intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng công nghệ Blockchain trong kế toán đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tổng quan cơ sở lý thuyết về nguồn gốc ra đời, các khái niệm về công nghệ Blockchain, việc vận dụng công nghệ Blockchain trong công tác kế toán tại các công ty trên thế giới. Từ đó, doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào công tác kế toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng công nghệ Blockchain trong kế toán đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số

  1. 706 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG KẾ TOÁN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA NỀN KINH TẾ SỐ TS. Trần Anh Quang Khoa Kế toán, Trường Đại học Lao động – Xã hội Email: quangktqt@gmail.com Tóm tắt Trong nền kinh tế số, việc ứng dụng khoa học công nghệ là xu hướng tất yếu, đặc biệt là những lĩnh vực luôn luôn đòi hỏi sự nhanh nhạy và chính xác như kế toán. Công nghệ Blockchain được dự đoán trong tương lai sẽ thay thế việc làm trong ngành kế toán. Trong bối cảnh công nghệ phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay, các doanh nghiệp muốn thành công, cần chủ động ứng dụng khoa học công nghệ và tiếp cận nguồn thông tin mới. Bài viết tổng quan cơ sở lý thuyết về nguồn gốc ra đời, các khái niệm về công nghệ Blockchain, việc vận dụng công nghệ Blockchain trong công tác kế toán tại các công ty trên thế giới. Từ đó, doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào công tác kế toán. Từ khóa: công nghệ Blockchain, ngành Kế toán, kinh tế số. Abstract In the digital economy, applying science and technology is an inevitable trend, especially in fields that always require agility and accuracy such as accounting. Blockchain technology is predicted to replace jobs in the accounting industry in the future. In the context of technology developing at such a fast pace today, businesses want to be successful, they need to actively apply science and technology and access new sources of information. This paper presents the theoretical basis of the origin, the concepts of Blockchain technology, the application of Blockchain technology in accounting work at companies around the world. From there, businesses see the importance of applying Blockchain technology to accounting work. Keywords: Blockchain technology, Accounting industry, digital economy. 1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đánh dấu những thay đổi to lớn trong hoạt động kinh doanh. Những thay đổi này kết hợp việc sử dụng internet và các công nghệ đột phá khác trong mọi tầng lớp xã hội. Thực tế việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số dẫn đến sự sẵn có thông tin về các quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt với thách thức trong việc sàng lọc thông tin từ nguồn dữ liệu rộng lớn để tìm thông tin mới và mở ra các nguồn dữ liệu mới. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến nhiều cơ hội và thách thức mới trong công tác kế toán hiện nay. Việc đáp ứng những yêu cầu đổi mới theo xu hướng hiện đại, như việc áp dụng kế toán máy, công nghệ điện toán đám mây, công nghệ kỹ thuật số,… đòi hỏi người làm nghề kế toán phải am hiểu về công nghệ, sử dụng thành thạo công nghệ trong thực hành công việc của mình. Trong đó, công nghệ kỹ thuật số như Blockchain sẽ giúp công tác kế toán được thuận lợi hơn, nhanh hơn, chuyên nghiệp hơn, nhưng cũng mang nhiều thách thức hơn - được xem như là một hướng đi mới trong nền kinh tế số. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Tổng quan về Blockchain Blockchain (chuỗi khối), tên ban đầu Block Chain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. @ Trường Đại học Đà Lạt
  2. 707 Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó. Điểm đặc biệt của hệ cơ sở dữ liệu này là nó không được lưu trữ tại bất kỳ trung tâm dữ liệu cụ thể nào mà được quản lý bởi tất cả những người tham gia hệ thống, đồng thời có một cơ chế truyền tải dữ liệu an toàn với một công nghệ mã hóa phức tạp. Hiểu một cách đơn giản, Blockchain như một cuốn sổ kế toán điện tử của 1 công ty, nơi dòng tiền của công ty đó được quản lý và giám sát chặt chẽ, ghi nhận mọi giao dịch một cách ngang hàng. Và các thông tin của cuốn sổ điện tử đó sẽ không bao giờ bị thay đổi dưới bất kì hình thức nào, không một ai có thể thay đổi, xóa, viết đè lên. Blockchain được tạo ra để chống lại sự cố ý can thiệp thay đổi dữ liệu. Công nghệ Blockchain có một tính chất rất đặc thù là truyền tải dữ liệu không đòi hỏi bất kỳ “trung gian tin cậy” cụ thể nào để xác nhận thông tin. Các dữ liệu thông tin sau khi được nhập vào trong chuỗi khối Blockchain thì sẽ không thể thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự chấp thuận của tất cả mọi người trong hệ thống. Bởi ngay cả khi một phần của hệ thống Blockchain bị tấn công, các phần khác cũng không bị ảnh hưởng và vẫn tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin cũng như tái xây dựng lại các phần bị mất/hỏng. Nguồn gốc ra đời: Ý tưởng về Blockchain bắt nguồn từ một ý tưởng về chuỗi dữ liệu bất biến được mô tả lần đầu năm 1991 bởi 2 nhà nghiên cứu W. Scott Stornetta và Stuart Haber trên 1 bài báo có tiêu đề: “Làm thế nào để đóng dấu thời gian một tài liệu kỹ thuật số”. Trên bài báo đó đã đưa ra các vấn đề cần giải quyết bài toán đóng dấu thời gian chính xác cho các tệp dữ liệu nhằm ghi nhận thời gian thực để không bị chỉnh sửa và giả mạo. Tuy nhiên, cách giải thích của Stornetta và Haber được coi là không hoàn chỉnh và giới chuyên gia cho rằng vẫn cần một bên thứ 3 để đảm bảo. Sau đó công nghệ Blockchain được đổi mới từ các nhà khoa học máy tính khác cho tới năm 2008 với sự ra đời của bitcoin, Satoshi Nakamoto đã được ghi nhận là người phát minh ra Blockchain. - Năm 1991: Ý tưởng ra đời: Ý tưởng này sử dụng một chuỗi gồm các khối bảo mật bằng mật mã để lưu trữ các văn bản đánh dấu thời gian. Năm 1992 các cây Merkle đã được tích hợp vào chuỗi khiến nó trở nên hiệu quả hơn bằng cách cho phép 1 block có thể tập hợp nhiều hơn 1 văn bản. Tuy nhiên, công nghệ này đã không được sử dụng và bằng sáng chế đã hết hạn vào năm 2004. - Năm 2004: Thuật toán POW: Nhà khoa học máy tính Hal Finney (Harold Thomas Finney II) đã đưa ra một giải pháp bảo mật gọi là “Reusable Proof of Work” vào năm 2004. POW được ghi nhận là thuật toán đồng thuận đầu tiên được tạo ra trên mạng lưới Blockchain. - Năm 2008: Bitcoin ra đời, Bitcoin được khai thác dựa trên cơ chế của thuật toán POW. Để Blockchain của Bitcoin có thể hoạt động, cần đến sự ra đời liên tục của block mới để chứa các thông tin giao dịch. Vào ngày 3 tháng 1 năm 2009, Bitcoin ra đời khi Satoshi đào được khối bitcoin đầu tiên với phần thưởng là 50 bitcoin. Satoshi không sáng tạo ra Blockchain nhưng ông là người đầu tiên tạo ra một đơn vị tiền tệ phi tập trung dựa trên công nghệ Blockchain. Người nhận Bitcoin đầu tiên là Hal Finney, ông nhận được 10 bitcoin từ Satoshi Nakamoto trong giao dịch bitcoin đầu tiên của thế giới vào ngày 12 tháng 1 năm 2009. - Năm 2013: Ethereum và smart contract xác nhận được ra đời vào năm 2013. Smart Contract là các chương trình hoặc tệp lệnh được triển khai và thực thi trên mạng lưới Blockchain Ethereum. Các Smart Contract được viết bằng một số ngôn ngữ lập trình cụ thể và được biên soạn thành bytecode trên 1 hệ thống gọi là máy ảo Ethereum (EVM) nhằm biên dịch, đọc và thực thi. @ Trường Đại học Đà Lạt
  3. 708 2.2. Công nghệ Blockchain trong kế toán Blockchain là công nghệ sổ cái phân tán, các bản ghi được lưu trữ ở một vị trí tập trung, có thể là tập hợp các tệp bảng tính hoặc cơ sở dữ liệu của một ứng dụng phần mềm kế toán. Kế toán nhập từng bản ghi và thực hiện các công việc cần thiết để phục vụ nhu cầu của người sử dụng thông tin. Khi các cơ quan quản lý hoặc khách hàng cần thông tin về hồ sơ, kế toán phải lấy bất kỳ dữ liệu nào cần thiết và cung cấp cho bên yêu cầu. Tuy nhiên, chỉ có người có tài khoản và kiểm toán viên có liên quan mới có quyền truy cập trực tiếp vào sổ cái tập trung. Nếu như trong hoạt động kế toán thông thường, một nhân viên kế toán cần phải ghi bút toán kép thì Blockchain chỉ cần một bút toán có thể cung cấp thông tin cho tất cả các bên mà không lo về tính xác thực. Hồ sơ kế toán sẽ không thể sửa chữa, thay đổi một khi đã được lưu vào Blockchain, ngay cả khi chủ sở hữu hệ thống kế toán yêu cầu. Bởi trên nền tảng Blockchain, mọi giao dịch hàng ngày được ghi chép lại và xác thực, do đó tính vẹn toàn của các hồ sơ tài chính được đảm bảo. Ngoài ra, trong Blockchain, các hồ sơ được nhập và lưu trữ trong một sổ cái phân tán hoặc chia sẻ, thường được truy cập cho tất cả các bên liên quan. Trong trường hợp này, kế toán viên, cơ quan quản lý, kiểm toán viên và khách hàng mỗi người sẽ sở hữu một bản sao của sổ cái giống hệt nhau. Tất nhiên, mỗi khách hàng sẽ chỉ có quyền truy cập vào phần sổ cái có chứa hồ sơ của riêng họ. Khóa công khai và khóa riêng được sử dụng để xác thực người dùng.Hơn nữa, mỗi bản ghi được nhập vào Blockchain được mã hóa và mỗi mục nhập sẽ tự động được ghi ngày và dấu thời gian. Một tập hợp các bản ghi như vậy tạo thành một khối (block) và được liên kết chặt chẽ với nhau thành chuỗi (chain). Một chuỗi có một mã băm (Hash) duy nhất đại diện cho nội dung của tất cả các bản ghi được cập nhật. Mã băm tạo thành một chữ ký số duy nhất có thể được sử dụng để xác minh rằng không có bản ghi nào được thay đổi sau khi chúng được nhập. Đối với nghề kế toán thì Blockchain cung cấp hai lợi thế rất quan trọng là minh bạch và bất biến. Đó là một lợi ích cho sự liêm chính của một công ty khi mà hồ sơ về tài chính của họ có thể dễ dàng truy cập đối với những người được ủy quyền. Tất nhiên, phải có các quy tắc chi phối, các đối tượng được ủy quyền có thể truy cập hồ sơ tài chính thì Blockchain sử dụng hợp đồng thông minh để phù hợp với các quy tắc đó. Hợp đồng thông minh là các khối mã được viết để tự động hóa các quy trình nhất định và thể hiện một trong những tính năng của Blockchain. Các hợp đồng thông minh có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau khi có nhiều điều kiện nhất định, đáp ứng các điều kiện nhất định, không chỉ là nơi lưu trữ dữ liệu. Theo ông David Smith - chuyên gia công nghệ thông tin của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW): Blockchain là một hệ thống có thể coi là “sổ cái kế toán” - nơi giao dịch được thực hiện bởi một bên tới mọi người trong cùng một mạng lưới bằng một phương thức cực kỳ chính xác và bảo mật. Nếu một lĩnh vực hoặc một hệ thống ứng dụng Blockchain, vấn đề bảo mật an toàn sẽ thay đổi. Theo đó, chúng ta cần chú trọng không chỉ là sự đảm bảo về tài sản và sự chấp thuận của người khác. Thay vào đó, chúng ta cần chú trọng vào sự ràng buộc giữa bản ghi Blockchain và thế giới vật chất, và rộng hơn là vào việc phản ánh giá trị kinh tế thực của giao dịch Blockchain. Nếu như trong hoạt động kế toán thông thường, một nhân viên kế toán cần phải ghi bút toán kép thì Blockchain chỉ cần một bút toán có thể cung cấp thông tin cho tất cả các bên mà không lo về tính xác thực. Hồ sơ kế toán sẽ không thể sửa chữa, thay đổi một khi đã được lưu vào Blockchain, ngay cả khi chủ sở hữu hệ thống kế toán yêu cầu. Bởi trên nền tảng Blockchain, mọi giao dịch hàng ngày được ghi chép lại và xác thực, do đó tính vẹn toàn của các hồ sơ tài chính được đảm bảo. Như vậy đối với nghề kế toán, tiềm năng của Blockchain nằm trong khả năng tạo ra một sổ kế toán ghi lại mọi giao dịch, trong đó tất cả những người tham gia có một bản sao giống @ Trường Đại học Đà Lạt
  4. 709 hệt nhau, có thể truy cập và xem trong thời gian thực. Thay vì các công ty tự lưu trữ và quản lý hồ sơ dữ liệu độc lập, Blockchain sẽ tự động ghi lại đồng thời thông tin giao dịch của cả hai bên trong một cuốn sổ cái công khai. Bằng khả năng ghi chép lại các giao dịch theo thời gian thực, Blockchain đang sẵn sàng kết thúc các phương pháp kế toán truyền thống bao gồm lập hóa đơn, cung cấp tài liệu, xây dựng hợp đồng, ghi chép thanh toán đối với các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp lớn về công nghệ đã tiên phong trong ứng dụng công nghệ Blockchain như: Viettel, TMA Solution, FPT, MISA. Cụ thể, MISA đã xây dựng và đưa vào áp dụng thực tế tại các doanh nghiệp phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.vn. Tiếp nối ứng dụng công nghệ này cũng được Công ty cổ phần công nghệ Vakaxa triển khai thực hiện. Nhờ đó, tính bảo mật thông tin tại các doanh nghiệp gia tăng, chi phí mua giảm thiểu; người mua nhận chứng từ một cách nhanh chóng; cơ quan thuế có thể tra cứu và kiểm tra dễ dàng,... Ứng dụng dịch vụ kết nối ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng Blockchain được tích hợp trong phần mềm kế toán Misa. Với ứng dụng này, việc lưu trữ thông tin thay đổi trạng thái của giao dịch trong Blockchain đảm bảo tính công khai của thông tin trong các giao dịch, phục vụ mục đích đối soát sau này thông qua mối quan hệ giữa 3 bên DN (kế toán, kế toán trưởng, giám đốc) - lập lệnh giao dịch, kiểm tra giao dịch và phê duyệt giao dịch; ngân hàng chi trả - thực hiện giao dịch và ngân hàng hưởng thụ - xác nhận giao dịch). Bên cạnh đó, các nền tảng ứng dụng khác trong kế toán trên Blockchain cũng được các công ty công nghệ và phần mềm tại Việt Nam triển khai nghiên cứu như dự án về Hợp đồng thông minh (smart contract - tối ưu hóa về thời gian, chi phí và tính an toàn thông tin), Hệ thống thông tin kế toán ghi ba (A triple entry Accounting information system) - với sự liên kết chặt chẽ các bước trong đoạn đoạn thực hiện từ dữ liệu đầu vào đến hệ thống xử lý ERP và các ứng dụng được tích hợp trong quá trình thực hiện. 3. Ưu điểm, nhược điểm của công nghệ Blockchain trong kế toán 3.1. Ưu điểm Ưu điểm nổi bật nhất của công nghệ Blockchain là đảm bảo tính bảo mật cao và tính bất biến của dữ liệu, hỗ trợ tích cực cho công tác kế toán, cụ thể: - Cải thiện hiệu quả: Blockchain được thiết kế tốt là cơ sở dữ liệu đầy dủ và nhanh. Nhận dữ liệu vào và ra khỏi hệ thống có thể được thực hiện hiệu quả hơn so với việc tương tác với các ứng dụng phần mềm kế toán cũ. - Giảm lỗi: Cơ hội lớn nhất cho lỗi sử dụng Blockchain là nhập dữ liệu. Một khi dữ liệu nằm trong chuỗi, hợp đồng thông minh sẽ làm cho nhiều chức năng kế toán tự động, giảm lỗi của con người. - Giảm chi phí: Việc tăng hiệu quả và giảm lỗi trong bất kỳ hệ thống nào sẽ giúp giảm chi phí. Theo chi phí áp dụng ban đầu, các công ty có thể thấy tiết kiệm chi phí nhanh chóng so với các hệ thống kế toán thông thường. - Giảm gian lận: Tính bất biến của Blockchain khiến cho việc xử lý gian lận bằng cách sử dụng một nền tảng như vậy là vô cùng khó khăn. Để sửa đổi một bản ghi, cùng một thay đổi sẽ phải được thực hiện trên tất cả các bản sao của sổ cái phân tán cùng một lúc, điều này rất không khả thi. - Cải thiện tuân thủ quy định: Bảo mật được cải thiện do Blockchain cung cấp có thể đơn giản hóa rất nhiều gánh nặng của một cơ quan để đáp ứng các yêu cầu quy định. Khi nhiều cơ quan quản lý nắm bắt công nghệ Blockchain, việc áp dụng Blockchain có thể trở thành bắt buộc trong một số lĩnh vực tài chính quan trọng. - Giảm công việc của kiểm toán: Một khía cạnh của Blockchain đối với kiểm toán viên là khả @ Trường Đại học Đà Lạt
  5. 710 năng giảm công việc cần làm. Thông qua sức mạnh của hợp đồng thông minh, nhiều chức năng kiểm toán có thể được tự động hóa, giảm thời gian kiểm toán viên cần phải xem xét hồ sơ. Hơn nữa, khả năng truy nguyên nguồn gốc được tích hợp trong Blockchain giúp cho việc kiểm toán nhanh chóng và dễ dàng. 3.2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm Blockchain cung cấp cho ngành kế toán, cũng có rất nhiều hạn chế trong quá trình ứng dụng - Thứ nhất, về mặt kỹ thuật, hầu hết các phần mềm kế toán không tương thích với công nghệ Blockchain. Vì vậy, ngay cả khi đã sẵn sàng đưa công ty của mình ứng dụng Blockchain trong kế toán, phần mềm lưu giữ hồ sơ của công ty có thể không thích ứng. Việc áp dụng sẽ yêu cầu mua các dịch vụ kế toán dựa trên đám mây khi chúng có sẵn và có thể thuê một nhà phát triển Blockchain để tạo giao diện người dùng tùy chỉnh cho công ty của bạn. Khi ngày càng có nhiều nền tảng kế toán Blockchain xuất hiện, các giải pháp hiệu quả về chi phí sẽ giúp giảm nhu cầu về các Blockchain được thiết kế tùy chỉnh. - Thứ hai, tác động phi kỹ thuật sẽ giảm đối với các công ty ứng dụng công nghệ Blockchain muộn. Mặc dù các giải pháp Blockchain sẵn sàng cho doanh nghiệp cho ngành kế toán vẫn chưa có sẵn, điều đó sẽ sớm được khắc phục khi các nhà cung cấp và nhà đầu tư chuyển sang đáp ứng thị trường mới nổi này. - Thứ ba, đối với sự gián đoạn, chắc chắn nó sẽ xảy ra. Khả năng của công nghệ sổ cái phân tán chắc chắn sẽ buộc các kế toán viên thay đổi cách họ làm việc, và theo những cách mà chúng ta chưa thể thấy trước. 4. Một số giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ Blockchain trong ngành Kế toán Một là, cập nhật công nghệ Blockchain cho các kế toán viên. Để phát huy ứng dụng của công nghệ này trong lĩnh vực kế toán, các kế toán viên, kiểm toán viên là những người cần am hiểu về ứng dụng này. Để ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực kế toán thì mỗi kế toán viên, kiểm toán viên là những người cần am hiểu về ứng dụng này. Để nắm bắt được những cơ hội do sự phát triển của công nghệ này mang lại, các kế toán viên, kiểm toán viên phải cập nhật xu hướng của những thay đổi này đối với ngành, làm quen với các khái niệm mới như dữ liệu lớn (Big Data), mật mã, hệ thống sổ cái (Blockchain), hệ thống thanh toán, thanh toán qua các thiết bị di động và các nền tảng mới kết nối giữa các nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ tài chính...Như vậy, trong lĩnh vực kế toán, người lao động có những kiến thức chuyên môn, cần cập nhật thêm những thông tin về công nghệ, cũng như những ứng dụng mới vào trong môi trường làm việc của ngành trong tương lai. Về phía doanh nghiệp, cần phát triển đội ngũ nhân viên lành nghề, am hiểu sâu về chuyên môn và có khả năng hội nhập; Tăng cường công tác đào tạo phát triển các kỹ năng mềm hiệu quả, hoạt động nhóm tích cực và sử dụng thành thạo công nghệ số theo nhu cầu thị trường… Hai là, xây dựng các công ty cung cấp ứng dụng công nghệ Blockchain trong kế toán. Thời gian gần đây, nhiều DN bắt đầu quan tâm đến việc áp dụng Blockchain trong phạm vi nào, mang giá trị kinh doanh ra sao, bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Thực tế hiện nay, công cụ lập trình của các dự án Blockchain còn hạn chế, gây khó khăn trong việc hiện thực hóa các ý tưởng ứng dụng công nghệ chuỗi khối. Các dự án Blockchain tiên tiến cần giải quyết vấn đề này, cần những công cụ lập trình hoàn chỉnh để hỗ trợ các nhà phát triển ứng dụng. Với mục tiêu phá vỡ các rào cản trong việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực kế toán cho các DN, cần có các tổ chức chuyên nghiệp để cung cấp các dịch vụ, nền tảng công nghệ và công cụ để hỗ trợ các DN truyền thống tại Việt Nam tiếp cận công nghệ Blockchain một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu @ Trường Đại học Đà Lạt
  6. 711 quả nhất. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo vẫn phải thiết lập một hệ thống báo cáo nội bộ, đồng thời đảm bảo rằng giao tiếp giữa các nhân viên có thể theo kịp với các thay đổi hoạt động của Blockchain. Các cuộc trao đổi với đánh giá viên nội bộ và bên ngoài cũng nên được thực hiện liên tục để đảm bảo dữ liệu có thể kiểm tra được. Ba là, ứng dụng Blockchain trên các phần mềm kế toán. Hiện nay, việc sử dụng phần mềm kế toán trong hoạt động không còn xa lạ với bất cứ doanh nghiệp (DN) nào ở Việt Nam. Việc kết hợp công nghệ Blockchain trên các phần mềm kế toán sẽ giúp công tác kế toán tại các DN tối ưu hóa tính bảo mật, an toàn và minh bạch của các thông tin kế toán. Bên cạnh đó, các nhà phát triển Blockchain tiến tới lập trình các giải pháp khai thác tiền thuật toán được thiết kế để cải thiện bảo mật sổ cái chung. Bằng cách tích hợp chip Mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng (ASIC) trong phần cứng khai thác và lập trình các tính năng xác minh hàm băm hai vòng giúp đẩy nhanh quá trình xác minh giao dịch. 5. Kết luận Tóm lại, công nghệ Blockchain sẽ sớm hiện diện trong nghề kế toán, vì vậy cần có sự chuẩn bị ban đầu bằng việc xây dựng nhận thức về Blockchain là gì và theo kịp cách thức công nghệ phát triển. Khi phát triển Blockchain thâm nhập vào nghề kế toán, các nhà quản lý, nhà cung cấp công nghệ và các nhà lãnh đạo phải làm việc cùng nhau và tìm cách làm cho việc chuyển đổi có lợi cho tất cả các bên. Mặc dù trong tương lai, có thể sẽ phát sinh những vấn đề mới và những nguy cơ mới, nhưng chắc chắn, Blockchain vẫn sẽ mang lại nhiều cơ hội và những giải pháp hiệu quả. Việc ứng dụng Blockchain có thể giải quyết những điểm yếu, kém hiệu quả và giá trị gia tăng thấp trong lĩnh vực kế toán, khiến kế toán chuyển sang làm công việc sáng tạo hơn và mang lại giá trị lớn hơn cho công ty. Tóm lại, việc ứng dụng Blockchain vào ngành Kế toán có ý nghĩa rất lớn, bởi sẽ thúc đẩy sự phát triển, đổi mới của ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Tài liệu tham khảo: 1. Andersen, N. (2017). Blockchain Technology. A game-changer in accounting? 2. “Blockchain-future-record-keeping”- Tạp chí Intheblack.com (22/03/2018) 3. Chapman,J., Garratt,R.,Hendry,S., McCormack,A. and McMahon,W. (2017). Project Jasper:are distributed wholesale payment systems feasible yet? Financial System, 4. Trung ương Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (2018). Tìm hiểu về công nghệ Blockchain và ảnh hưởng của nó đến lĩnh vực kế toán - Tài chính - Ngân hàng Vaa.net.vn (23/11/2018). 5. Trương Thị Hoài, Đào Thị Loan (2019), Khoa Kinh tế - Đại học Vinh “Ứng dụng Blockchain vào lĩnh vực kế toán trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Tài chính, kỳ 2 tháng 5, https://tapchitaichinh.vn/ke-toan-kiem-toan/ung-dung-Blockchain-vao-linh-vuc-ke-toan- kiem-toan-trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-40-310019.html 6. Trịnh Xuân Hưng (2018). “Tìm hiểu về công nghệ Blockchain và ảnh hưởng của nó đến lĩnh vực kế toán - tài chính - ngân hàng”, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số tháng 8. @ Trường Đại học Đà Lạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2