intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vài nét về kiểm tra đánh giá học sinh bằng trắc nghiệm khách quan ( Phần 4)

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

77
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

4. Trắc nghiệm có nhiều lựa chọn(MCQ) a. Cấu trúc câu trắc nghiệm MCQ và cách trả lời Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn có cấu trúc gồm câu dẫn và các phương án trả lời cho sẵn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vài nét về kiểm tra đánh giá học sinh bằng trắc nghiệm khách quan ( Phần 4)

  1. Vài nét về kiểm tra đánh giá học sinh bằng trắc nghiệm khách quan ( Phần 4) 4. Trắc nghiệm có nhiều lựa chọn(MCQ) a. Cấu trúc câu trắc nghiệm MCQ và cách trả lời Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn có cấu trúc gồm câu dẫn và các phương án trả lời cho sẵn. Thông thường, câu dẫn phải đảm bảo hai yêu cầu: yêu cầu về kiến thức và yêu cầu về trắc nghiệm, câu dẫn có thể trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau như hình vẽ, đồ thị, phát biểu bằng lời ... Đối với các phương án trả lời ta hay sử dụng bốn hoặc năm phương án, trong đó có một phương án đúng còn các phương án còn lại (gọi là câu mồi) phải có vẻ như đúng hay hợp lí. Khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, học sinh phải chọn câu trả lời đúng nhất hay hợp lí nhất theo yêu cầu của câu dẫn. b. Ưu điểm của loại trắc nghiệm MCQ – Sử dụng loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể kiểm tra kiến thức ở nhiều mức độ khác nhau, do đó giáo viên có thể dùng loại trắc nghiệm này để kiểm tra, đánh giá những mục tiêu giảng dạy, học tập khác nhau. – Yếu tố đoán mò của học sinh giảm đáng kể do số phương án lựa chọn tăng lên và cũng chính vì vậy mà trắc nghiệm nhiều lựa chọn có độ tin cậy cao hơn. – Với một bài trắc nghiệm nhiều lựa chọn, ta có thể đo được cả khả năng “nhớ”, “áp
  2. dụng”, “suy diễn” ... nên tính chất giá trị được nâng cao. – Trắc nghiệm nhiều lựa chọn đảm bảo được tính khách quan khi chấm điểm và cũng đòi hỏi cao khả năng xét đoán và phân tích của học sinh trong quá trình làm bài trắc nghiệm. – Nhờ có thể phân tích được câu hỏi mà ta có thể xác định được câu hỏi nào là quá dễ, câu hỏi nào là quá khó, câu mồi nào là hay, câu mồi nào là dở để từ đó có thể điều chỉnh, thay đổi. – Kết quả bài trắc nghiệm nhiều lựa chọn phản ánh chính xác hơn trình độ của học sinh. c. Nhược điểm của loại trắc nghiệm MCQ – Nhược điểm dễ thấy nhất đối với loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn là khó soạn câu hỏi. Thực tế cho thấy, việc tìm một câu trả lời đúng nhất không khó nhưng tìm được ba hoặc bốn câu mồi có vẻ hợp lí là khó khăn, nhất là các câu hỏi phải đo được các mục tiêu ở mức cao hơn so với mức nhớ kiến thức. – Đối với các học sinh thông minh, có óc sáng tạo, các em có thể không thoả mãn hoặc cảm thấy khó chịu với phương án trả lời cho sẵn trong khi các em có thể có câu trả lời hay hơn. – Sử dụng trắc nghiệm nhiều lựa chọn, giáo viên không thể đánh giá được khả năng sáng tạo của học sinh. – Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn không đo được khả năng phán đoán và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh. – Việc tiến hành kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn tốn nhiều giấy để in câu hỏi, đặc biệt là khả năng “trộn” câu hỏi khó có thể thực hiện bằng tay mà phải nhờ có sự hỗ trợ của máy tính. d. Một số lưu ý khi soạn thảo loại trắc nghiệm MCQ Khi soạn thảo câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, cần chú ý những điểm sau: – Câu dẫn phải thoả mãn hai yêu cầu: + Diễn đạt rõ ràng một vấn đề về kiến thức, nên mang trọn ý nghĩa, tránh viết những câu mơ hồ. + Phải đặt ra yêu cầu cụ thể về cách chọn phương án trả lời. Nếu có thể diễn đạt một câu mà thoả mãn cả hai yêu cầu thì nên diễn đạt một câu
  3. cho ngắn gọn. Nếu không thể diễn đạt bằng một câu thì phải dùng hai câu để đạt được hai yêu cầu kể trên. – Số lượng phương án trả lời phải phù hợp (có thể dùng bốn hoặc năm phương án) tuy nhiên nên chọn thống nhất số lượng phương án trả lời cho một bài kiểm tra trắc nghiệm. – Các câu mồi phải không đúng nhất, song vẫn có vẻ hợp lí. – Phải chắc chắn có một câu trả lời đúng. Từ ngữ sử dụng phải chính xác, tránh những từ tối nghĩa. – Không nên đặt những câu kiểm tra đòi hỏi học sinh phải nhớ những sự kiện vụn vặt, ngược lại cũng không nên dùng các câu trắc nghiệm đòi hỏi phải tính toán dài dòng, phức tạp. – Cẩn thận khi dùng hai câu trả lời trong hai phương án cho sẵn mà chúng lại có nội dung trái ngược nhau hay mâu thuẫn với nhau. – Cẩn thận khi dùng các mệnh đề như “Tất cả các câu trên đều đúng” hay “tất cả các câu trên đều sai”. Nếu dùng thì phải dùng nhiều lần như các câu hỏi khác. – Tránh viết những câu mà trong câu dẫn và phương án trả lời đúng có những từ tương tự hay giống hệt nhau. – Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên đề xoay quanh một đơn vị kiến thức cụ thể. Vài nét về phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh bằng trắc
  4. nghiệm khách quan (Phần 3) 3. Trắc nghiệm đúng – sai a. Cấu trúc câu trắc nghiệm đúng – sai và cách trả lời Câu trắc nghiệm đúng – sai có cấu trúc gồm một một nhận định nào đó kèm theo hai phương án trả lời: Đúng và Sai. Khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm đúng – sai, học sinh phải lựa chọn một trong hai phương án trả lời: Hoặc là đúng, hoặc là sai. b. Ưu điểm của loại trắc nghiệm đúng – sai - Đây là loại câu hỏi đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện, nó giúp cho việc trắc nghiệm bao gồm một lĩnh vực rộng lớn trong khoảng thời gian thi tương đối ngắn. - Viết các câu trắc nghiệm loại “đúng-sai”, vì có cấu trúc đơn giản nên nhanh chóng tuy nhiên vẫn đảm bảo được tính chất khách quan khi chấm điểm,.. c. Nhược điểm của loại trắc nghiệm đúng – sai - Học sinh vẫn có thể đoán mò với xác suất 50% do đó độ tin cậy thấp và khó dùng để chẩn định yếu điểm của học sinh. - Khi dùng câu hỏi dạng này, giáo viên thường có khuynh hướng trích nguyên văn các câu trong sách giáo khoa do đó sẽ tập thói quen học thuộc lòng hơn là tìm hiểu, suy nghĩ,.. d. Một số lưu ý khi soạn thảo loại trắc nghiệm đúng – sai Khi soạn thảo câu trắc nghiệm loại đúng sai, cần chú ý những điểm sau:
  5. – Phát biểu câu nhận định thật rành mạch, ngắn gọn. – Phải biết rõ là câu hỏi được viết ra sẽ có thể xếp loại chính xác là đúng hay sai, tránh những câu nhận định kiểu “lập lờ”. – Tránh những từ có tính chất khẳng định như: “tất cả”, “bao giờ cũng”, “không bao giờ”, “luôn luôn”, “đôi khi” ... – Tránh những câu nhận định mang tính phủ định, nhất là phủ định kép (phủ định của phủ định). – Tránh những câu hỏi chứa nhận định có nhiều hơn một ý, đặc biệt là trong đó có một ý là đúng còn các ý khác là sai. – Tránh trường hợp mà câu trả lời đúng chỉ tuỳ thuộc vào một chữ, một từ hay một câu không quan trọng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2