Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TỶ LỆ TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRẦM CẢM<br />
TRÊN BỆNH NHÂN PARKINSON<br />
Nguyễn Hữu Công*, Tô Thị Hồng Liên**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân Parkinson. Khảo sát mối liên hệ giữa trầm cảm và các đặc<br />
điểm kinh tế - xã hội; một số đặc điểm của bệnh Parkinson trên bệnh nhân Parkinson.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
Kết quả: Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 40 bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Đại học Y dược TPHCM<br />
từ đầu tháng 3/2011 đến cuối tháng 6/2011. Tỷ lệ nam:nữ là 1:1. Tuổi trung bình là 58,67. Tuổi khởi bệnh<br />
Parkinson trung bình 56,18. Độ nặng trầm cảm được đánh giá theo phân độ Hoehn và Yahr, thang điểm<br />
UPDRS. Trầm cảm được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ICD – 10 và thang điểm Beck. Tỷ lệ bệnh nhân đủ tiêu<br />
chuẩn chẩn đoán trầm cảm là 52,5%. Trong số bệnh nhân Parkinson được chẩn đoán trầm cảm, tỷ lệ trầm cảm<br />
nhẹ chiếm 57,2%, trung bình chiếm 33,3% và nặng là 9,5%. Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm đều có<br />
triệu chứng buồn chán và mệt mỏi, không có sức lực. Chúng tôi không tìm thấy mối liên hệ giữa trầm cảm và giới<br />
tính, tình trạng kinh tế cũng như tình trạng hôn nhân (p>0,05). Về độ nặng bệnh Parkinson và trầm cảm, chúng<br />
tôi tìm thấy có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa độ nặng theo Hoehn và Yahr và tỷ lệ trầm cảm, cũng như<br />
điểm UPDRS càng cao thì điểm Beck càng cao.<br />
Kết luận: Trầm cảm chiếm tỷ lệ cao trên bệnh nhân Parkinson. Bệnh Parkinson càng nặng, trầm cảm chiếm<br />
tỷ lệ càng cao. Việc chẩn đoán và điều trị sớm trầm cảm trên bệnh nhân Parkinson có thể giúp cải thiện chất<br />
lượng cuộc sống cũng như khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân.<br />
Từ khóa: Bệnh Parkinson, trầm cảm<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE DEPRESSION PREVALENCE AND THE RELATING FACTORS ON PATIENTS WITH<br />
PARKINSON DISEASE<br />
Nguyen Huu Cong, To Thi Hong Lien<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 109 - 114<br />
Objectives: Defining the depression prevalence in the Parkinson patients. Finding the relations between<br />
depression and socioeconomic features, and Parkinson disease’ characteristics.<br />
Method: case-series study.<br />
Results: We conducted a cross-sectional study on 40 patients presenting in out-patient ward of Medicine<br />
Pharmacy University Hospital in Ho Chi Minh city from the early of March 2012 to the end of June 2012. The<br />
male and female ratio is 1:1. The average of age is 58.67. The disease initiating age is 56.18. The severity of<br />
depression is assessed according to the Hoehn – Yahr staging, UPDRS scale. Depression is diagnosed by ICD-10<br />
and Beck scale. The prevalence of patients meeting all the diagnosis criteria is 52.6%, of which the proportion of<br />
mild, moderate, and severe depression respectively account for 57.2, 33.3 and 9.5 percentage of all depression.<br />
Most of the patients have the symptoms of sadness, lose of interest, fatigue, lack of energy. The relations between<br />
depression and sex, and economic condition, and marriage status are not found in our study (p > 0.05). There is a<br />
* BV. Ngoại Thần Kinh Quốc Tế<br />
** BV. ĐKKV Củ Chi<br />
Tác giả liên lạc: BS. Tô Thị Hồng Liên<br />
ĐT: 0989 772 097<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Email: bshonglien82@gmail.com<br />
<br />
109<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
statistically significant relation between the severity of Parkinson by Hoehn - Yahr and the prevalence of<br />
depression, and the UPDRS scores increases in proportion with the Beck scores.<br />
Conclusions. There is a high prevalence of depression on patients with Parkinson disease. The higher<br />
prevalence of depression is found in the Parkinson group with more severity. The early diagnosis and treatment of<br />
depression on patients with Parkinson disease can help improve their quality of life and self-care capacity.<br />
Key words. Parkinson disease, depression<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa thần<br />
kinh tiến triển đứng hàng thứ hai tại Hoa Kỳ(8),<br />
ảnh hưởng đến những cử động của cơ thể, việc<br />
điều khiển cơ nhiều chức năng khác. Bệnh có tác<br />
động tiêu cực rất lớn đến chất lượng cuộc sống<br />
của bệnh nhân(14), gây những khó chịu không chỉ<br />
cho riêng bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến<br />
những mối quan hệ trong gia đình. Trong số<br />
những người mắc bệnh Parkinson, có khoảng 30<br />
– 50% bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm(12).<br />
Trầm cảm làm cho chất lượng cuộc sống của<br />
bệnh nhân Parkinson suy giảm nhiều hơn, ốm<br />
yếu hơn, các triệu chứng bệnh tiến triển nhanh<br />
hơn, suy giảm nhanh khả năng tự chăm sóc bản<br />
thân và kỹ năng nhận thức, việc tuân thủ điều trị<br />
thấp hơn và người chăm sóc cũng mệt mỏi<br />
hơn(13). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy<br />
triệu chứng trầm cảm trên lâm sàng không được<br />
chẩn đoán, một phần do những triệu chứng trầm<br />
cảm như mệt mỏi, mất ngủ có thể là triệu chứng<br />
của bệnh Parkinson(10). Trên thế giới đã có nhiều<br />
nghiên cứu khảo sát tỷ lệ trầm cảm trên bệnh<br />
nhân Parkinson, nhưng tại Việt Nam chưa tìm<br />
thấy nghiên cứu nào về vấn đề này. Do đó,<br />
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm trên bệnh<br />
nhân Parkinson.<br />
- Khảo sát mối liên hệ giữa trầm cảm và các<br />
đặc điểm kinh tế - xã hội; một số đặc điểm của<br />
bệnh Parkinson trên bệnh nhân Parkinson.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
BN Parkinson đến điều trị tại bệnh viện<br />
<br />
110<br />
<br />
ĐHYD TP.HCM trong thời gian từ đầu tháng<br />
03/2011 đến cuối tháng 06/2011.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh(8)<br />
Tiêu chuẩn chấp nhận chẩn đoán:<br />
Chậm chạp và có ít nhất là một trong các<br />
triệu chứng sau:<br />
Cứng đờ cơ.<br />
Run khi nghỉ 4 đến 6 Hz.<br />
Mất vững tư thế không do rối loạn chức<br />
năng thị giác, tiền đình, tiểu não, cảm giác bản<br />
thể.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Tiền sử đột quỵ tái phát với các triệu chứng<br />
Parkinson tăng tiến đột ngột theo từng nấc.<br />
Tiền sử chấn động não lặp đi lặp lại.<br />
Tiền sử viêm não đã được xác định.<br />
Cơn Oculogyric.<br />
Đang điều trị thuốc an thần mạnh<br />
(neuroleptic) lúc bắt đầu có các triệu chứng<br />
giống Parkinson.<br />
Có ít nhất một người họ hàng cũng bị bệnh.<br />
Có sự thuyên giảm bệnh vững bền.<br />
Các triệu chứng chỉ khu trú ở một bên kéo<br />
dài quá 3 năm.<br />
Liệt nhìn trên nhân tiến triển.<br />
Có dấu tiểu não.<br />
Rối loạn thần kinh tự chủ nặng xảy ra sớm.<br />
Sa sút trí tuệ nặng xảy ra sớm với rối loạn trí<br />
nhớ, ngôn ngữ, và thực dụng động tác.<br />
Có dấu Babinski.<br />
Có u não hay chứng não úng thủy do tắt<br />
nghẽn trên CT scan.<br />
Không đáp ứng với levodopa liều cao (nếu<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
đã loại trừ được việc kém hấp thu).<br />
Phơi nhiễm MPTP.<br />
Tiêu chuẩn hỗ trợ: (cần có ít nhất là 3 tiêu chuẩn để<br />
chẩn đoán bệnh Parkinson)<br />
Khởi phát 1 bên.<br />
Có run khi nghỉ.<br />
Bệnh tăng tiến dần dần.<br />
Các triệu chứng không đối xứng giữa 2 bên<br />
kéo dài từ đầu.<br />
Đáp ứng rất tốt với levodopa (70% đến<br />
100%).<br />
Chứng múa giật nặng do levodopa.<br />
Đáp ứng với levodopa từ 5 năm trở lên.<br />
Tiến triển lâm sang từ 10 năm trở lên.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
Dân số mục tiêu<br />
BN Parkinson điều trị tại bệnh viện ĐHYD<br />
TP.HCM.<br />
<br />
Thu thập số liệu<br />
Bệnh nhân đến khám tại phòng khám Nội<br />
Thần kinh bệnh viện ĐHYD TP.HCM lâm sàng<br />
đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson được<br />
đưa vào nhóm nghiên cứu khi có sự đồng ý của<br />
bệnh nhân và thân nhân.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu<br />
Giới<br />
Nam và nữ chiếm tỷ lệ tương đương nhau<br />
(50%).<br />
Tuổi<br />
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là:<br />
58,67, nhỏ nhất là 43 tuổi và lớn nhất là 87 tuổi.<br />
Tuổi khởi bệnh Parkinson: Tuổi khởi bệnh<br />
trung bình là 56,18.<br />
<br />
Tình trạng hôn nhân<br />
82,5% bệnh nhân trong tình trạng kết hôn.<br />
Tình trạng kinh tế<br />
80% bệnh nhân có tình trạng kinh tế đủ sống.<br />
Triệu chứng bệnh Parkinson<br />
Tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng chậm<br />
chạp vận động, triệu chứng run chiếm 87,5%,<br />
cứng đờ chiếm 15% và mất phản xạ tư thế<br />
chiếm 15%.<br />
Phân độ theo Hoehn và Yahr<br />
Bệnh nhân có độ nặng từ độ 2 trở xuống<br />
chiếm 95%.<br />
Đặc điểm<br />
Tình trạng hôn nhân<br />
<br />
Tình trạng kinh tế<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Dữ kiện được xử lý trên phần mềm SPSS<br />
18.0.<br />
Kết quả được trình bày bằng các bảng và<br />
biểu đồ.<br />
Test chi bình phương so sánh 2 biến định<br />
tính.<br />
Test t so sánh 2 trị trung bình.<br />
Phương trình hồi quy tuyến tính.<br />
Mối liên hệ được xem là có ý nghĩa khi<br />
p0,05).<br />
<br />
Trầm cảm<br />
Tỷ lệ trầm cảm: 52,5%.<br />
<br />
Trầm cảm và tình trạng hôn nhân<br />
<br />
Độ nặng trầm cảm.<br />
Nhẹ: 57,2%; trung bình: 33,3%; nặng: 9,5%.<br />
Triệu chứng trầm cảm:<br />
Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán trầm<br />
cảm đều có triệu chứng buồn chán và mệt mỏi,<br />
không có sức lực (93,7% và 95,2%).<br />
<br />
Trầm cảm và giới tính<br />
<br />
Nữ<br />
Nam<br />
<br />
Giới<br />
Tổng<br />
<br />
Tổng<br />
20<br />
20<br />
40<br />
<br />
Tỷ lệ trầm cảm ở nữ cao hơn ở nam, mối liên<br />
hệ không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).<br />
<br />
Trầm cảm và tình trạng kinh tế<br />
<br />
Thiếu thốn<br />
Đủ sống<br />
Dư dả<br />
Tổng<br />
<br />
Tình trạng<br />
kinh tế<br />
<br />
Chẩn đoán trẩm cảm<br />
Có<br />
Không<br />
4<br />
3<br />
16<br />
16<br />
1<br />
0<br />
21<br />
19<br />
<br />
Tổng<br />
7<br />
32<br />
1<br />
40<br />
<br />
Không tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm<br />
và tình trạng kinh tế (p>0,05).<br />
<br />
Trầm cảm và khả năng theo đuổi điều trị<br />
<br />
Vay mượn<br />
tiền<br />
<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Chẩn đoán trẩm cảm<br />
Có<br />
Không<br />
8<br />
9<br />
13<br />
10<br />
21<br />
19<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Trầm cảm và tình trạng có bảo hiểm y tế<br />
<br />
BHYT<br />
<br />
112<br />
<br />
Có<br />
Không<br />
Tổng<br />
<br />
21<br />
<br />
6<br />
33<br />
1<br />
<br />
19<br />
<br />
40<br />
<br />
Trầm cảm và tuổi khởi bệnh Parkinson<br />
<br />
Tuổi khởi<br />
bệnh<br />
<br />
Tổng<br />
20<br />
20<br />
40<br />
<br />
< 50<br />
≥ 50<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Chẩn đoán trẩm cảm<br />
Có<br />
Không<br />
6<br />
7<br />
15<br />
12<br />
21<br />
19<br />
<br />
Tổng<br />
13<br />
27<br />
40<br />
<br />
Không tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm<br />
và tuổi khởi bệnh Parkinson (p>0,05).<br />
<br />
Trầm cảm và phân tầng phân độ Hoehn &<br />
Yahr<br />
<br />
Phân độ<br />
Hoehn & Yahr<br />
<br />
0,05).<br />
<br />
Trầm cảm và độ nặng trung bình theo phân<br />
độ Hoehn & Yahr; điểm trung bình UPDRS<br />
<br />
17<br />
23<br />
40<br />
<br />
Không tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm<br />
và khả năng theo đuổi điều trị (p>0,05).<br />
Chẩn đoán trẩm cảm<br />
Có<br />
Không<br />
12<br />
8<br />
9<br />
11<br />
21<br />
19<br />
<br />
Ly thân/ly<br />
dị/góa<br />
Kết hôn<br />
Độc thân<br />
Tổng<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Không tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm<br />
và tình trạng hôn nhân (p>0,05).<br />
<br />
Các mối liên quan<br />
Chẩn đoán trẩm cảm<br />
Có<br />
Không<br />
13<br />
7<br />
8<br />
12<br />
21<br />
19<br />
<br />
Tình trạng<br />
hôn nhân<br />
<br />
Chẩn đoán trẩm cảm<br />
Có<br />
Không<br />
5<br />
1<br />
15<br />
18<br />
1<br />
0<br />
<br />
BN<br />
(n=40)<br />
<br />
HoehnYahr<br />
UPDRS<br />
<br />
Trầm cảm Không trầm<br />
p<br />
cảm<br />
(n=21)<br />
(n=19)<br />
1,45±0,87 1,6±0,13<br />
1,2±0,42<br />
0,05<br />
(9-74)<br />
(9-50)<br />
(20-74)<br />
<br />
Độ nặng trung bình Hoehn và Yahr ở nhóm<br />
trầm cảm cao hơn có ý nghĩa thống kê so với ở<br />
nhóm không trầm cảm. Điểm trung bình UPDRS<br />
ở nhóm trầm cảm cũng cao hơn nhóm không<br />
trầm cảm nhưng không có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tương quan giữa điểm Beck và phân độ Hoehn & Yahr<br />
40<br />
<br />
Điểm Beck<br />
<br />
40<br />
<br />
30<br />
<br />
20<br />
<br />
20<br />
<br />
10<br />
<br />
10<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Phân độ Hoehn &<br />
Yahr<br />
<br />
-10<br />
.5<br />
<br />
1.0<br />
<br />
1.5<br />
<br />
2.0<br />
<br />
2.5<br />
<br />
3.0<br />
<br />
R = 0,592; p = 0,000<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Điểm Beck<br />
<br />
30<br />
<br />
Điểm UPDRS<br />
-10<br />
3.5<br />
<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
20<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
60<br />
<br />
70<br />
<br />
80<br />
<br />
= 0,827; p = 0,000<br />
<br />
Tương quan giữa điểm Beck và điểm UPDRS<br />
nghĩa thống kê.<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi: tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu<br />
của chúng tôi là 58,6, phù hợp với y văn.<br />
Giới: nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nam<br />
nữ tương đương nhau. Kết quả này phù hợp với<br />
nghiên cứu dịch tễ của tác giả De Rijk MC<br />
(1997)(3). Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả Lai BC<br />
(2003) lại cho thấy tần suất bệnh Parkinson ở giới<br />
nam nhiều hơn nữ(7).<br />
Tỷ lệ trầm cảm: nghiên cứu của chúng tôi tìm<br />
được 52,5% bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
trầm cảm. Tỷ lệ này tương đồng với kết quả<br />
nghiên cứu của tác giả Cummings JL và<br />
Masterman DL (1999)(2).<br />
Độ nặng trầm cảm: kết quả của chúng tôi thu<br />
được trầm cảm mức độ nhẹ chiếm 57,2%, tương<br />
tự với nghiên cứu của tác giả Délcio B và cộng sự<br />
(2007)(4) là 50%; trầm cảm mức độ nặng chiếm<br />
9,5%, tương đồng với kết quả của tác giả<br />
Tandberg E và cộng sự (1996)(15) là 7,7%.<br />
<br />
Trầm cảm và đặc điểm kinh tế: chúng tôi không<br />
tìm thấy mối liên hệ giữa trầm cảm và gánh<br />
nặng kinh tế, điều này có thể là do bệnh viện Đại<br />
học Y dược TPHCM là bệnh viện có chi phí điều<br />
trị tương đối cao hơn các bệnh viện khác nên<br />
những bệnh nhân khi quyết định đến điều trị tại<br />
đây, đa số họ phải có khả năng tài chính mức độ<br />
khá trở lên.<br />
Trầm cảm và tình trạng hôn nhân: kết quả của<br />
chúng tôi tìm thấy tỷ lệ trầm cả ở bệnh nhân<br />
Parkison sống độc thân hay li dị cao hơn ở nhóm<br />
kết hôn, giống kết quả nghiên cứu dịch tễ bệnh<br />
tâm thần trong dân số chung tại TPHCM của<br />
bệnh viện Tâm thần TPHCM (2001), tuy nhiên<br />
mối liên hệ không có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
Các mối liên quan<br />
<br />
Trầm cảm và tuổi khởi bệnh Parkinson: chúng<br />
tôi tìm thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ trầm<br />
cảm giữa nhóm bệnh nhân Parkinson có tuổi<br />
khởi bệnh dưới 50 và trên 50, tương tự kết quả<br />
nghiên cứu của tác giả Délcio B (2007)(4). Tuy<br />
nhiên kết quả của chúng tôi khác so với kết quả<br />
nghiên cứu của Giladi N (2000)(5).<br />
<br />
Trầm cảm và giới tính: chúng tôi cũng tìm thấy<br />
tỷ lệ trầm cảm ở nữ cao hơn nam, tương tự kết<br />
quả thống kê của Mỹ (1998)(6) cũng như nghiên<br />
cứu dịch tễ bệnh tâm thần trong dân số chung tại<br />
TPHCM của bệnh viện Tâm thần TPHCM<br />
(2001)(0), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý<br />
<br />
Trầm cảm và độ nặng bệnh Parkinson: kết quả<br />
chúng tôi tìm thấy có mối liên hệ có ý nghĩa<br />
thống kê giữa trầm cảm và độ nặng bệnh<br />
Parkinson, điều này tương tự với kết quả nghiên<br />
cứu của tác giả Pankratz N và cộng sự (2008) cho<br />
thấy có mối liên quan mạnh mẽ giữa giai đoạn<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
113<br />
<br />