intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nghiên cứu thường thức: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Thường thức về tư tưởng Hồ Chí Minh" góp phần làm sáng rõ hơn bản chất khoa học, cách mạng, tính độc lập, tự chủ, sáng tạo và một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh đến đông đảo bạn đọc trong nước và quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nghiên cứu thường thức: Phần 2

  1. tắc trong việc thực hiện vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. 36. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã phá tan xiềng xích của chủ nghĩa thực dân kéo dài hơn 80 năm; làm sụp đổ chế độ phong kiến kéo dài hàng ngàn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân - một nhà nước kiểu mới của dân, do dân và vì dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước dân chủ nhân dân là “nhà nước phục vụ nhân dân”, chứ không phải là “nhà nước cai trị nhân dân”; cho nên bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong chính phủ đều là “công bộc của nhân dân”. Người nói: “Chính phủ là công bộc của dân vậy. Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho nên Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi của dân lên trên hết thảy... Các Ủy ban nhân dân làng, phủ là hình thức Chính phủ địa phương, phải chọn trong những người có công tâm, trung thành, sốt sắng với quyền lợi dân chúng, có năng lực làm việc, được đông đảo dân làng tín nhiệm. Không thể nhờ tiền tài hay một thế lực gì khác mà chui vào lọt các Ủy ban đó”1. ___________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.21. 73
  2. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước dân chủ nhân dân (nhà nước của dân, do dân và vì dân), thì quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Đó là một nhà nước lấy dân làm gốc, xuất phát từ ý chí, nguyện vọng, trí tuệ, sức mạnh của toàn dân, chịu sự kiểm soát thường xuyên của nhân dân; hoạt động gần dân, thân dân, trọng dân, tin dân; với mục tiêu cao nhất là phục vụ nhân dân. 37. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước hợp hiến, hợp pháp ở Việt Nam Để xây dựng được một nhà nước pháp quyền mạnh mẽ và sáng suốt, Hồ Chí Minh khẳng định phải xây dựng nhà nước hợp hiến, hợp pháp; chỉ có nhà nước do nhân dân bầu ra mới là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp. Ngày 03/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh xác định 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó, nhiệm vụ thứ ba là: “Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu”1. Ngày 17/9/1945, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ấn định thể lệ Tổng tuyển cử; ngày 20/9/1945, ký Sắc lệnh thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh làm Trưởng ban. ___________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.7. 74
  3. Trong hoàn cảnh khó khăn “thù trong, giặc ngoài” hết sức phức tạp, ngày 06/01/1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội khóa I được tiến hành thành công trên phạm vi cả nước. Tháng 3/1946, Quốc hội khóa I cử ra Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch - một chính phủ hợp hiến đầu tiên do nhân dân bầu ra. Tháng 11/1946, Quốc hội thông qua bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp năm 1946. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực sự là nhà nước hợp hiến theo thông lệ quốc tế. 38. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam Nhà nước Việt Nam là Nhà nước dân chủ nhân dân (hay còn gọi là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa), có vai trò quản lý, điều hành xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước, phục vụ nhân dân. Vai trò và nhiệm vụ của Nhà nước được đặt trong mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường”1. Xuất phát từ vai trò của Nhà nước, Hồ Chí Minh chỉ ra chức năng, nhiệm vụ của nhà nước ___________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.64. 75
  4. kiểu mới: “Trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang”1 (thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại). Người chỉ rõ: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”2. Theo Người, việc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân là tiêu chí số một để đánh giá vai trò, chức năng, hiệu quả, năng lực hoạt động của nhà nước dân chủ nhân dân. Điều đó có ý nghĩa sâu sắc, vẫn còn giữ nguyên tính thời sự và cần được quán triệt trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. 39. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân Nhà nước của dân: Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân, đại diện cho quyền lợi của toàn thể nhân dân và cả dân tộc. Vì vậy, Nhà nước ta khác biệt về bản chất với nhà nước của giai cấp bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử. Hồ Chí Minh ___________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.537. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.64. 76
  5. đã khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”1. Nhà nước của dân do nhân dân cử ra những người đại diện cho mình, đồng thời có quyền bãi miễn “nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng”2. Cũng trên ý nghĩa đó, các vị đại diện của dân, do dân cử ra chỉ là thừa ủy quyền của nhân dân, chỉ là “công bộc” của nhân dân. Vì vậy, tất cả cán bộ, công chức nhà nước được dân ủy thác quyền lực phải tận tâm, tận lực làm việc vì dân. Nhà nước do nhân dân: theo Hồ Chí Minh, nhà nước ta do nhân dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu đại diện cho mình quản lý, điều hành xã hội. Nhà nước ấy được nhân dân ủng hộ, giúp đỡ, cung cấp trí lực, nhân lực, vật lực cho mọi hoạt động. Do vậy, tất cả các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước phải dựa vào dân, luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Nhà nước vì dân: là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Hồ Chí Minh nói, dân là chủ thì Chính phủ là đày tớ, là ___________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.232. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.375. 77
  6. công bộc của nhân dân, “chứ không phải là làm quan cách mạng”1. Nhà nước vì nhân dân là hệ quả của nhà nước của nhân dân, do nhân dân. Chỉ có một nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm tra, giám sát trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân được. 40. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ công chức là “công bộc của nhân dân” Sức mạnh, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của nhà nước được biểu hiện tập trung ở đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Vì vậy, cùng với sự quan tâm xây dựng cơ chế vận hành và bộ máy nhà nước, phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong sạch, tận tụy, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ, công chức nhà nước là “công bộc” của nhân dân, suốt đời “Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”2. Trên cương vị là người đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh đã sớm định hướng xây dựng hệ tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, bảo đảm vừa có đức, vừa có tài, trong đó đức là gốc. Yêu cầu cán bộ, công chức phải nâng cao năng lực công tác, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách ___________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.572. 78
  7. mạng, phải trung thành, tận tụy, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”1, phải có tinh thần “Phụng công thủ pháp”2 (làm việc công phải giữ đúng pháp luật), phải miễn nhiễm với mọi thói hư tật xấu, phải có đời tư trong sáng, ít lòng ham muốn về vật chất, không hiếu danh, không kiêu ngạo, không quan liêu, tham ô, hủ hóa,... Người nhấn mạnh: “Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu”3. Người chỉ đạo xây dựng chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm vào các ngạch, bậc theo các tiêu chuẩn công chức phải có phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa. 41. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam Với quan điểm bộ máy nhà nước là công cụ hữu hiệu để phục vụ nhân dân chứ không phải để cai trị nhân dân, ngoài đặc tính cách mạng, nhân văn và pháp lý, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, khoa học, theo phương châm gọn nhẹ về tổ chức, rõ ràng ___________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.603. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.XII. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.168. 79
  8. về chức năng, nhiệm vụ, sử dụng nhân lực phù hợp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Người chỉ rõ, sự cồng kềnh của bộ máy công quyền nhiều khi là do cán bộ làm việc luộm thuộm, “thiếu óc tổ chức”. Người yêu cầu: “Tổ chức phải gọn gàng. Nhiệm vụ của mỗi bộ phận, mỗi người phải quy định rõ ràng”1. Thực hiện dân chủ, đồng thời giữ vững và tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Đối với chính quyền địa phương, Hồ Chí Minh chỉ rõ về sự khác biệt giữa Ủy ban nhân dân với các cơ quan công quyền, chức dịch trong các chế độ chính trị phi dân chủ. Bàn về sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước, Hồ Chí Minh nói: “chúng ta tất cả mọi người, bất kỳ ở một chức vụ nào, cao hay thấp, to hay nhỏ, tất cả mọi người làm thành một bộ máy. Thiếu một người nào hay có một người làm không tròn nhiệm vụ là hỏng cả”2. Bởi vậy, cần phải chú ý kiện toàn tổ chức và lề lối làm việc; nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật và đạo đức cách mạng của toàn thể cán bộ và đảng viên. Phẩm chất, bản lĩnh và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức là nhân tố quan trọng, tạo nên chất lượng tổ chức bộ máy, thể hiện sự liêm khiết, trong sạch và hoạt động hiệu lực, hiệu quả của nhà nước. Cho nên, phải luôn chú trọng vấn đề đổi mới tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. ___________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.132, 219. 80
  9. 42. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở Việt Nam Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, Đảng ta trở thành đảng cầm quyền, thực hiện sứ mệnh lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước không chỉ phụ thuộc vào nội dung lãnh đạo, mà còn phụ thuộc vào phương thức lãnh đạo. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là: lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược; lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối; lãnh đạo thông qua đảng viên của Đảng tham gia trong bộ máy nhà nước. Nhiệm vụ của Nhà nước là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách; lãnh đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật (Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ). Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; lãnh đạo thông qua công tác cán bộ - lựa chọn cán bộ của Đảng đưa vào các tổ chức bộ máy của Nhà nước, qua đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước. Ngoài những vấn đề nêu trên, Đảng lãnh đạo Nhà nước còn bằng uy tín của Đảng, từ sự đề cao 81
  10. và tôn trọng vai trò của Nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng không chỉ thông qua các quyết định, chỉ thị mà còn bằng khả năng thuyết phục trong lời nói, trong hành động nêu gương của cán bộ, đảng viên. 43. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội đối với việc xây dựng Nhà nước ở Việt Nam Khi nói về các đoàn thể chính trị - xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường gọi là “các đoàn thể cách mạng của quần chúng”1. Theo Người, trong xây dựng nhà nước kiểu mới, nhân dân thực hiện quyền lực chính trị thông qua các đoàn thể cách mạng. Các đoàn thể chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện vai trò giám sát đối với cán bộ, công chức nhà nước. Tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giữ vững và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và đổi mới xã hội; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ vai trò, vị trí của các đoàn thể chính trị - xã hội, ___________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.278. 82
  11. Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng và Nhà nước phải có chủ trương, đường lối, chính sách phù hợp để xây dựng và phát huy vai trò của các đoàn thể; đồng thời cũng đòi hỏi mỗi tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước. Đối với Hội Phụ nữ, Hồ Chí Minh luôn khẳng định, lực lượng phụ nữ là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng, là một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng. Đối với tổ chức thanh niên: “là một bộ phận quan trọng của dân tộc”1, Hồ Chí Minh yêu cầu thanh niên và tổ chức Đoàn phải “tham gia ý kiến vào công việc của Chính phủ; chiến đấu giữ lấy nền độc lập và tự luyện ngay từ bây giờ để sau này lên thay những thủ lĩnh mà gánh vác việc trọng đại của nước nhà”2. Đối với tổ chức công nhân và công đoàn, Người chỉ rõ: Phải tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chính sách, đạo đức vô sản, tinh thần đoàn kết, củng cố liên minh công - nông - trí, “công đoàn phải tổ chức, giáo dục, lãnh đạo công nhân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch của Đảng và Chính phủ đề ra”3. ___________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.178. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.32. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.119. 83
  12. Đối với Hội Nông dân, Hồ Chí Minh nói: “Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”1. Do đó, phải: “Tổ chức nông dân thật chặt chẽ. Đoàn kết nông dân thật khăng khít. Huấn luyện nông dân thật giác ngộ”2. Đối với Hội Cựu chiến binh - tổ chức của những người “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”3, phải phát huy vai trò của Hội và của mỗi cựu chiến binh - những người đã được rèn luyện, thử thách trong đấu tranh cách mạng, để họ tiếp tục góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có nhiệm vụ xây dựng nhà nước dân chủ kiểu mới ở nước ta. 44. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ Theo Hồ Chí Minh, cán bộ là những người làm việc trong các cơ quan, đoàn thể, công sở, lực lượng vũ trang; Người coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”4; “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy”5; là “cầu nối” giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân; cán bộ đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể ___________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.246. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.248. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.XIX. 4, 5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.309, 68. 84
  13. quần chúng thi hành trong nhân dân, giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Người khẳng định: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”1. Với vai trò quyết định sự thành bại của cách mạng, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo đứng đầu phải vừa có đức, vừa có tài. Người luôn nhấn mạnh đến năng lực lãnh đạo và thực hành công việc của người cán bộ, người lãnh đạo trong bộ máy nhà nước nhất thiết phải là người có đủ phẩm chất và năng lực, mà những phẩm chất và năng lực đó phải được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể, bằng kết quả hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tài năng không bỗng dưng mà có, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ cách mạng phải luôn chăm lo, rèn luyện, thực hiện lời dạy của V.I. Lênin là: “Học, học nữa, học mãi!” Người cán bộ, người lãnh đạo có tài là người có trình độ năng lực, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, giàu về kinh nghiệm, có nhiều sáng kiến, đồng thời phải quan tâm giúp đỡ, chăm lo đào tạo thế hệ kế cận, nhất là thế hệ trẻ. ___________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.280. 85
  14. 45. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác cán bộ gồm “nhiều khâu”: lựa chọn cán bộ, huấn luyện cán bộ, đánh giá cán bộ, sử dụng cán bộ và chính sách đối với cán bộ. Khâu tuyển chọn cán bộ là khâu đầu tiên và rất quan trọng, khâu chọn giống, nếu giống tốt ắt cây sẽ tốt. Khi lựa chọn cán bộ để đưa đi đào tạo, huấn luyện, phải dựa theo các tiêu chí: “a) Những người đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong lúc đấu tranh. b) Những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng... c) Những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề, trong những hoàn cảnh khó khăn”1. Khâu huấn luyện, đào tạo cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”2; “nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu”3. Trong khâu huấn luyện, đào tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra những yêu cầu rất rõ ràng về nội dung, phương châm, phương pháp, nhu cầu cán bộ, v.v.. Người chỉ rõ, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, nghề nghiệp, phải theo phương châm làm việc gì học việc ấy. Khâu đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, Hồ Chí Minh căn dặn, khi xem xét, đánh giá cán bộ phải thực sự ___________ 1, 2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.315, 309, 313. 86
  15. khách quan, phải hiểu cán bộ. Ngoài phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, thì việc đánh giá năng lực chuyên môn phải dựa trên kết quả công việc. Khâu bố trí, sử dụng cán bộ, Hồ Chí Minh chỉ dẫn, phải bố trí “người nào việc nấy”, “dụng nhân như dụng mộc”; “Phải có gan cất nhắc cán bộ”1; “Phải khéo dùng cán bộ”2. Quan điểm của Hồ Chí Minh là: “Mình phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công vô tư, không có thành kiến, khiến cho cán bộ khỏi bị bỏ rơi... Phải có tính chịu khó dạy bảo, mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúp cho họ tiến bộ”3; Đối với khâu chính sách cán bộ, Hồ Chí Minh căn dặn, phải yêu thương cán bộ: “Nhưng thương yêu không phải là vỗ về, nuông chiều, thả mặc. Thương yêu là giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm”4. 46. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có cán bộ tốt thì hỏng việc”5. Có cán bộ tốt, là cán bộ am hiểu lý luận và thực tiễn, có phẩm chất đạo đức: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có năng lực lãnh đạo, quản lý sẽ đề ra được đường lối, chính sách ___________ 1, 2, 3, 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.321, 314, 319, 322. 5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.356. 87
  16. đúng; “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”1. Cùng với việc đề ra chủ trương, chính sách, người cán bộ phải đi đầu trong mọi công việc, từ chỉ đạo đến vận động, tập hợp lực lượng, triển khai thực thi nhiệm vụ. Trong quá trình lãnh đạo hay thực thi công việc, người cán bộ phải nêu gương, sẵn sàng xông pha đi đầu đến những nơi khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành nhiệm vụ. 47. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn đức - tài của cán bộ Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ cách mạng phải có hai tiêu chuẩn cơ bản là có đức và có tài. Hồ Chí Minh nói, người cán bộ cách mạng trước hết phải có đạo đức cách mạng, bởi vì đạo đức là gốc của người cách mạng. Người khẳng định: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”2; và “Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không”3. ___________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.636, 292. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.354. 88
  17. Tài của người cán bộ cách mạng, theo Hồ Chí Minh là năng lực được biểu hiện bằng hiệu suất, hiệu quả hoạt động thực tiễn. Tài năng của người cán bộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố trí lực, thể lực... và là kết quả của một quá trình học tập, tích luỹ kinh nghiệm của mỗi người. Đức và tài phải luôn gắn bó chặt chẽ, quan hệ biện chứng với nhau. Trong mối quan hệ đó thì “Đức là gốc”1. Nếu có tài mà không có đức là vô dụng, vì “Có tài mà không có đức... thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa”2 hại cho nước. Bên cạnh đó, Người rất coi trọng tài năng và có đức phải đi liền với có tài, vì “có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người”3. 48. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc đào tạo, huấn luyện cán bộ. Người nói: “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”4, do đó phải thiết thực và chu đáo trong việc đào tạo, huấn luyện cán bộ. Để thực hành tốt việc huấn luyện phải trả lời được các câu hỏi sau: ___________ 1, 2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.XI, 399. 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.309. 89
  18. - Huấn luyện ai? huấn luyện cán bộ, huấn luyện hội viên của đoàn thể, các ngành chuyên môn của chính quyền, huấn luyện nhân dân. - Ai huấn luyện? phải là người thạo nghề nghiệp, gương mẫu về tư tưởng, đạo đức, lối làm việc. - Huấn luyện gì? Huấn luyện lý luận, công tác, văn hóa, chuyên môn, chính trị gồm thời sự và chính sách. - Huấn luyện thế nào? Thiết thực, chu đáo, từ dưới lên, gắn lý luận với thực tế, đúng nhu cầu, chú trọng cải tạo tư tưởng. Trong đào tạo, huấn luyện cán bộ, Hồ Chí Minh lưu ý “Lấy tự học làm cốt”1, do đó phải hướng dẫn và nâng cao việc tự học. Để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ dù ở cương vị nào cũng phải tích cực học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt. Học tập càng khá, thì giải quyết các vấn đề càng dễ dàng, công việc càng trôi chảy. Để học tập tiến bộ, Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ phải “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn”2. 49. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ Khâu đánh giá cán bộ có ý nghĩa quyết định đối với việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng; là cơ sở cho việc ___________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.312. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.361. 90
  19. quyết định bố trí, sử dụng hợp lý, tạo động lực, niềm tin cho cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc đánh giá cán bộ được thực hiện theo những nguyên tắc sau: Một là, đánh giá cán bộ một cách toàn diện thông qua ba mối quan hệ: đối với mình, đối với người và đối với việc. Cán bộ phải thể hiện được lòng trung thành đối với lý tưởng của Đảng và mục tiêu cách mạng; hăng hái trong công việc, trong lúc đấu tranh; liên lạc mật thiết với quần chúng, hiểu quần chúng; luôn luôn chú ý đến lợi ích nhân dân; luôn giữ đúng kỷ luật. Hai là, đánh giá cán bộ phải trong toàn bộ quá trình công tác, cả lúc khó khăn và khi thuận lợi, đồng thời, phải thấy được xu hướng chuyển hóa của cán bộ để “cải tạo, giúp đỡ” khi họ gặp khó khăn, mắc sai lầm, khuyết điểm. Ba là, đánh giá cán bộ một cách khách quan. Phải xuất phát từ bản thân của người cán bộ, không được xuất phát từ ý chí chủ quan của người xem xét. Phải xem xét cán bộ trong cả quá trình làm việc, thấy được thế mạnh cũng như hạn chế của cán bộ để phát huy mặt mạnh, đẩy lùi mặt yếu. Hồ Chí Minh cho rằng: “Người ở đời, ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”1. Xem xét, đánh giá cán bộ khách quan, công tâm sẽ khiến cho họ ___________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.318. 91
  20. đem hết tài năng và nhiệt huyết của mình phục vụ cho công việc. Bốn là, đánh giá cán bộ phải gắn với điều kiện thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tránh mắc phải bệnh quan liêu trong xem xét, đánh giá cán bộ. 50. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bố trí, sử dụng cán bộ Theo Hồ Chí Minh, phải khéo trong việc bố trí, sử dụng cán bộ: khéo dùng cán bộ là phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ, “Dùng người cũng như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong, đều tùy chỗ mà dùng được”1. Nếu cán bộ mà được sắp xếp đúng sở trường, đúng chuyên môn được đào tạo thì công việc sẽ đạt hiệu quả cao, ngược lại, phân công không đúng sở trường, chuyên môn nhiệm vụ thì cán bộ sẽ rất vất vả, khó khăn, dẫn đến chán nản, bỏ bê công việc, kết quả công việc không đạt yêu cầu. Khéo dùng cán bộ còn có nghĩa là phải tin tưởng vào cán bộ, tạo điều kiện, cơ hội để khuyến khích họ phát huy dân chủ và tinh thần trách nhiệm. Đối với cấp dưới, người lãnh đạo cần tiếp thu, lắng nghe, góp ý, phê bình. Nếu ý kiến cấp dưới chưa đúng, cấp trên không quở trách mà nên ___________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.88. 92
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2