên. Một là, trường phái truyền thống bắt đầu từ các nhà tư tưởng cổ đại như Plato, Aristotle và Ciceron cũng như các nhà lý luận Thiên Chúa giáo như Saint Paul và đặc biệt là Thomas Aquinas. Trường phái này cho rằng quyền công dân là gốc của mọi quyền khác. Quyền tự nhiên chỉ là quyền phái sinh của quyền công dân vì chỉ khi là công dân, con người mới được hưởng các quyền đó. Những quyền đó không tồn tại trong trạng thái dã man, nơi con người không được bảo vệ và vì không được bảo vệ nên các quyền đó không tồn tại. Vì vậy, con người cần luôn ý thức được mình là công dân, gắn với cộng đồng. Nhờ có mối liên hệ với cộng đồng, con người trở thành công dân và có các quyền.
- Pháp quyền tự nhiên truyền thống dựa trên ba nguyên tắc: (i) Nguyên tắc quyền lực công cộng: Luật cần bao gồm và phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Luật chỉ mang tính bắt buộc khi phù hợp với ý chí của nhân dân. Nhà nước chỉ chiếm được ưu thế khi dựa vào ý chí của nhân dân và nhờ đó mà trở thành pháp quyền. (ii) Nguyên tắc lãnh đạo: Con người sống trong xã hội gồm nhiều người khác là một điều tự nhiên và cần có những phương tiện để quản lý các nhóm. Ở nơi nào có nhiều người và mỗi người đều chăm chút cho lợi ích riêng thì đám đông dân chúng có thể bị phá vỡ và phân tán trừ khi có một chủ thể quan tâm duy trì cái thuộc lợi ích chung của tất cả các thành viên. (iii) Nguyên tắc phụ thuộc: Nhà nước nên để các tổ chức tự hoạt động và hỗ trợ các cá nhân và các nhóm hành động vì các mục tiêu và cam kết họ lựa chọn. Các tổ chức xã hội có các chức năng riêng nên hoạt động của chúng độc lập và không bị can thiệp trong chừng mực chúng không phá vỡ các mục tiêu chung. Giáo Hoàng Pius XI đã bảo vệ nguyên tắc này: “Thật sai lầm khi lấy đi của các cá nhân và trao cho một cộng đồng cái mà các cá nhân có thể làm… Trong bản chất sâu xa của nó, mục tiêu đúng đắn của tất cả các hoạt động xã hội là giúp đỡ các thành viên trong cơ thể xã hội chứ không bao giờ phá hủy hay bỏ rơi họ”[4]. Hai là, trường phái hiện đại cho rằng các quyền tự nhiên (quyền con người) là gốc của mọi quyền. Con người tham gia vào cộng đồng để bảo
- vệ các quyền đó. Cách tiếp cận này dẫn tới chủ nghĩa tự do với ảnh hưởng của nhiều nhà tư tưởng như Hugo Grotius, Samuel Pufendoft và nhiều nhà triết học khác, trong đó, người có ảnh hưởng lớn nhất là John Locke. Hugo Grotius đã hợp lý hoá pháp quyền tự nhiên căn cứ vào những nguyên tắc về quyền của lý trí, khế ước và trở thành người sáng lập ra thuyết pháp quyền tự nhiên hiện đại[5]. Ông đã tạo ra khoảng không gian rất rộng cho hành động của các cá nhân mà nhà nước không được can thiệp. Sự vận hành của khoảng không gian đó là do sự chủ động và sáng kiến của người dân và hiệu quả phụ thuộc vào tính tự giác của những người tham gia. Xpinoda sau đó cho rằng, xã hội được tạo lập bằng cách thỏa thuận về việc chuyển giao sức mạnh và quyền của mỗi người sang xã hội nói chung. Nhà nước ra đời và chức năng đầu tiên của nhà nước là bảo vệ các quyền tự do có hạn chế của con người. Nhà nước buộc con người phải sống theo các quy luật của lý trí. Ngoài chức năng đó ra, nhà nước nên hạn chế can thiệp vào các hoạt động khác của con người. Từ cách nhìn khác nhau về quyền con người, quyền công dân, các trường phái lý luận cũng có sự khác nhau cơ bản về hình thức tổ chức nhà nước, ranh giới giữa chính trị và vai trò của người dân. Tuy nhiên, các lý thuyết đều đi đến thống nhất rằng nhà nước không phải là vô hạn, nó bị giới hạn bởi một loạt các quyền mà các công dân vẫn được bảo lưu kể cả sau khi đã ký khế ước xã hội. Nhà nước không thể buộc
- các công dân tiếp nhận một hình thức tư duy nào đó hay chỉ nói những điều nhà nước quy định. Ngược lại, nhà nước sẽ hùng mạnh khi nó vừa bảo đảm việc duy trì cuộc sống cho mỗi công dân vừa thỏa mãn những nhu cầu của họ. Cả hai trường phái đều cho rằng, nhà nước khi được ủy quyền, phải bảo đảm cho những người ủy quyền cả các quyền con người và quyền công dân. Trong đó, quyền công dân được xem xét trong mối quan hệ với nhà nước, nghĩa là chỉ những ai là công dân mới có các quyền đó và quyền đó không dành cho người không phải là công dân, bị loại trừ ra khỏi cộng đồng, là công dân của một quốc gia khác hay đang sinh sống ở một quốc gia khác. Quyền công dân có thể khác nhau trong các quốc gia khác nhau. Quyền này không chỉ bao gồm sự áp đặt của những người ủy quyền đối với nhà nước mà đó là một khối các lợi ích và cả những gánh nặng mà những người lập ra cộng đồng chính trị đó chia sẻ và chấp nhận. Trong khi đó, quyền con người được thừa nhận chung trong mọi quốc gia và cộng đồng. Tuy xuất phát từ hai cách tiếp cận nhưng cả trường phái truyền thống và hiện đại về pháp quyền tự nhiên đều khẳng định rằng nhà nước phải phụ thuộc vào các chuẩn mực dựa trên tự nhiên và thừa nhận tồn tại một khoảng không gian ngoài nhà nước, nơi người dân có thể tự do hoạt động để phục vụ những lợi ích và nhu cầu của mình. Tuy nhiên, pháp quyền tự nhiên nói chung ngoài việc quan tâm đến sự phân biệt giữa nhà nước và lĩnh vực công cộng còn nhấn mạnh trách nhiệm đi đôi với các quyền từ cả hai phía nhà nước và xã hội công dân. Nói cách
- khác, pháp quyền tự nhiên coi nghĩa vụ qua lại giữa những con người là vô điều kiện đồng thời nhấn mạnh vào phẩm hạnh của con người và nghĩa vụ của người công dân. 2. Từ pháp quyền tự nhiên đến tư tưởng về xã hội công dân Hai trường phái về pháp quyền tự nhiên nhìn nhận con người, ngoài những giá trị chung nhất ra, còn theo đuổi nhiều giá trị riêng khác để thoả mãn tự do. Xã hội tồn tại rất nhiều mục tiêu đa dạng và nhà nước chỉ là để thực hiện một số trong những mục tiêu đó. Thậm chí cả khi nhà nước đặt mục tiêu là cuộc sống hạnh phúc và đạo đức thì nhà nước với những chức năng cưỡng chế của nó cũng không làm người dân cảm thấy hạnh phúc và đạo đức. Người dân lập ra các cộng đồng chính trị, trao quyền lực cho nhà nước, nhưng vẫn giữ lại cho mình một số (hay nhiều) quyền. Đó là khoảng không gian để con người hiện thực hóa các quyền mình đã giữ lại, không vi phạm đến khoảng không gian đã trao cho nhà nước. Mỗi cá nhân sinh ra tự do trong trạng thái tự nhiên nghĩa là chúng ta bẩm sinh không phải là công dân mà cần phải học, phải được giáo dục để trở thành công dân. Một trong những nghĩa vụ của người công dân là thực hiện trách nhiệm công dân, ủng hộ cộng đồng chính trị mà họ hưởng thành quả từ đó và việc đầu tiên là phải tuân theo luật pháp. Đây là một phẩm chất quan trọng vì luật pháp có thể công bằng hoặc không công bằng nhưng mọi người sẽ không chịu trách nhiệm với bất cứ gì khác ngoài luật pháp. Tuy nhiên, ngoài luật pháp ra, con người còn phải
- tuân thủ các chuẩn mực của các nhóm mà mình tham gia. Sự chấp nhận này không mang tính cưỡng chế, nhưng nó thể hiện các giá trị và đạo đức của con người, vượt qua khuôn khổ pháp luật thông thường. Sự dung hòa giữa việc tuân thủ luật pháp để trở thành một công dân tốt và việc tuân thủ những giá trị của cộng đồng tạo nên con người thống nhất, bao chứa cả tính cá nhân và tính cộng đồng. Cách tiếp cận truyền thống và hiện đại về pháp quyền tự nhiên đã dẫn đến ba trường phái về xã hội công dân với những quan niệm khác nhau về dân chủ và các hình thức chính phủ cũng như về mối quan hệ giữa xã hội công dân và nhà nước. Trường phái thứ nhất bắt đầu từ John Locke (1632 - 1704). Locke định nghĩa trạng thái tự nhiên là trạng thái (con người) tự do hoàn toàn để thực hiện hành động của mình, từ bỏ của cải và bản thân mình, nếu họ thấy phù hợp trong những giới hạn của quyền tự nhiên, mà không cần xin phép hoặc phụ thuộc vào ý chí của bất cứ một người nào khác. Nhưng cũng có những luật lệ riêng mà mọi cá nhân phải tuân theo như: Không ai có quyền làm hại đến tính mạng, sức khoẻ, tự do và sở hữu của người khác. Trạng thái tự nhiên chỉ biết đến tư pháp và mỗi cá nhân buộc phải phán xử và trừng trị những kẻ vi phạm quyền của mình. Sự thiếu tổ chức đó đã dẫn đến sự mất an toàn của những cá nhân và của cải. Vì vậy, để đảm bảo các quyền tự nhiên và an ninh, con người xây dựng xã hội chính trị hay xã hội công dân. Họ tạo ra khế ước để lập ra chính phủ trung thành với họ, giữ lại quyền thay đổi chính phủ nếu chính phủ đó đi chệch đường. Trường phái của Locke dẫn đến việc nhấn mạnh vào sự tự trị, coi
- xã hội công dân là một nguồn đối kháng với nhà nước và giấc mơ cực đoan là xoá bỏ chính trị. Trường phái thứ hai xuất phát từ Montesquieu và môn đệ của ông là A. Tocqueville. Để hạn chế nhà nước tuyệt đối, phải có một thể chế được quy định trong luật pháp và được bảo vệ bởi một sức mạnh đối trọng của các cơ quan độc lập mà Tocqueville gọi đó là các hiệp hội của công dân. Đối với Tocqueville cũng như Montesquieu, các tổ chức trung gian đóng vai trò kép. Chúng có đời sống trong xã hội bên ngoài cấu trúc chính trị, nhưng chúng đồng thời là cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, phân tán quyền lực và cung cấp cơ sở đại diện cho sự đa dạng xã hội. Trường phái này đi đến việc gắn xã hội công dân với chính trị, giáo dục công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp và làm cho chính phủ hiệu quả hơn. Trường phái thứ ba về xã hội công dân với người khởi xướng là Hegel. Ông coi xã hội công dân là địa hạt để các cá nhân tìm kiếm các lợi ích. Do sự phụ thuộc lẫn nhau của các cá nhân trong xã hội, Hegel nhấn mạnh nhu cầu có những hội đoàn, luật pháp và một nhà nước bao quát toàn bộ để kết hợp các cá nhân vào nhu cầu của cộng đồng và cung cấp một lĩnh vực tự do trong đó họ có thể mưu cầu được các lợi ích cụ thể. Jurgen Habermas quan niệm xã hội công dân là một lĩnh vực mà ở đó ý kiến chung được tạo ra thông qua thảo luận tự do, không áp đặt các ý tưởng hay lợi ích, trong đó các cá nhân đạt được sự hiểu biết về các mục tiêu chung và thực hiện việc kiểm soát nhà nước, đó là lĩnh vực của sự đoàn kết dựa trên lý trí.
- Kế thừa tư tưởng về xã hội công dân của Rousseau, trường phái này cho rằng ngoài sự bất bình đẳng trong trạng thái tự nhiên còn một sự bất bình đẳng khác đó là sự bất bình đẳng về tinh thần hay chính trị. Sự bất bình đẳng về mặt xã hội là do hành vi có ý thức của con người tạo ra trong đó hành vi, phẩm chất của con người lại là kết quả nhào nặn của xã hội. Muốn xóa bỏ những bất hạnh trong cuộc sống cá nhân cần phải xóa bỏ những điều xấu trong xã hội. Xuyên suốt trường phái này, xã hội công dân được coi là liên quan đến phương thức giáo dục và thoả hiệp, thái độ khoan dung và coi trọng những người khác. Nó mở ra tiềm năng trong việc tạo ra tính tiên phong của tầng lớp tinh hoa. Tự do của con người đã chuyển từ tự do bị động sang tự do chủ động, đó là một bước phát triển cao trong nhận thức của con người về bản thân đặt trong mối quan hệ với cộng đồng, là khi “tự do của một người là điều kiện cho tự do của tất cả mọi người”. Khi phân tích các vấn đề làm thế nào để hiện thực hóa “tự do” bằng con đường chính trị, Hegel kết luận rằng, xã hội công dân cần được xem xét như một lĩnh vực tách biệt với nhà nước, chính xã hội tư sản (khác với xã hội phong kiến trước đó) đã làm nổi rõ sự khác biệt của đời sống cá nhân với đời sống công dân, làm cho con người bị tách rời, xa lạ với đời sống chính trị. Và do đó, có sự tách biệt tương đối các hoạt động dân sự với các hoạt động chính trị (nhà nước), hay nói cách khác, tách biệt xã hội công dân với xã hội chính trị. Đây là sự phân biệt hết sức quan trọng về mặt khái niệm, đánh dấu một bước tiến mới trong
- các nghiên cứu về xã hội công dân, theo đó, các quan hệ chính trị và quan hệ xã hội được nghiên cứu tách biệt. Kế thừa nhiều tư tưởng về xã hội công dân của Hegel, Marx khẳng định xã hội công dân là một lĩnh vực tồn tại độc lập với nhà nước (lĩnh vực phi chính trị), mặc dù hoạt động của xã hội công dân mang những hình thức chính trị nhất định. Khi bàn về bản chất của xã hội công dân, một mặt, Marx cho rằng bản chất của con người là ích kỉ, tư lợi. Nhưng mặt khác, ông khẳng định rằng con người cũng mang bản chất cộng đồng và chính bản chất cộng đồng này mới là cái cấu thành nên bản chất thật sự của xã hội công dân. Ông nhấn mạnh: “Cái gọi là nhân quyền khác với các quyền của công dân chẳng qua chỉ là những quyền của thành viên xã hội công dân, nghĩa là của con người vị kỉ tách khỏi bản chất con người và tính cộng đồng của con người”[6]. Con người với tư cách là thành viên của xã hội công dân, có nghĩa là con người theo đúng nghĩa của nó, đó là người đàn ông khác biệt với công dân, bởi vì nó là con người trong sự tồn tại cảm tính, cá nhân, trực tiếp của nó, còn con người chính trị thì chỉ là con người trừu tượng, nhân tạo, con người với tư cách là nhân vật ẩn dụ, nhân vật pháp lý”[7]. Gramsci lại quan tâm đến sự tương tác giữa xã hội công dân với nhà nước và cho rằng, để hiểu sự biến đổi chính trị, sự thất bại hay thành công của chủ nghĩa tư bản cũng như của chủ nghĩa xã hội sau này, phải hiểu được xã hội công dân và đặc biệt phải hiểu nó từ góc độ của sự tương tác của nó với quyền lực chính trị.
- Quan niệm về xã hội công dân cũng có nhiều thay đổi trong quá trình phát triển. Ban đầu, xã hội công dân được coi là đồng nghĩa với nhà nước hay xã hội chính trị - cộng đồng chính trị (Aristotle) và không hề có sự đối lập giữa “chính trị” (nhà nước) với “xã hội công dân”, nó đánh dấu thời điểm con người bước vào môi trường của những thoả thuận, bước từ trạng thái tự nhiên tiền chính trị sang xã hội chính trị. Về sau, xã hội công dân từng bước tách biệt khỏi xã hội chính trị và được coi là địa hạt của những tổ chức chính trị được thiết lập khi con người ra khỏi trạng thái tự nhiên để bước vào cuộc sống cộng đồng. Sau khi tách xã hội công dân ra khỏi xã hội chính trị, Hobbes đã tiến thêm một bước trong sự phân biệt này bằng cách xác lập ranh giới giữa các quyền của nhà nước và các quyền của công dân khi nói rằng nhà nước phải đem lại tự do dân sự, đó là tự do làm những việc mà pháp luật của nhà nước không cấm. Khi nhà nước pháp quyền tư sản xuất hiện, người ta đồng nhất xã hội công dân với các tổ chức xã hội ngoài nhà nước (Erfried Adam, Kaldor, Ernest Gellner). Lary Diamond đưa ra một định nghĩa dựa trên một phương pháp khảo sát: Xã hội công dân là lĩnh vực đời sống xã hội được tổ chức một cách tự nguyện, tự trị, (về cơ bản) tự chủ về tài chính, độc lập với nhà nước và được ràng buộc bởi những quy định hoặc hệ thống những luật lệ chung. Định nghĩa này đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất của xã hội công dân. Đó là lĩnh vực mang tính tự nguyện, tính tự trị, tính tự chủ. Về mặt cấu trúc, xã hội công dân không trùng với lĩnh vực phi lợi nhuận, lĩnh vực tự nguyện, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), mặc dù
- các lĩnh vực trên tạo thành bộ phận cơ bản của xã hội công dân. Xã hội công dân không bao gồm thị trường và các tập đoàn kinh tế do mục tiêu khác nhau (xã hội công dân không hướng đến mục tiêu lợi nhuận). Xã hội công dân không bao gồm các cơ quan chính phủ và công cộng mặc dù phải thông qua tòa án và các chức năng điều chỉnh của nó và pháp luật của nhà nước, các yếu tố của xã hội công dân mới có thể hoạt động được. Xã hội công dân cũng không bao gồm gia đình mà nó đứng giữa gia đình và lĩnh vực công trong xã hội. Có thể thấy, sự sáng tạo ra xã hội công dân đã tạo ra một môi trường định vị và bảo vệ sự độc lập xã hội. Xã hội công dân liên quan đến việc thiết lập ranh giới giữa cộng đồng xã hội và trạng thái tự nhiên, giữa trạng thái văn minh và trạng thái tự nhiên. Đây là điểm xuất phát đầu tiên của khái niệm xã hội công dân. Đến nay, xã hội công dân đã tiến gần hơn với các tổ chức tự nguyện, tự trị và tự chủ ngoài nhà nước. * * * Mặc dù không phải tất cả mọi phong trào đều thừa nhận tư tưởng về các quyền của con người, song quan niệm về sự hiện diện của các quyền không thể bị tước đoạt của con người vẫn được khẳng định trong đời sống xã hội phương Tây. Các nhà triết học và chính khách đã nói về quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu. Sau đó, xã hội thừa nhận các quyền công dân và các quyền chính trị (tự do ngôn luận, tự
- do tín ngưỡng, tự do hội họp, tự do liên kết) cũng như các quyền xã hội (quyền lao động, quyền nghỉ ngơi, quyền có nhà ở…). Thế kỉ XIX còn bổ sung thêm quyền tham gia quản lý xã hội, các quyền dân chủ… Mặc dù việc coi các quyền nào là quyền tự nhiên vẫn còn đang gây tranh cãi, nhưng tinh thần pháp quyền tự nhiên và nhận thức về quyền con người, quyền công dân đã có ảnhh hưởng không nhỏ đến quan điểm của các nhà nghiên cứu về dân chủ và từ đó ảnh hưởng đến cách thức thiết kế các mô hình tổ chức quyền lực nhà nước trong thực tế. 1[1] Nancy Locker Rosenblum và Robert C. Post, Civil Society and Government, Princeton Uneversity Press, 2002, tr.187. [2] Nancy Locker Rosenblum và Robert C. Post, tlđd, tr.187. [3] Seligman, Adam B , “The Idea of Civil Society”, Princeton University Press, tr.17 [4] Nancy Locker Rosenblum và Robert C. Post , tlđd, tr.193 -194. [5]Adam B. Selligman, The ideal of civil society, (1995), Princeton University Press tr. 21.
- [6] C. Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1 tr 549., Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội, [7] C. Mác và Ăngghen (1995), tlđd, tr.557. [8] Helmut K Anheier, Civil Society: Measurement evaluation, Policy, Civicus, 2004, tr. 25-27. ThS. Bùi Việt Hương - Viện Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong chính sách phát triển
0 p | 1242 | 325
-
Phòng chống “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá
7 p | 429 | 87
-
Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 1
19 p | 78 | 11
-
Những định hướng bổ sung, phát triển cương lĩnh năm 1991
15 p | 114 | 9
-
Vài suy nghĩ về công bằng lập pháp trong nhà nước pháp quyền: Đa số quốc hội có phải là đa số dân chúng?
3 p | 78 | 9
-
Tác động của chính sách đất đai đến thu nhập và mức sống của người dân: Trường hợp nghiên cứu tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
0 p | 97 | 9
-
Một số bất cập trong quy định về quyền thừa kế thế vị liên quan đến hoạt động công chứng
6 p | 58 | 7
-
Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo pháp luật hàng hải Việt Nam
5 p | 104 | 7
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của tòa án ở Việt Nam hiện nay
7 p | 86 | 6
-
Những khó khăn trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân biển tại Việt Nam hiện nay
10 p | 33 | 5
-
Bỏ phiếu thay
3 p | 58 | 5
-
Từ quy định đến thực tiễn thực hiện quyền của lao động giúp việc gia đình
8 p | 42 | 4
-
Những vấn đề cần được làm rõ khi áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
7 p | 44 | 4
-
Đánh giá và đề xuất bổ sung, hoàn thiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về vấn đề di dân của các dân tộc thiểu số
8 p | 81 | 4
-
Báo Pháp luật Việt Nam - Số 117 năm 2020
20 p | 17 | 3
-
Vấn đề thực hiện quyền tư pháp theo pháp luật Việt Nam
6 p | 39 | 3
-
Tác động của tự do kinh tế đến sự phát triển con người: Nghiên cứu ở một số nước đang phát triển giai đoạn 2010-2019
20 p | 27 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn